BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2021

ĐÂY MIỀN DANH LAM – Thơ Văn Công Toàn

 
   
          Nhà thơ Văn Công Toàn (Hoài Phong Trần)


ĐÂY MIỀN DANH LAM   
 
Tôi đâu tìm đến vành trăng   
Nhìn trên cao mới thấy Lăng Cô tròn   
Một miền thăm thẳm nước non   
Như nàng công chúa mãi còn hoá thân   
Bên nầy núi dựng Hải Vân   
Bên kia vịnh đẹp với đầm Lập An !   
Tôi đâu tìm đến đền vàng   
Mải mê bờ bãi, miên man điệu đà...   
Cát phơi trắng cả bao la   
Trăng treo lau lách, mượt mà nôn nao          
 
Tôi đâu hẹn với trời sao        
Đường lên Bạch Mã như vào cung mây        
Rừng thông cổ thụ xanh đầy        
Tung bờm ngựa trắng cao bay mấy tầng        
Khói sương xoá những dấu chân        
Chắp thêm đôi cánh nhẹ tênh cõi đời        
Tôi đâu hẹn với sao trời        
Đường lên Bạch Mã như mời thiên thai !        
Thác Đỗ Quyên, Vọng Hải Đài        
Ngũ Hồ giữa chốn then cài Động Tiên...             
 
Ai về xứ Huế - Thừa Thiên             
Lăng Cô - Bạch Mã xứng miền danh lam !!!
 
                                   Lăng Cô, 22-12-2020
                                        Văn Công Toàn

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2021

ĐI VỀ PHÍA HOÀNG HÔN – Thơ Châu Thanh Thủy

 
                              
                                Nhà thơ Châu Thanh Thủy


ĐI VỀ PHÍA HOÀNG HÔN
 
Nghiêng chiều để rớt hoàng hôn
Nghiêng vai để thấy ta còn ngày xanh!
Ta ơi, mộng cũ trong lành
Níu vào đêm vắng để thành chiêm bao.
Dẫu đời vẫn lắm hư hao
Dẫu ta vẫn lắm ngày nao nao buồn
Đôi khi giọt lệ vẫn tròn
Đôi khi tình đó vẫn còn xôn xao
Chiều nay gặp bước chân nào
Viết câu thơ để tạc vào hoàng hôn...
 
                         Châu Thanh Thủy

NHÀ VĂN DƯƠNG THU HƯƠNG TRONG “HỒI KÝ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH”

Nguồn:
https://www.vinadia.org/hoi-ky-nguyen-dang-manh/hoi-ky-nguyen-dang-manh-duong-thu-huong/
 
 
                                  Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh                                  
 
Tôi không nhớ rõ đã quen Dương Thu Hương từ bao giờ. Có lẽ từ hồi chị học trường viết văn Nguyễn Du chăng (1981)?. Tôi được mời dậy trường này mấy khoá đầu. Dương Thu Hương học khoá một cùng với Ngô Thị Kim Cúc, Lâm Thị Mỹ Dạ, Lê Thị Mây, Hữu Thỉnh, Chu Lai, Nguyễn Khắc Trường… Hôm làm lễ bế giảng, chị mặc áo dài trắng, khoác tay tôi cho Hoàng Kim Đáng chụp, ấy là năm 1982.
 

CHÙM THƠ “CƠN MƠ, CƠN MỘNG, CƠN SAY...” CỦA LÊ VĂN TRUNG


    


CƠN MƠ GIỮA MÙA ĐÔNG
 
Em trở về hiu hắt giữa cơn mơ
Theo chiều gió mùa đông ướt dầm câu thơ cũ
Tôi vẽ tiếp nỗi buồn lên dòng mưa
đang u trầm chảy qua khung trời mây úa
Chảy từ phương em mòn mỏi những mong chờ
Chảy từ phương tôi giấc mộng ủ tình xưa
Chảy thao thiết qua hồn chiều quạnh quẽ
 
Em trở về? Không! Chỉ là trăm dòng lệ
Tận phương buồn chảy tận bến hoàng hôn
Em trở về? Không! Chỉ là những sợi buồn
Như sợi máu chảy buồn trong da thịt
Như nước mắt của từng lời em hát
Năm mươi năm vàng úa dấu rêu tình
Năm mươi năm trôi mãi giữa bập bềnh
Câu thơ vấp trăm thác ghềnh giông bão
Em trở về? Không! Chỉ là cơn mộng ảo
Theo dòng mưa buồn suốt một mùa đông
Thơ ướt trong mưa, thơ chảy trăm dòng
 
Ai đứng giữa mùa đông cầm câu thơ bật khóc!
                                   

THÁNG CHẠP, NGỦ ĐÔNG, CHIỀU – Thơ Trần Mai Ngân

 
  
                   Nhà thơ Trần Mai Ngân


THÁNG CHẠP
 
Tháng Chạp đốt lửa trên sân
Có vài sợi khói tần ngần chẳng bay
Vương vào đôi mắt mi cay
Khói thương tro hiểu những ngày mất nhau...
 
 
NGỦ ĐÔNG...
 
Giống như tôi đã ngủ đông...
Không lời, không tứ... lòng không nghĩ gì
Dường như chẳng muốn làm chi
Chỉ ngồi lẳng lặng... đôi khi... thở dài!
 
 
CHIỀU        
 
Chiều quyện hồn ta như cơn say        
Chiều xoá suy tư cuộc tình này       
Chiều mang đi hết ngày xưa ấy        
Chiều bỏ một mình ta ở đây        
Chiều thả trôi xa lời đắng cay        
Chiều rơi giọt sầu trên mi ai        
Chiều run rưng rưng là giọt lệ        
Chiều khóc một thời ta đắm say!
 
                         Trần Mai Ngân

PHẢI DUYÊN CHỒNG VỢ - Thơ Huỳnh Tâm Hoài, nhạc Phan Ni Tấn, tiếng hát: Duy Khang.


 
                                Nhà thơ Huỳnh Tâm Hoài


PHẢI DUYÊN CHỒNG VỢ
 
Chắc duyên, chắc nợ mình ơi!
Xuôi mình lặn lội thăm tôi để rồi.
Hai đứa xếp lại một đôi,
Thiên duyên tiền định mình ngồi bên nhau.
Mình về tôi ở ruột bào,
Thương mình thương quá, chừng nào mới phai!
Tôi đây ở phía non Đoài,
Mình xa biển Bắc dặm dài lê thê.
Bao giờ chim nhạn bay về?
Cho cành khô héo vỗ về chân chim.
Chim kêu mấy tiếng kêu chiều,
Cành vui lắc lẻo cho mềm lòng chao.
Dây trầu quấn quýt thân cau,
Phải duyên chồng vợ bên nhau suốt đời.
 
                                   Huỳnh Tâm Hoài


     

Thơ: Huỳnh Tâm Hoài.
Nhạc: Phan Ni Tấn.
Tiếng hát: Duy Khang.
Hòa âm: Lê Hùng.

Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2021

NGƯỢC DÒNG CHỜ HOA ĐÊM... - Chùm thơ độc vận của Đặng Xuân Xuyến


    


NGƯỢC DÒNG
 
Hôm nọ có người ghé bến sông
Nói chuyện nhà bên đã gả chồng
Từ độ ngược dòng đi xây mộng
Chả thấy một lần ghé bến sông.
 
Tôi biết người ta chẳng ngóng trông
Chỉ mình tôi với mộng hư không
Chiều qua lạc bước về Kim Động
Tôi lại trắng đêm hứng gió đồng.
 
Tôi biết người ta đã gả chồng
Giờ là mệnh phụ giữa phố đông
Tôi buồn tôi giận tôi dại mộng
Say mãi đò ngang khách má hồng.
 
Đã  mấy đông rồi, đã mấy đông
Bếp lửa nàng nhen có đượm hồng
Mỗi bận nàng ra cài then cổng
Có lạnh so người trước gió đông?
 
Nàng có còn quen nép cạnh chồng
Hững hờ dạo gót giữa phố đông
Lá vàng lả tả khi chiều xuống
Có thấm cô đơn bởi gió cuồng?
 
Tôi biết người ta chẳng đoái trông
Chỉ mình tôi với mộng hư không
Tôi buồn tôi giận tôi dại mộng
Lỡ cả chuyến đò khách sang sông.
 
Hà Nội, Ngày 29.11.2014
 

KHÓC BỐ VỢ - Thơ Nguyễn Khôi


 
                           Nhà thơ Nguyễn Khôi


KHÓC BỐ VỢ
          
Chàng trai cảng Hải Phòng
giác ngộ Việt Minh
đi “Bộ đội Cụ Hồ”
trải ba cuộc chiến
- Mất vợ
mất nhà đất
- Còn một mụn con gái
một vốc Huân Chương...
Nay
đi Đài hóa thân
Hai bàn tay trắng
Bố ơi !
         
Hà Nội, 11/4/MậuTí – 2008
Nguyễn Khôi

LỜI CHÀO! – Thơ Văn Công Toàn


   

 
LỜI CHÀO !
(Kính mừng Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo - Đại thọ 104 tuổi !)
 
Đời ta rồi cũng trăm năm    
Con sông muôn thuở ôm cầm thuyền ai ?    
Còn chi trong cõi hình hài      
Ra đi rồi cũng một mai dặm trường...         
 
Bây chừ gặp lại dòng Hương         
Qua bao mùa lũ vẫn thương đôi bờ !         
Lời chào như một giấc mơ           
Thắp lên ngọn lửa hồn thơ ru tình...     
 
Ru ai đời lại ru mình ?     
Cho ta năm tháng yên bình còn đây !         
 
Đời ai rồi cũng ngủ say         
Âm Dương rồi cũng có ngày cách chia...         
Tâm hồn thể xác xa lìa         
Trăm năm rồi cũng bên kia cuộc đời.             
 
Giờ ta nhìn lại chính tôi              
Đẳng cấp phong độ là lời rỗng không...             
Chiều nay đứng giữa cánh đồng                
Ngắm cô đi cấy chổng mông còn gì ?!
 
                                   Dạ Lê, 9-1-2021
                                   Văn Công Toàn

Thứ Năm, 14 tháng 1, 2021

NHÀ THƠ LÃNG TỬ DỄ THƯƠNG NGUYỄN TẤT NHIÊN – Đoàn Dự




Nguyễn Tất Nhiên tên thật là Nguyễn Hoàng Hải, là một nhà thơ được nhiều người Việt Nam yêu thích. Đối với các nhà thơ khác thì người ta hâm mộ, còn đối với Nguyễn Tất Nhiên, người ta yêu thích do thơ của Nhiên rất hay, phóng khoáng, có những nét gần như kỳ lạ nhưng lại rất trẻ, rất hồn nhiên, cứ viết là viết, hễ thích là viết và viết rất gần gũi với cuộc sống con người. Ví dụ: “Người từ trăm năm/ Về ngang sông rộng/ Ta ngoắc mòn tay/ Trùng trùng gió lộng/ Thà như giọt mưa/ Vỡ trên tượng đá/ Thà như giọt mưa/ Khô trên tượng đá/ Có còn hơn không…” (Trích: Khúc tình buồn. Phạm Duy phổ nhạc và đổi tên thành ‘Thà như giọt mưa’ nhưng xem ra cái tên Khúc tình buồn hay hơn). Ôi, tình yêu mà chỉ có “một khúc” thôi – một khúc ngắn ngủi, nhỏ bé, giống như những giọt mưa rơi trên tượng đá, sau đó khô đi và tác giả tự an ủi: “Có còn hơn không”. Thật dễ hiểu, dễ gần gũi, vì ai cũng đã từng trải qua thứ tình cảm ấy nên thấy yêu thơ Nguyễn Tất Nhiên.
 

NĂM SỬU NÓI CHUYỆN TRÂU - Nguyễn Đại Duẫn




Thành ngữ “con trâu là đầu cơ nghiệp” nói lên vị trí, vai trò quan trọng của trâu đã có từ lâu trong đời sống con người Việt với nền nông nghiệp lúa nước. Con trâu là con vật có vai trò quan trọng đến mức trước cả việc lập gia đình, làm nhà. Vậy nên trong tục ngữ ca dao Việt Nam có câu: “Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà” là thế.
 

NẦY EM HỠI - Thơ Phan Quỳ


  
                     Nhà thơ Phan Quỳ

 
NẦY EM HỠI
 
Nầy em hỡi, chân xưa giờ quên lối,
Sáng mai hồng, trưa nắng, những chiều đông.
Ta mòn mỏi chờ mong ngày tháng rộng
Tiếng tơ đồng vang vọng giữa trời không.
 
Nầy em hỡi, tóc xưa giờ có rối,
Có phai màu, khắc khoải những đêm đêm?
Ta chợt ước mình là cây lược nhỏ
Tay em mềm, tóc chảy bờ vai êm.
 
Nầy em hỡi, đêm nay trời dần tối,
Mưa rưng buồn qua mái lá che nghiêng,
Ta ngồi nhớ mưa xa từng hạt vỡ,
Ta ngồi mong thôi hết những ưu phiền.
 
Nầy em hỡi, xa xăm về muôn nỗi,
Ký ức buồn, lồng lộng một trời thương.
Sóng lênh đênh chìm nổi một cánh buồm.
Mùa giông bão, mong chi ngày cập bến?
 
Nầy em hỡi, ta mong lần cứu rỗi,
Thượng Đế buồn, gieo mãi hạt từ tâm.
Chiếc lược nào trong mộng ảo trăm năm?
Mơ tóc rối trên vai người tình nhỏ.
 
Nầy em hỡi, thênh thang về con ngõ,
Thưa vắng rồi, cô quạnh một tình nhân.
Ta vẫn mong, ta gọi em lần nữa,
Âm vang buồn, vọng mãi đến ngàn xanh...
 
                                                 Phan Quỳ

ĐƯỜNG RỪNG VÀ CÂY MÂY – Đinh Hoa Lư


Tác giả Đinh Hoa Lư


Mây đây không phải là những đám mây trời bồng bềnh trôi trên bầu trời xanh lơ trong một ngày nắng đẹp đâu thưa quý bạn. Mây đây là những bụi mây rừng đầy gai nhọn trong rừng xanh núi thẳm.
 

Thứ Tư, 13 tháng 1, 2021

TRẢ LỜI ANH NGUYÊN LẠC VỀ SHOW, DON’T TELL – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


Trong bình luận của tôi về bài viết của anh Nguyên Lạc tôi chỉ giới hạn nhận xét của mình vào một phần “không ổn”:
 
Trong 3 truyện ngắn anh Nguyên Lạc đưa vào làm thí dụ cho thủ pháp Show, Don’t Tell trong bài Vài Điều Về Cao Xuân Huy Và Lâm Chương thì nhận xét của tôi chỉ nhắm vào truyện ngắn Bùa Ếch của nhà văn Lâm Chương. Truyện ngắn này có đoạn kết như sau:
 
Lương Mập phân trần: “Tôi thương cô ta thiệt tình. Chứ đâu phải vì cái đó.” Lão (thầy bùa) lắc đầu: “Cậu lầm rồi. Nếu cô ta không có cái đó, cậu có thương không?” Lương Mập cứng họng.
 
Trên đường về, nghiệm lại lời của lão thầy bùa, hắn hiểu ra rằng tình cảm trai gái đều bắt nguồn từ cái đó khác nhau mà thôi…
 

TRẬN CHIẾN CHƯA NGƯNG: ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH VÀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN # 5, PHỤ LỤC 1 – Nguyên Lạc



Phụ lục 1:

TẦM ẢNH HƯỞNG CỦA KIM VÂN KIỀU LỤC
 
DẪN NHẬP

Trước khi vào phần phụ lục, chúng tôi xin tóm lược các phần trước đã nói để độc giả dễ theo dõi:
Nguyễn Du dựa vào tích sử triều Minh, Vương Thúy Kiều của Dư Hoài (dài khoảng 3, 4 trang giấy), Tình sử Phùng Mộng Long, và các hý kịch/ hát bộ nhà Thanh - như Thu Hổ Khâu, ông thêm vào các nhân vật đệm sáng tác ra truyện thơ Đoạn Trường Tân Thanh / Truyện Kiều. Xuất hiện sau Đoạn Trường Tân Thanh / Truyện Kiều => Kim Vân Kiều Lục => Các phóng tác Truyện Kiều (văn, thi, phú… tuồng Kim Vân Kiều, Đào Hoa Mộng Ký) => Thanh Tâm Tài Nhân Truyện => Kim Vân Kiều Truyện Thanh Tâm Tài Tử => Kim Vân Kiều Truyện Thanh Tâm Tài Nhân (Duy Minh Thị) => Kim Vân Kiều Truyện Thanh Tâm Tài Nhân (Tàu) – (Xem phần ghi chú ở cuối bài)
 

XUÂN KỀ, TẾT ĐỢI; NHỚ SAO!– Thơ Văn Thiên Tùng


   

 
XUÂN KỀ - TẾT ĐỢI
 
Tháng chạp đến xuân bên thềm tết đợi
Tiểu - Đại hàn hai tiết tiễn năm qua
Nhưng năm nay bấc buốt rét hanh lùa
Mưa tầm tả suốt những ngày đông kết
 
Nơi đồng quê máy cùng người lã mệt
Cố khép dần lịch nông vụ gần xa
Từ bưng biền cho chí trũng vườn nhà
 Đồng gấp rút việc vàn đâu vào đấy
 
Chốn thị thành chẳng rảnh rang chi mấy
Gom góp hàng lắm thứ dự trữ kho
Nguồn cung cầu sít soát phải tính lo
Lúc chợ Tết lắm người mua kẻ viếng
 
Góc hoa xuân đan xen màu lúng liếng
Mai, quất đào, … lắm thế đủng đỉnh chào
Cúc vàng hoe, tầm ly,… đẹp nhường bao
Đều ứ nụ - ướm sắc hương đợi tết
 
Bao sân ga vào ra chật kín hết
Từng đoàn tàu xuôi ngược rộn ràng sao
Cảng hàng không đông đúc biết nhường nào
Ai cũng muốn sớm được về kịp tết
 
Tiệc tất niên mọi người đông đủ hết
Lễ cuối năm cung thỉnh rước thần linh
Từ ngàn xưa tục lệ vốn quê mình
Sau mâm cộ đợi giao thừa tết điểm.
 
 

Thứ Hai, 11 tháng 1, 2021

VŨ HÁN VÀ HOÀNG HẠC LÂU – Trần Nguyên Thắng

Nguồn:
https://www.saigonweeklyonline.com/chuyen-la-bon-phuong/-tran-nguyen-thang-vu-han-va-hoang-hac-lau.html

Hoàng Hạc Lâu là thắng cảnh nổi tiếng ở Vũ Hán gắn liền với sông Trường Giang và là một trong “Tứ đại danh lâu” của Trung Hoa (Vũ Hán là tên ghép của Vũ Xương – Hán Thủy). Ngôi lầu nằm bên bờ sông Dương Tử và nhìn ra thành phố Vũ Hán, tỉnh Hà Bắc. Biết bao thi nhân, có cả Thôi Hiệu và Lý Bạch, đã từng viết nên những áng thơ nổi tiếng về ngôi lầu này.



Bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu ra đời tại thành Vũ Xương vào thế kỷ 8, thời thịnh Ðường, với tám câu:
 
“Tích nhân dĩ thừa Hoàng Hạc khứ
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu
Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch vân thiên tải không du du
Tĩnh xuyên lịch lịch Hán Dương Thụ
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.”
 
黃鶴樓 
昔人已乘黃鶴去,
此地空餘黃鶴樓。
黃鶴一去不復返,
白雲千載空悠悠。
晴川歷歷漢陽樹,
芳草萋萋鸚鵡洲。
日暮鄉關何處是,
煙波江上使人愁。
 

CHÙM THƠ ĐƯỜNG LUẬT CỦA VĨNH HOÀNG


 
                           Nhà thơ Vĩnh Hoàng

 
CẢNH ĐẸP HÀM TÂN
 
Hàm Tân cảnh đẹp vẻ nên thơ
Xao xuyến lòng ai đến muốn sờ
Bát ngát Đồi Dương cây cỗ thụ
Xanh rờn Khe Dứa nụ non tơ
Tam Tân chuyện cũ rơi xa bến
Thầy Thím tích xưa dạt tới bờ
Viếng chốn đền thiêng còn hiện hữu
Cảm hoài cứ tháy tưởng trong mơ
                      

ĐẦU NĂM TẢN MẠN CÙNG THƠ NHẠC – Phan Quỳ



Sân chiều chao nhẹ dăm tơ lá....
 
Giữa bao bộn bề tất bật của mưu sinh và cả những nhọc nhằn hiu hắt của tuổi xế chiều, bỗng một hôm ta chợt nghe đâu đó thoáng về một tiếng cười giòn tan của kỷ niệm. Vang vọng đâu đây tiếng chú ve nhỏ hết hồn kêu vang trong một trưa hè đôi lứa. Và ta chợt thấy lòng bâng khuâng xao xuyến một trời mơ trở lại, ngọt ngào, tha thiết và đắm say:
 
Nhìn nhau cũng đủ lãng quên đời     
Vai kề vai một mái lầu phong nguyệt    
Hạnh phúc xa xa mỉm miệng cười.
 
Đó là niềm hạnh phúc lộng lẫy của Đinh Hùng, nỗi nhớ nhẹ nhàng lắng sâu bàng bạc của Trịnh, hay của hết thảy chúng ta khi hoài vọng về một bóng hình xa xôi trong nhạt phai dĩ vãng:
 
Đôi khi nắng qua mái hiên làm tôi nhớ, đôi khi thoáng nghe bước chân về đâu đó của em...
 

Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2021

VÀI LỜI VỚI PHẠM ĐỨC NHÌ VỀ BÀI: "CÁI SIÊU VÀ CÁI VỤNG..." - Nguyên Lạc


Nhà thơ Nguyên Lạc

Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì đã nhiều lần "sờ gáy" tôi, tôi sợ nên "chạy làng"; thế mà cũng không yên, vẫn bị "truy lùng". Chi vậy? Luận tội?
Trong bài cảm nhận văn phong của 2 nhà văn tôi thích vừa đăng:
 
VÀI ĐIỀU VỀ CAO XUÂN HUY VÀ LÂM CHƯƠNG - Nguyên Lạc
 
http://phudoanlagi.blogspot.com/2020/12/vai-ieu-ve-cao-xuan-huy-va-lam-chuong.html
 
http://t-van.net/?p=47155