BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2020

VÂN LÀ MÂY – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức

 

                                          Học giả Đỗ Chiêu Đức


Lò cừ nung nấu sự đời,
Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương      

Hai câu thơ trên trong Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều, lấy ý từ hai câu thơ trong bài Khả Thán Thi 可嘆詩 của Thi Thánh Đỗ Phủ :   

Thiên thượng phù vân như bạch y,  天上浮雲如白衣,         
Tư tu cải biến như thương cẩu .      斯須改變如蒼狗

Có nghĩa:          
    
Mây nổi trên trời như áo trắng,              
Phút giây chợt tựa chó xanh lơ.

Từ hai câu thơ trên cho ta thấy, Phù Vân 浮雲 là mây nổi bay trên trời có thiên hình vạn trạng và biến đổi vô thường, mới thấy như tà áo trắng đó, mà trong phút chốc đã thành như một chú chó màu xanh. Vì...



VÀI CẢM NHẬN VỀ 2 BÀI THƠ TÌNH CỦA CẬU HỌC TRÒ LỚP 12 – Đặng Xuân Xuyến

 

               

                                                 Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến


Đọc 2 bài thơ tình "Tôi đi tìm tiếng ơi" và "Giết" của Nguyễn Tấn Thành tôi thấy lạ lắm: Thật diết da, thật khắc khoải, thật hy vọng và cũng thật nhiều bi lụy, tuyệt vọng. Tất cả những cung bậc tình cảm đó đều có trong 2 bài thơ "Tôi đi tìm tiếng ơi" và "Giết".

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU VỀ TRÀ (Kỳ 10) – Nguyên Lạc

 


SƠ LƯỢC VỀ TRÀ ĐẠO NHẬT BẢN

Phần Trà Đạo này tác giả xin nói rõ: Đây là những trích đoạn tác giả tìm hiểu, tham khảo rồi sắp xếp lại cho mạch lạc từ các nguồn: Trà Đạo – Bảo Sơn dịch từ The Book of Tea của Okakura Kakuzo, Nghệ thuật yêu trà trong Niệm Thư 1 của Minh Đức Hoài Trinh và Trà Luận của Đức Chính…

Trước khi vào mục, xin ghi ra đây bài thơ nói lên sự liên quan mật thiết giữa Trà và Thiền:

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2020

BÃO – Thơ Lê Phước Sinh


   


BÃO
 
Trước Cuồng Nộ Đất Trời,
-  tựa như đối diện với Cơn giận của Em
Tôi chỉ biết vụng về im lặng.
Con Mắt hút Giông Tố
chạy xoắn
trừng trừng
quay tít
Núi Rừng gào Cây
căm hận
Đất Đá rên xiết
Thiên Nhiên trả lời
bài học nhãn tiền
địa linh vắt kiệt
sự tĩnh lặng ghê người
qua cơn hoang mạc ...
 
LÊ PHƯỚC SINH

NGHIÊNG BÓNG TÀ HUÂN ! – Thơ Phạm Ngọc Thoa


   

    

NGHIÊNG BÓNG TÀ HUÂN !
 
Đọc bài thơ cũ mông lung
Gặp mình tha thẩn giữa trung thu ngàn
Giọt mưa chiều chậm vắt ngang
Ướt đôi sợi tóc nghe bàng hoàng ta
Từ hôm thu bỏ đi xa
Còn đôi lá muộn là đà rơi nghiêng
Rụng về tím cõi hồn nhiên
Từ vô định đến vô biên cõi người
Em đi về phía lạ trời
Tìm hồn thu cũ vẽ người tình chung
Không nhau nghe gió lạnh lùng
Tiếng thu vàng vọt lạnh cung bỗng trầm
Lặng thinh từ phía xa xăm
Khi không lòng lá dãi dầm dặm quê
Lối em thu rụng bộn bề
Níu hồn trăng cũ thắp lề cỏ hoang
Gộp trăng từ độ thu tàn
Đủ hong màu mắt ấm hoàng hôn xa
Bụi mềm ướt lối cỏ hoa
Mềm lên gót lữ bóng tà huân nghiêng.
 
               Fountain Valley, 28/10/2020
                       Phạm Ngọc Thoa

ĐẶC SẢN BIỂN VÀ MÓN NGON BÌNH THUẬN – Phan Chính

 


Trong nhiều bài viết về các loài cá làm nên hương vị ẩm thực nổi tiếng ở Phan Thiết (Bình Thuận), tôi rất thú vị với cố nhà văn Trương Công Lý (1929-2008) qua tập văn Miền quê Bình Thuận (Hội VHNT xuất bản năm 2007). Ông là người con của làng Đức Thắng, Phan Thiết lại từng gắn bó với ngành hải sản từ khi tập kết ra Bắc. Ông thuộc lòng “tính ý”, môi trường sinh sản của từng giống cá ở biển Bình Thuận một cách tường tận, khó ai bì! Và từ đó tôi lại khắc khoải nỗi nhớ về những con cá ngày xưa…   

LẠC – Thơ Đặng Xuân Xuyến

 

   

LẠC
 
Cuộn chiều bóng đổ về đêm
Mà bên đấy chẳng chịu têm nắng vào
Gió thì vòi vọi trên ca
Mây thì lững lững trôi vào phía tây.
 
Gió mùa chả ngả về đây
Mà se se lạnh mà gầy nhớ thương
Tơ trời ai thả mà vương
Vẩn vơ chi chuyện nõn nường người dưng.
 
Đã rằng chẳng nợ thì đừng
Mà sao cứ rộn lưng chừng phía tây
Nắng chiều chả chạm về đây
Mà hong sợi nhớ giăng dầy ngõ xưa.
 
Cạn chiều cạn cả bóng mưa
Hững hờ đấy cứ như vừa biết đây
Giao mùa lại gió lạc mây
Lại quên rải nắng bên này, đấy ơi.
 
Hà Nội, chiều 27 tháng 10.2020
ĐẶNG XUÂN XUYẾN


KHÚC ĐỘC HÀNH – Thơ Tịnh Bình


    


KHÚC ĐỘC HÀNH
 
Tận cùng buồn vui tận cùng dâu bể
Lang thang về đâu kiếp sống phù trầm
Người lầm lũi trong màn tăm tối
Gót luân hồi mòn vẹt nẻo điêu linh
 
Con đường cũ khứ hồi ngàn muôn lượt
Muôn vở tuồng thiện ác cả hai vai
Khi thánh thiện khi hóa hình dã quỷ
Ta là ai ?
Bao hư ảnh chập chờn...
 
Ta tìm ta giữa đôi bờ mộng thực
Giấc trăm năm phủ dụ khúc mê buồn
Chiều mây trắng ngỡ làm mây du thủ
Mịt mờ xa đâu bóng cố hương
 
Ngày chợt hiện nụ cười ai khe khẽ
Bước đơn côi hun hút hành trình
Gõ vách núi lời thẳm xa vọng lại
Tiếng chuông nào gọi thức một bình minh...
 
                                             TỊNH BÌNH
                                              (Tây Ninh)

QUÊ HƯƠNG CÒN GÌ? – Thơ Nguyên Lạc


   


QUÊ HƯƠNG CÒN GÌ?
 
Quê hương còn gì để nhớ?
Dối gian chia rẽ lòng người!
Mệnh danh yêu thương tổ quốc
Máu xương lãng phí dân tôi!
 
Quê hương còn gì để nhớ ?
Chia nhau trên những tai ương [*]
Cười vui trên những căm hờn
Trưởng giả học đòi "giao hưởng"
 
Mệnh danh tương lai dân tộc
Dạy con em chữ lạ lùng
Thiên tai đói nghèo dân khóc!
Chia nhau cùng hưởng "công trình" [**]
 
Quê ơi khổ đau hãy chịu !
Dân ơi oan nghiệt phải đành !
Mệnh danh giang sơn giàu mạnh
Tạo bao thống hận điêu linh !
 
Quê hương chắc còn để nhớ?
Hận ai đốt cháy cơ đồ!
Bao nhiêu công ơn tiên tổ
Tư dục họ nỡ thờ ơ!
 
Người ơi sao không lên tiếng!
Chúng quên xương máu ông cha
Dân Việt ơi mau góp tiếng!
Kẻo mai mất trắng sơn hà
 
                     Nguyên Lạc
………….
[*] Ăn chặn đồ cứu tế
[**] Xây nhà hát giao hưởng Thủ Thiêm để lấy đất của dân và những công trình khác.


QUÊ TÔI MÙA NƯỚC NỔI – Trần Mai Ngân



Tôi được sinh ra tại Sài Gòn nhưng lớn lên ở miền Tây.

Cái nơi mà được xem là mưa thuận gió hoà, con người thì thật thà và hiếu khách !

Miền Tây quê tôi không có bốn mùa rõ rệt. Không có mùa Thu lá vàng để mơ mộng ngắm lá Bàng rơi mà làm thơ, cũng không có những ngày đông giá rét như Hà Nội để được ngồi đan áo len cho người mình thương...

Quê tôi chỉ có hai mùa mưa nắng và trong đó đặc biệt là mùa nước nổi.

Hằng năm cứ vào khoảng tháng 7 đến tháng 10 âm lịch ( tức tháng 8 đến tháng 11 dương lịch ) là con nước từ thượng nguôn sông Mekong lại đổ về đồng bằng sông Cửu Long tạo thành một biển nước mênh mông nhất là ở các tỉnh Đồng Tháp và An Giang.

Tôi ở Vĩnh Long nên không ảnh hưởng nhiều. Chỉ có những ngày cao điểm của con nước 17 hay 30 thì sông Tiền dâng lên đầy tràn bờ... và trong thành phố những con đường còn thấp bị ngập nước theo triều cường lên xuống... Người dân ở đây đã quen theo con nước hằng năm lại quay về nên vẫn sinh hoat bình thường. Còn các em nhỏ có vẻ thích thú vì được nhìn nước, lội nước... Nhớ lúc nhỏ tôi rất thích mùa này vì được lội nước khi đi học về và tôi hay xếp những con thuyền giấy thả chúng với nhiều mơ ước mong thuyền đi ra biển... Giờ thì tôi thấy đúng là trẻ con, thuyền mong manh quá sao ra được biển khơi...

Trở lại mùa nước nổi, tuy có nhọc nhằn trong việc đi lại nhưng thiên nhiên cũng bù đắp cho người nông dân những cánh vật và sản vật tuyệt vời trong cuộc sống. Đó là một sức sống tràn đầy cho những cánh đồng Sen, Súng, cỏ năng, rừng Tràm thêm xanh tốt... Tất cả như được mặc vào một chiếc áo mới đẹp màu xanh rực rỡ...và chim khắp nơi lại bay về làm tổ. Có thể nói đây là mùa sinh sôi nảy nở ở vùng đất này...

Mùa nước nổi thiên nhiên cũng hào phóng ban tặng cho người dân nơi đây những sản vật tuyệt vời như cá Linh, cá Lòng Tong non cho ra nhiều món ăn ngon như lẫu Cá Linh, cá Lòng Tong chiên giòn hoặc kho tiêu thật đậm đà và ấm áp trong mùa nước lũ...

Mùa này các bạn sẽ thấy những cánh đồng hoa Súng, hoa Điên Điển thật đẹp và nó cũng là những món ăn đặc sản cho những ai yêu thích...Cọng Súng dùng ăn kèm với lẫu Mắm, chấm cá kho tiêu, làm các món gỏi hấp dẫn hoặc bông Điên Điển xào tép rong nha các bạn... Còn nữa , nồi canh chua hay sang hơn là đĩa bò xào bông Điên Điền...bạn sẽ ăn liền ba chén cơm ngon đó...

Ngoài phần ẩm thực mùa nước nổi còn cho những ai yêu thích thiên nhiên và muốn khám phá những điểm đến lý thú sẽ có nhiều ấn tượng khó quên...

Mời các bạn đến Rừng Tràm Chim tại Gáo Giồng nhé...Chỉ việc ngồi trên chiếc xuồng ba lá thú vị xuôi theo con kênh đi vào vùng nước xem những loài chim lạ bay về làm tổ... chúng ta sẽ thấy thiên nhiên đẹp và kỳ diệu đến dường nào...

Các bạn cũng không thể bỏ qua rừng Tràm Trà Sư nhé! Ở đây, chiếc xuồng máy sẽ chở các bạn như đi sâu vào khu rừng bí ẩn đầy màu xanh của cây lá, của dòng bèo bát ngát màu xanh non... và phía trên đầu ta là hoa Tràm trắng lung linh rung rinh trong gió với tiếng kêu của muôn chim lạ gọi nhau bay đến tìm thức ăn...

Bạn cũng đừng quên ghé thăm kênh Vĩnh Tế ở An Giang để trải nghiệm cuộc sống của dân miền  Tây sông nước nha. Ở đây bạn hãy thử vào vai người nông dân bắt cá đồng, hái hoa súng, hoa điên điển và tự nấu cho mình cùng gia đình món ăn mùa nước nổi... Lúc này bạn sẽ cảm nhận hạnh phúc sao mà giản dị và bình yên đến vậy... Một bữa cơm quây quần bên người thân thật ấm áp trong những ngày mưa lũ...

Thực ra thiên nhiên là người bạn tốt luôn mang lại và ban tặng cho chúng ta những món quà kỳ diệu trong cuộc sống. Chúng ta hãy biết trân trọng và bảo vệ thiên nhiên. Đừng vắt cạn kiệt, tàn phá... để thiên nhiên nổi giận quay lại trừng phạt chúng ta ...

Hãy yêu thiên nhiên, bồi đắp cho thiên nhiên vì Việt Nam chúng ta do ông cha để lại vốn đã là rừng vàng biển bạc... Hãy giữ gìn từng cảnh vật, sản vật như giữ gìn trái tim của chúng ta, bạn nhé!

Tôi yêu miền Tây!

                                                                            Trần Mai Ngân


MIỀN TRUNG ƠI! – Thơ Nguyễn Đại Duẫn


   


MIỀN TRUNG ƠI!
 
Lũ chồng lũ
Khổ chồng lên đau khổ
Mưa cứ sụt sùi
thương lắm miền Trung
 
“Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng”
Cạn nước mắt tiễn đưa bao người chiến sĩ
Anh dũng cứu dân trong dữ dằn con lũ
Hồn thiêng các anh đã hóa thành sông núi cỏ cây
 
Miền trung ơi! Đòn gánh hai đầu đất nước
Gồng gánh thiên tai gánh bao khổ cực
Nắng cháy sạm da mưa nguồn tối mắt
Cơm chưa đủ no giấc ngủ chẳng được yên.
 
Lũ chồng lũ người miền Trung gồng mình chống lũ
Cùng cả nước bên nhau chỉa sẻ cơ hàn
Chống thiên tai chống kẻ gian tham
Cho mưa thuận gió hòa lòng người lương thiện
 
Lũ chồng lũ
Khổ chồng thêm đói khổ
Tin bão lại về
Thương lắm miền Trung
 
Nguyễn Đại Duẫn
51, Nguyễn Hữu Cảnh, TDP Hùng Phú, thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
DĐ: 0977194533; TK:53110000581134 BIDV


Thứ Tư, 28 tháng 10, 2020

CẦU LAM (LAM KIỀU) – Đỗ Chiêu Đức

 

                                          Học giả Đỗ Chiêu Đức

CẦU LAM là cây cầu màu xanh lam, mà cây cầu mà màu xanh lam là cây cầu đẹp và nên thơ vô cùng, vì nơi đó là chỗ ở của người đẹp, của các nàng tiên, của người trong mộng… nên khi muốn nghe Thúy Kiều đờn, Kim Trọng đã phải rào đón trước:

Sinh rằng: Gió mát trăng trong,                       
Bấy lâu nay một chút lòng chưa cam.                       
Chày sương chưa nện CẦU LAM,                       
Sợ lần khân qúa ra sàm sỡ chăng ?

Hay như trong Lâm Tuyền Kỳ Ngộ :     
                  
CẦU LAM hội ấy đành khôn hẹn,                       
Con tạo trời kia bỗng khéo xây.

Cầu Lam là LAM KIỀU, là nơi ở của người đẹp mà ta hằng ao ước. Nên khi dò la tìm chỗ ở của Thúy Kiều, cụ Nguyễn Du đã viết về chàng Kim Trọng như sau:     
                  
Tình riêng nhớ ít tưởng nhiều,                   
Xăm xăm đè nẻo LAM KIỀU lần sang.  
    
Ngay cả Mã Giám Sinh khi đến trả giá để mua Thúy Kiều cũng phải làm ra vẻ cao qúy nho nhã lịch sự:  
                     
Rằng mua ngọc đến LAM KIỀU,                   
Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường.  

Lam Kiều hay Cầu Lam còn có liên quan đến CHÀY SƯƠNG là cái Chày dùng để giã thuốc trường sinh làm sính lễ cưới vợ, như Kim Trọng đã nói ở trên:    
                   
CHÀY SƯƠNG chưa nện CẦU LAM,

Có nghĩa là: Chưa trình sính lễ để hỏi cưới, để hợp thức hóa mối duyên của đôi lứa yêu nhau.  


Thứ Hai, 26 tháng 10, 2020

HOA MẮT – Thơ Lê Phước Sinh


    


HOA MẮT
 
Tạnh Mưa rồi Nắng rát
từng vạt chen lấn nhau
chẳng ngại giòn vụn vỡ
giữa Trưa nắng leo đầu...
 
có phải Sài gòn nắng
hổ phách vàng quánh màu?
 
LÊ PHƯỚC SINH 

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU VỀ TRÀ (Kỳ 9) - Nguyên Lạc

 


CÁCH THỨC PHA TRÀ, THƯỞNG THỨC TRÀ

1. Cách thức pha trà

Chén trà pha đúng nghi thức sẽ không còn mang tính chất tầm thường do bàn tay của kẻ vô tình, nếu muốn tránh chữ phàm phu, và để cho kẻ vẫn bị gọi là “ngưu ẩm”. Pha đúng nghi thức sẽ thành một chén của “Dịch Thể Ngạnh Ngọc Bào” như đã nói ở trên.

Mời các bạn đọc trích đoạn này từ bài nghiên cứu Trà Đạo Việt Nam của Phan Lan Hoa:

[... “Nhất nước, nhì trà, tam pha, tứ ấm”

Đó là quy tắc pha trà của người Việt. Tuy gọi là pha trà, nhưng trà xếp hàng coi trọng sau nước. Đã thế các cụ ta còn triết lý:

Nước không chân thì không có thần

Thể không tinh thì khiếm khuyết.

CHÙM THƠ CHO THỦY TIÊN – Châu Thạch


   


VỊNH ẢNH THỦY TIÊN 
(Nữ nghệ sĩ dấn thân cứu trợ nạn nhân lũ lụt)
                             
Người cóng, tay run bưng bát mì 
Bỏ ăn quên uống bởi vì chi 
Thương dân nước lớn càng xông tới 
Cứu đói mưa dầm vẫn cứ đi 
Dung mạo thua đâu trang quốc sắc 
Anh hùng chẳng khác đấng nam nhi 
Cả và thiên hạ đều yêu mến 
Chỉ chó tranh công sủa ngại gì. 

 

QUA RỒI BÃO LŨ... - Thơ Tịnh Bình


    


QUA RỒI BÃO LŨ...
 
Quê nhà thức những sớm mai
Qua rồi bão lũ xanh ngày bình yên
Cành tre rộn tiếng chim chuyền
Chồi non mở mắt hồn nhiên bật mầm
 
Cánh đồng thả khói xa xăm
Mùa màng tiếp nối tháng năm miệt mài
Ngọt bùi xoa dịu đắng cay
Vòng tay mở rộng vòng tay chung lòng
 
Tan rồi vần vũ bão giông
Đàn gà cục tác nắng hồng vừa nhen
Đời quê cơ cực đã quen
Đâu than phận khó nâu phèn bám chân
 
Quê nhà nghe lại thanh tân
Mẹ ngồi vun luống cúc tần hiên mai...
 
                                     TỊNH BÌNH
                                     (Tây Ninh)

TÊN DÂN GIAN ĐƯỜNG PHỐ HÀ NỘI – Nguyễn Khôi


                           Nguyễn Khôi (Ủy viên BCH Hội VNDG Hà Nội)

 

I. VÀI NÉT LỊCH SỬ:

Năm 1009, Thân Vệ Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, niên hiệu là Thuận Thiên.
Năm 1010 dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La gặp điềm Rồng vàng đón, nên đổi tên là thành Thăng Long (tên nôm = tên dân gian là Kẻ Chợ).
Qua các đời vua (Lý Thái Tông, 1028 - 1138), Lý Anh Tông (1054 - 1072), Lý Nhân Tông (1072 - 1127), Lý Nhân Tông (1128 - 1138), đến Lý Anh Tông (1138- 1175).

CHỌN - Thơ Đặng Xuân Xuyến


   

                     Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến

 

CHỌN
 
Người ta chọn lược tặng sư
Chọn tranh đem tặng người mù ngắm chơi
Người ta chọn điếc ráp lời
Chọn câm phản biện lẽ đời đúng sai.
 
Người ta, ừ, thế mà tài
Đảo điên thiên hạ diễn hài quậy chơi.
 
Hà Nội, 26 tháng 10-2020
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
 

“GIÓ DẬY THÌ”, MỘT BẤT NGỜ THÍCH THÚ - Phạm Đức Nhì

 
       

                                    Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


Thơ Của Một Người Chưa Nổi Tiếng

Tán tỉnh rồi ngao du với các nàng trâm anh, đài các nơi phố thị mãi cũng chán nên thỉnh thoảng tôi cũng mò xuống xóm nhà lá dưới miệt vườn làm quen với mấy em có tâm hồn chất phác chân quê, cung cách ứng xử ít “màu mè, hoa hòe hoa sói”

NGƯỜI VỢ CỦA NHÀ THƠ THẾ LỮ - Đoàn Dự


                     

                                              Nhà thơ Thế Lữ (1940)
                    

Thưa Quý Bạn, cứ kể những chuyện vợ chồng chán ghét nhau, ly dị nhau hoặc ghen tuông, đánh đập nhau riết cũng chán và hiện nay là vấn đề đại dịch Vũ Hán, chắc chắn báo chí các nước bên ấy đăng ầm ầm, quý bạn đã biết cả rồi. Vậy nay tôi xin “đổi món ăn chơi”, kể hầu quý bạn một câu chuyện hơi lạ về người vợ của nhà thơThế Lữ. Bà này “lạ” ở chỗ chồng bồ bịch, có vợ nhỏ ngay trước mắt mà bà vẫn cố gắng chịu đựng, không ghen tuông một tí nào cả chỉ với một niềm tin duy nhất rằng chồng là người Công giáo, theo giáo lý Công giáo đàn ông chỉ có một vợ, đàn bà chỉ có một chồng, do đó cuối cùng rồi chồng sẽ trở lại với mình. Vì vậy bà vẫn yên tâm buôn bán kiếm ăn, chăm sóc bà mẹ chồng khó tính coi như mẹ ruột của mình, và nuôi dạy con cái, 2 người con trai ăn học tới Tiến sĩ ở bên Mỹ, còn người con gái thì trở thành một nhà doanh nghiệp. Đặc biệt, từ cuối năm 1977, “chàng lãng tử” Thế Lữ nay đã 70 tuổi, vào trong Nam sống với vợ con suốt 12 năm tại tiệm vải ở đường Nguyễn Đình Chiểu (Phan Đình Phùng cũ, quận 3, gần toà đại sứ Miên hiện nay là văn phòng UBND Quận 3) cho tới khi ông qua đời cũng tại Sài Gòn mà hình như đa số chúng ta không biết. Đây là câu chuyện về người đàn bà đó nhưng xin mời quý bạn xem xét về nhà thơ Thế Lữ, chồng của bà trước đã. 

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020

LẠC MÙA – Thơ Tịnh Bình

 

   


LẠC MÙA
 
Heo may về lối phố
Chiều rơi tiếng mơ hồ
Lá buông mình theo gió
Buồn tình hàng cây khô
 
Thầm gọi tên hoa cúc
Chiều vàng bên thu xưa
Những ngã đường rất lặng
Về đâu lối mưa thưa ?
 
Bài tình thơ dang dở
Lơ lửng chi nỗi niềm
Vỉa hè hương hoa sữa
Xao xuyến cả lòng đêm
 
Quán nhỏ con đường nhỏ
Dĩ vãng xưa cũ mờ
Thu đi không trở lại
Lá lạc mùa bơ vơ...
 
TỊNH BÌNH
(Tây Ninh)


NHỮNG NẺO ĐƯỜNG THIỆN NGUYỆN, NƠI ẤY ĐANG CẦN BẠN – Thơ Ái Nhân



ÁI NHÂN
Tên thật Bùi Cao Thế
Đt:0984470914
139- 399- Ngọc lâm – Long biên –Hà nội
TK Bùi cao Thế 10524096395016 Techcombank
Chi nhánh Chương dương – HN


Từ ngàn đời nay dân tộc ta đã có truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách. Đặc biệt cứ mỗi khi đất nước bị thiên tai, địch họa, dịch bệnh… thì tinh thần ấy như những ngọn lửa lại bùng cháy trong trái tim mỗi người dân Việt… ÁI NHÂN đã viết bài thơ này để tri ân những tấm lòng thiện nguyện vì người nghèo của các đoàn thiện nguyện trên mọi miền Tổ Quốc và của đồng bào xa xứ yêu Quê thương và chia sẻ tình thương với những người nghèo và những vùng quê còn gian khó….

NHỮNG NẺO ĐƯỜNG THIỆN NGUYỆN
(Viết tặng những tấm lòng thiện nguyện vì người nghèo!)


Những địa chỉ mờ trong sương khói
Vệt đường mòn quằn quại
Loang lở cái nghèo
Cheo neo, dốc thẳm
Những vùng sâu chưa in dấu giầy…
Nơi trũng nhất của dòng sông từ thiện
Tình bốn phương dồn chảy…
Nỗi niềm…
Những nơi ấy hoang sơ, cằn cỗi lắm
Lam lũ, đói nghèo…
Thôi thúc bước chân
Các anh đi mang hơi ấm tình người
Sẻ chia manh áo, gói mì, chai tương, túi gạo…
Những quyển vở học trò ấm lòng thơm thảo
Tình nghĩa lá lành đùm bọc
Yêu thương!
 
Những bản làng xác xơ cơn đói
Hanh hao, vất vưởng, tiêu điều
Bóng mẹ già như cây khô gầy guộc
Những phận người khắc khổ
Rừng cằn 
Tàn tích da cam…
 
Những em thơ nắng thui đen cháy
Những thung sâu nham nhở hố đào vàng
Những thợ lò nhỏ thó…
Mắt cũng vàng màu đất đỏ bazan
 
Những ngôi trường miền cao heo hút
Mái liếp phong phanh bốn hướng gió lùa
Lũ học trò đang tuổi lớn thiếu ăn
Cơm muối trắng
Rau rừng “nguyên chất”
Bữa ăn tươi… thịt chuột gọi “cơm gà” (!)
 
Những nẻo đường ngút ngàn mây xám
Gió cũng hoang sơ ngơ ngác lạ người
Những cụ già nói tiếng kinh không sõi
Những thiếu niên chưa biết đếm đến mười
Rưng rưng lệ, méo mó cười….
Cảm động!
 
Những con đường ngập ngùi hoang lội
Cầu khỉ chênh chao
Đường đi tìm con chữ gian lao
Sông Pô Cô thác lũ réo gào
Thao thức cả giấc mơ người lương thiện
 
Những nơi ấy biết bao nhiêu khó nhọc
Những bản làng thăm thẳm đêm đen
Những phận nghèo khao khát … phía mênh mang
 
Các anh đi mang trái tim thiện nguyện
Mang tình ấm nồng
Thơm thảo yêu thương
Những cụ già bớt phần lương hưu ít ỏi
Những em thơ nhịn quà sáng dành phần
Những cô bác bán hàng, công nhân, bộ đội
Những doanh nhân thành đạt
Tình yêu thương bè bạn khắp xa gần !
 
Vai vác nặng những nghĩa tình thơm thảo
Vượt dốc đèo khao khát trái tim… reo!
 
                                     Hà nội, 6-2014
                                        ÁI NHÂN

NÓI VỚI PHỐ - Thơ Trần Mai Ngân


   


NÓI VỚI PHỐ

Phố à, phố ơi...
Trả tôi ngày hôm qua
Trên cánh môi mượt mà
Ru nhau trong mùa hạ
Vỗ về sang mùa thu...
 
Phố à, phố ơi...
Trả tôi lại bầu trời
Biếc xanh lời hò hẹn
Dẫu không là trọn vẹn
Vẫn tràn đầy trong tôi
 
Phố à, phố ơi
Hôm nay đã xa xôi
Bằng những bước đơn côi
Nụ cúc vàng mùa cũ
Choá ngời trong mắt tôi...
 
Phố à, phố ơi...
Tôi... vết thương mưng mủ
Trong lòng vẫn y nguyên
Đem xuống cõi vẹn tuyền
Nụ cười xưa rất xa...

                Trần Mai Ngân

NGUỒN GỐC TÊN HÀ NỘI – Nguyễn Khôi


   

                      Nhà văn Nguyễn Khôi 

     

Sau khi hạ Thăng Long / Rồng bay xuống Thăng Long/ Thịnh Vượng...vì tham vọng dòng họ Nguyễn Phước... làm Vua tới 500 năm ở Huế, vua Minh Mạng hạ tiếp Cố Đô xuống là tỉnh Hà Nội (1831), nghĩa là “trong sông”.