BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Chủ Nhật, 14 tháng 3, 2021

CHO NGÀY SINH NHẬT THÁNG BA – Thơ Nhật Quang


   
                    Nhà thơ Nhật Quang


Cho ngày Sinh nhật tháng Ba
                                                
Những cánh mai rơi xuống vần thơ tháng Ba
đọng chút hương xuân
đi qua mùa hoa còn nồng thơm nắng
để nhớ một ngày áng mây hồng bay về
ngủ vùi bên niềm hạnh phúc của mẹ
ru con tiếng khóc chào đời
ngọt lịm ươm vào giấc mơ…
 
À ơi!... lời yêu thương thanh thót
thẫm đẫm tuổi thơ
gom đầy miên trường tháng năm mong đợi
những tháng Ba xanh…
giữa mùa bão giông vai mẹ ướt sũng mỏi mòn
tiếng ru... khắc khoải thâu canh
mong ban mai rực hồng ngọn nắng
đôi mắt ân cần cảm nghiệm niềm vui
dõi nhìn theo hành trình con bước
hái những ước mơ… trên đỉnh mùa xuân
 
Giọt ân tình hoài niệm…
tháng Ba về dịu ngát bâng khuâng
thắp những ngọn nến ru đời…
ru nhịp ngày trôi hong lên bao ước vọng
chắt chiu từ vòng tay mẹ yêu dấu
thắp vào tim con những mùa bình yên.
 
                        Sài Gòn tháng 3 - 2021
                                Nhật Quang

Thứ Bảy, 13 tháng 3, 2021

NỮ TÀI TỬ ĐIỆN ẢNH KIỀU CHINH VỚI GIẢI THƯỞNG BÁO TUYẾT VÀ SỰ NGHIỆP ĐỂ ĐỜI - Lê Hồng Lâm

Nguồn:
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-56180605

Kiều Chinh, Hà Nội, 1953.

 
Liên hoan phim Thế giới Châu Á (The Asian World Film Festival) tại Mỹ vừa thông báo, nữ diễn viên huyền thoại người Mỹ gốc Việt Kiều Chinh sẽ được vinh danh với giải thưởng cao quý nhất tại LHP: Giải thành tựu trọn đời có tên là Snow Leopard (Báo Tuyết) tại Lễ Gala Đêm bế mạc vào ngày 15/3 tới.
 
Kiều Chinh được biết nhiều nhất tại Mỹ với vai chính trong bộ phim The Joy Luck Club (Phúc Lạc Hội) và bộ phim về cuộc sống của người Việt tại Mỹ sau chiến tranh có tên là Journey of the Fall, cũng như các thành tựu về hoạt động nhân đạo và từ thiện của bà. Nhưng trước 1975, bà đã có một sự nghiệp điện ảnh lừng lẫy tại Sài Gòn với nhiều bộ phim đáng nhớ.
 

 Bà Kiều Chinh tại Hoa Kỳ

Nhân cột mốc đặc biệt này, chúng tôi muốn điểm lại sự nghiệp điện ảnh kéo dài hơn 6 thập niên của nữ nghệ sĩ tài danh này, từ Hà Nội, Sài Gòn, Hollywood đến “cõi tôi” của Kiều Chinh.
 

Thứ Sáu, 12 tháng 3, 2021

GÁNH HÁT BỘI PHƯỜNG ĐỆ TỨ NĂM XƯA - Đinh Hoa Lư

"Những cảm nhận đáng thương cho những ai làm văn hóa mà cơm không đủ ăn áo không đủ mặc, đáng lẽ họ phải được nâng đỡ và bảo trợ cho những công việc bảo tồn giềng mối đạo đức phong hóa cho dân tộc..."


Tác giả Đinh Hoa Lư

 
Tiếng là "Bốn Ngả Đường Thành", nhưng theo tôi con đường Lê văn Duyệt là vui nhất. Đó là tôi muốn nói đến đám HÁT BỘI tên là HOA MAI của ông ĐƯƠNG người 'đóng quân lâu dài' trước mặt nhà ông Đội Chức nơi cái bãi đất làm sân bóng cho Phường Đệ Tứ. Ông Đương họ là chi tôi chẳng biết chỉ biết? Ông và bầu đoàn thê tử cùng và gánh hát bội Hoa Mai rất nghèo. Họ nghèo đến nỗi cả đoàn không còn tiền để về lại quê hương xứ Quảng!


CHÙM THƠ "GIẤC MƠ" CỦA LÊ VĂN TRUNG

 
  


GIẤC MƠ CHIỀU
 
Vườn đời tôi xanh biếc
Em nhẹ vời như chim
Chiều giang tay mưa lụa
Âu yếm bờ vai ngoan
 
Cứ ngỡ lòng là tơ
Mượt như tình mới nở
Cứ ngỡ hồn là thơ
Trải vàng thu mấy độ
 
Em qua vườn hôm nao
Ngắt một cành hoa đỏ
Ôi bàn tay cứ ngỡ
Chạm vào thơ nhiệm mầu
 
Vườn chiều tôi chiều nay
Mưa hay chiều trải mỏng
Áo người bay, vờn bay
Áo hay chiều trải mộng
 
Em nhẹ vời như chim
Bay qua chiều nhẹ quá
Thơ nhiệm mầu bay lên
Giấc mơ chiều trắng xóa.
   

THÚY KIỀU ĐÀN 4 LẦN QUA THƠ ĐƯỜNG LUẬT CỦA HỒ VĂN CHI - Châu Thạch




Xưa có câu “Thi trung hữu nhạc” (trong thơ có nhạc). Cụ Nguyễn Du đã lấy thơ tả nhạc, đã viết về tiếng đàn của Thuý Kiều với rất nhiều cung bậc cảm xúc, lay động lòng người. Trong truyện Thúy Kiều, thật sự Kiều phải gảy đàn tám lần tất cả. Thế nhưng có bốn lần tiếng đàn Kiều được mô tả kỷ, gây nhiều ấn tượng khi ta đọc thơ.
 

HOÁ THÀNH THƠ... – Trần Mai Ngân


   


HOÁ THÀNH THƠ...
 
Anh hoá thành thơ
Trong niềm trăn trở
Nét bút đàn bà
Lệ nhòa hương đêm...
 
Tình hoá thành mây
Ngày mỗi xa thêm
Mộng cũ êm đềm
Kết thành mưa giông
 
Thôi... trả hư không
Buổi trưa diễm lệ
Lóng ngóng đê mê
Theo suốt đường về...
 
Tình hoá thành mây
Anh hoá thành thơ
Em vẫn không hay
Cứ hoài dệt xây...
 
Trần Mai Ngân

VỀ CÂU KẾT 2 BÀI THƠ 'THĂM BẠN' VÀ 'ĐỒNG VỌNG' CỦA NHÀ THƠ ĐỒNG THỊ CHÚC – Đặng Xuân Xuyến


Nhà thơ Đồng Thị Chúc


Khi đọc cảm nhận của tôi về bài thơ "Thăm Bạn" của nhà thơ Đồng Thị Chúc, nhà thơ Khang Minh có chút băn khoăn về câu kết bài thơ: “Phải chi nữ sĩ Đồng Thị Chúc cho thêm hai câu kết nữa thì hay quá Đặng Xuân Xuyến, vì đọc tới câu "Một cơn gió lạc bùi ngùi bay qua" có cảm giác thiêu thiếu cái gì đó, bài thơ chưa thể khép lại ở câu này được! Tiêng tiếc là!”. Tôi lại nghĩ khác anh, câu kết bài thơ như thế là hợp lý, tròn trĩnh mà còn gợi rất nhiều sau khi đã đọc bài thơ. Nếu nhà thơ Đồng Thị Chúc thêm một vài câu thơ nữa sẽ làm bài thơ kém duyên, mất hay.
 

NHỮNG BÀI THƠ VỀ RƯỢU (3) CỦA NGUYÊN LẠC


   

 
THUỞ MÊ LẦM
 
Ta từng một thuở mê lầm
Cơn say lỡ đã uống nhầm giai nhân
Thế rồi đành phải trăm năm
Mơ em nhan sắc chết bầm tim ta
 
Còn không độc tửu ngày xưa?
Ta tên ghiền rượu hương mê mơ mòng
Giờ đâu người hỡi giai nhân?
Tìm đâu cái thuở mê lầm thanh xuân?
 
Ai rồi chắc cũng đã từng
Trút bình hết rượu... Mùi hương vẫn còn !
 

TẢNG BĂNG TRONG PHÂN TÂM HỌC CỦA SIGMUND FREUD – Đinh Hoa Lư



Sigmund Freud (1865-1939) là nhà thần kinh hoc cũng là nhà tâm lý học người Áo. Ông cũng là nhà khai sinh ra môn Phân Tâm Học (Psychoanalysis). VỚi tư cách là nhà tâm lý học, từ 1900 đến 1905, ông ứng dụng phương pháp địa vật (topographical) để giải thích Ý Tưởng, lý trí, hay tư tưởng con người, đó là một tảng băng đang nổi (iceberg)
 

Thứ Ba, 9 tháng 3, 2021

THỬ NHÌN VÀO KHỦNG HOẢNG VĂN HỌC VIỆT NAM QUA KIỀU VÀ NIETZSCHE - TS Nguyễn Hữu Liêm

                        Gửi đến BBC từ San Jose, Hoa Kỳ (4 tháng 3 2021)
                                                                            Nguyễn Hữu Liêm
 *
"Bọn họ quá lạnh lùng. Mong cho sét đánh ngay vào thức ăn của họ để mồm miệng chúng biết ăn món lửa,
                                                                                           (Nietzsche)
 

Friedrich Nietzsche, qua đời năm 1900, được cho là một trong số các nhà tư tưởng lớn nhất của nhân loại thế kỷ 19
 

Cái tật của bọn học giả, nói như Friedrich Nietzsche 1844-1900), là không viết lên được gì nếu không dựa trên trích dẫn từ sách vở.

Thế còn nhà văn? Tính sáng tạo của nhà văn là khả năng nấu nướng những gì có sẵn thành một món ăn mới. Còn những thể loại văn chương thiếu chiều sâu thì chỉ biết đem những vật liệu còn sống, chưa được nấu, để như vậy và chỉ bày biện thành món ăn với thật nhiều gia vị.
 

THÁNG BA VỀ... – Thơ Đặng Xuân Xuyến


 
              Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến
 

THÁNG BA VỀ...
(Với V yêu)
 
Ừ tháng Ba về! Ừ, tháng Ba...
Hoa xoan tim tím rụng hiên nhà
Lạnh chiều cong cớn cơn gió lạ
Mưa bụi giăng dầy, ta nhớ ta.
 
Làng Tám, chiều 01.03.2021
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

TẢN BÚT NHA TRANG NGƯỜI VỀ CHO TÔI NHẮN VỚI ... – Từ Vũ


Tranh cắt của họa sĩ Phú Thảo (SàiGòn)

 
Thân tặng P. Thâm - Huỳnh Hưng; Ngô Mỹ Hương    
Các Bạn Đệ 4/4 Lê Quý Đôn và tất cả những người một thời xa xưa đã "mài đũng quần" ở Nha Trang.
 
Không còn nhớ rõ nguyên cớ nào tôi đến Lê Quý Đôn, ngôi trường bán công này cũng không xa nhà tôi lắm vì chỉ cần đứng trước mái hiên nhà trong ánh nắng chói chang của "miền quê hương cát trắng" là tôi đã nhìn được mé hông trường qua bãi phế thải quân xa , nơi tôi từng tập lái chiếc xe jeep nhà binh của cậu (ba) tôi - chỉ huy trưởng quân xa sư đoàn 5 BB, lúc này đã được dọn dẹp đó đây lưa thưa những cây hoa - một loại sâm cát - chỉ mọc ở những vùng cát Nha Trang, vùng đất này sau đó là trường Nữ Trung học Võ Tánh.
 

CÒN NGUYÊN MỘT ĐÓA HOA QUỲNH, CUỘC TÌM KIẾM VÔ MINH – Thơ Lê Văn Trung


   
 
 
CÒN NGUYÊN MỘT ĐÓA HOA QUỲNH
 
Ôi trăm năm một mùi hương
Còn nguyên trong xác trong hồn của hoa
Ngọt như mật rót từ thơ
Thơm như hương chảy tự hồ dạ lan
 
Ôi trăm năm đóa nguyệt vàng
Còn nguyên xiêm áo đài trang mỹ miều
Em về sáng một vì sao
Tay hồng mở lối xưa vào đào nguyên
 
Tạ trăm năm một cuộc tình
Tạ ơn em, đóa ngọc quỳnh ngát hương.
 
                                       Lê Văn Trung
 

TẤM ẢNH NGÀY XƯA – Đinh Hoa Lư




Ngày nao em đến chơi tặng tôi một chiếc hình
Ghi nhớ ngày chúng mình vừa quen nhau
Năm tháng dài ngày sau ghi nhớ mãi ...  (Lyrics)
                                                               Lê Dinh
 
Bạn đọc mến,
 
Chuyện ngày xưa, chuyện của những tấm hình đen trắng giờ đây chúng ta mới thấy chúng trở thành quý báu làm sao? Lồng trong sự quý báu này nếu ai đó còn vương vấn một tình yêu lãng mạn trong quá khứ thì mấy tấm hình xưa đó còn có thêm bao nhiêu sức cuốn hút và rung động lạ thường. Thật vậy, nếu ai đó có một tấm hình khi kẻ đó từng yêu đơn phương chắc hẳn sẽ giữ mãi, nâng niu cho đến lúc cũ mèm, bạc phếch theo dấu thời gian.

Có những hình ảnh của người thân gia đình, những đấng khuất mặt thế hệ trước, xa xưa như cổ tích nhưng bất chợt ai đó khám phá ra lại càng có nhiều cảm nhận khác thường!
 

KHÓI ĐỒNG BẰNG – Thơ Tịnh Bình


   
                     Nhà thơ Tịnh Bình


KHÓI ĐỒNG BẰNG
 
Tưới tẩm mùa xanh trên cánh đồng khô hạn
Giọt mưa cằn cỗi gieo nhớ gieo thương
Nắng táp nụ cười muôn đời tần tảo
Cha nâu bùn
Nên con đâu lem lấm chân son...
 
Con neo ước mơ vào đôi cánh chim di
Cha gieo mùa màng bằng giọt mồ hôi đắng đót
Mẹ bấm đốt tay tính toan phiên chợ đời cơm áo
Đêm mệt nhoài trăn trở tiếng ho khan
 
Vun lại liếp rau mẹ chắt chiu trên đôi quang gánh
Trĩu nặng đường cày hạt thóc cũng biết thương cha
Hành trang con xuôi giấc mơ về phố thị
Mùi quê hương thơm thảo vị quê nghèo
 
Những bước chân trở về
Rồi lại ra đi...
Thèm một lần úp mặt vào đất quê
Chợt thương cánh thiên di có bao giờ hiểu được
Vị ngọt phù sa thơm mùi châu thổ
Chỉ khói đồng bằng cay mắt giấc mơ xa...
 
                                           TỊNH BÌNH
                                            (Tây Ninh)

HỒI ỨC... KHÔNG PHẢI LÀ THƠ – KHALY CHÀM


  
                       Nhà thơ Khaly Chàm


hồi ức… không phải là thơ
 
1.
hão vọng luôn dành cho một thằng người
hít thở mùi nụ cười răn đe thú tính
người đàn bà nhặt gió chướng hanh khô
teo tóp những hạt giống được thụ tinh trong ống nghiệm
chắt chiu lắm nhưng chẳng biết để làm gì
đau điếng bảy con quỷ ẩn náu trong tim
người đàn bà trèo lên đỉnh khói sương hai mắt đứng tròng
với tay theo muốn níu giữ khi tôi vừa rơi
 
2.
tôi đã nhìn thấy mình
nằm ngửa mặt trên cánh đồng cỏ ma hoang hoải gió
bầy chim mờ xám trên bầu trời
với đội hình đầu mũi tên bay về phương nam
chúng thả những mật ngữ rơi xuống mắt tôi lạnh buốt
ngươi đàn bà mang cặp kính trắng
mái tóc đen tuyền có thể đã dùng thuốc nhuộm
kéo tay và đỡ tôi đứng dậy dìu đi
tôi chợt nhớ, ngoái cổ lại nhìn cái vỏ chai rỗng không nắp đậy
 
3.
lầm lũi đi trong chiều buông
người đàn bà trên vai quang gánh
những ngọn nắng quái đang trổ mầm bóng tối
mùa đông oặn mình trong chiếc thúng
một lũ bướm đỏ thẫm màu máu thoát thai
có vài con đập cánh trên vạt tóc màu sương muối
một con bướm bà chúa cõng thần hồn tôi bò trên mặt đất
tự lúc nào ngôn ngữ đã trần truồng ói ra bầy rắn độc
má ơi, con vẫn còn thở mà!
 
                                                                  cuchisaigon 3/2021
                                                                         khaly chàm
 

PHẠM NGỌC THÁI VÀ CHÙM THƠ QUÊ HƯƠNG THA THIẾT

Trích trong tập 64 BÀI THƠ HAY, Nxb Hồng Đức 2020

   
MẸ QUÊ HƯƠNG
 
Kỷ niệm 8/3: Tưởng nhớ về mẹ yêu thương
(Bài thơ viết trong chiến tranh)
                                                          
Gió đưa cánh võng lưng đèo
Thoảng như tiếng mẹ buông vào canh sâu...
"Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng"
 
Mẹ ru Kiều giữa đêm giông
Cho con say giấc mơ nồng tuổi xanh
Mẹ ru Kiều giữa năm canh
Nuôi con trong mái nhà gianh phố nghèo
 
Con qua trăm núi trăm đèo
Còn nghe tiếng mẹ chiều chiều vẫn ru
Đường dài theo nhịp võng đưa
Trăng mơ bóng núi con mơ bóng chiều
 
Con ăn một búp măng vầu
Đã quen như lá rau bầu quê hương
Những ngày lạt muối, đói cơm
Con lùi thêm khúc sắn thơm lửa hồng.
 
Mẹ ơi! Trời rộng vô cùng
Thương con mẹ nhớ đừng buồn, mẹ nghe!
Sương rơi ướt vạt cỏ khuya
Chỉ lo mẹ ở miền quê thức hoài
 
Mẹ giờ tóc đã hoa mai
Sáu mươi đời mẹ hai vai nước, nhà...
Một thân mẹ sống trọn già
Tiễn chồng rồi (lại) tiễn con ra chiến trường
 
Mẹ hiền muôn nỗi nhớ thương
Đêm nay con trẻ tìm đường thăm quê
Mẹ đừng khóc nhé, mẹ nghe!
Chín năm xa một lần về trọn vui.
 
Ngẩn ngơ nên gió bồi hồi
Nhìn trăng bóng đã ngả dài núi xa...
 
                        Phạm Ngọc Thái
  Viết khi tiến vào Sài Gòn mùa xuân 1975
 
 

GẶP NGƯỜI TÌNH CŨ – Thơ Vĩnh Hoàng


   
                           Nhà thơ Vĩnh Hoàng


 GẶP NGƯỜI TÌNH CŨ
 
Tôi đã yêu em, một thời trong dạo ấy
Dù cuộc tình vẫn vậy, nhưng hai đứa xa nhau
Nàng đã lấy chồng, sau những ngày đau khổ
Và từ đó tôi cũng lập gia đình
Vì cuộc sống mưu sinh
Tôi ở xa nàng hơn cả ngàn cây số
 
Núi sông cách trở
Tình đã chia xa
Bụi thời gian đã che lấp xoá nhoà
Hình bóng ấy đã chôn vào trong ký ức
Mười lăm năm xa cách
Tình ngỡ lãng quên
 
Hôm nay tôi trở về thăm quê, sau bao ngày nhung nhớ
Tình cờ gặp gỡ người em gái năm xưa
Nàng đã ôm chặt lấy tôi
Nói không nên lời, hai hàng lệ ứa
Như đứa trẻ nũng nịu đòi quà
Tôi bồi hồi xúc động sâu xa
Bao kỷ niệm như cuốn phim chiếu lại                             
Tôi không ngờ, tình yêu tôi sống mãi
Vượt quá thời gian
Sau giây phút gặp nhau, chúng tôi từ giã
Hai người hai ngả, lòng vẫn bồi hồi
 
Nhưng; tôi tự bảo tôi:
Vì thương nàng phải giữ gìn hạnh phúc
Cho nàng và cho tôi
Nghĩ đến vợ tôi, người vợ đáng kính đáng yêu
Đang hướng theo tôi trong những ngày xa cách
Tôi cúi đầu đạp xe một mạch
Sợ hình bóng đuổi theo
Sợ lòng mình mềm yếu
Ôi; Tình yêu ? Tình yêu tuyệt diệu;
Có mãnh lực phi thường
Mạnh hơn cả đạn bom
Vượt lên trên tất cả
 
Tình yêu muôn vẻ
Tình yêu muôn màu
Tình lắm thương đau
Tình nhiều nỗi khổ
Hãy giữ tình trong sạch
Hỡi những kẻ đa tình.
 
            Vĩnh Hoàng

ĐỌC TRUYỆN KIỀU LẠI NHỚ ANH BA – Thơ Nguyễn Khôi


 
                          Nhà thơ Nguyễn Khôi


ĐỌC TRUYỆN KIỀU LẠI NHỚ ANH BA
 
Nghe nói : Anh Ba không thích truyện Kiều
Cái truyện Tàu thở than rên rỉ cũ mèm
Vừa thắng Quân Thanh đã buồn ôm hận
Lê bước sang Tàu quỳ gối cầu phong.
                                        
Ôi xứ sở nghìn năm trong vòng tay Cụ Khổng
Kẻ sĩ chỉ chúi mũi vào Thơ, minh họa chuyện đời và Dịch sách ngôn tình
Trông thấy sóng Biển Đông đã run lập cập
Mò đọc tứ phương không thoát sách Thánh Hiền.
                                         
Ôi xứ sở không có Nhà khoa, nhà Triết học
Toàn là ăn theo học mót nửa vời
Tài lắp ráp, nhiều nhanh mẹo "Cải tiến"
Khoái lô bô chuyện Phạm Tuân - thằng Cuội lên Trời.
                                          
Ôi xứ sở không có Nhà tư bản
Chụp giựt quẩn quanh "ăn đất" xây Biệt phủ 5 sao
Phá rừng trồng cây mơ thành Rồng, thành Hổ
Vui lễ hội ngâm Kiều thỏa mộng Thi Hào,
                                           
Còn ai nhớ Anh Ba ?
- Kiên trì nằm vùng, quyết tâm Giải phóng
Thống nhất Non sông, tiêu diệt quân Diệt chủng
Đánh đuổi giặc Trung Cộng ăn bả Mỹ xâm lăng.
                                            
Hỡi các Nhà Thơ !
Hãy tỉnh ngộ thoát khỏi vần Lục bát
Gỡ dây muống, dây lang quấn chân mà mạnh bước lên tàu
"Con tàu 4.0" bay đến Chân trời mới
Kìa Anh Ba đang vẫy gọi
Ta viết bản Hùng ca...
 
                                                               Hà Nội, 5-3-2021
                                                               NGUYỄN KHÔI