BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2018

HOA THẠCH THẢO - Thơ Phan Ý


 
                  Nhà thơ Phan Ý

   HOA THẠCH THẢO

   Dẫu mùa Thu-Thu úa đã lâu rồi
   Anh muốn níu cả rừng hoa Thạch Thảo
   Lặng lẽ buồn thả sắc tím vào tim
   Hoà nỗi nhớ dâng lên niềm âu yếm
   Của đợi chờ buồn tím ủ bờ mi
   Của đợi ai ưu tư tím nhu mì
   Buồn sắc tím muôn lần tim hoá tím
   Em vẫn thế cứ là hoa Thảo tím
   Lặng lẽ chiều thả sắc tím vào tim
   Thả men say thả chút nắng im lìm
   Vào vũng nắng anh mơ hồ đẫm nắng
   Lặng lẽ chờ ngồi trông đứng ngóng
   Ôm hương thầm Thạch Thảo tím vào tim.

                                             Phan Ý
                                            01-2018

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018

ĐỌC “NHẤP SÓNG HOÀNG HÔN” THƠ CA DAO - Châu Thạch


          
         Nhà bình thơ Châu Thạch


       ĐỌC “NHẤP SÓNG HOÀNG HÔN” THƠ CA DAO

 Chỉ cần đọc cái đầu đề bài thơ đã cho ta một sự thú vị rồi: “Nhấp sóng hoàng hôn”. Ta hãy nghe một vài câu thơ có chữ “nhấp”:

   “Khướt mềm cũng bởi nhấp cùng ai
   Tri kỷ ngày đêm cạn chén hoài”
       (Rượu cùng Em- Hải Rừng)

  “Một sáng nhấp môi mấy tách trà
  Hương thơm thoáng thoảng quyện bay xa”
                         (Trà Trần Bảo Kim Thư)

CHUYỆN TÌNH BUỒN CỦA ĐỆ NHẤT ÂN PHI: YÊU VUA DUY TÂN NHƯNG CUỐI CÙNG LÀM VỢ VUA KHẢI ĐỊNH - Trọng Đạt


  

Trong 8 năm trời là Đệ nhất Ân phi của Vua Khải Định bà Hồ Thị Chỉ vẫn không cảm thấy hạnh phúc vì khắc sâu trong tim bà vẫn là hình bóng của vị vua ái quốc Duy Tân.

Thượng thư bộ Học Hồ Đắc Trung có 4 người con 2 trai, 2 gái. Trong đó, cô con gái áp út Hồ Thị Chỉ nổi tiếng là một giai nhân quốc sắc thiên hương, cầm kỳ thi họa đều thông tỏ lại sử dụng được 2 ngoại ngữ là Hán ngữ và Pháp ngữ khiến người đời đều ngưỡng mộ. Tuy tài sắc vẹn toàn lại sớm bén duyên với hoàng thất, cuộc đời của Hồ Thị Chỉ ngỡ như một bộ phim cổ trang hạnh phúc thế nhưng lại có kết cục buồn.

BẾN XƯA..., BUỔI HOÀNG HÔN, QUA ĐƯỜNG - Thơ Tịnh Đàm


  
      Nhà thơ Tịnh Đàm

   BẾN XƯA...

   Bến xưa, thuyền vắng không về
   Tiếng côn trùng vọng nghe tê tái lòng !
   Nỗi buồn ray rứt dòng sông,
   Bao con sóng nhỏ quên không vỗ bờ !
   Lặng thầm, ta gợi dáng xưa,
   Trăng e ấp hiện khi vừa tan mây.
   Bến xưa, cỏ dại phủ đầy,
   Người xưa, giờ hẳn đắm say duyên nồng.
   Ta về, lòng nặng nhớ mong,
   Mảnh trăng khuya với dòng sông ngậm ngùi...

BÀI HÀNH SÁU LĂM - Thơ Hạ Thái Trần Quốc Phiệt

   
    
    Tác giả Hạ Thái Trần Quốc Phiệt


   BÀI HÀNH SÁU LĂM

   Gió lạnh tìm về, nhạn lại bay
   Chiều nghiêng dốc núi bóng hao gầy
   Vàng thu nhạt nhẽo pha màu úa
   Chợt buồn thèm một chút gì cay.
   Bạn bè ngày cũ tìm đâu được
   Thuở tuổi vào đời tình nghĩa thay!
   Bôn ba tứ tán người một nẻo
   Lưu lạc mười phương ới ai đây.
   Gọi tên nhau thử ai còn mất
   Qua cuộc chuyển vần gió bụi bay
   Vào tuổi sáu lăm còn mấy đứa
   Về với nhau tìm một cuộc say.

TRĂNG XƯA - Thơ Nhã My, nhạc Nguyễn Hữu Tân, video clip Huỳnh Tâm Hoài



                        Nhà thơ Nhã My


    TRĂNG XƯA

    Em về trời đổ cơn mưa
    Áo xiêm hờ hững ướt vừa nỗi đau
    Buồn nào như đã xa nhau
    Giọt rơi gợi nhớ xốn xao cõi lòng
    Ngàn năm một cõi tịch không
    Trăng xưa tròn khuyết chờ mong bao ngày…


    NỖI ĐAU

    Vầng trăng quê cũ chưa lìa
    Mà sương đã ướt đầm đìa nỗi đau
    Đêm đêm lặng ngắm trời cao
    Tóc chưa điểm bạc tình vào hư không


    TRĂNG CÔI

    Xa nhau đã mấy mùa đông
    Em thay áo cưới qua sông cùng người
    Đâu đây còn vọng tiếng cười
    Nghe trong hiu hắt một đời không nhau
    Anh về hồn lạnh hoang sơ
    Cút côi nỗi nhớ đứng chờ hiên mưa
    Đâu rồi đôi mắt người xưa
    Thềm hoang lỡ hẹn gió đùa trăng côi…

                                               Nhã My


        

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

NGÀY MAI VÔ THƯỜNG LẮM ! - Trần Mai Ngân

      
                      Tác giả Trần Mai Ngân
  
     NGÀY MAI VÔ THƯỜNG LẮM !

     Ngày mai vô thường lắm !

    * Mới đó D cười cười, nói nói... trước khi bye cả nhóm. D còn nheo một con mắt có đuôi thật dài. Đôi mắt lá răm đẹp đã làm cho nhóm đàn ông ngẩn ngơ chìm vào sâu.
   Vậy đó, hai giờ sau thì hay tin D ra đi mãi mãi. D đi một mình lặng lẽ bằng con đường rất cô đơn !

ĐÔNG HÀ... CÂY PHƯỢNG GIÀ KỶ NIỆM - Hoàng Yên Lynh


       
             Tác giả Hoàng Yên Lynh

     ĐÔNG HÀ... CÂY PHƯỢNG GIÀ KỶ NIỆM
                                     
     Tôi chưa một lần đặt chân đến Hải Phòng nhưng qua sách vở, báo chí tôi đã nghe về một thành phố Hoa Phượng Đỏ... Tôi không thể hình dung màu hoa phượng đỏ ở đó thế nào, có rực rỡ, óng ánh một màu đỏ ngút mắt trên đường phố,rợp một màu đỏ loang theo ánh nắng chiều... Nhưng ở một thành phố trên cao nguyên tôi đã bắt gặp những con đường có những hàng cây phượng vĩ nối tiếp nhau như những hàng phượng rực đỏ trong thành nội Huế. Và mỗi khi hạ về, khi ánh nắng xóa tan những làn sương núi chập chùng ban mai đã nghe râm ran tiếng ve và màu hoa đỏ đã tràn ngập trên phố. Ai đã từng đi qua thời cắp sách hẳn không khỏi thấy lòng bâng khuâng, xao xuyến khi bắt gặp những chùm hoa phượng đỏ bay bay đong đưa trong gió. Ký ức của một thời xa vắng lại về. Vâng, mùa hạ, tiếng ve và màu đỏ của hoa phượng là dấu ấn của tuổi học trò, là biết bao kỷ niệm êm đềm bên trường cũ, bạn xưa. Có một chút ngậm ngùi lẫn xót xa khi nhìn những tà áo tung bay trong gió nhắc nhớ hình ảnh của một thời nay đã xa vắng khi mà tuổi đời chồng chất và lối đi về ngày mỗi ngày ngắn lại...

CHÙM THƠ CHU VƯƠNG MIỆN VỀ TAM NGUYÊN YÊN ĐỔ


  

  TAM NGUYÊN YÊN ĐỔ

   tổng đốc ba tỉnh Sơn Hưng Tuyên
   gặp lúc đất nước điêu linh
   tiến thoái lưỡng nan
   đành từ quan
   về làng
   tình thế khẩn trương
   ai cũng lo thân
   không ai chê
   và cũng không khen ?
   -
   cái học từ chương
   thuộc làu sách sử kinh điển
   thủa xửa thủa xưa
   đậu đạt làm quan
   rớt làm vườn
   kiến thức trình độ có chừng đó
   dễ làm
   khó bỏ
   -
   Khương Tử Nha
   câu cá nơi sông Vị
   chờ thời
   Hàn Tín
   câu cá chợ Hoài Âm
   chờ chức
   Nguyễn Khuyến lỡ cỡ
   câu cá ở ao nhà
   chờ chết
   -
   có mợ chợ cũng đông
   không mợ cũng chả ai trông mợ về
   hết nhà này làm vua
   qua nhà khác làm vua
   thiên hạ là của chung
   thay nhau mà làm vua
   thay nhau mà làm quan
   có kẻ thanh liêm
   có kẻ tham tàn
   đến rồi đi
   mạnh vì gạo
   bạo vì tiền
   nhưng không có ai ngồi chờ chết
   biết tiến và biết rút

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2018

THƠ RƯỢU TRONG "THƠ TÚI RƯỢU BẦU" - Trương Đình Đăng

      alt
      Nhà thơ Trương Đình Đăng


   THƠ RƯỢU TRONG "THƠ TÚI RƯỢU BẦU"
   (Gửi Khatiemly Haohan)

   Suốt mấy tuần về quê tịnh dưỡng
   Túi Thơ Bầu Rượu chẳng quên mang
   Hụp lặn uống ngôn tình ngữ tửu
   Phú cùng thi khí phách ngang tàng.
   Non tửu lượng, văn chương èo uột
   Dám say cuồng "cụng chén" cùng Kha
   Quen La Hán, bụi đời...quen tuốt
   Cả thánh thần, ôn dịch, quỷ ma !
   Xin ghi lại mấy vần thơ rượu
   Tạ Tiệm Ly khi chiếu đã tàn
   Dẫu chửa thành sinh đồ tuấn hữu
   Tấm chân tình đã trót vương mang !

VẪN MÃI CHO NHAU!!! - Thơ Giáng Thu Xưa




   VẪN MÃI CHO NHAU!!!

   Em về góp nhặt yêu thương
   Mảnh tình trao gửi miên trường thẫm sâu
   Dạt dào chan chứa cho nhau
   Dâng tràn nụ ái sắc màu thắm trao
   Bềnh bồng giăng lối chênh chao
   Canh khuya chìm đắm sóng đào trải ngân
   Nồng nàn say khướt tràn dâng
   Choàng đêm trong giấc ủ lần gối chăn
   Tiếng yêu vẹn ý mê ngàn
   Ngàn năm vẫn mãi không tan cuộc tình
   Đáy lòng gõ nhịp không thinh
   Ru trong giấc mộng huyễn mình trong tay...

                                               04-12-2018
                                           Giáng Thu Xưa

BẾN XƯA..., BUỔI HOÀNG HÔN, QUA ĐƯỜNG - Thơ Tịnh Đàm


     
            Nhà thơ Tịnh Đàm


   BẾN XƯA...

   Bến xưa, thuyền vắng không về
   Tiếng côn trùng vọng nghe tê tái lòng !
   Nỗi buồn ray rứt dòng sông,
   Bao con sóng nhỏ quên không vỗ bờ !
   Lặng thầm, ta gợi dáng xưa,
   Trăng e ấp hiện khi vừa tan mây.
   Bến xưa, cỏ dại phủ đầy,
   Người xưa, giờ hẳn đắm say duyên nồng.
   Ta về, lòng nặng nhớ mong,
   Mảnh trăng khuya với dòng sông ngậm ngùi...

THƠ VIẾT KHI UỐNG RƯỢU - Hạ Thái Trần Quốc Phiệt


       
         Nhà thơ Hạ Thái


   THƠ VIẾT KHI UỐNG RƯỢU
 
   Lâu lắm rồi
   mong một cơn say bí tỉ,
   rượu bao nhiêu để chước đủ một bầu,
   sông thì lặng mang hồn trăng Lý Bạch
   thuyền êm êm không gợn chút chồng chềnh
   cốc vẫn rót  -  nâng hoài - hơi chẳng ấm,
   đêm lụn tàn
   bầu sắp cạn mới lâng lâng.!

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2018

THƠ HÀ HUYỀN CHI (tt)


   

301.
Tôi, 1935 vào đời, khóc dối
Gã trai Hà Nội, quán tại Hà Ðông
Nhóc Ðặng Trí Hoàn sinh nhằm thời nô lệ, thực phong
Cùng vận nước long đong từ tấm bé
Lớp vỡ lòng.
Tôi học tiếng Tây thay cho tiếng mẹ
Ngày, mỗi ngày, vẫn cà cưởng đồng ca
Marechal, nous voilà!”
Thưa ngài Thống chế Pétain, chúng con đang hiện diện.
(Ha Huyen Chi)

A Hanoi lad originally from Ha Dong came to the world
in 1935, shedding faked tears
Born during the colonial times full of prejudices,
little Dang Tri Hoan followed the fate of the country,
rambling far and near
Since the early days in grade school,
I studied French in lieu of the mother language,
each day greeting the leaders with "Maréchal, nous voilà!"
- General Pétain, we are at your service!
(Bao Ngoc)

302.
Ta với người lỡ dại
Sống chung trong vòm trời
Ôi cõi người băng hoại
Ðạp lưng nhau mà chơi.
(Ha Huyen Chi)

303.
Hỡi những bến bờ thuyền giạt tới
Hãy tình mở rộng, lòng bao che
Cho người vong quốc còn cơ hội
Sống nốt đời đau kẻ mất quê.
(Ha Huyen Chi)

O ports and harbors where those boats may drift
Open your hearts and let them come inside.
Give those who’ve lost their country, lost their all,
A chance to live out their expatriate lives. 
(Huynh Sanh Thong)

TẢN MẠN CHUYỆN THƠ RÁC VÀ THƠ... KHÔNG RÁC - Lê Nguyễn



 TẢN MẠN CHUYỆN THƠ RÁC VÀ THƠ... KHÔNG RÁC
                                                                              Lê Nguyễn

Cách đây nhiều năm, cứ sáng chủ nhật, tôi và anh bạn lại cà phê với nhau, nói đủ thứ chuyện trên đời, nhưng tuyệt đối không nói về thơ. Vì cả hai biết có sự bất đồng khá lớn trong quan điểm về thơ, nên người này tôn trọng sự khác biệt của người kia. Mấy ngày qua, không ngờ vì quá tự tin, anh đã phải trả giá cho những lời nói quá đỗi hớ hênh của mình. Hôm nay, tôi không định nhắc thêm những gì đã diễn ra trong những ngày ấy. Chỉ bày tỏ sự áy náy vì có hai người bạn trẻ ân cần đề nghị tôi cho một định nghĩa ngắn gọn: thơ hay là gì? Mình né hoài mà các bạn cứ truy đuổi riết, cứ như mình là nhà phê bình văn học cỡ Đặng Tiến (Tien Dang) không bằng.

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2018

NGHĨ QUANH KHI ĐỌC “CAO HUY THUẦN NGƯỜI KHUÂN ĐÁ” - ĐỖ HỒNG NGỌC


               

           NGHĨ QUANH KHI ĐỌC
           “CAO HUY THUẦN NGƯỜI KHUÂN ĐÁ”
                                                            Đỗ Hồng Ngọc

Có khi nào nâng một bình trà uống đến giọt cuối cùng tưởng đã cạn sach rồi nhưng đợi một lúc thì trà lại như tự chắt ra thêm mấy giọt rồi lại tươm thêm vài giọt nữa, càng lúc càng đậm đặc càng ngất ngây không?

Đọc Cao Huy Thuần cũng vậy đó. Cứ tưởng anh nói lung tung đầu ngô mình sở đến lúc nghĩ lại mới giật mình. Cho nên đọc Cao Huy Thuần phải chậm rải, phải ‘cảnh giác’ coi anh có giấu giếm cái gì trong mỗi chữ mỗi câu đó không?

TẠI SAO VIỆT NAM ĐÃ KHÔNG BỊ ĐỒNG HÓA SAU NGHÌN NĂM BẮC THUỘC? - Nguyễn Hải Hoành


      



      TẠI SAO VIỆT NAM ĐÃ KHÔNG BỊ 
      ĐỒNG HÓA SAU NGHÌN NĂM BẮC THUỘC?
                                                         Nguyễn Hải Hoành

TIẾNG TA CÒN THÌ NƯỚC TA CÒN!

Đồng hóa dân tộc (national assimilation) gồm:

1- Đồng hóa tự nhiên, tức quá trình dân tộc A trong giao tiếp với dân tộc B, do chịu ảnh hưởng lâu dài của B mà A tự nhiên dần dần mất bản sắc của mình, cuối cùng bị B đồng hóa; đây là một xu hướng tự nhiên trong tiến trình lịch sử loài người.

BAY HƠI DANG TRẦM - Lê Văn Trạch


Anh Lê Văn Trạch trên FB với nick Lê An Lạc là một cựu Nguyễn Hoàng quê ở Cam Lộ, hiện anh đang định cư ở Mỹ. Cách đây mấy năm, anh đã có chuyến về Việt Nam. Trong chuyến đi năm đó, anh đã có một bút ký ghi lại chuyến đi trải dài từ Quảng Trị - Đà Nẵng vào đến Sài Gòn - Bà Rịa Vũng Tàu, gặp gỡ nhiều thầy cô, bè bạn đồng môn. Bài viết đó đã được giới thiệu và đăng trên trang Đồng môn Nguyễn Hoàng.
Hôm nay, xin được giới thiệu tùy bút "Bay hơi dang trầm" trong tập "Dặm trường lưu dấu" của anh.



     BAY HƠI DANG* TRẦM

Theo đà tiến hóa và phát triển, con người chinh phục, cải tạo thiên nhiên để bảo đảm tồn tại, thỏa mãn nhu cầu vật chất trong sinh hoạt, với trí tưởng tượng và sự năng động khám phá, họ đã có những thành tựu đáng kể! Những kết quả đạt được đôi khi tác động ngược lại, phá hủy quân bình tự nhiên, tạo những mâu thuẫn gay gắt khó giải quyết, không chỉ ở môi trường mà chính ngay trong bản thân họ!

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2018

LÀNG TÔI - Bút ký của Nguyễn Quang Khiêm


     
            Tác giả Nguyễn Quang Khiêm


             LÀNG TÔI
         
Nằm về phía đông nam cách thị xã Quảng Trị 5Km bên dòng sông Vĩnh Định: Là ngôi làng Ngô Xá thuộc xã Triệu Trung huyện Triệu Phong

SƠ LƯỢC VÀI NÉT TIỂU SỬ LÀNG

Sau đám cưới lịch sử của Huyền Trân Công Chúa với vua Chiêm Thành là Chế Mân năm Bính Ngọ (1306) dãi đất 2 huyện Triệu Phong và Hãi Lăng đã trở về Việt Nam, trong đó có miền đất làng Ngô Xá, mặc dầu đã thuộc bản đồ Việt Nam mấy trăm năm nhưng vùng đất này vẫn còn là vùng đất rộng, người thưa. Làng được hình thành vào cuối thế kỷ XV khi Mạc Đăng Dung tiếm quyền vua Lê - các ngài ở làng Hoa Duệ thuộc Hoan Châu ( Nghệ Tĩnh ngày nay) phụng mệnh vua Lê Cung Hoàng vào Thuận Hóa – Tân Bình đánh dẹp Chiêm Thành, chiêu mộ lưu dân, khai khẩn ruộng hoang, thành lập Tổng xã ( theo di cảo của làng) năm 1537 đời vua Lê Thánh Tôn Niên hiệu Hồng Đức các ngài Thủy Tổ làng, theo tiến trình đi mở đất, thiết lập thôn trang xưa có tên là làng Ngu Xá ( Ngu: quần tụ; Xá: xã hay có nghĩa làng lớn, làng đại xã ). Năm 1670 đời vua Lê Huyền Tông ( niên hiệu Cảnh Trị ) kiến tu Châu bộ tên làng được đổi là Phước Xá . Năm 1811 (đời vua Gia Long năm thứ 10) Toản tu địa bộ toàn công (tu chỉnh lại sổ bộ địa chính ) do chữ Phước trùng tên với dòng họ vua Triều Nguyễn( theo luật của Triều đình gọi là phạm húy) nên được đổi lại là Ngô Xá

CHÙM THƠ CHU VƯƠNG MIỆN VỀ TẢN ĐÀ

   


   LẠC VÀO THƠ TẢN ĐÀ

   mâm gỗ đặt trên manh chiếu mộc
   bát sành bát đất úp ngổn ngang
   đũa tre cọc nằm vung vãi
   nậm nọ be kia đến võ vàng

   thịt heo nguyên miếng còn trên đĩa
   ớt còn y trái lọ mắm tôm
   rau diếp xanh rờn rau húng quế
   thôi rồi đủ ấm mối tình con

   nâng li thứ nhất mừng nguyên quán
   một giải sông Đà nước Hắc Giang
   Ba Vì, Tần Lĩnh bao la quá
   Khê Thượng quanh năm cuộc sống còn

   nâng tiếp li nhì mừng Sào Nam
   đôi vai gánh nặng nặng vô vàn
   Đông Du lớp lớp người thương nước
   bồi bức dư đồ nước Việt Nam

   một tiếp xin mời Cao Bá Quát
   một vầng tinh đẩu vạn đời sau
   ba hồi trống dục tròn danh tiết
   yêu nước thương dân họa mất đầu

   li tiếp thì ta uống với ta
   danh vang bốn biển bác Tản Đà
   trà rượu có dư nhà không có ?
   đế đô sót lại tiếng cầm ca

CHÙM TỨ TUYỆT GỬI CÁC VĂN NGHỆ SĨ - Thơ Nguyễn Khôi


    
         Nhà thơ Nguyễn Khôi


   CHÙM TỨ TUYỆT GỬI CÁC VĂN NGHỆ SĨ
         (Nhân Đại hội VHNT Thủ Đô - 12)
                          
   *1- Đeo bám mãi, chần chừ chưa  Đại Hội
   Nhân sự "chờ"/ tranh chấp... đợi TRÊN "phê" (1)
   Già khú đế không chịu nhường bọn trẻ (2)
   Nghệ sĩ ư  ? nghe tiếng đã chán phè...
                         
   *2- "Văn nghệ sĩ"...  Đảng / Dân nuôi béo ú
   Chỉ có tài "chém gió" vượt Thánh thần
   Quá "tam thập"... vẫn chưa hề cai sữa (3)
   Cứ "bú" hoài bầu vú "thuế" của dân ?
                         
   *3- Là "Nhà văn" không sống bằng ngòi bút
   Lại "đeo lon", bám Chức... sống đình huỳnh
   Thơ với Truyện nhạt phèo mùi nịnh bợ
   "Giải thưởng" hoài / chia chác... tự vinh danh !?!
                         
   *4- Là "Họa sĩ" vẽ tranh treo xó bếp
   chờ Tây mua... ăn bám Vợ mánh mung;
   Là "Hát sĩ" nào "Nhân dân"/ Ưu tú
   Như Giáo sư / Tiến sĩ... rẻ hơn Sung...
                         
   *5- ÔI Đất Nước 32 năm "Đổi Mới"
   Đã sang thời "Công nghiệp 4 chấm không"
   Mau lai tỉnh hỡi các Văn Nghệ sĩ
   Vào @ sáng tác để nuôi thân ?!

                                  Hà Nội 20/4/2018
                                  NGUYỄN KHÔI

.......................

(1) Đã quá Nhiệm kỳ hơn 2 năm, nay mới Đại Hội... Thành Ủy đã "phê chuẩn"/ giới thiệu  Nghệ sĩ hát chèo Quốc Chiêm làm Chủ tịch Hội (lại nhớ câu thơ xưa "Vua chèo còn chẳng ra chi / Quan chèo thì cũng khác chi thằng hề"..." !?!)
(2) BCH cũ 25 vị, từ Nhà thơ Bằng Việt (đa số từ 70-gần 80 tuổi)
không chịu rút lui, vẫn cứ tự giới thiệu vào BCH mới..."bầu" chưa rõ kết quả...?
(3)Tam thập nhi lập... nay đã 32 năm mà các HỘI vẫn sống bằng "bao cấp" / tiền thuế của dân.
            

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

CHÉN BIỆT LY - Thơ Tịnh Đàm


   
        Nhà thơ Tịnh Đàm


   CHÉN BIỆT LY
   (Viết theo tâm sự của bác G.T.Điệp)

   Anh với em - nào, ta cứ say !
   Để lòng, bao mộng chết đêm nay
   Uống đi, vơi cạn niềm thương nhớ,
   Cho kiếp giang hồ lịm ở đây !
   Mượn chén men say xóa nỗi buồn,
   Dù mai em có phải cô đơn.
   Dù mai ta chẳng còn sum họp,
   Thì để men cay ấm lại hồn.
   Rót nữa đi nào, anh với em,
   Cho đời bừng cháy giữa hơi men.
   Cho tan giấc mộng trùng lai ấy,
   Còn gặp nhau không - nặng nỗi niềm !
   Anh hẹn mười năm nữa sẽ về,
   Và - xin đừng nhớ buổi xưa đi,
   Mười năm xa lắc - đời gang tấc,
   Say nữa đi nào - chén biệt ly !

                          Tịnh Đàm
                 (Hóc Môn,TP.HCM)

MÙI CỦA MẸ - Thơ Nguyễn Văn Anh




    MÙI CỦA MẸ

    Thời son trẻ
    Mẹ thơm mùi con gái
    Mùi tằm dâu rơm rạ quê nhà
    Mùi bồ kết hương cau thơm lắm
    Mùi thanh xuân đồng nội – Mẹ trao cho cha
    Ngày vỡ ối con ra
    Mẹ còn thơm mùi chăn gối
    Mùi tro than hột muối củ gừng
    Con bú mớm
    Mẹ thơm mùi vú mọng
    Con đi lẫm chẫm
    Mẹ thơm mùi cơm nhão cháo hoa
    Con đến trường làng
    Mẹ thơm mùi lúa rơm gạo mới
    Con lên trường huyện
    Mẹ thơm mùi cơm bới mo cau
    Khi con ốm đau
    Mẹ thơm mùi của Phật
    À… ơi
    Ôm con mùi Mẹ tỏa ra
    Bệnh hoạn tiêu tán tà ma phải lùi
    Ngày nắng hạn
    Mẹ thơm mùi me đất
    Tháng mưa dầm
    Mẹ thơm mùi con cá chột nưa
    Con xa nhà
    Mang theo mùi của Mẹ
    Đi đông đoài Nam Bắc
    Là con đi đất bằng biển lặng
    Là con đi chân cứng đá mềm
    Ơi những kẻ đi xa
    Có nghe thơm mùi của Mẹ
    Mẹ thơm mùi bếp lửa quê nhà
    Mùi của Mẹ là mùi rất thật
    Ngày con thành gia thất
    Mẹ thơm mùi cheo cưới
    Mùi áo khăn đèn rượu trầu cau
    Ngày tháng qua mau
    Thoảng chút hương đời, con hể hả
    Mẹ còn giữ một mùi dân dã như rơm
    Đời con lận đận áo cơm
    Mẹ là áo gấm, tám thơm, nồi đồng
    Đời con mỏi gối chồn chân
    Lạ thay Mẹ vẫn thơm mầm lộc non
    Con mấy mặt con
    Vẫn ngỡ mình bé dại
    Vì nhà ta còn mùi Mẹ, mùi Bà
    Mùi Bà – mùi cái vú da
    Mùi cau trầu với mùi hoa mẹ trồng

BẠN NHẬU CŨ - Nguyễn Ngọc Tư





     BẠN NHẬU CŨ

Hắn chịu thiệt là mình mê chơi, ham vui, và vì thích chơi vui nên khoái nhậu. Còn gì buồn bằng việc phải về nhà sớm vào những buổi chiều cuối tuần dìu dịu nắng, gió nhẹ hiu hiu, phải ngồi một mình trong những buổi trưa trời mưa rả rích. Có gì vui bằng được ngồi trong một cái quán nào đó, hơi ồn ả, phức tạp một chút. Ở đó, mỗi người mang tới một màu sắc mùi vị, một tính cách khác nhau, đa dạng như cuộc đời tươi đẹp này. Họ có thể không có lý do gì rõ ràng hết, cũng có thể vì gặp người bạn cũ lưu lạc lâu rồi, một hợp đồng kinh tế mới ký, buồn do thất tình, vui vì mới cưới vợ xong… và niềm tự hào duy nhất của hắn khi ngoái nhìn lại nửa đời bia bọt là có lúc hắn đi quán chỉ vì nhớ cha, nhớ quá trời.