BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2022

THƠ ĐỀ MÙA HẠ - Thơ Tịnh Bình


   


THƠ ĐỀ MÙA HẠ
 
Hàng cây phượng thắp
Nắng nhòa lối trưa
Tiếng ve chói gắt
Gọi về hạ xưa
 
Bâng quơ lối gió
Lạc rồi đường mây
Áo em trắng quá
Học trò thơ ngây
 
Từng vòng xe đạp
Vô tư tan trường
Bầy chim ríu rít
Lời gì nghe thương
 
Không dưng hạ khóc
Nhỏ quên thuộc bài
Mưa ươn ướt mắt
Vương tà áo bay
 
Nhòa trang lưu bút
Tím màu phai phôi
Hạ đi , hạ đến
Dấu xưa bồi hồi
 
Về đâu hỡi nhỏ ?
Chiều vàng. Mình tôi
Thơ đề mùa hạ
Gửi tình xa xôi...
 
TỊNH BÌNH
(Tây Ninh)

NƯỚC NGẬP TRÀN LAN! - Đức Hạnh cùng quý thi hữu


   
 
 
NƯỚC NGẬP TRÀN LAN!
 
Nước ngập tràn lan những nẻo đường [1]
Bao người cố vượt cảnh càng thương
Sông thành giữa phố nào tiên lượng
Sóng nổi vành xe cũng chịu nhường
Cảm nghĩ công trình luôn định hướng
Mong chờ kế hoạch sẽ thành chương
Toàn dân kiến nghị dồn tư tưởng
Luận án Ngành khai đã tỏ tường..!?
 
Đức Hạnh
25 05 2022
 
[1] "Cơn mưa lớn vào chiều 21.5 khiến nhiều tuyến đường tại Q.Gò Vấp (TP.HCM) ngập sâu. Dòng nước chảy xiết ở nhiều đoạn làm xe chết máy, các shipper lỡ chuyến giao hàng.
 
Cơn mưa kéo dài hơn 30 phút tại Q. Gò Vấp chiều nay 21.5 khiến nhiều tuyến đường bị ngập nặng. Trên đường Phạm Văn Chiêu (đoạn giao với đường Lê Đức Thọ), nước ngập sâu lút bánh xe máy khiến người dân chật vật khi đi qua" - [nguồn: Thanh Niên]
 

THI CA & THI NHÂN NHÃ MY – Khanh Tương và Chu Vương Miện


Nhà thơ Nhã My

Tiểu sử sơ lược:
Tên thật Lâm Thị Ngọc Sương
Sinh năm 1953
Quê quán Bến Tre
Nhỏ học trường Trung Học Công Lập Kiến Hoà.
Học đại Học Sư Phạm Cần Thơ và Văn Khoa SaiGon.
Thời nhỏ ở bậc trung học có tập tành viết văn,làm thơ đăng trong báo thiếu nhi và báo văn nghệ ở Saigon với nhiều bút hiệu.
Sau năm 75 gặp nhiều biến cố gia đình và vì việc làm ăn sinh sống nên ngưng viết.
Xuất cảnh sang MỸ năm 1997 và tới năm 2010 viết trở lại trên blog cá nhân Suong Lam yahoo.blog vói 2 bút danh Nhã My & Sương Lam.

Đã in:
Khung Kỷ Niệm (Thơ chung với bạn blog 2012)
Khơi Xa(Thơ 2014)

Có 75 bài thơ đã được phổ nhạc (do quý nhạc sĩ Phan Ni Tấn ,Trần Quang Lộc,Vĩnh Điện, Nguyễn Hữu Tân,Phạm Minh Cảnh, Thảo Nguyên,Bùi Tuấn Anh, Thanh Chương, Trần Nhàn, Thái Thành...)
Sau năm 2014 vì lý do sức khoẻ và công việc nên ngưng viết chỉ thỉnh thoảng xướng hoạ với bạn bè và đăng bài trên các trang văn nghệ mạng và vài tờ báo văn nghệ hải ngoại (Thư Quán Bản Thảo, Thế Giới Mới, Văn Học Mới..)

Hiện sinh sống ở Washington là chủ trang Blogspot của Nhã My và 2 trang riêng Thơ Văn Nhã My, Thơ Phổ Nhạc Nhã My.

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2022

CẢM NHẬN BÀI THƠ ‘NGƯỜI VỀ’, MỘT SÁNG TÁC MỚI CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN – Trịnh Thị Nhâm


                    

Tôi là fan hâm mộ thơ của tác giả Đặng Xuân Xuyến. Thơ của anh luôn được bạn đọc trân trọng đón nhận. Hôm nay, tôi giới thiệu với bạn đọc bài thơ NGƯỜI VỀ anh mới sáng tác qua cảm nhận của tôi.

NGƯỜI VỀ...
(Viết cho G)

 

Người về vạch lá tìm sâu
Ta ngồi hong giọt giọt rầu rầu rơi
Người về dụ nắng rong chơi
Ta ngồi hun lụi cả trời gió mưa
 
Người về phá nhịp đò đưa
Ta ngồi vét tiếng nhặt thưa chợ đời
 
Hà Nội, 19 tháng 5-2022
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

 *

CẢM NHẬN BÀI THƠ ‘NGƯỜI VỀ’, MỘT SÁNG TÁC MỚI CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN

                                                       Trịnh Thị Nhâm

NGƯỜI VỀ thể hiện rất rõ lối sống - nhân sinh quan khác nhau của hai người: Nhân vật “người về” và nhân vật xưng "Ta" đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, chính là chủ thể trong bài thơ.

Nhân vật "Người về" đại diện cho những kẻ hợm hĩnh (cũng đại diện cho những kẻ phụ bạc), luôn “chảnh chọe” soi mói người khác, cố “bới lông tìm vết” người khác rồi cao giọng luận bình phán xét để tự đề cao bản thân mà đổ lỗi cho người khác: "Người về vạch lá tìm sâu". Đó là thứ đạo đức giả hiệu, như thứ trang sức họ khoác lên người cho có "diện mạo" để khi cần thì đem trưng ra với đời, nhưng thực tế họ sống giả tạo, "mũ ni che tai" để tận hưởng lạc thú cho bản thân. Họ “về” để tìm những khoái cảm cho "ốc đảo khoái lạc" của riêng mình: "Người về dụ nắng rong chơi". Và chính từ những thú hưởng lạc ích kỷ của bản thân, họ đã khuấy đảo, xáo trộn cuộc sống yên ả và phá nát cả tình yêu bình dị đẹp đẽ nơi vùng đất này: "Người về phá nhịp đò đưa".

CÕI LẶNG – Thơ Tịnh Bình


   
 

CÕI LẶNG
 
Im hơi cõi lặng mông mênh
Tiếng gà gọi sáng vang lên đỉnh ngày
Càn khôn như tỉnh như say
Công phu sớm... hồi chuông lay giấc thiền...
 
Nghe từng hơi thở uyên nguyên
Dẫn ta vào mộng như nhiên ban đầu
Vẳng trong tàng thức chìm sâu
Một bờ sương khói phơi màu trăng xưa
 
Đợi người... Người tỏ lối chưa?
Sông mê bao lượt đò đưa phận đò
Mùa đi lá rụng nằm co
Bay im một nắm tàn tro cuối chiều...
 
                                   TỊNH BÌNH
                                     (Tây Ninh)
 

MƠ THẤY ANH – Thơ Quách Như Nguyệt


 

 
MƠ THẤY ANH
 
Em nằm mơ thấy anh
Một giấc mơ thật đẹp
Ta dạo chơi tung tăng
Chim nhẩy nhót lăng xăng
 
Đi dọc theo bờ biển
Nhìn sóng biển, ngắm thuyền
Gió nhẹ nhàng mơn mang
Sóng biển vỗ dịu dàng
 
Ngạc nhiên lắm anh à
Không nghĩ đến anh mà
Sao lại mơ thấy chứ?
Nên thật sự rất vui
 
Anh có thật ngoài đời
Không mơ hồ tan loãng
Không là người trong mộng
Mà mộng thấy mới hay
 
Tóc em gió tung bay
Anh tươi cười tự tại
Âu yếm nhìn em hoài
Chúng mình tay trong tay
 
Chàng áo tím của em
Ai bảo anh mặc áo
Dù chỉ mặc một lần
Mầu mà em yêu nhất
 
Sáng nay thức dậy trễ
Giấc mơ ôi đẹp ghê!
Thơ lại đến vụng về
Thấy tràn trề hạnh phúc!
 
       Quách Như Nguyệt
 

BÀI TOÁN P1 CÔNG THỨC NIÊM TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT (PHẦN II) – Hoàng Phụng


Tác giả bài viết Hoàng Phụng
                                                                 
Phần 2                                                                      
C
                                                          
CTN CỦA BÁT CÚ
                                                 
CI) PHƯƠNG PHÁP ĐẠI SỐ
  
CI-1) Phương pháp gián tiếp:

Bài BC 12345678 chứa 2 bài tứ tuyệt t1 = 1278 + tứ tuyệt t2 = 3456. 
Vậy số CTN của BC = số CTN t1 + số CTN t2  = 2 + 2 = 4 CT.
4 CT này là những tập hợp những cặp niêm được suy ra từ 2 CTN của t1 (là 17 - 28 và 18 - 27) kết hợp với 2 CTN của t2 (là 35 - 46 và 36 - 45) nhưng phải thỏa mãn AII-52.

Cụ thể như sau:
                                                              
17 - 28              35 - 46                                                            
                +                                                             
18 - 27              36 - 45
                                     
-  35 - 46 = 17 - 28 - 35 - 46 : thỏa mãn AII-52 => Nhận (1)              
=> 17 - 28 +  I__  36 - 45 = 17 - 28 - 36 - 45 : thỏa mãn AII-52 => Nhận (2)
                                    
 __ 35 - 46 =  18 - 27 - 35 -46 : thỏa mãn AII-52 => Nhận (3)               
=> 18 - 27 +   I__ 36 - 45 = 18 - 27 - 36 - 45: thỏa mãn AII-52 => Nhận (4)       

Các tập hợp còn lại 17 - 28 - 18 - 27, 35 - 46 - 36 - 45, đều không thỏa mãn AII-52: Loại.
Vậy bài toán có 4 nghiệm: ( 1 ), ( 2 ), ( 3 ), ( 4 ).  
 
CI-2) Phương pháp trực tiếp:                                                            
         (Xem bảng 3)
 
                 

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2022

EM BIẾT! – Thơ Trần Mai Ngân


   


EM BIẾT!
 
Hơn ai hết em biết mình không thể
Không thể trở về không thể ngày xưa
Anh và em hai đường thẳng không chừa
Điểm gặp gỡ là chân trời vô định
 
Hơn ai hết em biết - đừng bịn rịn
Chuyện hôm qua lạ cả chuyện hôm nay
Chia tay đuôi con mắt nối đường dài
Buồn quá thể bởi bài thơ dang dở
 
Hơn ai hết em biết - đừng bỡ ngỡ
Anh bước đi em cũng phải quay về
Mưa tháng Sáu vô tình cứ mải mê
Phong toả kín mộng hoa không còn lối
 
Hơn ai hết em biết mùa hấp hối
Một tình yêu chuyện cổ tích đời xưa…
 
                                 Trần Mai Ngân

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2022

GỌI ĐẤNG TỐI CAO TOÀN NĂNG CỦA HỒI GIÁO LÀ “THÁNH ALLAH” CÓ SAI KHÔNG? – La Thụy



Một số người cho rằng gọi “Thánh Allah” là sai. Bởi vì Allah là  Thượng đế và là Đấng tối cao dĩ nhiên phải cao hơn Thánh. Tiêu biểu cho ý kiến này là học giả An Chi.
 
Trích từ bài viết của  An Chi:
 
“Allah không phải là thánh. Thế nhưng có rất nhiều người, kể cả các ‘nhà chuyên môn’, cứ gọi Ngài là thánh, ví dụ như: Người phụ nữ hét lên ‘Allahu akbar’ (Thánh Allah vĩ đại) khi tấn công hai người trong siêu thị bằng dao; Tin tức, hình ảnh, video clip mới nhất về Thánh Allah vĩ đại…
Chúng tôi từng thấy trên Facebook một nữ giảng viên đại học cũng gọi Allah là thánh!
Không, Allah không phải là thánh. Ngài là Thượng đế, là Đấng Toàn Năng”

                                                                                            An Chi

https://thanhnien.vn/lat-leo-chu-nghia-can-dung-tu-cho-chinh-xac-post1461088.html

ẤN TƯỢNG ĐẦU TIÊN CỦA DÂN MIỀN NAM VỀ CHẾ ĐỘ MỚI: VIỆC ĐỐT SÁCH SAU NĂM 1975 – Nguyễn Hiến Lê

Đoạn văn dưới đây được trích từ chương “Văn Hóa” của cuốn “Hồi Ký Nguyễn Hiến Lê” Tập III, từ trang 74 đến trang 80, Văn Nghệ xuất bản.
 


VĂN HÓA
 
Một trong những công việc đầu tiên của chính quyền là hủy tất cả các ấn phẩm (sách, báo) của bộ Văn hóa ngụy, kể cả các bản dịch tác phẩm của Lê Quí Đôn, thơ Cao Bá Quát, Nguyễn Du; tự điển Pháp, Hoa, Anh cũng bị đốt. Năm 1976 một ông thứ trưởng Văn hóa ở Bắc vào thấy vậy, tỏ ý tiếc.
 
Nhưng ông thứ trưởng đó có biết rõ đường lối của chính quyền không, vì năm 1978, chính quyền Bắc chẳng những tán thành công việc hủy sách đó mà còn cho là nó chưa được triệt để, ra lệnh hủy hết các sách ở trong Nam, trừ những sách về khoa học tự nhiên, về kĩ thuật, các tự điển thôi; như vậy chẳng những tiểu thuyết, sử, địa lí, luật, kinh tế, mà cả những thơ văn của cha ông mình viết bằng chữ Hán, sau dịch ra tiếng Việt, cả những bộ Kiều, Chinh phụ ngâm… in ở trong Nam đều phải hủy hết ráo.
 

NGƯỜI VỀ... – Thơ Đặng Xuân Xuyến


   


NGƯỜI VỀ...
(Viết cho G)
 
Người về vạch lá tìm sâu
Ta ngồi hong giọt giọt rầu rầu rơi
 
Người về dụ nắng rong chơi
Ta ngồi hun lụi cả trời gió mưa
 
Người về phá nhịp đò đưa
Ta ngồi vét tiếng nhặt thưa chợ đời
 
Hà Nội, 19 tháng 5-2022
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
 

DƯỚI VÒM TRỜI MÙA HẠ - Thơ Tịnh Bình


   

 
DƯỚI VÒM TRỜI MÙA HẠ
 
Nhắn gì chang chói lời ve
Lặng nghe tiếng hạ gọi hè sang chơi
Trời cao thả cái nắng rơi
Ve còn gióng giả thêm lời khét khê
 
Lỡ say phiến nắng mụ mê
Vài ba ả gió hẹn thề mối mai
Chuồn chuồn cánh mỏng tìm ai
Bay cao bay thấp bay hoài mong mưa
 
Chùng chình bóng hạ sang trưa
Võng tre kẽo kẹt đong đưa lời gì
Thả con diều giấy bay đi
Ta thành đứa trẻ mỗi khi hạ về...
 
                           TỊNH BÌNH
                            (Tây Ninh)
 

CHUYỆN CHƯỞNG MÔN VOVINAM LÊ SÁNG ĐI “CẢI TẠO” – Vũ Ánh



Bước đầu tiên của cuộc đời lao tù của võ sư Lê Sáng rất gay go khi bị nhốt trong Chí Hòa vì phải chung đụng với cả những thành phần cao bồi du đãng nhưng võ sư Lê Sáng vẫn cố gắng sống chan hòa với mọi người cùng cảnh ngộ.
 

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2022

THI PHÁP BÀI THƠ “TÔI NGHE” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN - Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


Lời Nói Đầu:
 
Đọc thơ, thưởng thức thơ, bình thơ là tự mình tìm tòi và khám phá phần trả lời của hai câu hỏi:
 
1/ What?
 
Bài thơ viết về cái gì? Ngôn ngữ văn chương gọi là Tứ Thơ; nếu có ẩn dụ toàn bài thì người đọc, người bình phải từ Tứ suy ra Ý.
 
2/ How?
 
Viết thế nào? Đó chính là Phương Cách thi sĩ diễn đạt, chuyển tải Tứ Thơ đến người đọc.
 
Ngôn ngữ văn chương gọi là Kỹ Thuật Thơ; nếu dùng ngôn ngữ chuyên môn hơn một tý thì gọi là Thi Pháp, còn ngôn ngữ đời thường thì có thể gọi là Tài Thơ cuả thi sĩ.
 
Có một vài điều tế nhị nên trong bài viết này tôi chỉ chú trọng đến câu hỏi thứ hai, nghĩa là sẽ nhận xét và phân tích phần Thi Pháp của bài thơ.
 

TÂM VÔ TRỤ, CHÂN VÀ VỌNG – Đỗ Chiêu Đức


Tác giả bài viết Đỗ Chiêu Đức

Kính Thầy,
 
Nhân mùa PHẬT ĐẢN năm nay, để chào mừng đức Như Lai giáng sinh để trải nghiệm cuộc đời Sinh, Lão, Bênh, Tử, mà giác ngộ để độ hóa chúng sinh vượt qua khổ hải trầm luân đồng đăng bỉ ngạn...
 

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2022

NGÀN NĂM ĂN CHẤM VỚI CHAN – Trần Tiến Dũng


Chén nước chấm “chuẩn” của bún thịt nướng (Unsplash)
 
Gần đây, xuất hiện khuyến cáo rất lạ: Người Việt cần bỏ thói quen ăn cơm chan canh. Đứng tên cho những nhận định như vậy là nhiều nhà dinh dưỡng, trí thức, văn nhân, nhà báo… Họ suy xét từ quan điểm cá nhân, rồi không ngần ngại kết tội thói quen ăn cơm chan canh qua ngàn năm của người Việt là xấu, thậm chí là nguy hiểm cho sức khỏe. Lắm lúc, có khi tôi muốn có dịp để đọc cho họ nghe một câu ca dao truyền đời từ xưa lắm:
 
Anh nói em cũng nghe anh,
Bát cơm đã trót chan canh mất rồi.
 
CHAN
 
Không biết có bao nhiêu dân tộc có thói quen chan canh ăn cơm? Lúc tôi sống ở Chợ Lớn, các gia đình người Hoa mà tôi biết chỉ húp nước canh riêng chớ không hề chan canh. Với nhiều dân tộc khác, món canh là soup ăn riêng, ít thấy chan ăn cơm.
 

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2022

LOÀI CÁ HIẾM Ở VIỆT NAM, TRÔNG DỮ DẰN NHƯNG ĂN RẤT NGON, GIÁ RẤT ĐẮT - Theo Nguyễn Chi


Loài cá này có phần đầu mặt giống con bò trong khi phần thân có hình vuông vức như chiếc hòm nên nó có tên gọi là cá bò hòm.

Cả thân cá còn trông giống một chiếc xe tăng nên loài cá độc nhất vô nhị này còn có tên gọi khác là cá thiết giáp.
 
Loài cá này là một đặc sản nổi tiếng của vùng biển Vĩnh Rô ở Phú Yên.

Ngoài ra, ở biển ở Ninh Thuận, Bình Thuận cũng có nhưng số lượng không nhiều

 Chúng là giống cá chậm lớn nên mất 3-4 năm mới có trọng lượng lên tới 1 kg.

Thịt  cá bò hòm dai, ngọt như thịt gà nên được ví von là “gà đại dương”
 
Trọng lượng của loại cá này cũng không lớn, chỉ dao động từ 0.3-2.5kg/con.
 
Loài cá này thường "nấp mình" trong các rạn đá ngầm nên rất khó để đánh bắt

Nó chỉ có trong tự nhiên, số lượng ít, chưa có ai nuôi trồng, chúng dần trở thành một loài đặc sản quý hiếm.
 
Thuộc top đắt nhất trong các dòng cá đánh bắt ở biển Phú Yên, bò hòm tươi sống được bán với giá 1,3-2,5 triệu đồng một kg tại các nhà bè, cửa hàng hải sản.

Loài cá này có thể chế biến thành nhiều món đặc sản ngon nổi tiếng, trong đó cá bò hòm nướng mọi là ngon nhất. Cá nướng chấm với muối ớt xanh rồi thưởng thức. Thịt cá dai, ngọt tự nhiên nên không cần nêm nếm gia vị gì khác.
 
                                        Theo Nguyễn Chi (Tổng hợp) (Dân Việt)
 
Nguồn:
https://www.24h.com.vn/san-xuat-tieu-dung/loai-ca-hiem-o-viet-nam-trong-du-dan-nhung-an-rat-ngon-2-trieu-dong-con-c60a1360958.html

ĐỌC “TRẦM KHÚC MÙA THU” THƠ TRẦN THỊ CỔ TÍCH - Châu Thạch


      
Nhà thơ Trần Thị Cổ Tích là bạn facebook mà chúng tôi khộng nhớ kết bạn khi nào, và thật tình hầu như không giao lưu nhau. Cho đến khi tôi nhắn tin xin khéo bằng cách hỏi mua tập thơ “Trầm Khúc Mùa Thu” thì tác giả gởi tặng. Cầm tập thơ trên tay, đọc lướt qua nhũng phần chính, thật tình tôi có sự khâm phục, khâm phục vì thấy có nhiều cây bút thượng thừa như Luân Hoán, Lê Mai Lĩnh, Cao Thoại Châu, Nguyên Bình… viết cho tác giả. Khâm phục chưa phải là cảm phục, vì tôi phải đọc hết thơ tác giả mới biết mình cảm phục hay không. Thế nhưng, khi đọc bài thơ mà Trần Thị Cổ Tích lấy đầu đề bài thơ làm tựa đề cho cả tập thơ của mình thì tôi cảm thấy “Con Ma Bắt Viết” trong tâm hồn tôi thức dậy hành tôi, buộc tôi phải viết gì đó cho bài thơ, và tôi viết ngay bây giờ. 

BÀI TOÁN P1 CÔNG THỨC NIÊM TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT QUA GÓC NHÌN TOÁN HỌC (PHẦN I) – Hoàng Phụng, Nguyễn Bá Trình, Châu Thạch

Bài viết theo cách nghĩ độc đáo và cách viết của riêng tác giả Hoàng Phụng, trang web blog chúng tôi chép theo nguyên văn 100%, dù rằng có thể quý bạn đọc cho là sai chính tả theo cách viết thông thường
 
Tác giả bài viết Hoàng Phụng

A
                                                                 
AI) SƠ  LƯỢC
  
Thơ Đường luật xuất hiện vào đời Đường bên Trung Hoa. Còn gọi là thơ cận thể để phân biệt với thể loại cổ phong không theo luật lệ nào.
Thơ Đường luật có 4 dạng chính. Dạng bát cú Đường thi gồm 8 câu 56 chữ (8 x 7) luật thơ phức tạp, chỉ một sai phạm cũng ảnh hưởng đến giá trị bài thơ. Tuy nhiên trong thực tế có rất nhiều bài thơ hay của những thi nhân nổi tiếng như Lí Bạch, Vương Duy, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, ... Nguyễn Du, Hồ xuân Hương... bị cho là thất niêm lại được biện minh thi tiên, thi thánh không cần niêm luật "đại gia văn chương bất câu niêm luật". Vậy là thiếu công bằng, vì luật thơ không có quy định này.   
Để rõ hơn, mời đọc và chứng minh bài  toán dưới đây:

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2022

SÁCH “TRƯƠNG VĨNH KÝ, NỐI OAN THẾ KỶ” BỊ CẤM RA MẮT – Giáo sư Sử học Phan Huy Lê



Cuốn sách “Trương Vĩnh Ký, nỗi oan thế kỷ” do nhà nghiên cứu lão thành nổi tiếng Nguyễn Đình Đầu chủ biên, là một công trình công phu tập họp các bài viết của nhiều tác giả xưa và nay, đã được Cục Xuất bản chấp nhận và đã qua thời hạn lưu chiểu theo luật định, tức được phép lưu hành, được các đơn vị xuất bản tổ chức ra mắt tại Đường Sách Sài Gòn vào sáng Chủ nhật 8/1/2017. Giấy mời tham dự buổi ra mắt đã được gửi đi. Nhưng bất ngờ ngày 4/1/2017, một “lệnh miệng” được ban xuống yêu cầu hủy bỏ buổi ra mắt sách. Nhiều thông tin từ nội bộ giới hữu quan cho biết lệnh này xuất phát từ ý kiến của một cựu quan chức lãnh đạo TPHCM đã nghỉ hưu gửi tới “cấp trên” có thẩm quyền. Áp lực đang gia tăng đối với cuốn sách về học giả Trương Vĩnh Ký, thậm chí có nguy cơ đến số phận cuốn sách đáng quý này.