BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

NỐI MỘT TRANG THƠ - Thơ Đỗ Huy Sanh


    


NỐI MỘT TRANG THƠ

1
Quảng Trị ơi tôi đã về đây
Nghe máu chảy trong tim mình xao xuyến
Nhớ thuở ấy ra đi mà bịn rịn
Lửa - Đỏ- Mùa - Hè cháy cả tuổi thơ tôi !

Lửa đỏ mùa hè thiêu rụi những niềm vui
Những bài học dở dang và những lời hẹn ước. . .
Trước sân nhà ai lòng tôi rạo rực
Gần bên em - bỗng hóa mộng tao phùng !

Gần bên em mà xa cách muôn trùng
Làn hương ấy tóc bay còn gửi lại
Ngày cứ trôi ai hững hờ nhớ mãi
Một cái bắt tay, một bức tường ngăn ?

Tôi nhìn đêm và cứ mãi ăn năn
Em suýt ngã khi vội vàng xuống phố
Nhà tôi nhà em là hai con ngõ
Cạnh bên nhau chưa kịp nói câu gì !

Chạy dọc mùa hè là những phân ly
Không phải phượng đâu mà chỉ là hoa lửa
Một - chín - bảy - hai hàng nghìn hoa nhỏ
Vội úa tàn không kịp nở thành hoa !

2
Quảng Trị ơi, tôi đã về qua
Trần Hưng Đạo con phố dài thương nhớ
Lương Giang, Tùng Sơn, Tao Đàn mở cửa (1)
Mỗi buổi chiều tan học ghé vào xem.

Sách vở thuở nào giờ lũng đoạn con tim
Chữ nghĩa bước ra lủng cà lủng củng
Lời tôi nói có con đường làm chứng
Lạ lẫm rồi những góc phố thân quen !

Tôi bước đi mắt vẫn cứ trông tìm
Hình bóng cũ của một thời áo trắng
Nhưng tất cả quanh tôi là im vắng
Em về đâu tha thướt của năm nào ?

Quay một vòng quá khứ đuổi theo sau
Số nhà Mười Hai con đường Lê Thái Tổ
Nhà hàng xóm đâu rồi tôi lần chần đứng ngó
“Cô hàng xóm ngước mắt nhìn trời đôi mắt trong” (2)

Hiện tại ném vào tôi con mắt lạnh lùng
Của kín cổng cao tường - bốn mươi năm cách biệt
Có gì đâu, chỉ nỗi buồn da diết
Tôi bây giờ là khách - lạ - quê - hương !

3
Bạn bè tôi cũng mỗi đứa một phương
Sông Thạch Hãn chảy hoài trong huyết quản
Ly cà phê nhìn sông xanh tản mạn
Cứ trôi - đi - chảy - mãi những tâm tình !

Ôi một thời Quảng Trị quá lung linh
Lay động mãi trong hồn tôi nỗi nhớ
Tôi lại đi trên đường Lê Thái Tổ
Đến Nguyễn Hoàng để nối một trang thơ !

                                            Đỗ Huy Sanh

…..


(1) Tên các hiệu sách ở thị xã Quảng Trị, đều nằm trên đường Trần Hưng Đạo.
(2) Thơ Nguyễn Bính :
“Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn trời đôi mắt trong”.
             (Trích trong bài Xuân Về)

TIẾNG VE SẦU MÙA COVID - Hoàng Văn Ân


                 
                                             Tác giả Hoàng Văn Ân


TIẾNG VE SẦU MÙA COVID

Một cảm giác từ xa xưa, tưởng chừng như đã đi vào quên lãng, nhưng bất chợt nó trở về, êm dịu giữa khung trời đầy nắng bên ngoài cửa sổ. Và lòng ta rộn ràng lên những nỗi nhớ nhung về những ngày tháng thanh xuân giữa làng quê yêu dấu.

LOA KÈN, DÂNG LÁ, THỨC MÙA - Thơ Ái Nhân


   


LOA KÈN

Loa kèn nghiêng nụ tháng ba
Long lanh mắt biếc, kiêu sa nụ cười
Thơ yêu chớp mắt ngỏ lời
Hân hoan con chữ mơ vời vợi bay

Tưng bừng nắng gió ru cây
Tóc đen, môi thắm.
Thơ say em rồi
Sông Tương Tư sóng lở bồi
Trái tim mơ mộng đêm bồi hồi mong

Mơ hồ khúc nhớ long đong
Bâng khuâng tiếc thuở trắng trong loa kèn

ĐỌC TẬP TRUYỆN NGẮN “XÓM CÔ HỒN” CỦA KHA TIỆM LY - Ngã Du Tử


      
            Tập truyện ngắn “Xóm Cô Hồn” của nhà văn Kha Tiệm Ly


  ĐỌC TẬP TRUYỆN NGẮN “XÓM CÔ HỒN” CỦA KHA TIỆM LY
                                                                                                     Ngã Du Tử


Trung tuần tháng 4 /2016 nhà thơ, nhà văn Kha Tiệm Ly vừa hoàn thành tác phẩm XÓM CÔ HỒN do NXB Hội nhà văn ấn hành với quyết định xuất bản số 158/QĐ-NXBHNV ngày 01/2/2016 nộp lưu chiểu tháng 4/2016. Khi biết thông tin nầy hầu như những anh em văn nghệ tự do rất vui vì sự nổ lực của anh được đền bù xứng đáng, (1000 quyển đặt mua trong vòng 15 ngày).

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

THUỲ HIÊN - Thơ: La Thuỵ / Nhạc : Bùi Tuấn Anh

Bài thơ bình thanh THUỲ HIÊN, mình làm từ thời tuổi đôi mươi, được nhạc sĩ Bùi Tuấn Anh phổ nhạc, nhạc sĩ Trần Nhàn phối âm, ca sĩ Châu Thuỳ Dương trình bày.





     THÙY HIÊN

     Chiều tàn sương lung linh
     Vườn hồng mơ chim xanh
     Thùy Hiên, em trong vườn
     Bừng lòng bao là thương.

     Môi hồng gieo buồn vương
     Mơ hồ chờ anh hôn
     Lâng lâng và chơi vơi
     Yêu em không còn lời.

     Hồn chiều in lên mi
     Thuyền tình xuôi mây đi
     Ồ nàng hay sao trời
     Thiên hà hay trùng khơi ?

     Hồn anh dâng bâng khuâng
     Đàn lòng sao ngân vang
     Cung trầm rung miên man
     Lời trên môi thì thầm.

     Lời chiều muôn năm xưa
     Òa tràn trăm sông thơ
     Mênh mang tà huy bay
     Thùy Hiên vàng trăng gầy

                                La Thuỵ


    

Thơ: La Thụy.
Nhạc: Bùi Tuấn Anh.
Ca sĩ trình bày: Châu Thùy Dương.


     

KỶ NIỆM NGÀY TÔI ĐỔI NGHỀ - Hoàng Đằng


                   
                              Tác giả Hoàng Đằng


                 KỶ NIỆM NGÀY TÔI ĐỔI NGHỀ
    (Bài viết này xem như lời thăm hỏi của tôi gởi vào trong ấy)

Tháng 4/1974, tôi là nhà giáo thuộc sở học chánh Quảng Trị “theo đoàn lưu dân” vào khẩn hoang lập ấp ở khu Láng Gòn tỉnh Bình Tuy.
Tôi trình diện Sở Học Chánh tỉnh Bình Tuy để mong được bố trí dạy ở một trường nào đó thuận tiện.

VỀ MẬT MÃ THƠ, BẢN NĂNG THƠ... CỦA NHÀ NGHIÊN CỨU NGUYỄN VŨ TIỀM - Nguyên Lạc


            
                               Nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm


VỀ MẬT MÃ THƠ, BẢN NĂNG THƠ... CỦA NHÀ NGHIÊN CỨU NGUYỄN VŨ TIỀM

                
                           Tác giả bài viết Nguyên Lạc

VÀI HÀNG VỀ NHÀ THƠ, NHÀ NGHIÊN CỨU NGUYỄN VŨ TIỀM

1. Trước khi "học tập" những lời "vàng ngọc" của nhà nghiên cứu, nhà bình luận, nhà thơ "có tiếng" trong "hội nhà văn Việt Nam" - xin ghi thêm cho rõ: Việt Nam XHCN, vì văn học miền nam Việt Nam "đồi trụy" nên đã bị "xóa sổ" - tôi xin ghi ra đây sự "nổi tiếng" của ông Nguyễn Vũ Tiềm:
- Trong giới văn chương Việt hiện đại, Nguyễn Vũ Tiềm không chỉ là nhà thơ có những tìm tòi sáng tạo, đổi mới thi pháp mà khi viết phê bình, khảo luận, ông lại là cây bút nghiêm cẩn với những nghiên cứu đào sâu và dẫn liệu khoa học, có tính thuyết phục… Viết văn hay nghiên cứu - phê bình, tâm thế nào ông cũng nhập cuộc tốt, đầy hứng khởi trên từng trang viết...
Với Nguyễn Vũ Tiềm, thơ luôn là ngôi đền thiêng. "Mở ra thế giới bí ẩn của bài thơ còn mang nội hàm nhà thơ cảm nhận và viết ra điều mà người khác không thấy, ở đó cái đẹp và sự thật ngời lên một giá trị mới mẻ" - Lời của nhà phê bình Ý Mai.
- Ông từng dạy học: Năm 1975, ông thuộc những nhà giáo thế hệ đầu vào Sài Gòn, chi viện cho miền Nam khi đất nước thống nhất.
- Ông làm báo Giáo Dục & Thời Đại, và là người sáng lập tạp chí Tài Hoa Trẻ.
- Ngoài sở trường sáng tác thơ, Nguyễn Vũ Tiềm còn nghiên cứu lý luận phê bình văn học, viết bút ký và tiểu thuyết.
- Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh.
Giải thưởng Hội Nhà văn TP.HCM với tập thơ "Minh triết đất đai", năm 2015
- Nguyễn Vũ Tiềm xếp hạng nổi tiếng thứ 74397 trên thế giới và thứ 782 trong danh sách Nhà thơ nổi tiếng - (Theo Người nổi tiếng)
- Các tác phẩm "nổi tiếng" của ông  đang được giới trẻ hâm mộ là:
 Đi tìm mật mã thơ (tiểu luận, 2015)
 Tiếp cận mật mã thơ (nghiên cứu phê bình, 2019).
Nghệ Thuật Thơ (nghiên cứu phê bình, 2020).

CHÙM THƠ "TẠ ƠN..." CỦA LÊ VĂN TRUNG


        


TẠ ƠN EM VÀ QUI NHƠN

Tạ ơn những phố những phường
Qui Nhơn và những con đường mùa đông
Xin tạ ơn một tấm lòng
Đã cho ta biết một lần yêu em
Tạ ơn những nhớ cùng quên
Những chiều tóc rối những đêm lụa nồng
Tạ ơn em và Qui Nhơn
Đã cho ta biết mùi hương đất trời
Xin tạ ơn những buổi chiều
Có mây ngàn dặm về theo bóng người
Có hồng thơm đóa hoa môi
Có nồng men ngọc trong lời ái ân
Tạ ơn em và Qui Nhơn
Nở cho ta đóa nguyệt hồng trong thơ.
                          

HỘI AN QUA ĐÓ MỘT LẦN - Thơ Huỳnh Tâm Hoài, nhạc Nguyễn Hữu Tân, hòa âm Trần Nhàn


        
              Nhà thơ Huỳnh Tâm Hoài


        

     Thơ: Huỳnh Tâm Hoài.
     Nhạc: Nguyễn Hữu Tân.
     Hòa âm: Trần Nhàn. 
     Ca sĩ: Quốc Duy.

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

VINH DANH ANH HÙNG BÁC SĨ LÝ VĂN LƯỢNG - Đức Hạnh cùng quý thi hữu


   


VINH DANH ANH HÙNG BÁC SĨ VĂN LƯỢNG

VINH hiển tình yêu mãi rạng ngời
DANH Thầy cảnh báo [1] vọng ngàn khơi
ANH tài sáng tỏ tìm Cô vít
HÙNG khí tưng bừng tỏa vạn thời
BÁC đã quên mình mong cứu bệnh
SĨ còn chiến đấu diệt trừ vi…[2]
VĂN nhân chúc tụng Người xung kích
LƯỢNG dẫu hy sinh [3] thắm đất trời…

Đức Hạnh
15 04 2020

[1] Bác sĩ Lý văn Lượng là người đầu tiên, lên tiếng cảnh báo cho đồng nghiệp vào ngày 30/12 về sự bùng phát của virus corona nhưng bị cảnh sát yêu cầu dừng việc "phát tán những bình luận sai lệch".
[2] Virus Corona
[3] ''Chúng tôi vô cùng thương tiếc cái chết của bác sĩ Vũ Hán Lý Văn Lượng, người không may bị nhiễm #Coronavirus trong khi chiến đấu với dịch bệnh. Sau tất cả nỗ lực cứu chữa, ông đã qua đời vào 2:58 sáng, 7/2.''
https://youtu.be/fWCvpj_oPGQ?t=19
https://www.youtube.com/watch…
https://www.youtube.com/watch…

CHUYẾN TÀU XUÔI NAM - Đinh Hoa Lư


               
                                           Tác giả Đinh Hoa Lư


                 CHUYẾN TÀU XUÔI NAM
                  (Trích hồi ký Ra Trại của Đinh Hoa Lư)

Đây trời bao la ánh nắng mai hé đầu ghềnh lan dần tới đồng xanh.
Ta cùng chen vai đem tay góp sức tăng gia cho người người vui hoà.
                                                                      (Nắng Đẹp Miền Nam)

Những toa tàu người đông như “nêm cối”. Tôi chạy tới rồi lại chạy lui, hốt hoảng cố làm sao để tìm một chỗ trống đu lên? Hú hồn! cuối cùng tôi cũng đeo lên được một toa gần cuối, nhét thân mình vào trong.

HÌNH DÁNG CƠ THỂ VÀ ĐỜI SỐNG TÌNH DỤC CỦA QUÝ ÔNG - Đặng Xuân Xuyến,




    HÌNH DÁNG CƠ THỂ VÀ ĐỜI SỐNG TÌNH DỤC CỦA QUÝ ÔNG

(Trích từ: QUÝ ÔNG VÀ NHỮNG CHUYỆN NGẠI HỎI của Đặng Xuân Xuyến ; Nhà xuất bản Thanh Hóa 2008)

Người viết tổng hợp 4 lưu ý về HÌNH DÁNG CƠ THỂ VÀ ĐỜI SỐNG TÌNH DỤC CỦA QUÝ ÔNG dưới đây từ những kết quả thực nghiệm khoa học và các cuộc khảo cứu của các nhà khoa học tình dục, các Giáo sư, Tiến sĩ tâm lý ở các trường: Đại học New York (Hoa Kỳ), Đại học Western (Australia), Đại học Cornell (Hoa Kỳ), Đại học Dalhousie (Canada)... đã được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng nên 4 lưu ý tổng hợp dưới đây hoàn toàn là những kết luận mang tính khoa học.

NHỮNG CHIẾC LÔNG VŨ CỦA EMILY DICKINSON & “THƠ TRÍ TUỆ” VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI - Phạm Đức Nhì


               
                                Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


Vài Nét Về Emily Dickinson

Nhà thơ Emily Dickinson sinh ngày 10/12/1830 tại Amherst, Massachusetts, USA. Sau khi học 7 năm ở Amherst Academy bà vào học tại chủng viện Mount Holyoke một thời gian ngắn rồi trở về nhà ở Amherst, sống đời biệt lập. Bà chưa từng lập gia đình, tự giam mình trong phòng riêng, không thích và luôn tránh né giao tiếp, gặp gỡ.  Mọi quan hệ của bà với bạn bè, người quen biết hầu như đều qua thư từ.              

CẢM TÁC “TÌNH CA THIẾU KHANH” - Thơ Châu Thạch


    


CẢM TÁC “TÌNH CA”
(Tập thơ của Thiếu Khanh)

Ta biết danh từ thuở hai mươi
Lúc trăng còn mộng xuân còn tươi
Bây giờ tuổi hạc thu qua trọn
Đông đến đời khuya nhận sách người

Một tập vần thơm trĩu ngón tay
Hương từ xuân trước vẫn còn bay
Ta tìm ta lạl trong thơ ấy
Để thấy trăm năm mộng vẫn đầy

Ta cảm ơn người thơ Thiếu Khanh
Cho hoa lá nở giữa khô cành
“Tình Ca” đem gió năm xưa lại
Tắm mát hồn ta một suối xanh

Ta thấy ta nghe tiếng yến oanh
Tiếng sông, tiếng biển sóng vờn quanh
Tiếng ai vang vọng đôi bờ giấy
Như tiếng hồn ta mộng rất lành!

Ta thấy mùi thơm của chiến bào
Thấy trời xưa vọng tiếng binh đao
Thấy ta lãng mạn yêu em gái
Và nhớ tình xưa đã vẫy chào

Ta gối sách thơ như gối sao
Ru đêm ta thức với ly tao
Rồi ta gối mộng lên trang sách
Để nhớ thương ta tuổi ngọt ngào

                               Châu Thạch

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2020

HÃY QUÊN ĐI THÔI - Thơ Nguyên Lạc


       
                        Nhà thơ Nguyên Lạc


HÃY QUÊN ĐI THÔI

1.
Những con đường có lần qua đó
Vì có em bỗng chợt thân quen
Tháng Tư nào đổi màu thành phố
10 năm về hụt hẫng bước chân!

2.
Đường giờ lạ. con đường người dưng!
Một con dã nhân về từ núi rừng
Ngụy ngôn. hận thù. Đâu hồn phố cũ?
Còn lại điêu tàn. hoại tử thanh xuân!

Sài Gòn dấu yêu giờ đã đổi tên
Quê hương thân yêu giờ thay đổi chủ!
Một con dã nhân rã rời đường cũ
Tìm em nơi nào? Hình bóng khói sương!

Phố xá thân yêu giờ xơ xác buồn
Ngôi trường thân thương giờ của dị nhân
Sài Gòn năm xưa Sài Gòn đã từng
Áo dài Văn khoa. mắt biếc. bâng khuâng

Lá me. Tóc huyền. Tung tăng chân sáo
Quán vắng. nhạc tình “Uống ly chanh đường”
“uống môi em ngọt... vào niềm thương nhớ” *
Cố nhân đâu rồi? ...
Vùi xác trùng dương!

3.
Thôi nhớ chi tôi? Câu chuyện tình buồn
Thôi nhớ chi tôi? Thời đó quê hương
Tháng Tư năm nào sinh li tử biệt
Cố nhân dấu yêu giờ đã nghìn trùng!

Hãy quên đi thôi!
Đừng nhớ tôi ơi!
Hãy cố quên đi! ...
Nhưng được không người?

                                                 Nguyên Lạc
........

* Lời nhạc “Trả Lại Em Yêu” của Phạm Duy

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2020

HOÀI NIỆM TRƯỜNG XƯA - Nguyễn Thị Thu Sương


                  
                          Tác giả bài viết Nguyễn Thị Thu Sương


   HOÀI NIỆM TRƯỜNG XƯA
                                                                      Nguyễn Thị Thu Sương
         
Sau mùa hè năm 1974, Trường Trung học Nguyễn Hoàng dời về lại Quảng Trị, đóng trên địa bàn huyện Hải Lăng. Những học sinh không quay về Quảng Trị đi theo gia đình vào Nam, được học tại các trường địa phương trú ngụ.

PHIẾM LUẬN SUI GIA, THÔNG GIA, THÂN GIA… - Lê Minh Quốc




“Ví dầu chẳng kết đặng đôi
Ngày sau ta sẽ làm sui một nhà”.

“Ông sui mà lấy bà gia
 Thêm dâu, thêm rể, trong nhà thêm vui
Ông gia mà lấy bà sui
Thêm dâu, thêm rể, thêm vui trong nhà”

                                                    Ca dao

     
           Nhà thơ Lê Minh Quốc (áo đen) và vợ ra mắt hai họ


         PHIẾM LUẬN SUI GIA, THÔNG GIA, THÂN GIA…
                                                                              Lê Minh Quốc                                                             
Sui là nói tắt của “sui gia” - gia đình có con cái cưới nhau. Nếu “nói chữ” ắt người ta sử dụng từ “thân gia”. Hán Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng, Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh đều giải thích: “Thân gia: Hai nhà có liên lạc/quan hệ hôn nhân với nhau”.

Ngoài ra, còn có từ “thành thân”.

“Sui gia đã xứng sui gia
Rày mừng hai họ một nhà thành thân”
                                    (Lục Vân Tiên)

Với từ này nhiều người cho rằng: “Đây là nói chuyện hai tấm thân xáp lại với nhau để thành cuộc sống chung nên chữ ‘thân’ ở đây hẳn là ‘thân’ trong ‘thân thể’, chứ không phải là ‘thân’ trong ‘thân thích’.”

QUA MÙA ƯỚC VỌNG - Thơ Nhã My, Nhạc Phan Ny Tấn, ca sĩ Châu Thùy Trang trình bày


   
                      Nhà thơ Nhã My


      

Thơ: Nhã My.
Nhạc: Phan Ny Tấn.
Hòa âm: Trần Nhàn.
Ca sĩ Châu Thùy Trang trình bày.
Video clip: Huỳnh Tâm Hoài.

KÍNH HỌA BÀI THƠ “ĐÊM NAY” CỦA NỮ SĨ NGÂN GIANG - Đức Hạnh cùng quý thi hữu


   
                   Nữ sĩ Ngân Giang


ĐÊM NAY

Đêm nay thôi đã mấy đêm rồi !
Ai biết đâu rằng ai nhớ ai?
Lất phất hoa bay vào cửa vắng
Nghiêng nghiêng mưa hắt mái hiên ngoài
Trăng soi đã hẳn soi hai ngả
Gió lạnh sao đành lạnh một nơi
Cầm bút toan đề thơ lại đặt…
Gối nào nước mắt có rơi rơi?!

Ngân Giang


 KÍNH HỌA:


THU KHÓC

Lá đổ Nàng thu héo hắt rồi !
Đêm về thả mộng nhớ tình ai ?
Hay là thổn thức dòng sông lạnh
Hoặc giả hồi lưu những lối ngoài
Gió vẫn tươi cười hôn vạn nẻo
Trăng còn sáng tỏ trải ngàn nơi
Khung trời kỷ niệm ngời hoa bướm
Suối mộng canh tàn lệ mãi rơi…!

Đức Hạnh
14 04 2020

NẾU MỘT NGÀY - Thơ Đoàn Giang Đông


       
              Nhà thơ Đoàn Giang Đông


NẾU MỘT NGÀY

Nếu một ngày tóc bạc trắng
Tôi ngồi đếm lại thời gian
Nghĩ về những ngày năm tháng
Đã qua gió biển mây ngàn

Nếu một ngày em bỏ tôi
Giữa hoàng hôn chập choạng
Tôi sẽ ra dòng sông trôi
Viết lại tình khúc dĩ vãng

Nếu một ngày em về đây
Với tôi vòng tay vụng dại
Hương em choáng ngợp ngất ngây
Cầu cho mùa xuân còn mãi

Nếu một ngày tôi ra đi
Bỏ lại chiều thu hoang vắng
Bên hiên khi trời tắt nắng
Em còn nhớ kỷ niệm xưa?!?

Nếu một ngày em không còn
Tôi cũng xin về nơi ấy
Tìm lại dấu vết chân son
Nối cuộc tình xưa đã mất....

          Đoàn Giang Đông

ĐỌC “MEKONG, DÒNG SÔNG NGHẼN MẠCH” CỦA NHÀ VĂN BÁC SĨ NGÔ THẾ VINH - Ngã Du Tử


                 
                            Tác giả bài viết Ngã Du Tử


ĐỌC “MEKONG, DÒNG SÔNG NGHẼN MẠCH” CỦA NHÀ VĂN BÁC SĨ NGÔ THẾ VINH
                                                                                       Ngã Du Tử

“Mekong, dòng sông nghẽn mạch” của nhà văn, Bs Ngô Thế Vinh là cuốn tiểu thuyết ký sự khá kỳ công, ly kỳ và hấp dẫn mà tác giả đã tận mắt đến chứng kiến như chuyến du khảo bắt đầu từ cuộc thâm nhập con đập Mạn Loan (Manwan) thuộc Vân Nam, Trung Quốc cho đến kỳ cùng của con sông Hậu, Việt Nam, cũng như vùng Tràm chim, Tam Nông thuộc Đồng Tháp Mười khu sinh thái của các loài dã hạc quý còn lại của miền Nam, sự gặp gỡ giáo sư Võ Tòng Xuân ở đại học An Giang, dến về Bến Tre và thay lời kết Cho một dòng sông, cùng với nhiều suy nghĩ của các bậc thức giả viết về nó. Với sự trang trãi nổi lòng mình từ sự yêu mến con sông Mê Kong nói riêng và tổ quốc Việt Nam nói chung nhằm cảnh tĩnh và khuyến cáo với dân tộc và quốc gia Việt Nam hãy làm điều gì có thể trước khi sự cuồng nộ của thiên nhiên nhận chìm cả đồng bằng phì nhiêu châu thổ sông Cửu Long, với tham vọng quá dữ dội của chính quyền Bắc Kinh, chắn dòng chính Mekong làm các con đập bậc thềm trên thượng nguồn, họ chỉ muốn làm lợi cho chính quốc gia Trung Cọng bất chấp các dân tộc khác tan hoang và điêu linh, nhất là những dân tộc cuối nguồn như Cam Bốt và Việt Nam chúng ta.

             
                       Nhà Văn - Bác Sỹ Ngô Thế Vinh (1969)

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2020

GỞI QUỲNH NHƯ ! - Thơ Phan Quỳ


        
                               Nhà thơ Phan Quỳ


GỞI QUỲNH NHƯ !

Em đi, sương lạnh chiều năm ấy,
Mưa gió bên đời em có hay?
Vai gầy, bước nhỏ em về đấy,
Hiu quạnh lòng ta những tháng ngày.

Môi mềm nhấp mãi chén rượu cay,
Thấp thoáng hình em vơi lại đầy,
Mưa đêm phố nhỏ buồn câm nín,
Đường về xa ngái với cơn say.

Chấp chới trong ta một hình hài,
Vai kề bước mộng lối thiên thai,
Áo bay vấn vít bàn chân nhỏ,
Ôi hạnh phúc đầy, em có hay?

Chợt tỉnh cơn say chợt bẽ bàng,
Tàn cơn mộng mị, giấc mơ hoang.
Em ơi ! một phút huy hoàng ấy,
Cháy giữa đời ta những lỡ làng!

                                  Phan Quỳ

GIÃ TỪ GA HUẾ - Đinh Hoa Lư


        
                       Tác giả Đinh Hoa Lư


       GIÃ TỪ GA HUẾ
                                                                 

Huế ! Huế ơi !
.....
cuộc đổi đời
dù đá nát vàng phai
nơi đất khách lạc loài
tôi vẫn nhớ mãi thương hoài về Huế.
(Thơ -Trần thị Lai Hồng)

Ôi GIAN NAN NHỮNG CÁI VÉ TÀU!

Thập niên 1980 dân mình sợ nhất là chuyện đi xa. Huống gì tôi, khi cầm cái giấy ra trại trong tay, nó không thể là cái giấy thông hành loại ưu tiên cho tôi về với gia đình một cách thuận lợi.

Chuyện cái vé tàu
Vé tàu đây là vé tàu hoả, hay xe lửa. Ai gọi sao cũng được miễn là đưa được cái 'thân hình' vào trong toa chiếc tàu chợ là một điều may mắn. Năm này nghe đã có tàu THỐNG NHẤT rồi nhưng đây không phải là hình ảnh người dân mong đợi , huống gì tôi là người tù được tha về.