Hoạ sĩ Lê Duy Đoàn vừa gửi email đến chúng tôi kèm theo tập tin "THƠ NGẴNG HOÀNG GIA", một bài viết tập hợp những phiếm luận và những câu thơ liên vận, lời bình cà rỡn, bông đùa trên email của ông cùng với bạn bè văn nghệ (gồm nhà phê bình văn học Đặng Tiến, các nhà thơ, nhà văn Trần Kiêm Đoàn, Phạm Toàn, Đỗ Tư Nghĩa, Hoàng Ngọc Đức, Lai Quảng Nam, Nguyễn Tư Triệt..., nhạc sĩ Cao Hữu Điền, ...). Xin chia sẻ cùng hoạ sĩ Lê Duy Đoàn.
Hoạ sĩ Lê Duy Đoàn
THƠ NGẴNG HOÀNG GIA
Lê Duy Đoàn
(Cấm phụ nữ và trẻ em dưới 18 tuổi đọc. Người lớn cần cân nhắc trước khi đọc)
1. Mưỡu:
Linga và Yoni là tên gọi hai sinh thực khí được một số dân tộc xem như linh vật.Họ tạc tượng và thờ phụng. Người Việt khi nói hay viết linga, yoni hay sinh thực khí thì không hề kiêng kỵ, không bị ai phiền trách, chê bai, mắng mỏ. Đôi khi, họ được cho là thanh, là sang, là quý. Trớ trêu thay, những chữ Việt để chỉ “hai cái nớ” của đàn ông, đàn bà thì người nói hay người viết bị ngay sự dè bỉu, khinh thị là tục tỉu, đáng chê cười. Những người tự cho mình là đạo đức, nghiêm chỉnh, thánh thiện rõ ràng là sợ nói đến“hai cái nớ” một cách công khai hay nơi công cộng. Một thực tế là có hai cái nớ mới có sự sống sinh sôi, duy trì và phát triển nòi giống. Quý hóa lắm chứ? Sao chê?
Linga và Yoni là tên gọi hai sinh thực khí được một số dân tộc xem như linh vật.Họ tạc tượng và thờ phụng. Người Việt khi nói hay viết linga, yoni hay sinh thực khí thì không hề kiêng kỵ, không bị ai phiền trách, chê bai, mắng mỏ. Đôi khi, họ được cho là thanh, là sang, là quý. Trớ trêu thay, những chữ Việt để chỉ “hai cái nớ” của đàn ông, đàn bà thì người nói hay người viết bị ngay sự dè bỉu, khinh thị là tục tỉu, đáng chê cười. Những người tự cho mình là đạo đức, nghiêm chỉnh, thánh thiện rõ ràng là sợ nói đến“hai cái nớ” một cách công khai hay nơi công cộng. Một thực tế là có hai cái nớ mới có sự sống sinh sôi, duy trì và phát triển nòi giống. Quý hóa lắm chứ? Sao chê?
Năm 2009, khi tôi mang 38 bức tranh sơn dầu ra Huế triển lãm, anh Tư cho
ra đời 2 câu lục bát trứ danh:
Di Đàn ra Huế chạy quanh,
Tìm nơi triển lãm loại tranh cở lớn.
Lúc đó anh Tư chưa dùng font tiếng Việt có dấu. Thế mới chết chứ!
Mấy năm sau này, những nhà thơ lục bát con cóc tía nói lên nỗi lo của dân
chúng về nạn trôi nhà mất của, chết người, ruộng vườn tan hoang, xác xơ và sự
thiếu đói khốn cùng của người dân các miền quê mỗi đợt bị lũ lụt tàn phá. Lũ chồng
lũ do các hồ thủy điện xã lũ mà không báo hoặc báo trước cho đồng bào có hai ba
giờ đồng hồ.
Có hai câu thể hiện sự quan tâm của những nhân vật cao cấp trong chính
quyền về chuyện này:
Đồng bào ơi, chớ có lo,
Chuyện ni đã có tai to mặt lớn.
Thiệt ngẵng là lục bát ni cũng không có dấu.
Năm ngoái, 2012. Tôi đang chở Trần bằng chiếc xe Honda cà tàng trên đường
Điện Biên Phủ để đến nhà thăm chị Võ Đình Cường, thì điện thoại của Trần reo dồn
dập. Cuộc gọi từ Mỹ gọi về. Giọng nữ. “ Anh đang đi với ông bạn thân mà nhiều lần
anh nhắc đến ông ấy khi nói chuyện với em”. “ Ông bạn hay làm thơ ngẵng mà anh
thường hay forward cho em đọc phải không anh?” “ Ai vào đây nữa”. “ Thơ ông ấy
ngẵng quá anh hí?” Một cô gái Huế.
Tôi biết một số phương ngữ của người dân các tỉnh miền Trung có dùng chữ
“ngẵng” như người Huế chứ không phải chữ ni là “Tiếng Huế”. Ngẵng là làm những
việc nghịch ngợm khác người chủ yếu là để đùa vui,trêu chọc chứ không có ác ý hại
ai. Nói ngẵng, chơi ngẵng, ngẵng đời hay thơ ngẵng cũng đi theo một hướng đó.
Hoàng gia là Già(mà)hoang. Nhiều người Việt dùng chữ Yamaha với ý là Già Mà
Ham. Chủ yếu là ham vui còn ham cái gì nữa thì “Cấm ngoại thủy không ai được biết”. Thơ ngẵng Hoàng Gia là chuyện một nhóm nhỏ những
người có máu “thơ ca hò vè” chơi chữ hoang, chữ nghịch, chữ ngẵng cho vui tuổi
chiều khi có nhiều chuyện muốn nói mà không được nói và nói không được.
2. Khúc dạo đầu:
2. Khúc dạo đầu:
Rất nhiều người viết mail và gửi
tin nhắn điện thoại xài tiếng Việt không
có dấu.
Chuyện tiếu lâm dưới đây được tung
lên mạng internet từ lâu và được bình chọn là truyện tiếu lâm hay nhất trong
năm (hình như năm 2000) trong cộng đồng mạng người Việt.
Ở
nhà buồn cô gái nhắn tin cho bạn trai đến chơi, khổ nỗi điện thoại không có tiếng
Việt có dấu.
"Anh oi! ba ma em khong co nha, em dang coi quan, den ngay di anh, muon lam roi. Tien the mua bao moi nhe, o nha toan la bao cu… ma thoi khong can mua bao dau, em vua mat kinh roi, khong nhin duoc nua anh oi, den ngay di… muon lam rồi".
"Anh oi! ba ma em khong co nha, em dang coi quan, den ngay di anh, muon lam roi. Tien the mua bao moi nhe, o nha toan la bao cu… ma thoi khong can mua bao dau, em vua mat kinh roi, khong nhin duoc nua anh oi, den ngay di… muon lam rồi".
Anh chàng tưởng bở, phóng xe đến nhà cô gái như bay. Không
có gì xảy ra.
Thực ra tin nhằn là: "Anh ơi! ba má em
không có nhà, em đang coi quán, đến ngay đi anh, muộn lắm rồi. Tiện thể mua báo
mới nhé, ở nhà toàn báo cũ... Mà thôi không cần mua báo đâu, em vừa mất kính rồi,
không nhìn được nữa anh ơi, đến ngay đi... muộn lắm rồi".
Thật là hiểu lầm chết
người và tọa họa ngữ nghĩa mà đơn giản chỉ vì chữ không có dấu !?
3. Những nhà thơ lớn: (Nhung nha tho lon)
Quen nhau trên mạng internet nhưng dần dần chúng tôi trở
thành thân thiết, mặc dù nhiều người chưa từng gặp nhau bao giờ. Chúng tôi mỗi
người một địa chỉ mail, phần nhiều là Yahoo hợp lại thành nhóm mail , tôi gọi
đó là “mail chùm của những nhà thơ lớn”. Nói nhà thơ lớn là nói cho vui, cho
oách chứ trong nhóm chỉ có một nhà thơ sống, ăn ngủ hít thở với thơ thật sự, có
xuất bản thơ...để tặng, còn hầu hết là những ông già vui tính (nếu nói tuổi
trên dưới 70 là già) biết làm thơ Thiên cữu để cầu mưa ( thơ thiên cữu là thơ cậu
ông Trời có nghĩa đen là thơ con cóc) và để đùa nhau cho vui tuổi già . Vì vui
tính ưa đùa cợt nên tung hứng thơ con cóc với nhau rất là trẻ trung, hí lộng.
Thì ra, tuổi tâm lý khác tuổi sinh lý rất xa.
Điều đặc biệt là chùm mail 12 người mà có tới 10 họ: Lê,
Nguyễn, Trần, Đỗ Phạm, Huỳnh, Hoàng , Cao, Đặng, Hồ. Có một bà họ Đặng là chưởng
môn nhân môn phái Ác Ôn ( art2all.net ) cũng ham vui nhưng đành “ngọa sơn quan
hổ đấu” để cười chơi cho vui đời mà không tham dự. Có 2 anh em họ Huỳnh ít mần
thơ nhưng cũng ưa tham dự vì thấy những nhà thơ con cóc quá vui và quá thân
tình, lâu lâu thấy vắng thư thì trách móc sao không cho tui chơi, lơ tui rồi
à?!. Hai người họ Lê thì một người ưa vẽ vời , một người không có tóc nên tự
xưng là tiểu sư, còn chúng tôi thì gọi ông Lê này là sư cụ, khi viết không dấu
là Su Cu. Những người họ hay tên vần Đ đều được tôn xưng là Cụ. Riêng Cụ Đức
thì được gọi tôn kính là Đức Ngọc Hoàng, tức là nói ngược lại họ và tên nhưng
khi viết ra chúng tôi lại gọi là Đứt Ngọc Hoàn. Ôi thôi chết chàng rồi, chàng ơi!
4. Ngày xửa ngày xưa:
Nói là ngày xưa vì mọi chuyện bắt đầu từ năm 2000, khi
internet trở nên phổ biến ở Việt nam, computer giá rẻ hơn, nối internet dễ dàng
hơn, phí cũng thấp, nhiều người vào mạng và trao đổi thông tin. Người người tìm
nhau rồi kết lại thành chùm thương, chùm nhớ. Một năm trôi qua mà ngày nào cũng
vô mạng hết mail tới search, hết chit tới chat thì thời gian một năm kéo dài
như trải qua cả 10 năm. Cứ tính đi thì biết có xưa không. Từ 2000 đến nay là 13
năm trọn, nhân với mười là 130 năm . Xưa quá đi chứ? Vì thế mới có chuyện ngày
xửa ngày xưa
Hầu hết người vô mạng xã
hội, vô internet search đủ thứ trên đời, gửi mail gửi miết để nói chuyện chính
chị chính em, chuyện thiền chuyện đạo, chuyện tình chuyện tiền, chuyện tục chuyện
thanh, chuyện thế giới, chuyện Việt nam, chuyện nước ngoài chuyện nước trong,
chuyện xe cán chó chó cán xe, chưởi cái này khen cái nọ…chùm chúng tôi chơi thơ
con cóc, chơi chữ với nhau. So ra thơ thẩn
chúng tôi có hơi hướng của Bà Hồ xuân Hương, xài chữ tục luận thanh theo
lối đố tục giảng thanh của dân gian thuần Việt, văn chương thơ con cóc có phong
thái mỡ màng, cà rởn, nói lái nói léo hí
lộng kiểu Đười Ươi Thượng Ngàn Bùi Giáng thuở nao.
5.Thơ ngẵng khởi đầu:
Mọi chuyện bắt đầu từ ngày xửa ngày xưa ấy. Khởi đầu là mail của Đặng chưởng môn nhân phái Ác Ôn( gọi
cà rởn chủ nhân website art2all.net) có nội dung về “ Cái lổ…gôn”. Những anh chị
em trong chùm mail đầu tiên đông lắm, chừng 30 người, nhiều người đã có tên tuổi
trên văn đàn và gửi bài cho trang web art2all.net. Thơ lục bát con cóc theo cái
lổ gôn tuôn ra ào ạt. Vì chữ “cái lổ” tượng hình và cũng tại chữ “gôn” có âm vận
dễ tạo ra mối liên tưởng nên các nhà thơ lục bát con cóc tha hồ khai thác.
Lai Rai Tho...than buon xo
Thi ta lai tam choi tro danh golf.
( Anh Tư.)
Nhiều người tham gia cuộc
vui, vài người đùa quá trớn.
Nhưng giống như lửa rơm, cuộc chơi chữ sớm tàn
lụi sau khi phừng lên một tí. Dư vang của trận cười thơ con cóc về cái lổ gôn vẫn
còn tiềm tàng đâu đó.
Vì khai thác cái lổ…gôn
và chơi chữ đôi khi quá trớn, lại dính vô mail chùm gửi đến nhiều người nên Cụ
Trần gửi một cái mail đề nghị( Chữ không dấu):
Ban ta:
Noi ve
chuyen Ban Ta da khai thac qua nhieu "Lo Gon". Lo chi chi do
Tu nhien
tui muon "I can you" la hay cham dut moi hinh thuc "KHAI THAC
CAI LO". Nhieu nguoi quanh ta dang nhan mat kho chiu roi day ban
a.
Co dieu gi
sai, các bạn bỏ qua, nhung lam tho SEX-RELATED thi xin vui long ABSOLUTELY SAY
NO, NO, NO.
Thuong men
Dem rat
say
Trần
Nhiều người chưng hửng, cụt hứng vì cuộc chơi đang tới phần
hào hứng nên có lời bình của anh Tư về lời khuyên của cụ Trần:
Thôi thôi mình lỡ say rồi,
Quàng xiên lời lẽ đành
chơi một mình,
Từ nay chẳng lẽ đành
xin,
Bày thơ xướng họa riêng
mình với ta,
Đùa vui lời lẽ thật thà,
E-mail qua lại với bà
Xuân Hương???
(Anh Tư.)
Cụ Đặng bình:
Thơ Gôn,
Bày cuộc
chơi gôn, một Cụ Đoàn,
Cụ Đoàn
kia lại giảng mô ran! (morale)
Đoàn này,
Đoàn nọ sao đa sự,
Thơ nghịch,
thơ nghiêm vẫn một đoàn!
Vẫn biết
quạt mo che miệng thế,
Nào ngờ bạc
tóc cũng đa đoan!!!
Ai vui,
vui cứ vui, vui mãi;
Thơ đục
lòng trong, thế mới ngoan!!!.
(DT, 8 giờ sáng thứ sáu.)
Họa bài thơ gôn của Cụ Đặng.
Xuân Hương
mà lỡ gặp Bà Đoàn,
Thế nào cũng
bị giảng mô ran.
Lom khom
bên dưới tiều một chú,
Oang oác
phía trên, miệng mấy nàng,
Sao em dám
lấy mo che mặt?
Thưa chị cũng
đành phận đa đoan.
Người chơi
mình cũng ưa chơi mãi,
Mặc đời
trong đục, kệ thằng ngoan.
(Cụ Đ.)
Anh Tư họa thơ Cụ Đặng:
Khéo khéo
là hay bớ bác Đoàn,
Có chi mà
lại phải mô-ran,
Đùa chơi
câu chữ, nghe xong bỏ.
Khởi cuộc Đoàn
Duy, rút cũng Đoàn.
Chơi chẳng
dám chơi, so đo thế,
Nguyên này
tắc nọ, khéo đa đoan.
Thơ vui xướng
họa theo nhau mãi,
Trút bỏ ưu
phiền, thế mới ngoan.
Vui nhé!
(Anh Tư.)
Cụ Đặng đáp lễ:
Bạn Đ. Lê
có ý rất hay là cho bà Hồ Xuân Hương gặp Đoàn(Thị Điểm). Vậy có thơ họa, kể
lại câu chuyện, tâm sự giữa hai nhà thơ phụ nữ:
Nữ sĩ.
Một buồi
Xuân Hương gặp chị Đoàn,
Điểm
trang, hương phấn, chuyện râm ran.
Tóc tơ một
kiếp hai danh phận,
Bút mực
hai phương, một kết đoàn.
Duyên chị
trễ tràng, đêm gối muộn.
Thân em
chìm nổi, sớm đa đoan,
Một em, một
chị trao tâm sự,
Em dại,
thì còn có chị ngoan.
(DT họa nhanh, 15 giờ.Ngày 10/11/2007.)
Bạn ta thân mến,
Bài của Cụ Đặng hay quá. Rõ ra là Cụ Trần chỉ muốn giới hạn
số người chơi mà thôi nên mới viết mail “tọa họa”. Vậy chúng ta cứ tiếp tục vui
chơi trong nhóm thân tình mà thôi.
Đạo và Đời.
Ham vui
chi lắm mấy ông già?
Để cho bầy
trẻ phải rầy la.
Một đời tu
đạo đi đường chánh,
Mấy kiếp
ham chơi, tới cõi tà.
Tu đạo nhiều
nhiều mau thành Phật,
Theo đời lắm
lắm chậm ra ma.
Khuyên ai
tu đạo đừng lầm lẫn,
Chia đạo với
đời,Phật với ta.
(Cụ Đ.)
Sau bài
này, nhóm mail chùm chỉ giới hạn người tham dự khi có mail nào có vịnh hay họa
thơ mà có sex-related. Nhóm co lại trong khoảng trên mươi người.
* *
Đang lục
bát vui vẻ , Trần chuyển tone qua “thơ Đường bất kể niêm luật” bằng mấy bài vịnh
theo thể loại chọc quanh bạn bè chơi như
thơ “ thiên cữu “ vậy: Tôi nói thơ Đường bất kể niêm luật” vì
Cụ Trần chỉ lấy “thất ngôn bát cú” đủ chữ đủ nghĩa bảy chữ tám câu nhưng “hơi bỏ
qua niêm luật cứng nhắc của thơ Đường”. Nói như Cụ Đặng :” vui thôi mà” cần chi
ba đồ yêu đó?
Bài 1. Vịnh bác Phạm ( đã mất bài gốc).
Họa ( 10/24/2007)
Bạn thơ rày hẹn đáo thảo lư,
Chẳng thấy dung nhan, chẳng thấy thư.
Thơ văn cảm khái niềm trân trọng,
Tiền bạc nặng lòng bụi phù hư.
Ai chơi, mình nợ, còng xà láng, (1)
Lo tới, lo lui khật khừ khư,
Lư mang đầy ngọc mà Lư rỗng,
Thơ túi, rượu bầu, nỗi trầm tư.
Chẳng thấy dung nhan, chẳng thấy thư.
Thơ văn cảm khái niềm trân trọng,
Tiền bạc nặng lòng bụi phù hư.
Ai chơi, mình nợ, còng xà láng, (1)
Lo tới, lo lui khật khừ khư,
Lư mang đầy ngọc mà Lư rỗng,
Thơ túi, rượu bầu, nỗi trầm tư.
(1) ( láng xà cóng no'i ngược !!)
( Cụ Đ.)
Bài 2: Vịnh Cụ Đặng,
Cụ Đặng năm ni được mấy mươi,
Tài hoa như rứa cũng hơn người,
Văn thơ vang chữ vi vu chọc,
Tiếng tốt tiến lên rủng rỉnh cười,
Cụ đặt cụ đùa vui quá cở,
Tui ngâm tui vịnh khoái thân lười,
Qua Tây một chuyến khoèo Cụ Đặng,
Tiến tới Huê Kỳ tiếp tục chơi.
(Cụ Trần.)
Họa 2: Họa Cụ Đặng,
Cụ Đặng sáu dư trên sáu mươi,
Văn chương chữ nghĩa thật hơn người,
Ngữa lên nhiều kẻ ưa châm chọc,
Ngó xuống miệng ai mũm mĩm cười,
Cụ đi cụ đứng đừng mắc cở.
Ôông về, ôông lại hết ưa lười,
Lê ,Trần muốn được như Cụ Đặng,
Cù nhau lên cồn lạ mà chơi.
(Cụ Đ., 31/10/07)
Bài 3: Vịnh Cụ Điền,
Chọc khắp
năm châu tới Cụ Điền,
Chữ Điền
tiếng Mỹ gọi là Điên,
Không điên
răng cụ nôm xe ẩu,
Nếu tỉnh mắc
chi rước cục phiền,
Bè bạn buồn
thiu lo hết nhậu,
Ái Anh mếu
máo sợ quy tiên,
Đông Tây
đi hết trời dâu biển,
Ngoảnh lại
cười khan đám bạn hiền.
(Cụ Trần.)
Họa 3:
Cụ Trần
chơi leo chọc Cụ Điền,
Điền Đô mà
dám nói Đồ Điên,
Mình thì
thiệt tả kêu ai ẩu,
Bác đã quá
ưu nói tui phiền,
Ai đi túy
lúy tìm dân nhậu?
Người về
chếnh choáng gặp thần tiên,
Ca li xa lắc
bờ bên biển,
Ai dám chọc
ai hở bạn hiền?
(Cụ Đ.)
Bài 4: Vịnh Cụ Đoàn,
Tui tên
Đoàn, Cụ cũng tên Đoàn,,
Vần điệu
nghe như cặp …ngọc hoàn,
Thuở nọ
ngoan hiền nghề dạy học,
Ngày nay
trở chứng nghiệp chơi hoang,
Sư môn thuở
ấy, hồn trong lớp,
Họa sĩ thời
nay vốn cả làng,
Ai về nhắn
với Lê Duy…Cụ,
Đoàn cũng
vận (h)oang nghĩ chẳng oan.
(Cụ Trần.)
Họa 4: Hai Cụ Đoàn,
Bày cuộc cờ
chơi với Trần Đoàn,
Quyết một
phen hạ thủ bất hoàn,
Pháo nhập
trung cung vừa mới học,
Tốt đáo ngoại
hà, đã đi hoang,
Khi xưa dạy
dỗ còn lên lớp,
Bữa ni đốp
chát, huề cả làng,
Đoàn non cứ
bảo là Đoàn Cụ?
Ví cặp ngọc
hoàn…nghĩ thiệt oan.
(Cụ Đ.)
Có lẽ “thơ Đường sái niêm luật” đòi hỏi phải cân
nhắc chữ nghĩa nhiều nên ít người chơi, phe ta bèn chuyển qua lục bát dễ thở
hơn ,ai bắt vận cũng được.
Ba^ng Khua^ng 12/8/08
Từ chữ bâng khuâng trong
mail của Cụ Đỗ cóc dalat:
Dalat nắng vàng. Se lạnh.
Thấy lòng...bâng khuâng !
LK xuất khẩu một bài:
Bâng khuâng có già bao giờ. ( LK)
Cho nên cứ mãi... bụi bờ lang thang !
Ai xui những hạt nắng vàng
Bỗng dưng rót xuống mấy hàng thông xanh...
6. Thơ ngẵng lên gân:
Thơ lục
bát như rứa thì nhẹ nhàng thanh tao. Đùng một cái đến mùa lụt, nước lớn ở quê
miềng, Anh Tư có mấy câu khơi mào lục bát không dấu ngày 3/10/2008:
Hue troi
da bat dau mua
Nguoi
nguoi sot vo lo mua nuoc lon.
(Anh Tư.)
|
Cụ Đặng đáp ngay:
Nu+oc lon
: to^t ruo^ng, to^t vu+on,
Tu+oi hoa,
tu+oi la.. co^t buo^m cung tuo+i !!!
( DT (Thơ
Huy Cận: “Mùa xuân tươi tốt cả cây buồm” (Bài mùa Xuân trên biển,1959))
Thấy cột buồm tươi của Cụ Đặng lạ quá, Cụ Đ. viết
một bài hỏi ngày 5/10/2008:
Vịnh cột buồm tươi,
Có ai từng
thấy cột buồm tươi?
Phải chăng
Cụ Đặng muốn trêu ngươi?
Thấy lá đa
khô vừa muốn khóc,
Ngó cột buồm
tươi bổng nực cười.
Khô héo cũng
đành riêng phận thiếp,
Tươi xinh
thì âu cũng duyên người.
Cụ ơi nói
lộn thì nói lại,
Cái chi lạ
rứa cột buồm tươi?
(Cụ Đ.)
Cụ Đặng đáp liền:
Huy Cận từng
thấy cột buồm tươi,
Thơ văn
truyền tụng dám trêu ngươi?
Đời buồn đến
khóc, không nên khóc.
Thế sự
không qua một trận cười.
Khi trẻ,
khi tra, khi lụm cụm,
Vui ta,
vui bạn, lại vui người.
Nói đùa,
nói thật hay nói lộn,
Cột buồm,
có một cột buồm tươi.
(DT họa vận LZD, Vui thôi mà.)
Bẵng đi một thời gian
dài, đến ngày 23/10/2008, không khí meo miếc sôi động hẳn lên bắt đầu chỉ từ 2
chữ “ cây sung” ngắn gọn của ông Lê Đức V. trong thư gửi LK.
Chào LK
Mình là dân viết nhạc thành ra
chương trình này đối với mình vô giá . Nếu không có Lệ Khánh mình không biết đến
bao giờ mới tiếp cận được .Nợ áo cơm đè mình bẹp dí; không có nhiều thời gian
dành cho văn hoá văn nghệ, mà chỉ trông chờ sung ở đâu rụng vào miệng hoặc
có ai đó gợi ý. Anh Đặng và nhóm bạn của anh là những “cây sung” và những người
dẫn đường tốt. Cám ơn và cám ơn nhiều.
Thân mến
Chỉ
trong vòng một ngày, những phiên khúc thơ lục bát thứ thiệt tiếp nối nhau lên mạng
thật là sôi động,ý chừng những người bạn tâm giao ngồi chờ trên máy vi tính để
…mần thơ.
Cây Sung:
Nguời
sang, chót vót Ngô đồng,
Ta vui làm
kiếp cây sung giữa trời.
Nguời
sang, chọn ngọt kén bùi,
Ta vui làm
trái sung rơi lót lòng...
Phượng
hoàng đậu nhánh ngô đồng,
Ta: con chim sáo, sang sông lỡ bờ...
(Thân, DT.)
No dau
danh bo kiep nguoi
Làm cây
SUNG đứng giữa trời vậy sao ?
(Anh Tư nhại NCT !!!.)
Làm SUNG
không được, kiếp sau
Làm cây
SI nhớ thương nhau ngàn trùng...
(DT, 14.30)
Ông PT tham gia:
Vui thôi mà! Cho tôi làm bài "Cây
sung" đã nhé:
Mặc ai
chót vót ngô đồng,
Ta đây lủi
thủi cây sung góc vườn.
Gần người
hoạn nạn thì thương,
Sung xanh
sung chín cũng vương vấn lòng.
Hỡi ai
trên ngọn ngô đồng
Biết chăng
có kẻ sang sông lỡ bờ.
Gốc sung
tha thẩn bơ xờ,
Vẫn như
chim sáo ngẩn ngơ gọi chiều...
(PT.)
Có lần tôi
thấy tôi yêu,
Dáng cô
thôn nữ khăn điều cuối thôn.
Lâu rồi,
nay đã lớn khôn,
Biết cô
hàng xóm có còn nhớ nhau ?
(DT sao luc Ho^Dze^nh.15.45)
Ngan dau
xanh ngat mot mau
Long chang
y thiep ai sau hon ai.
(Anh Tư (cop CPN))
Hai tay nâng vạt áo dài,
Chặm lên
con mắt chặm hoài không khô...
(DT cop ca dzao Trung Bo^.)
Càng thương nhớ, càng ngẫn ngơ,
Ruột tằm
đòi đoạn như tơ rối bời,
(Anh Tư nhại Kiều,)
Người yêu
ta để lên cơi,
Nắp vàng đậy
lại để nơi giường thờ.
Đêm qua ba
bốn lần mơ,
Chiêm bao
thì thấy ,dậy sờ thì không...
(DT sao luc ca dzao Ba'c Bo^. 17.00 gio+)
Chung nhau
một tiếng tơ lòng
Người ngồi
bên Pháp, người trong Nam Bắc Trung Kỳ.
Chuyện cây
sung, chuyện cây si
Nhớ ai
ai nhớ vân vi chuyện đời.
(PT.)
Dặm khuya
ngất tạnh mù khơi,
Thấy trăng
mà thẹn những lời non sông.
Rừng
thu từng biếc chen hồng,
Nghe chim
như nhắc tấm lòng cố hương…
(DT cop Kie^u, 22.30)
PT đánh dấu khuyên son tình hình thơ ca hò vè xuyên lục địa. 3 giờ 17 AM
Ngẫng đầu
ngắm mãi chưa xong nhớ,
Hoa bưởi
thơm rồi, đêm đã khuya .
(DT sao chep Xua^n Dzieu.23 gio)
Cụ Đặng viết:
|
Phạm Toàn
mượn chuyện cây sung,
Tình riêng
cho bạn tình chung cho người.
Xa
nhau mấy chục phương trời,
Gần nhau,
tha thiết một lời tương tri,
(DT, 07 gio+, 24-10-2008)
Chỉ một câu của Lai Quang Nam khen anh Đặng Tiến , mấy dòng
thơ nối tiếp theo liền:
TROI OI,
THO ANH
LAM NHANH ma HAY QUA LA HAY
EM
TD
que nha
Gui Laiquangnam,
Thơ hay là
bởi tình cờ,
Thẩn thơ
thơ thẩn ai ngờ thơ hay..
Thơ hay là
bởi thơ hay,
Ai ngờ được
lúc mây bay vào hồn.
Thơ hay là
ngọn sóng cồn,
Chứa muôn
con nước đổ dồn vào thơ.
Thơ làm
như tỉnh như mơ,
Thơ làm
như thể là thơ chưa làm...
( DT, 14.00 gio+)
PT gửi Đặng Tiến và Laiquangnam,
Thơ hay là
ở người khen,
Nhớ nhau
đem đọc trước đèn hôm mai.
Người cười
người khóc với ai,
Vì chung một
tiếng tơ vui bạn bầu.
Thơ
hay vì mãi nhớ nhau,
Thơ hay vì
một nỗi sầu đã chia...
(PT, 24-10-08)
Bên mây sớm
bên đèn khuya,
Bên này nhớ
muộn, bên kia mong thầm.
Hai mươi
năm rồi ba mươi năm,
Tỉnh bao
nhiêu mộng, đêm nằm nghe mưa.
Sợi tình
ràng buộc quê xưa,
Ai ngờ xa
nước thành sưa bạn bè..
Nỗi lòng
liễu khuất sương che,
Một mình
nói, một mình nghe, một mình...
(DT, 23.00 gio+)
…( trích mail nhận được trong 2 ngày 23 và
24/10/2008)
Chú thích chữ tắt: DT: Ông Đặng Tiến, PT: Ông Phạm Toàn, LQN: Ông Lai Quãng
Nam, NTT: Ông Nguyễn Tư Triệt.
Hầu hết những câu lục bát ở trên đều là chữ
không dấu, tôi thêm dấu vào cho dễ đọc.
Từng người một tiếp nối như hình thức thơ liên vận
tài tình và đầy cảm khái. Mặc dù sáng tác nhanh và gõ nhanh trên máy nhưng
câu chữ rất hay, ý tình đậm đà vô cùng. Nhiều câu rất đắt.
Phượng
hoàng đậu nhánh ngô đồng,
Ta: con
chim sáo sang sông, lỡ bờ…
…Nỗi lòng
liễu khuất sương che,
Một mình
nói, một mình nghe, một mình.
Lúc đó ở nước ngoài, người Việt ít người xài phần
mềm chữ tiếng Việt nên hầu hết gõ tiếng Việt không dấu vì mua đĩa phần mềm
chính hảng rất đắt, mà người ta chưa thấy thật sự cần thiết. Vã lại ở nước
ngoài, người tự trọng muốn dùng thì mua đĩa chính hảng, người ta tự thấy thẹn
khi xài chùa. Trong nước, những phần mếm tiếng Việt có dấu đã phổ biến rộng rãi
do dễ dàng mua đĩa lậu giá rẻ .
Để người nhận khỏi lộn chữ này qua chữ khác, người
Việt dùng dấu thay thế: u+ là ư, dd là đ, ee là ê, dùng dấu ? để thay dấu hỏi của
chữ, a( là ă, a^ là â, o^ là ô.
Chu+'a muo^n con nuoc, ddo^dzo^n vao tho+.
(Chứa muôn
con nước, đổ dồn vào thơ).
Dza(.m
khuya nga^t tanh mu kho+i,
Tha^y
tra(ng ma the.n nhu+ng lo+i non so^ng.
Ru+ng
thu tu+ng biec chen ho^ng,
Nghe chim
nhu+ nhac ta^m long co^ hu+ong..
(Dặm
khuya ngất tạnh mù khơi,
Thấy trăng
mà thẹn những lời non sông.)
Chỉ trong 2 ngày, thơ tuôn lai láng, rộn ràng
trên “mạng mail chùm” những người bạn của trang ( art2all.net), sau đó giảm rồi
chỉ còn lai rai.
|
6 nhận xét:
AI CUNG CAN CO THU VUI RIENG HIIIII
Đọc cười muốn vỡ bụng anh ạ! Bình thường, em không thích đọc các bài thơ bên nhà anh mà không phải là của anh lắm. Nhưng lần này đọc, em thú vị quá! Em đi họp chiều rồi tối nay về đọc nữa. Anh để cửa cho em nhé!
Đúng như rứa, ai cũng có thú vui và sở thích riêng! Chúc vui!
http://pic100.picturetrail.com/VOL630/13252760/23805297/396873357.jpg
Vội vàng chi rứa cô giáo hè! Dùng trà rồi đi hí!
http://i1249.photobucket.com/albums/hh509/Chuonchuonot2010/Food-drink/gifa050407_zps3d4adea4.gif
Rất vui khi cô giáo quay lại xem kỹ hơn!
Các Bac làm thơ mà sao như đi chợ mua rau muống rứa ko biết,thật dễ vậy sao ?thật đáng kính và khâm phục cách giỡn với Thơ của các bác lắm lắm ,bái phục bái phục ..
Bác HOANG LE THUY ghé thăm và cùng bông đùa, thú vị thật! Chúc vui! :-h
Đăng nhận xét