BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

ĐI TÌM NHÀNH HOA THẠCH THẢO - Lê Duy Đoàn


              

                    ĐI TÌM NHÀNH HOA THẠCH THẢO
                                                               Lê Duy Đoàn


 Những người có chút máu văn nghệ một lúc nào đó nổi hứng, thường buột miệng hát đôi câu vu vơ. Những câu hát nằm trong bộ nhớ có khi chỉ là một đoạn của bài hát. Khúc đầu ,khúc giữa, khúc đuôi, khúc nào cũng được,tự nhiên bật ra như radio bắt được tần số dò đài,những bài hát cóp nhặt trên dòng đời một cách có ý hay vô tình nghe đâu đó thỉnh thoảng được hát nho nhỏ như thế..
  Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo, Em nhớ cho, mùa thu đã chết rồi… 
 Đó là câu hát tôi thường nghêu ngao nhất, có lẻ vì không gian đượm buồn nhè nhẹ của lời bài hát, mà cũng vì trong câu hát có tên một loài hoa gây ấn tượng vì vẻ huyền hoặc của nó.
 Có lẻ với người Tây phương, người ta biết ngay hoa thạch thảo là hoa gì, một cái gì thấy được, ngắt được,thậm chí ngữi được mùi hoa ngát hương của nó. Trừ những người đã đi Tây và có quan tâm tìm hiểu thì còn có thể biết chứ phần nhiều người Việt chúng ta thật ra đọc thì đọc, hát thì hát chứ chẳng biết hoa thạch thảo là hoa gì, mặt mũi vóc dáng ra sao ?!?

Bài viết này không bàn luận gì về bài thơ L’ Adieu mà Bùi Giáng đã dịch và Phạm Duy đã phổ nhạc, tôi chỉ muốn nhân câu chuyện liên quan đến bài thơ để đi tìm ra một cành hoa đúng thật là một cành hoa thạch thảo đặt lên mộ của Léopoldine tiếc thương người bạc mệnh.
 Léopoldine là con gái cưng của Victor Hugo, đại văn hào Pháp (1802-1885),. Léopoldine đã chết đuối cùng chồng trong một vụ lật thuyền trên sông Seine vào trưa ngày 4/9/1843, khi cô chưa đầy 20 tuổi và đang mang thai 4 tháng. Hugo chỉ biết tin con mất khi ông vô tình đọc một tờ báo ở quán cà phê nọ. Mộ Léopoldine được chôn gần nơi bà qua đời trên bờ sông Seine đoạn chảy qua Villequier gần cảng Havre, cạnh khu bờ biển Normandi. Apollinaire làm bài thơ L’Adieu  sau khi đi thăm mộ Léopoldine con gái của Victor Hugo vào ngày 16 tháng 9 năm 1913.

                 L’Adieu
                 J'ai cueilli ce brin de bruyère 
                 L'automne est morte souviens-t'en 
                 Nous ne nous verrons plus sur terre 
                 Odeur du temps brin de bruyère 
                 Et souviens-toi que je t'attends 

                 Lời vĩnh biệt (dịch)
                 Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo 
                 Em nhớ cho, mùa thu đã chết rồi 
                 Chúng ta sẽ không tao phùng đựợc nữa 
                 Mộng trùng lai không có ở trên đời 
                 Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi 
                 Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó…
                              Bùi Giáng (1925-1998) dịch 

    (“Ði vào cõi thơ”. Bùi Giáng, trang 80-82, nhà xuất bản Ca Dao, Sàigon, Việt Nam.1969)

 Cũng dựa trên ý thơ của bài thơ nói trên, năm 1965, Phạm Duy viết bài “Mùa thu chết” mở đầu bằng 2 câu:

                "Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo 
                 Em nhớ cho: Mùa Thu đã chết rồi!

 Bùi Giáng thì dịch “ hái nhành lá” còn Phạm Duy thì viết “ngắt cụm hoa”. Đây là khởi đầu của những suy diễn sai lầm của nhiều người viết về hoa thạch thảo.
 Ngắt cụm hoa trong lời nhạc của Phạm Duy gợi hình ảnh  một “cây thân thảo”,  hình ảnh người ngắt cụm hoa là hình ảnh một người cúi xuống  một bụi hoa .
 Hái nhành lá cây trong câu thơ dịch của Bùi Giáng gợi  hình ành một cây “hoa thân mộc” cao vừa tầm hái.
Những cây không phải là Hoa Thạch Thảo nhưng bị ngộ nhận:
 Việc ngộ nhận hoa thạch thảo  của người đọc bài thơ dịch và và lời bài hát  nầy có nguyên do từ tên gọi tiếng Việt, một sự đồng hóa, lồng ghép khiên cưởng của chữ nghĩa do tên gọi giống nhau.
Ngoài Bắc, người ta gọi Cúc cánh mối (vì hoa mỏng nhẹ như cánh mối) là thạch thảo, cúc thạch thảo nên nhiều người cứ thản nhiên coi cây hoa thạch thảo trong bài thơ nói trên là cây cúc cánh mối .
Cây có nguồn từ châu Âu, châu Á. Cúc cánh mối là cây thân thảo, sống nhiều năm nhờ có thân rễ mọc bò dưới đất. Thân cao 15 – 50 cm, đơn hay phân nhánh ít ở ngọn. Lá dài, thuôn hình giáo tù, hơi có lông mịn, nguyên, các lá ở thân không có cuống. Cụm hoa hình đầu đơn độc ở ngọn các nhánh. Vòng hoa đều dài, cánh môi thuôn hẹp, thẳng màu lam tím. Các hoa ở ngoài hình lưỡi, màu lam tím, dài 1 cm. Hoa giữa hình ống hẹp màu vàng, xếp sát nhau. Hoa thường màu tím nhạt. Quả bế có mào lông mịn màu vàng.

              

Cúc cánh mối, tên Aster amellus L, hay còn gọi là cúc thạch thảo,là một loài thuộc chi Cúc sao (Aster) thuộc về Họ Cúc (Asteraceae). Tên tiếng Anh European Michaelmas Daisy, tiếng Pháp Oeil de Christ.

Như vậy, có thể nói ngay Cúc cánh mối không phải là cây hoa thạch thảo. Sự nhầm lẫn bắt nguồn từ việc trùng tên theo cách gọi của người miền Bắc Việt nam mà thôi.

Rất nhiều bài viết trên mạng internet về hoa thạch thảo kể một câu chuyện tình lãng mạn của đôi thanh niên nam nữ có tên hẳn hoi. Có thể đó là một câu chuyện bịa như hầu hết truyền thuyết , cố ý tạo một câu chuyện đầy kịch tính rồi gán ghép vào xuất xứ tên gọi một loài hoa. “Ami và Edible thường hay cùng nhau vào rừng. Ami hái nấm còn Edible săn thú.Rồi, Edible vươn người ra vách đá dựng hái hoa thạch thảo cho Ami.Edible sẩy chân rơi xuống vực chỉ kịp nói xin đừng quên tôi”. (kèm theo bài viết là hình chụp Cúc cánh mối để minh họa)

Bắt đầu từ đây, những bài viết đó kéo thêm những ngộ nhận tiếp theo “Ban đầu họ đặt tên cho nó là Forget me not, sau nhiều năm và  được trồng ở nhiều nước nó lại có những cái tên khác nhau như Muget De Mai (Pháp), Thạch Thảo (Việt Nam)…
Chính hoa 5 cánh tiếng Việt gọi là Hoa Lưu Ly mới là hoa forget me not

Trong một số ngôn ngữ, tên của hoa lưu ly được gọi là hoa "xin đừng quên tôi". Tên tiếng Anh "Forget me not" được mượn từ tên tiếng Pháp là "Ne m'oubliez pas" và được dùng lần đầu tiên vào khoảng năm 1532.

Có khoảng 50 loài lưu ly trong chi này, và chúng khác biệt nhau một cách đáng kể. Tuy nhiên, một lượng lớn các loài có chung các đặc điểm được miêu tả  như hoa màu lam tím nhỏ (đường kính 1 cm) với 5 cánh hoa mọc dày dặc trên các thân cây bò lan um tùm, ra hoa vào mùa xuân. Các loại màu sắc khác của hoa cũng không phải là bất thường trong chi này, với các dạng màu hồng hay trắng vẫn có thể tồn tại. Chúng hay được trồng trong vườn và các giống trồng thường có hoa với màu sắc hỗn tạp.

Các loài lưu ly có thể là cây một năm hoặc cây lâu năm. Hệ thống bộ rễ của chúng nói chung là rễ chùm. Hạt của chúng được tìm thấy trong các quả dạng quả đậu nhỏ, hình tulip dọc theo thân tới hoa. Quả đậu bám vào quần áo khi va chạm phải chúng và cuối cùng rơi xuống đất, giải phóng các hạt nhỏ để chúng có thể nảy mầm ở mọi nơi.

             Họ (familia): Boraginaceae  
             Phânhọ :;:(subfamilia): Boraginoideae  
             Chi(genus): Myosotis  

          Myosotis alpestris Alpine Forget-Me-Not
               Myosotis alpestris   Myosotis alpestris

Đây chỉ là sự gán ghép tên gọi. Dựa vào lời của người bạn trai nói với bạn gái khi rơi xuống vực trong câu chuyện thương tâm nói trên để cho rằng hoa thạch thảo còn có tên gọi là forget me not là một sai lầm ấu trỉ.

Thêm một loài hoa được kéo vào đây để tung hỏa mù làm người đọc không biết đâu mà lần là Muget De Mai (Pháp),
Hoa này có tên là Hoa Linh Lan, trong tiếng Anh còn được gọi là Our Lady's tears (Nước mắt của Mẹ). Các tên gọi khác trong tiếng Anh là May Lily (huệ tháng Năm), May Bells (hoa chuông tháng Năm), Lily Constancy (huệ chung thủy), Ladder-to-Heaven (thang tới thiên đường), Male Lily.

Theo truyền thống, hoa linh lan được bán tại Pháp trên các đường phố vào ngày 1 tháng 5. Kể từ năm 1982, hoa linh lan là quốc hoa của Phần Lan 

          Bộ (ordo): Asparagales    
          Họ (familia): Ruscaceae    
          Chi (genus): Convallaria    
          Loài (species): C. majalis  
  
Linh lan hay lan chuông (danh pháp khoa học: Convallaria majalis,L, là loài duy nhất trong chi Convallaria thuộc một họ thực vật có hoa là họ Ruscaceae. Nó có nguồn gốc trong khu vực ôn đới mát của Bắc bán cầu tại châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Nó là một loài cây thân thảo sống lâu năm có khả năng tạo thành các cụm dày dặc nhờ loang rộng theo các rễ ngầm dưới mặt đất gọi là thân rễ. Các thân rễ này tạo ra rất nhiều chồi mỗi mùa xuân. Thân cây cao tới 15–30 cm, với hai lá dài 10–25 cm và cành hoa bao gồm 5-15 hoa trên đỉnh ngọn thân cây. Hoa có màu trắng (ít khi hồng), hình chuông, đường kính 5–10 mm, có mùi thơm ngọt; nở hoa về cuối mùa xuân. Quả của nó là loại quả mọng màu đỏ, nhỏ với đường kính 5–7 mm.Nó là một loại cây cảnh trồng phổ biến trong vườn vì các hoa có mùi thơm của nó.

           

                       
                                      Hoa lan chuông

Kết 1:  Cúc cánh mối (Aster amellus L), forget me not hay còn gọi là  hoa lưu ly (Myosotis), Linh lan hay lan chuông (Convallaria majalis,L),cả 3 loài đều không phải là Cây Hoa Thạch Thảo.

Hoa Thạch Thảo là cây gì ?

 Guillaume Apollinaire làm bài thơ L’Adieu sau khi đi thăm mộ Léopoldine con gái của Victor Hugo vào ngày 16 tháng 9 năm 1913.Bài thơ được viết lên một phần là để tưởng nhớ Victor Hugo, một phần là tiếc thương người bạc mệnh. 

     Câu đầu:
            J'ai cueilli ce brin de bruyère,

     được Bùi Giáng dịch rất sát:

        Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo,

 Brin de bruyère là nhánh , cành, nhành cây thạch thảo. Có lẻ Bùi Giáng cũng không biết cây thạch thảo ra sao, nên cứ bám vô chữ mà dịch cho chắc ăn. Mấy câu dưới ý tứ thoáng hơn nên có thể dịch thoát cũng được. Còn Phạm Duy phổ nhạc nên lại càng thoáng hơn một chút nữa. Cành lá  hay cụm hoa cũng được, có hoa hay chỉ trơ cành cũng chẳng sao, thì cứ chữ gì động được đến tầng vi tế rung động của con tim là phổ. Phạm Duy có biệt tài phổ nhạc, ý nhạc nâng ý thơ, nên những bài thơ ông phổ hầu như tất cả đều nổi tiếng và đôi khi làm những nhà thơ vô danh cũng nổi tiếng theo.
 Điều chính yếu của bài viết này là tìm ra đúng cây Hoa Thạch Thảo mà Apollinaire đã từng hái nhành hoa và đặt lên mộ Léopoldine vào ngày cuối thu (16/9).

     Cây Hoa thạch thảo có
       Tên Hoa : 紅方柏 (hồng phương bách), 石楠(thạch nam)
       Tên Anh :  heather 
       Tên Pháp:  bruyère 
       Thuộc Họ Đỗ Quyên (Ericaceae)

   Tất cả các loại thạch thảo đều trong Họ Ericaceae, có một loài hoa thạch thảo duy nhất thuộc Chi Calluna, ngoài ra là Chi Erica. Dưới đây là một số loài thuộc Chi Erica trong hàng vài trăm loài khác nhau trên thế giới.

Loài Calluna vulgaris là loài thạch thảo thật sự (true heather), loài cây nhỏ, có hoa nhỏ hình chuông màu tím, hay hồng nhạt.


       

                          Description de cette image, également commentée ci-après

Chi  Erica gồm nhiều loài khác nhau từ loài cây nhỏ mọc từng bụi nhỏ hoặc có thể là cây lớn.
- Erica arborea, cây nhỏ ở vùng Địa Trung Hải có chùm hoa trắng hình chùy, thơm và có rễ cứng như gỗ được dùng để làm ống điếu hút.
- Erica carnea, là loại cây hoa nhỏ mùa đông hay mùa xuân, ở Âu châu có hoa hình chuông màu đỏ hay hồng. Phân bố ở vùng núi Alpes
-  E. cinerea: loại thạch thảo có lá nhỏ, hoa hình chuông màu đỏ tím từ Tây Âu cho đến Đan mạch.
-Erica ciliaris phân bố ở  phía Tây nước Pháp, Anh quốc, bán đảo Ibériquevà Bắc Maroc.
- E. tetralix, bellheather, cross-leaved heath là loại cây nhỏ lùn có hoa màu hồng ở Tây Âu
- E. vagans hay còn gọi là Cornish heath là loại thạch thảo mọc cả bụi có hoa màu hồng hay trắng thường thấy ở cánh đồng hoang tại Cornish và đông nam Ấu châu.
- E. lusitanica  mọc rậm rạp có hoa trắng hồng phân bố ở Tây ban nha và Bồ Đào Nha và ở vùng bán đảo Iberia.
-  E. perspicua hay Prince of Wales heath mọc rất nhiều ở Anh quốc và Nam Phi châu, có hoa màu trắng. Hoa dài và trông tựa như chùm lông của huy hiệu trên Coat of Arms của Hoàng tử xứ Wales- Anh Quốc, nên mang tên Prince-of-Wales heath
- Erica mammosa là loại Erica có nhiều màu nhất từ màu trắng, tím, cam đến màu đỏ. Hoa chuông đặc biệt dài hơn các loại Erica khác
Có thể kể thêm một số loài :
   Erica australis phân bố ở Bắc Maroc, Erica ciliaris ở phía Tây nước Pháp, Anh quốc, Erica cinerea, Erica erigena, , Erica mackaiana, Erica manipuliflora, Erica multiflora, Erica scoparia, Erica sicula, Erica terminalis, Erica tetralix, Erica umbellata,
Những loài này phân bố cùng khắp nên tôi chỉ  để ý đến những loài cư trú ở vùng Normandi là bờ biển phía Tây của nước Pháp và phân bố rộng rải ở Anh quốc. Sau khi đã nghiên cứu, phân loại và loại suy cùng đối chiếu với hình ảnh hoa thạch thảo trong văn chương, văn bản. Tôi đi đến kết luận:

Kết 2:  Loài Calluna vulgaris là loài thạch thảo thật sự (true heather), loại cây nhỏ, có hoa nhỏ hình chuông màu tím, hay hồng nhạt chính là Cây Hoa Thạch Thảo mà tôi muốn tìm.

Loài hoa này gốc ở Châu Âu, nhờ mấy nhà thơ, nhà văn nên nó mới thành hoa kiểng, chứ trước kia thế kỷ 17 -19 nó là hoa dại. Ở miền bắc nước Anh cây hoa thạch thảo này mọc đầy đồng, giống như cỏ tranh ở Việt Nam. Dân Scotland lấy thân của nó bện lại làm chổi, hoặc lợp mái, ken vách và nhiều công dụng thực tế khác hơn là làm kiểng. Bây giờ di cư sang Châu Mỹ nó thành Cô Bé Thị Thành đỏng đảnh ỏ trong các tiệm bán hoa, chứ ngày xưa nàng gốc nhà quê rặt.
Ai từng đọc qua truyện Ðỉnh Gió Hú (Wuthering Heights) của Emily Bronte chắc cũng nhớ đến những cánh đồng hoang (moors) mọc đầy hoa thạch thảo (heather), và tiếng hót líu lo của những con chim chiền chiện (moor-lark). Hoa thạch thảo là loài hoa mà chính tác giả, Emily Bronte yêu thích, nàng đã nhiều lần đưa nó vào truyện và thơ của mình. (1)
Hành trình đi tìm Nhành Hoa Thạch Thảo khởi đi từ những ngộ nhận về một loài hoa đã đi vào văn thơ của thế giới và thơ nhạc Việt nam. Người ta thường muốn biết chân dung thật sự người trần mắt thịt của một Nàng Thơ là như thế nào. Vì thế mới có Ngô Vũ Bích Diễm của Diễm xưa, có Ngô Vũ Dao Ánh của Thư Tình Gửi Một Người, Minh Đức Hoài Trinh của Đừng Bỏ Em Một Mình,  Khánh Ngọc của Nửa Hồn Thương Đau….

Nhành Hoa Thạch Thảo cũng là một Nhành Thơ trong tâm hồn của nhiều người Việt.
 Chân dung Nàng đã hiển lộ nhưng nét duyên của Nàng  không bao giờ phai mờ.

            Ôi ngát hương thời gian mùi thạch thảo,
            Em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em

                                                                             Lê Duy Đoàn
                                                                       Sài gòn, 06/01/2013

Trích:
Một đoạn ngắn trong bài “Hoa tương tư” của  Lê Phạm Trung Dung

25 nhận xét:

Vịnh nói...

Bài viết rất ý nghĩa! mời qua blog mình chơi

Bâng Khuâng nói...

Rất vui khi bạn ghé thăm và ghi cảm nhận. Mình qua nhà bạn đây !

Nguyen Phuc Vinh Ba' blog nói...

Giao diện này đẹp lắm.

Bình Nguyên nói...

Nhà đẹp quá anh ạ.

Bâng Khuâng nói...

Trước đây,Bình Nguyên đã ghé và ghi cảm nhận lâu rồi mà!

Bâng Khuâng nói...

Nếu bác Vĩnh Ba thực hiện theo như nội dung mình hướng dẫn trong email đã gửi cho bác thì chọn giao diện đẹp còn dễ hơn tạo theme bên YuMe nữa, vì giao diện đã có sẵn trong thiết kế, bác chỉ việc chọn mà thôi, sau đó thì chỉnh sửa độ rộng, thêm tiện ích ...

Unknown nói...

Đọc bài viết của anh hiểu thêm về nhiều loài hoa

ĐINH DUY ĐANG nói...

Chúc mừng nhà mới của Thaydo. Tôi cũng lập blogspot.com tuưf lâu nhung rất ít người vào vì mòi người không biết nhà tôi ở đâu. Tôi đã cop một số bài từ yahoo blog sang đó. Mời thaydo sang thăm.

Bâng Khuâng nói...

Rất vui khi bác Dizikimi ghé thăm và ghi cảm nhận , tôi sẽ qua nhà bác bây giờ đây

Bâng Khuâng nói...

Tác giả bài viết là họa sĩ Lê Duy Đoàn ( gửi bài qua email cho mình ), chứ không phải bài của mình đâu bạn ạ!

Nặc danh nói...

Chào TĐ Lê Phú Đoàn

Bâng Khuâng nói...

Rất vui khi vừa mới cổng nhà đã tiếp vị khách quý!
Bác Lê Vân à! Bác đăng bài trên trang blogspot của bác đi. Bạn bè Yahoo cũ hiện định cư trên vùng đất blogspot.com này khá nhiều, không thua chi bên YuMe đâu.
Tôi không phải họ Lê , mà là họ Đoàn, còn Phú là tên khai sinh.
Chúc bác vui nhiều nhé!

Khúc Thụy Du nói...

Ngày mới MN sang thăm anh và chúc nhiều niềm vui , may mắn nhé. Thân mến.

Bâng Khuâng nói...

Cám ơn Khuc Thuy Du đã ghé thăm và ghi cảm nhận nhé ! Chúc đêm an lành


[img]http://img1.123friendster.com/en/goodnight/29.gif[/img]

Bâng Khuâng nói...

Mời bác Lê Vân dùng cà phê nhé!

[img]http://i268.photobucket.com/albums/jj28/sundakib25/movi000_iykim2000.gif[/img]




Bâng Khuâng nói...

Mời bác Đinh Duy Đang dùng cà phê nhé!

[img]http://i268.photobucket.com/albums/jj28/sundakib25/4_iykim20001.gif[/img]

Bâng Khuâng nói...

Đêm an lành nhiều mộng đẹp nhé!

[img]http://i1178.photobucket.com/albums/x363/babesonice/2007051403faf243167ee36li2.gif[/img]

Bâng Khuâng nói...

Blog spot không những có nhiều mẫu đẹp mà có thể chèn video clip, hình flash, hình động... trong phần ghi cảm nhận. Mời bác Vĩnh Ba thưởng thức bản nhạc MÙA THU CHẾT hí!


[youtube]http://www.youtube.com/watch?v=oHUem7yjoys[/youtube]

Unknown nói...

Công nhận ah suu tầm nhiều hình đẹp quá. Em cũng thủ một mớ để tặng bạn bè.
[img] http://i270.photobucket.com/albums/jj120/vinhngo07/hinh%20di%20dong/Picture20798.gif [/img]

Bâng Khuâng nói...

ĐƯỢC TRÂM ANH GHÉ THĂM VÀ TẢI HÌNH TẶNG THÍCH THẬT! TẶNG LẠI BẠN NHÉ!


[img]http://img1.imagehousing.com/1/9a7e76afda933c7726ca4c305ce24d28.gif[/img]

linhvu59 nói...

Nhà của Thay Do đẹp quá ! LV sang thăm anh Phú, chúc ngày mới an lành, hạnh phúc !
[IMG]http://i1110.photobucket.com/albums/h444/El-Vi/chabs_zps59f54e6d.jpg[/IMG]

suonglam nói...

SL that su chua biet hoa thach thao qua bai viet nay chuyen nay len dalat se di tim hiiiii

Bâng Khuâng nói...

Rất vui khi Linh Vu ghé thăm. Chúc ngủ ngon !

[img]http://img.photo.yume.vn/wall/20130116/thaydo09/thumbnail/381x302/1358350554_1dUrO1411.gif[/img]

Bâng Khuâng nói...

Ờ! lên Đà lạt chúc bạn tìm được hoa thạch thảo (tên Anh : heather ; tên Pháp: bruyère) nhé!

Bâng Khuâng nói...

Cám ơn bạn vào thăm và chúc mừng năm mới nhé! Vậy mời nâng ly !

[img]http://pic100.picturetrail.com/VOL630/13252760/23855873/398620194.jpg[/img]