BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Chủ Nhật, 6 tháng 6, 2021

CÔNG CHÚA BOKASSA (LAI VIỆT PHI) CỦA VƯƠNG QUỐC TRUNG PHI – Đoàn Dự ghi chép

Gửi các Bạn nào còn nhớ vụ này hồi đó ! Tôi biết khi cô Ba Xi, con gái giả, sang đến Paris, bà Nguyễn Thị Bình đại diện Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, bé cái lầm đưa em Ba Xi đi chơi mua sắm linh đình để lấy điểm với Bokassa ! Đến khi Martine, con gái thật sang, thì chả nhẽ giắt đi shopping một lần nữa !

Mời đọc, Ai còn nhớ Công Chúa Bokassa… ngày ấy bây giờ ra sao, khá ly thú !… Cuộc đời như giấc mơ, tiền tài danh vọng đến, rồi đi…


Bokassa làm tổng thống Trung Phi sau đó tự xưng hoàng đế. Bên phải là bà Nguyễn Thị Huệ, người đã sinh cho ông cô con gái Martine


Cô Công Chúa Ngày Ấy Bây Giờ Ra Sao ?
 
Thưa Quý bạn, vào khoảng cuối năm 1972, không chỉ ở miền Nam Việt Nam mà hầu như cả Thế Giới đều biết câu chuyện vị Tổng Thống nước Cộng Hoà Trung Phi tên Bokassa tìm được giọt máu rơi – kết quả của cuộc tình giữa Ông và người phụ nữ nghèo làm nghề gánh nước mướn ở Cù lao Phố Biên Hoà tên Nguyễn Thị Huệ khi Ông còn là một anh chàng Trung Sĩ Nhất 32 tuổi trong đội lính Lê Dương của Pháp sang tham chiến tại Việt Nam. Người con gái Việt Nam lai Da Đen nghèo nàn khốn khổ con rơi của ông lúc ấy 19 tuổi, tên Nguyễn Thị Martine theo họ Mẹ, làm nghề khuân vác xi-măng từ năm 18 tuổi tại Nhà Máy Xi Măng Hà Tiên gần Thủ Đức. Đùng một cái, Cô trở thành Ái Nữ của Tổng Thống Bokassa, rồi khi vị Tổng Thống này tham quyền cố vị, xoá bỏ nền Cộng Hoà, tự xưng mình là Hoàng Đế, ở ngôi được 3 năm thì trong 3 năm đó, Cô trở thành một vị Công Chúa. Nay, thời gian 43 năm đã trôi qua, thế sự đổi dời, những người liên quan hầu như đã hoá thành người thiên cổ, kể cả Hoàng Đế Bokassa. Riêng cô gái nghèo tức cô Công Chúa Martine Bokassa hiện nay ra sao, Cô còn sống hay đã chết? Mới đây, tờ báo Le Figaro của Pháp đã tìm hiểu và đăng rõ chi tiết ngọn ngành, xin mời Quý Bạn xem qua cho biết…
 

Thứ Bảy, 5 tháng 6, 2021

SỰ TÍCH LÁ DIÊU BÔNG – Hoàng Cầm




"Bài thơ "Lá diêu bông" tôi viết về một câu chuyện có thật, câu chuyện về mối tình đầu tiên trong đời tôi. Vào một đêm năm 1959, khoảng 3 giờ sáng, tôi chợt tỉnh giấc rồi thao thức không ngủ lại được.
 

Thứ Năm, 3 tháng 6, 2021

SÀI GÒN TIA NẮNG ĐẦU TIÊN CỦA NGÀY GIÃN CÁCH - Chùm thơ Trần Mai Ngân




SÀI GÒN TIA NẮNG ĐẦU TIÊN CỦA NGÀY GIÃN CÁCH
 
Yếu ớt và hững hờ trên cành lá xanh xao
Những bông hoa muôn màu cúi đầu lặng lẽ
 
Bình minh mà sao tiếng chim kêu nhạt tẻ
Khu phố lặng thinh chìm trong ngột ngạt
Người nhìn người đôi mắt cứ hoài nghi...
 

MÙA HẠ TRÔI XA – Thơ Tịnh Bình


   
            Nhà thơ Tịnh Bình

                                                                                            
MÙA HẠ TRÔI XA
 
Ta về tìm lại dư âm cũ
Đường phượng bay đâu thấy người xưa
Trống tan trường mơ hồ quá đỗi
Mùa hạ ơi xin vọng chút âm thừa
 
Sao tiếc mãi một thời vụng dại
Áo học trò đàn bướm tinh khôi
Trang vở trắng hồn nhiên dòng mực tím
Lá thuộc bài... ngơ ngẩn nhớ đâu đâu...
 
Ta về tìm lại... xa xưa lắm...
Má lúm đồng tiền khóe môi duyên
Nghe sau vành nón lời thưa thốt
Tóc dài tha thướt nụ cười hiền
 
Ta về... chẳng thấy ta xưa nữa...
Khoảng trời thơ mộng tuổi hoa niên
Trách chi mùa hạ trôi xa lắc
Giọt mưa gầy ướt tiếng ve nghiêng...
 
                                   TỊNH BÌNH
                                     (Tây Ninh)
 

MUA ĐỨA CON LAI – Đinh Hoa Lư


Những đứa bé hai giòng máu sau ngày tàn cuộc chiến           
 
 
ĐI MỸ
 
Tên hai vợ chồng Đào và Mận nghe "hay hay" do hai loại trái cây này gần gũi nhau lại cũng là tên của hai người.
 
Nghề bán bánh mỳ thịt nguội và bánh mỳ xá xíu không giàu hơn ai nhưng cũng nuôi đủ mấy đứa con. Công nhân về đây xây đập càng lúc càng đông. Bánh mỳ nóng dòn cùng xíu kho theo kiểu Quảng Trị cùng một ít pate thịt nguội nên công nhân ưa mua ăn sáng. Giá bình dân lại ngon nên xe mỳ của hai vợ chồng bán rất chạy hàng. Gần trưa là hết sạch hơn trăm ổ mỳ.
 

DỌC ĐƯỜNG GIÓ BỤI, ĐOẢN KHÚC 31 -35 (TRONG 100 ĐOẢN KHÚC) – Thơ Khaly Chàm


   
                   Nhà thơ Khaly Chàm

 
trích đoản khúc: dọc đường gió bụi
 
31.
nghiệp duyên, bĩ cực, luân hồi
kinh thư tẩm rượu, giấy bồi lận lưng
bẩm sinh một kiếp lừng khừng
cuộc chơi thoát xác vui mừng hò reo
 
32.
nhân danh chữ nghĩa ngoằn ngoèo
xé toang thể phách gửi theo hồn kiều
nhoài lên níu giữ tín điều
ô hay, sắc tướng mỹ miều thật sao
 
33.
buồn, bao giờ đủ mà chào
hãy mang mặt nạ nhìn nhau cả cười
trần truồng khốn nạn cuộc chơi
ngứa rần tư tưởng kiếp đười ươi câm
 
34.
mù lòa tính chuyện trăm năm
đút tay vào túi lương tâm gật gù
ngày đêm bất biến thiên thu
khi nào mửa máu mà ru căn phần
 
35.
vòng đời lẩn quẩn cuồng chân
chỉ tìm nhát búa… âm tần đóng đinh
nhẹ bay sương khói ảo hình
cuối cùng nhận diện chính mình, trời ơi!
 
                                             khaly chàm
 

“NUỐI TIẾC TÌNH YÊU THUỞ BAN MAI” THƠ PHẠM NGỌC THÁI – Nguyễn Thị Hoàng


  
                 Nhà thơ Phạm Ngọc Thái
                                                                                          
 
CON ĐƯỜNG PHƯỢNG ĐỎ
 
Em mang màu phượng đỏ ra đi...
Anh tha thẩn dọc hè phố nhỏ
Nơi kỉ niệm của mối tình sinh nữ
Xác ve còn bám ở thân cây.
 
Con đường phượng đỏ đêm nay
Mây lãng du bay, trời xanh vô định
Những cánh hoa rung trong hoài niệm
Nghe lòng thổn thức đâu đây...
 
Phượng đã cháy lên một thời
Nửa tóc bạc rồi, nửa mái xanh phơ phất
Tới một ngày chúng cũng tàn úa hết
Ta sẽ thành ông bà lão, em ơi!
 
Con đường tình đẫm giọt sương rơi
Gió vẫn xạc xào, vi vút thổi
Giá hồi ấy chúng mình lấy nhau rồi sinh năm đẻ bảy
Thì đâu còn phượng để anh ru?
 
Em đã mang màu phượng ấy ra đi...
 
PHẠM NGỌC THÁI
(Trích tập "64 bài thơ hay", Nxb Hồng Đức 2020)

GIỚI THIỆU TẬP TRUYỆN THƠ “DIỆU TÂM CA” CỦA NHÀ THƠ TÂM NHIÊN – Châu Thạch


Tâm Nhiên qua nét vẽ của Trịnh Tài

“DIỆU TÂM CA”, một tác phẩm của nhà thơ Tâm Nhiên mà với trí tuệ thô thiển của mình tôi tạm hiểu là một “khúc ca về Chân Tâm Vi Diệu”. Tôi thường tự nhận văn thơ của mình chỉ như tiếng gáy của con Dế tầm thường dưới cỏ, vậy cho nên với Diệu Tâm Ca, một tác phẩm thơ đồ sộ với 648 trang sách, chứa đựng triết thuyết huyền vi thâm thúy của đạo Phật, tôi không dám nhận xét gì, chỉ xin giới thiệu về sách, như tường thuật vô tư những gì mình đọc.
 

Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021

MỘT MẢNH TÌNH CHUNG THỦY - Ngô Viết Trọng




“Khô héo lá gan cây đỉnh Ngự,
Đầy vơi giọt lệ nước sông Hương
Quê người đành gởi thân trăm tuổi
Cuộc thế mong gì nợ bốn phương!”
                          (Thượng Tân Thị)
 
Mùa hè năm 1914 vua Duy Tân lại ra nghỉ mát ở Cửa Tùng. Lần này triều đình chỉ định quan thượng thư Bộ Học kiêm Cơ Mật Viện đại thần Hồ Đắc Trung theo hầu ngự. Năm này vua cũng vừa bước lên tuổi mười bốn. Hai hôm trước khi đi, vua nói với ông Trung:
- Năm nào đi nghỉ mát tôi cũng tắm, cũng bơi, cũng nằm phơi nắng trên cát một mình thật buồn tẻ quá. Nghe nói thầy có mấy người con trai cũng đang nghỉ hè, bảo họ đi chơi với tôi cho có bạn được không?
Ông Trung ngập ngừng:
- Đa tạ hoàng thượng đã chiếu cố đến đám trẻ của hạ thần. Chỉ sợ chúng quê mùa dốt nát chưa thông lễ nghĩa lỡ xúc phạm oai trời hạ thần lại mang tội.
- Thầy ngại cho con ra tắm biển có thể gặp chuyện nguy hiểm chứ gì? Chắc thầy chưa rõ Cửa Tùng là một bãi biển đẹp, mát mẻ và yên bình nhất ở Trung Kỳ? Người Pháp vẫn mệnh danh Cửa Tùng là Nữ hoàng của những bãi tắm (La Reine des plages) mà! Tắm và nghỉ ngơi ở đó tốt cho sức khỏe lắm. Thầy yên chí đi!
- Vậy xin phép hoàng thượng cho hai con trai của hạ thần là Hồ Đắc Điềm và Hồ Đắc Di cùng đi cho vui. Nếu chúng vụng về sơ sót điều gì xin hoàng thượng lượng thứ.
- Không sao. Điềm với Di chắc xuýt soát tuổi tôi?
- Tâu vâng, chúng chỉ trội hơn hoàng thượng một hai tuổi!
- Quá tốt! Kế Điềm với Di còn người nào nữa không?
- Tâu, còn hai đứa. Nhưng lại đều là con gái.
- Chắc các em đều còn nhỏ?
- Tâu vâng. Một lên mười, một mười hai.
- Như vậy đâu còn nhỏ lắm? Thầy nên cho hai em đi chơi luôn để hai em vui chứ! Mọi thứ cần thiết tôi sẽ cho người lo giúp, thầy khỏi bận tâm.
- Tạ ơn hoàng thượng!
 

XUÂN KHÊ THÔN, ƠN LÃO ĐƯA ĐÒ – Đinh Hoa Lư



Cuối năm 1975 có mấy trại tù cách Làng Nại Cửu Phường khoảng vài cây số (làng này Ái Tử ngó lên hướng núi). Chúng tôi nhờ đi lấy kẽm gai ngoài phi trường cũ nên tôi có đi vô thăm chùa Ái Tử. Có ai đó thấy tôi và nói với gia đình tôi ở Mỹ Tho rằng tôi còn sống.

TÌNH – Thơ Tịnh Bình


  
             Nhà thơ Tịnh Bình

 
TÌNH
 
Bận chi lời gió gieo neo
Thương nhau chín núi mười đèo cũng qua
Sầu chi vời vợi trăng xa
Còn trong nhung nhớ riêng ta với mình...
 
                                          TỊNH BÌNH
                                            (Tây Ninh)

BÀN THÊM VỀ CÂU 'TAM NAM BẤT PHÚ' – Đặng Xuân Xuyến



Năm 2012, khi viết "Mạn Đàm Về Câu ‘Tam Nam Bất Phú’ ", tôi có đưa ra vài ý kiến:
 
"Qua kiểm chứng những gia đình có 3 anh em trai (chỉ 3 anh em trai rất hiếm gặp, mà cơ bản có thêm chị em gái) tôi thấy thường xảy ra (ít nhất là 2/3) các tình huống
 
- Bất hòa trong gia đình, kể cả sau này khi 3 anh em trai đã yên bề gia thất.
- Tai họa xảy ra cho 1 trong 3 người con trai: Nặng thì có người chết sớm (thường là chết trẻ, chưa có con cái), nhẹ thì bị tàn tật như thối tai, què chân hoặc những chứng bệnh nan y khó chữa...
- Đường hôn nhân của 1 trong 3 anh em trai gặp phải trắc trở, thiếu may mắn, không được trọn vẹn.
 
Có lẽ, đây mới là điều mà cổ nhân đúc kết: Nhà có 3 anh em trai thì khó có được sự phú quý, phúc thọ.
 

CHUYỆN BÀ GIÀ QUẢNG NAM MANG DÉP LÀO... - Lê Thí




Khoảng năm 1981-1982, đời sống giáo viên cực kỳ khó khăn. Tôi quyết định đi xe đạp thồ để có tiền mua sữa cho con. Chiếc xe đạp để đi dạy hàng ngày được bổ sung thêm cái giỏ phía trước và cái yên nệm mút phía sau poóc-ba-ga cho khách ngồi… êm đít!

BẮC NINH THI THOẠI (KỲ 4) - Nguyễn Khôi

Bắc Ninh thi thoại của Nguyễn Khôi (Đình Bảng) đã tái bản nhiều lần ở Việt Nam, độc giả trong và ngoài nước đánh giá cao giá trị nghệ thuật của tác phẩm này. Xin trích một số chương giới thiệu cùng bạn đọc.


Bài Thứ 10:
 
Tiếp theo các chí sỹ - thi nhân tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục, đầu thế kỷ 20 Bắc Ninh còn có nhiều thi nhân nổi tiếng.

Độc giả biết Ngô Tất Tố (1892-1954) qua Tiểu thuyết Lều chõng, Tắt đèn và phóng sự Việc làng, ký sự lịch sử Vua Hàm nghi với việc kinh thành thất thủ; với kiến thức uyên bác, ông còn nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực :
– Khảo cứu có “Phê bình Nho học của Trần Trọng Kim”, khảo cứu về Lão tử, Mặc tử, Văn học Lý, Văn học Trần, Hồ, Mạc, Tây Sơn...
– Dịch thuật có Đường thi, Hoàng Lê nhất thống chí, Kinh dịch;
– Về thi ca, ông có bài thơ rất nổi tiếng viết khoảng năm 1929 (Trên báo Thần Chung Sài Gòn):
 
NGHE GÀ GÁY CẢM HOÀI

Tiếng gà xao xác giục bên đường
Trên gối xui người dạ ngổn ngang
Ngày tháng mài mòi đôi má trắng
Nước non đeo nặng tấm gan vàng
Tánh chim mỏi cánh bay về tổ
Kiếp ngựa tù chân lại nhớ đàng
Thôi cái cuộc đời còn thế thế
Làm trai chi giữa gốc tre làng
 
Thơ của một vị túc nho, nhưng không hủ nho. Bình cũ rượu mới. Một nửa là rượu nhà quê làng Cói, còn một nửa là rượu Hà Thành.
 
Đến Phong trào thơ mới (1930-1945), đất Bắc Ninh lại xuất hiện hai nhà thơ lừng tiếng Thế Lữ và Đoàn Phú Tứ.
 
Thế Lữ (1907-1989) quê Phù Đồng (nơi có đền thờ Phù Đồng Thiên Vương – Tháng Gióng).

Theo Hoài Thanh thì: “Độ ấy thơ mới vừa ra đời. Thế Lữ như vầng sao đột hiện ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam”. Đó là “cái công Thế Lữ đã dựng thành nền thơ mới ở xứ này. Thế Lữ không bàn về thơ mới, không bênh vực thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết. Thế Lữ chỉ lặng lẽ, chỉ điềm nhiên bước những bước vững vàng, mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ”. Mặc dù bước sau Phan Khôi, nhưng Thế Lữ là nhà thơ đi đầu xuất sắc nhất của phong trào thơ mới. Thế Lữ là “ông Hoàng” của thời đại thơ ca mới.

Cho đến hôm nay, thì quê hương Bắc Ninh thân yêu vẫn hiện lên trong tâm trí ta một cái gì rất Việt Nam (xứ Giao Chỉ ngày xưa và Bắc Ninh đương đại) để ta yêu dấu đến nao lòng xứ sở miền quê quan họ này:
 
Sáng hôm nay sương biếc toả mờ mờ
Như hương khói đượm đầu cau, mái rạ
 
Với Thế Lữ thể thơ 8 chữ đã trở thành thể tiêu biểu của thơ mới. Đó là thể thơ ưu việt bởi tính chất gẫy gọn sinh động và đầy hình tượng hiện đại, đánh dấu một bướcphát triển nhảy vọt của tư duy thơ Việt nam:
 
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi…
 
Thế Lữ chủ trương dùng thơ ca để phụng sự cái đẹp của thế giới, của con người và tình yêu, phải chăng đó cũng là cái đẹp khuynh thành của Bà Chúa Chè, hoà nhịp với văn mạch dân tộc ở chặng đường tuyệt vời hứng khởi?
 
Bắc Ninh còn có Tuấn Đô Đoàn Phú Tứ (1910-1989). Ông có thi phẩm bất hủ Màu Thời Gian, đồn rằng để tặng một giai nhân là con gái nhà văn Nguyễn Văn Vĩnh (Nàng là em nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp ?).
Bài thơ chỉ có 18 câu với 101 chữ của một tình yêu đơn phương, viết như thể không đâu vào đâu mà đủ cả nhạc, hoạ, thơ:
 
Sớm nay tiếng chim thanh
Trong gió xanh
Dìu vương hương ấm thoảng xuân tình.
 
Từ ngàn năm nồng ấm, ta (như Hoàng Đế) lặng dâng Nàng (phi tần của ta) cả “Trời mây phảng phất nhuốm thời gian”. Lãng mạn và phi thường quá, trên cả tầm hoàng tử yêu công chúa. Bởi thế thời gian mới có Màu và có Hương. Và cho dù như Hạng Vũ - Ngu Cơ, Đường Minh Hoàng - Dương Quý Phi, Trịnh Sâm - Đặng Thị Huệ, Quang Trung - Ngọc Hân… thì tình một thủa còn hương, bởi vì “hương thời gian thanh thanh, màu thời gian tím ngát” kia mà.
 

CHÙM THƠ “ĐOẢN KHÚC...” CỦA LÊ VĂN TRUNG


   


ĐOẢN KHÚC
 
Xin trải hết lòng thơm lên cỏ biếc
Cho em về ngà ngọc gót chân vui
Xin chảy với dòng suối nguồn tinh tuyết
Em về đây xỏa tóc gội mây trời.
 
Tình ươm màu nắng lụa
Thuở trăng vừa mười lăm
Tình thơm lừng mật sữa
Từ độ trăng nguyên rằm.
 
Em từ buổi trăng chưa rằm bóng nguyệt
Tóc trầm hương chải mộng suối trăng hồng
Ta từ buổi hồn thanh niên tuyệt bích
Bỗng sững sờ một đóa dạ quỳnh hương.
 
Tôi đang mơ giấc luân hồi
Mai kia gối mộng tay người trăm năm.
                            

Chủ Nhật, 30 tháng 5, 2021

KHÓC... – Thơ Trần Mai Ngân


 


KHÓC...
 
Em ngã vào hoàng hôn
Liêu xiêu, liêu xiêu gọi anh
Chỉ có nắng quái chiều nay rọi vào đôi mắt - giọt nước đầy rơi...rơi....
Em tự mình lau khô
Đưa bàn tay vuốt ve lan can chiếc cầu đã tróc hết nước sơn...
Chỗ đứng cũ...
Liêu xiêu, liêu xiêu...
Em ngã vào lòng hoàng hôn - khóc!
 
                                                                                  Trần Mai Ngân

CÔ MÙI CÒN KHÔNG - Nguyễn Đức Tùng



Giữa hai nhân vật chính, Siêu và Mùi, trong tiểu thuyết “Xóm Cầu Mới” của Nhất Linh, có những câu chuyện lai rai tán gẫu nhỏ nhặt thế này:
Mùi hỏi:
- Quả trứng gì?
- Cô không biết à? Bây giờ cô muốn để một quả trứng đứng dựng trên đĩa, cô làm thế nào?
- Em chẳng bao giờ để nó đứng cả. Để nó nằm tiện hơn.
Siêu cười nói:
- Cô ngớ ngẩn lắm, đấy là nói thí dụ thế.
 

THƯƠNG VỀ QUẢNG TRỊ - Đinh Hoa Lư


Đường Trần Hưng Đạo ngang qua hai tiệm sách Lương Giang và Sáng Tạo (kế hàng vàng Quảng Ngọc) năm 1967 - Hình Nguyễn Thái Belgium
 
Tôi hay tự hỏi mình: tại sao tôi hay viết về Quảng Trị? Một điều dứt khóat rằng tôi không mơ làm một nhà văn mà tôi viết do tôi thương tôi nhớ về kỷ niệm vĩnh viễn chẳng trở về. Bao lâu nay với những dòng viết vội nhưng tôi mang hoài bão vẽ lại hình ảnh một Quảng Trị ngày xưa nay nhạt nhòa trong trí nhớ bao người.

TÌNH CÀNG SÂU ĐẬM CÀNG NHIỀU ĐAU THƯƠNG – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


Vào trang Facebook của Vân Anh, một bạn thơ quen thuộc, tôi tình cờ đọc được bài thơ Lòng Thật Bình Yên Mà Sao Buồn Thế. Cái tâm sự buồn não nuột của một cô giáo gặp cảnh tình ngang trái đã chạm vào “chỗ hiểm” nào đó trong trái tim đa cảm nên tôi đã dừng lại khá lâu. Thêm vào đó, phần thi pháp của bài thơ cũng có vài điểm đáng nói, đáng bàn nên tôi đã “xăn tay áo” viết mấy lời bình phẩm.
 
LÒNG THẬT BÌNH YÊN 
                           MÀ SAO BUỒN THẾ
 
Em kê dọn, xếp lại những nhớ nhung
Thuở tóc xanh mình đã cùng ước nguyện
Ngăn bên này, ngổn ngang bao lưu luyến
Kệ bên kia, ẩn hiện nỗi vui buồn
 
Đang giữa đông, trời cứ đổ mưa tuôn
Chẳng trôi hết giùm muôn vàn mỏi mệt
Giá ngày xưa người đi mang theo hết
Thì hôm nay em chẳng có cớ sầu
 
Nắng bây giờ hạnh phúc ở nơi nao
Hay dâu bể cũng nghẹn ngào lên mắt
Ngôi sao cuối trời xa chầm chậm tắt
Chữ nhoà rồi, lạc mất cả âm vần....
 
                                           Vân Anh
 
P/S: Chiều chủ nhật đầu tiên 2021
 

MÙA HÈ TUỔI THƠ – Nhật Quang


  


MÙA HÈ TUỔI THƠ
 
Hè về hí hửng tuổi thơ
Năm… mười, trốn chạy bên bờ ao quê
Lưng chiều túm tít triền đê
Lăng xăng bịt mắt bắt dê trốn tìm
 
Hè về bắt bướm, đuổi chim
Thập thò bờ sậy rình bìm bịp kêu
Lưng trần, tóc úa nắng chiều
Đua nhau chạy níu cánh diều bay cao
 
Hè về rón rén bờ rào
Chuồn chuồn vụt cánh bay vào dậu thưa
Trèo cây bẻ ổi, hái dưa
Hồn nhiên một thuở tắm mưa cởi truồng
 
Hè về nghe khúc ve buồn
Tuổi thơ trong trắng, tâm hồn tươi vui
Khép trang sách vở, trao dồi…
Đón năm học mới ươm ngời tương lai
 
Tuổi thơ thế hệ ngày mai…
 
                                          Nhật Quang

DỌC ĐƯỜNG GIÓ BỤI, ĐOẢN KHÚC 26 - 30 (TRONG 100 ĐOẢN KHÚC) – Thơ Khaly Chàm


 
                      Nhà thơ Khaly Chàm

 
trích đoản khúc: dọc đường gió bụi
 
26.
trợn trừng nhẵn ngón yêu ma
cầm tay phiên bản tụng ca ái tình
điên mê gõ nhịp rập rình
mùi thân phận dại ru hình chưa em?
 
27.
úp ly nhốt mặt trời đêm
vòng tay khát lửa nhũn mềm hân hoan
bao năm nhảy múa nhập tràng
câu thề ta… đẫm máu tràn ngực khuya
 
28.
xòe tay nghiệm nắng phân chia
khói hồn vờn bóng xác lìa thức tâm
hé môi hút mộng thú cầm
thổi vồng ngũ sắc lạnh căm mặt người
 
29.
trôi vào nguyệt tận ba mươi
chìm trong mắt gió ma cười nhạo ta
lời em bao giọt thánh ca
màu sa thạch rụng vỡ ra biển tình
 
30.
nghe lau lách gọi tên mình
dư vang hóa bướm bình minh chập chờn
gầm gào chi nữa căm hờn
hai chân mắc bẫy chết đơn độc rồi
 
                                    khaly chàm

Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2021

TRƯA – Thơ Tịnh Bình


  


TRƯA
 
Hình như bặt tiếng ve ran
Bướm vàng trốn nắng bên hàng giậu thưa
Tiếng gà tan loãng vào trưa
Sen ru giấc hạ lưa thưa gió nồng...
 
                                              TỊNH BÌNH
                                                (Tây Ninh)

NGƯỜI SÁT ÂM LÀ NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO – Đặng Xuân Xuyến



Theo tín ngưỡng dân gian thì người Sát Âm là người có thể nhìn thấy người âm, thậm chí nghe được người âm nói chuyện nhưng không giao tiếp (trò chuyện) được với người âm. Điểm đặc biệt ở người Sát Âm là dễ bị các âm linh mượn xác để nhập vong. Còn những người hoặc "có cốt tiên" (là những “tiên cô tiên cậu”, những "nguyên thần"... ở cõi Trời vì lý do nào đó mà đầu thai chuyển kiếp xuống cõi Trần), hoặc là "người của Tứ Phủ", có số "Mở Phủ Trình đồng" thì có thể giao tiếp với người âm, thậm chí còn tương tác tình cảm (ái, ố, hỉ, nộ) với người âm như hai người ở cùng một cõi.