BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2020

GÓC NHÌN THÁNG 01.2020 - Thơ Đặng Xuân Xuyến


   
               Tác giả Đặng Xuân Xuyến


1. Tiễn Kỷ Hợi

Khép VAG (1) tiễn năm Heo
Quét sạch bút nô trí bèo nhèo
Tống khứ quan hề tâm dặt dẹo
Chuột Vàng trí sáng đạo trong veo.
..............
(1): Vụ án MobiFone mua 95% cổ phần Công ty Nghe nhìn toàn cầu gây thất thoát cho nhà nước khoảng 7.006 tỉ đồng.

2. Chuyện Đồng Tâm

Lại loạn Đồng Tâm (2) 1 chữ TIN
4 con dân Việt ngậm oan hồn
Lịch sử sau này ghi đêm ấy
Đẫm máu thôn Hoành nghẹn tiếng dân.
...........
(2) Đêm 09.01.2020 hàng nghìn cảnh sát tiến vào xã Đồng Tâm (Hà Nội) “giải quyết chuyện đất đai” dẫn đến 4 cái chết thương tâm (cụ Lê Đình Kình và 3 cảnh sát Cơ động).

3. Chào Canh Tý

Lò nóng thật rồi bà con ơi
Hải Nam (3) Hải Bắc (4) réo tên rồi
Đón Xuân ấm chút niềm tin mới
Canh Tý (Chuột Vàng) khối tích coi (5).

                      Hà Nội, ngày 15.01.2020
                      ĐẶNG XUÂN XUYẾN
…….
(3) Lê Thanh Hải, cựu Bí thư Thành ủy Sài Gòn, sai phạm trong dự án Đô Thị Mới Thủ Thiêm và đất tái định cư cho dân bị giải tỏa
(4) Hoàng Trung Hải, Bí thư Thành ủy Hà Nội, sai phậm “biến” 8.100 tỷ thành đống sắt vụn khi chỉ đạo vụ Dự án TISCO II.
(5) Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sáng 15/01/2020 nói tập trung xử 10 ): Hoàng Trung Hải, Bí thư Thành ủy Hà Nội, sai phậm “biến” 8.100 tỷ đại án nghiêm trọng, phức tạp trong năm 2020.

NỖI LÒNG CỐ HƯƠNG - Thơ Nguyên Lạc


    


NỖI LÒNG CỐ HƯƠNG

1.
Theo chân ra chợ xứ người
Xôn xao. đỏ. tím... vui cười hân hoan!
Thấy con cua. tưởng con còng!
Thấy cây sồi. nhớ cây còng quê. nao! [1]

Chiều nay bên phố lạ nào
Nhớ con rạch nhỏ. cây cầu đòn tre
Nhớ con còng gió xanh lè
Chiếc càng "tổ chảng" kẹp ta đau tình! [2]
Nhớ ai "dáng trúc bờ xinh" [3]
Lá răm mắt liếc. điếng tình tới nay!
Nhớ sao! cau thẳng hàng dài
Con diều sáo trúc tình ngoài nghĩa trong
Lam không. lúa trổ đòng đòng [4]
Thả con mồi kiến. động lòng cá rô

Nhớ ơi. tuổi dại ngây thơ
Còn đâu? chỉ bóng chiều tà xứ xa!
Xứ xa có nghĩa người xa
Người xa đoài ấy. biết ta nhớ về?
Nhớ về vời ấy chân quê
Đốt đồng khói trắng lặng lờ bay xa!

2.
Xuân thu cùng nỗi phôi pha
Nhuộm ta màu tóc khiến ta bạc đầu!
Bạc đầu. đâu bạc tình đâu
Cố nhân vẫn mãi mộng nào đêm say

Tha phương cùng mối tình hoài
Quê hương. mắt liếc chết người lá răm!
Chắc là ... chắc mãi trăm năm
Cô miên đất khách . nỗi lòng cố hương!

Cố hương đầy mắt đêm trường
Chong đêm đoài đoạn. vô thường bể dâu!
Cố nhân nay biết về đâu?
Về đâu. rồi cũng trắng màu mây bay! [*]
......
[*] Bạch vân thiên tải không du du - thơ Thôi Hiệu.

                                               Nguyên Lạc
......

@. Xin giải thích cho các bạn thành phố rõ:
[1] Cây còng hay còn gọi là muồng tím, muồng ngủ, me tây... Tên khoa học Samanea saman họ Fabaceae, bộ Đậu (Fabales). Cây có nguồn gốc ở châu Mỹ nhiệt đới, du nhập vào Việt Nam từ thời Pháp.
[2] "Tổ chảng": "bự chà bá", "to tổ chảng"(Phương ngữ, Khẩu ngữ) to quá mức thường thấy.
Gọi còng gió, vì đây là loại còng chạy rất nhanh, tưởng có thể bằng cả tốc độ của gió. Mặc dù có bộ dạng nhỏ thó, nhưng đôi càng của còng gió đực (một lớn, một nhỏ) lại là vũ khí hết sức đáng sợ, càng nó rất khỏe, mép càng sắc như dao, kẹp có thể đứt thịt. Ở quê tôi, Đại Ngãi, Hậu Giang nơi các sông rạch, còng gió lớn cỡ ngón tay màu xanh blue rất đẹp
[3] Trúc xinh trúc mọc bờ ao / Em xinh em đứng nơi nào cũng xinh / Trúc xinh trúc mọc đầu đình / Em xinh em đứng một mình cũng xinh (ca dao)
[4] Lúa trổ "đòng đòng" là lúa đang bắt đầu trổ bông, tức bông lúa non. 

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2020

MÙI CỦA MẸ - Thơ Trần Mai Ngân


     


MÙI CỦA MẸ

Mùi của mẹ mùi hoa Vạn Thọ
Tháng giêng về thơm cả trời xuân...
Là mùi Kiệu ngọt dậy mùi hương
Là mùi Dấm chua nồng yêu ái

Mùi của Mẹ... Thính xay vàng chấy
Béo ngậy hương để nhớ ngày xưa
Mùi của Mẹ là mùi quê Tết
Rộn nhà mình tiếng nói cười vang...

Đón xuân về tràn ngập hân hoan
Con thương lắm mùi hương từ Mẹ...
Năm và tháng trôi qua rất nhẹ
Rồi Mẹ xa xa ngút chân trời

Trong gió tết nghẹn lời con gọi
Mẹ ở đâu... hóa đám mây vàng
Mẹ xa rồi trời đất thênh thang
Con tìm mãi tìm hương của Mẹ...

                        Trần Mai Ngân 
                              (26 tết)


VỊNH ÔNG TÁO, VỊNH THẦN BẾP - Thơ Kha Tiệm Ly


   


VỊNH ÔNG TÁO

“Chuyện khó tin mà có thật” nha:
Hai ông mà úm có một bà!
Lưng khum chỉ muốn êm mông chão,
Thân lọ nề chi rát mảng da!
Nghìn phấn vẫn còn đen mặt cụ,
Trăm trầu đâu dễ đỏ môi bà
Sở, Tần nào dễ vui cùng lúc,
Hay kẻ ăn cay, kẻ hít hà?


VỊNH THẦN BẾP

Sình đất khi xưa phải cậy người
Lên thần một bước dễ như chơi!
Cái đầu cong tợ lưng tôm sú,
Bản mặt đen hơn đít lọ nồi!
Công, tội nào hay trong sớ Táo,
Ngay, gian chỉ biết ở ông Trời!
Thương cho đến lúc không còn sức,
Gốc gáo bờ cây lủ khủ ngồi!

                                 Kha Tiệm Ly 

ĐIỆP KHÚC GIAO MÙA - Thơ Văn Thiên Tùng


   


ĐIỆP KHÚC GIAO MÙA

Đây điệp khúc làng xưa khởi vụ
Lúc lũ ròng nông chủ thời gian
Vào mùa công việc vô vàn
Chẳng lơi lả nghĩ nào nhàn nhã thân

Xứ đồng ngoại xa gần đều phải
Ruộng cày tơi hoai hoải chờ đây
Bà con đồng quyết ra tay
Dẫu cho rét buốt chẳng ngày nào lơi

Vùng nông cạn kịp thời xuống mạ
Bàu trũng sâu vất vã hề chi
Guồng lùa, nát tát vơi đi
Cá đam, giếc mại… thiếu chi đây nầy…

Từng chiếc dủi đẩy lùa… chơm úp
Người bắt hôi… tay chụp - chân choi
Một công đôi việc rạch ròi
Cạn khô bừa nhuyễn bùn tơi mạ dầm

Bấy ngày nữa tròn năm tết điểm
Việc đồng xong lại chuyển lên đồi
Vườn nhà - cồn cháng rẻo doi
Trĩa bắp, trồng sắn… nơi nơi rộn ràng…

- Kìa nêu phướn phất phơ báo tết
Trai tráng làng dẫu mệt vẫn cam
Đêm ngày tập dợt luyện chăm
Đến ngày thi đấu quyết đem giải về

Phận các ả bộn bề công việc
Nào bánh này… mứt miếc liền tay
Nữ công gia chánh dạn dày
Mâm tất niên cúng đủ đầy vị hương

Các lão cụ đường đường lo chuyện
Tươm tất ngay nhà cửa bàn thờ …
Đường làng ngõ xóm đang chờ
San bùn đổ cát - phát bờ khai quang.

Mọi công việc đàng hoàng đâu đấy
Khắc giao thừa chực sẵn lên đèn
Mâm cơm khấn vái tổ tiên
Cầu mong phúc lộc… bình yên nhà nhà.

Đúng giây phút thiêng liêng chạm ngõ
Tết đến rồi đâu đó râm vang
Niên khai pháo điểm rộn ràng
Đào mai bung cánh cúc vàng song seng.

                      Mai Vân Văn Thiên Tùng
                                 2/01/2019

CUỐI NĂM NHÌN MƯA RƠI NHỚ HUẾ - Thơ Hạ Thái


    


CUỐI NĂM NHÌN MƯA RƠI NHỚ HUẾ
(Để tặng những người có tuổi thơ với Huế một thời như tôi)

Mấy hôm nay trời làm mưa
mưa dài, mưa dai không ngớt
nhìn mưa mà nhớ Huế da diết
những con đường
bóng trăng khuya
dòng sông
Trường Tiền phất phơ tà áo trắng
hồ Tịnh Tâm
đồn Mang Cá ...

Huế với tôi
không nơi nào lạ
tuổi thơ mài mòn biết mấy cái đũng quần
nhìn mưa đây, lòng cứ bâng khuâng
không biết nữa
chừ Huế mưa hay nắng
đi lâu rồi chưa về
rứa răng mà cứ nhớ Huế lắm!

Huế mơ
nón bài thơ
tuổi học trò
tôi lớn lên với Huế từng giờ
Huế đi vào tôi
từng tế bào, từng thớ thịt
cho nên yêu Huế
yêu da diết!

Huế cho tôi từ lời nói dáng đi
tuổi tóc xanh nằm trong lòng Huế
đâu cần gì phải là chôn nhau cắt rốn
Huế vẫn theo tôi suốt cả cuộc đời!

Ngày đầu tiên rời Huế
buồn! như con mèo ngái ngủ bên hiên
từ loa máy rè vọng ra bài ca cổ
dòng nước mắt chảy ngược vào tim!
xa Huế rồi
nhớ miên man
thư cho bạn viết hoài không cạn ý!

Trăng Ngự Viên
cửa Hiển Nhơn
đoạn đời tuổi thơ tới lui quanh quẩn
cây đào sau nhà thờ Nguyễn Phước Tộc
những pho tượng chầu trước Viện Bảo Tàng
gốc me già, gốc bàng, gốc nhãn
ông Cảnh Sát đầu cửa Đông Nam
và cây phượng đỏ trước mái trường Trần Quốc Toản
cửa Thượng Tứ, Cửa Ngăn, Cửa Sập, cửa Đông Ba...
lầu Ngọ Môn, điện Thái Hòa, điện Thế Miếu, cung Diên Thọ, Tả Hữu Vu ...
chỗ mô cũng nhớ!
tiếng gió lùa qua nòng súng thần công
cơ hồ hồn linh thiêng trong nớ.

Trưa hè Vân Lâu
đèn khuya Thương Bạc,
chiều xuống Giã Viên
sáng mờ Đập Đá
sương trên khóm trúc
đêm Vỹ Dạ mơ màng
hồn Hàn Mạc Tử lời thơ bất tử!

Chén chè Cồn thơm mùi bột sắn dây
ngọt ngào như câu hò mái đẩy
điệu Nam Ai lời Thúc Dạ Thị
thuyền lênh đênh Bến Ngự Đêm Tàn...*

Chợ Đông Ba ngó qua Gia Hội
vẳng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga
tiếng mõ xa xa
trầm ngâm Diệu Đế.
Chiều mưa rơi nhẹ nhàng trên phố Huế
giọng ai ngâm êm ả khúc dân ca!

Lối lên Bạch Hổ
ngõ xuống Thanh Long
nhìn qua Ngự Bình
mây giăng bàng bạc
đền Nam Giao hướng về Đại Nội
trầm ngâm
kỳ đài phất phới
gợi hồn thiêng!

Huế của tôi ơi!
kể làm sao cho hết nỗi niềm
một thưở thanh bình
một thời chinh chiến
cả nỗi lòng hoài niệm quê hương!.

Chừ cuối tháng Chạp
ngồi nghe mưa buồn!
nhớ Huế!
còn mấy hôm nữa thôi là Tết.
quấn khăn lên Huế trọn năm mươi hai năm!
bùi ngùi nhớ Tết Mậu Thân! 
Huế thân thương vẫn nỗi nhớ vô ngần!
Xa mặt thiệt lâu rồi mà lòng không bao giờ cách biệt!

                                                  Hạ Thái
                                     (Cuối năm Kỷ Hợi, 2020)
                          Từ Lung Lũng Hoa Vàng, Cali, USA

.....

* Đêm Tàn Bến Ngự của Dương Thiệu Tước.

CHUYỆN ‘SƯ PHỤ’ CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐĂNG HÀNH - Đặng Xuân Xuyến


                   
                             Tác giả Đặng Xuân Xuyến


CHUYỆN ‘SƯ PHỤ’ CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐĂNG HÀNH

Sáng ngày 07 tháng 07 năm 2019, tầm 9 giờ anh đến nhà tôi ở phố Nguyễn Văn Trỗi theo lời hẹn. Bắt tay anh, tôi nói: - "Em có mời anh Đỗ Hoàng. Chốc gặp nhau, anh có ngại không?". Thoáng chút bối rối nhưng nét mặt anh rất nhanh tươi trở lại: - "Không sao! Chuyện thật người thật thì có gì tớ phải ngại.", rồi chậm chậm bước lên tầng.
Vừa gặp Đỗ Hoàng, anh đã quày quả trách tôi:
- Chú viết “Tưng tửng 7 chuyện cùng Nguyễn Đăng Hành” như thế hại anh quá. Nhiều người hiểu sai nói anh thế này thế kia..
Tôi ngớ người, phân trần:
- Em viết nhẹ đi rất nhiều so với lời anh nói. Anh mắng em hèn, không dám trich dẫn 100% lời anh vì sợ mọi người chửi, sao giờ lại trách em?!.
Không trả lời tôi, anh cười rất tươi với nhà thơ Đỗ Hoàng, giọng hồ hởi:
- Anh Đỗ Hoàng, bác Chử Văn Long, bác Nguyễn Khôi là 3 sư phụ em rất kính trọng! Đời em chỉ tôn kính 3 sư phụ đây thôi!
Rồi vồn vã chuyển đề tài thăm hỏi, luận bàn thơ phú. Tôi tròn mắt nhìn anh: Chẳng có lẽ tôi đang nghe nhầm?

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2020

NHỚ GIAO THỪA NĂM XƯA... - Thơ Trần Mai Ngân


    


NHỚ GIAO THỪA NĂM XƯA...

Chen lấn giữa cuộc xuân
Tôi đi tìm mùa cũ
Tôi của tôi đâu rồi
Áo hoa và mắt biếc...

Đêm giao thừa đi lễ
Cùng mẹ và có anh
Trời sao đêm nhấp nhánh
Tôi hạnh phúc nhất đời...

Chắp tay nguyện Phật Trời
Xin yêu anh mãi mãi
Xin tuổi mẹ trăm năm
Xin mình đừng xa xăm...

Cuộc đời vô thường lắm
Tôi khờ khạo ngây thơ
Cuộc chơi rồi khép lại
Ta nghi ngại rời nhau...

Tuổi hạc mẹ bay cao
Lệ rơi hai vạt áo
Chỉ còn trong chiêm bao
Giao thừa cùng đi lễ

Mùa Xuân lại mùa Xuân
Tôi lạc giữa lưng chừng
Phố đông... giao thừa lạnh
Tôi gọi ngày xưa ơi...

                Trần Mai Ngân
                   24-2-2020

ÁO LỤA SÓC TRĂNG - Thơ Nguyên Lạc


    


ÁO LỤA SÓC TRĂNG

1.
Ai về đất Sóc quê tôi *
Nhớ thăm Hoàng Diệu một thời đã xa
Một thời yểu điệu thướt tha
Trắng dài áo lụa đón đưa con đường

Nhớ thăm cây điệp sân trường
Hoa vàng rơi nhẹ lời thương tóc người
Nhớ thăm ... nhiều lắm người ơi
Trong tôi trọn cả đất trời Sóc Trăng

2.
Phương này giờ tuyết trổ bông
Muôn trùng trắng phủ. Nỗi lòng quê tôi
Nhớ thương ... thôi cũng chỉ rồi
Đêm ba mươi lạnh ngoài trời tuyết bay

Có người lữ khách mồ côi
Đón xuân xứ lạ thấy đời hư không
Sóc Trăng thời đó còn không?
Dáng ai ngày đó ... còng lưng nắng đời?

Sóc Trăng vẫn mãi trong tôi
Trắng dài áo lụa trọn đời … Thiên thu!

                                         Nguyên Lạc
.........

* Sóc Trăng, trước 1975 là tỉnh Ba Xuyên có trường công lập Hoàng Diệu là nơi tôi học. Quê tôi Đại Ngãi, huyện Long Phú, Sóc Trăng - Hậu Giang

ĐÂU NỤ TÌNH XƯA ! - Thơ Văn Thiên Tùng


   


ĐÂU NỤ TÌNH XƯA !

Con ngõ làng tháng năm chờ cùng đợi
Mỗi hạ sang, thu vãn lẫn đông gầy
Mỗi chiều tàn... lúc hửng nắng… từ đây
Nụ tình ướm... sắc hương ngời tuổi mộng

Nụ tình vương lớn dần theo nhịp sống
Nơi ngõ làng hương loang thắm lối đi
Lời ngầm trao bao ao ước xuân thì
Bởi sắc ấy - bởi hương chiều tim tím

Sắc hương mà mỗi đông tàn xuân chớm
Ôi ! tím yêu thương dìu bước đi về
Tím giản đơn… hòa quyện nét chân quê
Biêng biếc tím… hương chiều… chơi vơi tím

Gió xuân xao quyện hương chiều ngát lịm
Tựa hương tình say đắm độ tròn trăng
Mỗi chiều buông sương xõa… tuyệt diễm Hằng
Ấy nụ tình một thời ta say đắm

Một nụ tình ướm trao trong thầm lặng
Thoáng xuân nao xoan ủ sắc hương nồng
Lắm hạ bừng phượng thắm ước ao mong…
Giờ chỉ mãi… vầng trăng thương và nhớ

Vầng diễm Hằng vốn bên ta từ thuở
Lúng liếng đưa duyên- tủm tỉm môi cười
Háy háy yêu… hay phũng phịu hờn lơi
Đợi nghe tiếng ngọt ngào… thời ấy mới

Chịu nghéo tay… để hòa bình chắp nối…
Bao giao mùa ngần kỷ niệm lên ngôi
Tuổi hồn nhiên khờ khạo vốn qua rồi…
Khi mộng ước chẳng trở thành đôi lứa …

Đâu lối nhỏ dấu yêu tình chất chứa
Những đổi thay có dìu dịu tấc lòng
Ôi! Nụ tình năm tháng ủ ấp mong
Còn đâu nữa! ... Ơi!... vầng trăng kỷ niệm

Một vầng trăng... ta mãi tìm mãi kiếm
Đã vời xa… xa biệt độ sang thu …
Bến bờ nao... đâu đó... vẫn mịt mù
Ôi ! NỤ TÌNH xưa ta hoài mong đợi ...

Mỗi xuân sang...
trong sắc tím- hương nồng

                                Văn Thiên Tùng
                                     08/4/2019

XUÂN ĐỢI - Thơ Nhật Quang


   


XUÂN ĐỢI

Giọt Xuân mơ ươm nắng vàng trong gió
Lộc đơm chồi, Xuân về đó em ơi!
Muôn sắc hoa tô điểm thắm đất trời
Anh thầm mong dáng Xuân hồng qua ngõ

Gió rung rinh cánh mai vàng hé nở
Về đi em, cho rạng rỡ tình Xuân
Anh vẫn đợi bên thềm nắng bâng khuâng
Nhìn cánh én chao nghiêng miền thương nhớ!

Em đã hẹn, khi Xuân về ngang phố
Là ước mơ…Xuân hội ngộ yêu thương
Xuân đã chín ngào ngạt mùi vấn vương
Anh vẫn đợi, tình Xuân ơi, vẫn đợi…!

                                          Nhật Quang

NĂM CHUỘT DẠY ĐỜI - Kha Tiệm Ly


       


NĂM CHUỘT DẠY ĐỜI

1. Chuột dưới mắt người

Tên mười hai con giáp và các con vật “cầm tinh” tương ứng, trẻ em cũng rành sáu câu, thiết tưởng không nên nhắc cho dài dòng.
Lại không ít người thắc mắc tại sao con chuột nếu xét về hình vóc thì nhỏ xiú, còn về “võ công” thì chẳng là cái đinh gì so với 11 con giáp khác (gặp mèo, gặp rắn là chạy té khói), thế mà không biết lý do gì nó lại được đứng đầu sổ trên 11 con kia?
Về việc nầy cũng có hàng lô lời giải thich; người thích lời giải thích nầy, kẻ thích lời giải thích kia, chưa ai chịu thua ai, nên lại thiết tưởng không cần liệt kê cho thêm rườm rà!
Điều chúng tôi muốn nói là con chuột trong mắt con người và trong văn chương bình dân.
Dưới mắt con người, chuột là con vật bé nhỏ, hôi hám, xấu xí, dơ bẩn, phá hoại, hèn hạ, bậc nhất, nếu không thì sao: “hình thù như con chuột nhắt” (nhỏ); “hôi như chuột”; “dơ như chuột”; “phá như chuột”; và theo tướng số, nếu bị mắng là “đồ mặt chuột” thì ngầm hiểu rằng đó là người nhỏ nhen, hèn hạ! (xin lỗi, chúng tôi chỉ nói theo sách vở chớ không theo quan điểm của mình)
Với loài có vú thì chuột là nhà vô địch về sinh đẻ: Khoảng 3 tháng tuổi, chuột cái có thể đẻ lứa đầu tiên; đẻ một lứa từ 5 đên 10 con; và cứ sau chưa đầy 1 tháng thì lại đẻ lứa khác! Người ta tính, một vợ chồng chuột sau một năm sẽ cho ra đời cháu chít là 15 ngàn (còn tồn tại bao nhiêu là chuyện khác)! Bởi vậy cũng đừng lấy làm lạ khi biết rằng số “chuột khẩu” lại tương đương với số nhân khẩu trên trái đất nầy!

VỊ VUA ĐẾN NGAI VÀNG TỪ SỚI VẬT - Trần Đình Ba


        
                     Tượng Thái tổ nhà Mạc: Mạc Đăng Dung
                                 tại Từ đường Cổ Trai – Hải Phòng


        VỊ VUA ĐẾN NGAI VÀNG TỪ SỚI VẬT 
                                                                                   Trần Đình Ba

Con đường đi đến ngai vàng của Mạc Đăng Dung khởi nguồn từ sới vật. Nhưng họ Mạc, từng chỏng vó trước một vị tiến sĩ trói gà không chặt.
Nói nghiệp đế của Mạc Đăng Dung từ sới vật đi lên, có lẽ chẳng phải ngoa ngôn, mà thực tế lịch sử đã diễn ra đúng như vậy. Trong Ngự chế Việt sử tổng vịnh của vua Tự Đức nhà Nguyễn cho hay, Mạc Đăng Dung vốn là cháu xa (bảy đời) của “lưỡng quốc trạng nguyên” Mạc Đĩnh Chi nhà Trần. Nhưng trái với tổ tiên vinh thân phì gia từ đường khoa bảng, Mạc Đăng Dung lại nhờ vào sức khỏe mà làm nên nghiệp.

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2020

CHÈ TRONG NỖI NHỚ - Nguyên Lạc và Lê Văn Quới


           
                       Đồng tác giả Nguyên Lạc


       CHÈ TRONG NỖI NHỚ
                                                              Nguyên Lạc và Lê Văn Quới

Mỗi tên chè - một nỗi thương
Mỗi tên chè - gợi mùi hương nhớ đời

Cần Thơ thành phố thân yêu của tôi, thành phố của một thời, một thời mộng mơ. Thành phố của những con đường, những ngõ ngách thân quen, những quán cà - phê với những bài ca muôn thuở. Đặc biệt là những quán chè bên lề đường của thời áo trắng môi hồng phượng đỏ. Những chén chè ngọt lịm môi người, ngào ngạt hương yêu.
 Ai mà ở bến Ninh Kiều không nghe tiếng rao chè tha thiết, ngọt ngào, ngân nga kéo dài trầm bổng nửa khuya: "Ai ăn chè bột khoai, đậu xanh, nước dừa, đường cát hô.ô.ô...hôn? ", lời rao gợi nhớ đến bài ca vọng cổ "Gánh chè khuya" của soạn giả Viễn Châu, qua giọng ca ngọt ngào, trầm ấm của "Đệ nhứt danh ca" Út Trà Ôn và "sầu nữ" Út Bạch Lan. Chỉ đoạn ca mở đầu, người nghe cảm thấy tâm hồn bâng khuâng, xao xuyến:
"Nghe tiếng rao/ Trong đêm dài u buồn/ Đêm từng đêm thầm vang bên phố vắng/ Nghe tiếng rao/ Như một lời kêu than cho số kiếp phụ phàng…"
Về chè của Cần Thơ, tôi xin giới thiệu đến các bạn bài viết rất lý thú của thầy Lê Văn Quới, đồng nghiệp và cũng là đàn anh cùng dạy ở Cần Thơ trước 1975.
Trước khi vào bài viết của thầy Quới, tôi xin bàn sơ về hai chữ CHÈ và TRÀ: