Nhà thơ Nguyên Lạc
ĐẢO CHỮ VÀ VỊ TRÍ CHỮ TRONG CÂU THƠ
(VÀI KHÁI NIỆM VỀ VIỆC DÙNG CHỮ TRONG THƠ 2)
Nguyên Lạc
SƠ LƯỢC VỀ NÓI ĐẢO
1. Nói lái
Trước hết xin nói rõ với các bạn:"nói đảo" khác với "nói lái". [1]
Đây là nói lái:
Đêm Thủ Đức nam canh thức đủ
Người cơ thần trở lại Cần Thơ
Thủ Đức/thức đủ, cơ thần/Cần Thơ là nói lái
Con cá đối nằm trong cối đá
Con mèo đuôi cụt nó năm mục đuôi kèo
Các cụm từ mới trên cũng là nói lái.
Thầy giáo tháo giày, tháo luôn cả ủng, thủng luôn cả áo, đem giáo án dán áo...
Nhà trường nhường trà, nhường nốt cả hoa, nhòa nốt cả hương, lấy lương hưu lưu hương"
(Phanxipăng)
Giờ chúng
ta xét về "nói
đảo"
Hiện tượng "nói đảo" bao gồm đảo chữ (đảo từ), đảo ngữ... Tiếng Pháp
gọi lối chơi chữ này
là antimétabole;
tiếng Anh là antimetabole.
a. Phép đảo ngữ
Phép đảo ngữ (tiếng Anh: Anagram) là cách một từ hay cụm từ được tái sắp xếp thành các ký tự của một từ hay cụm từ khác, sử dụng các ký tự ban đầu chỉ một lần duy nhất.
Ví dụ: Từ "rail safety" có thể viết thành "fairy tales" với cùng số lượng từng chữ cái. Phép đảo chữ thông thường được dùng để chơi trò chơi đố chữ hay học từ vựng mới.
Ở đây tôi không chú ý về phép này.
b. Phép đảo chữ (đảo từ):
Tôi thích gọi đảo chữ hơn đảo từ vì theo tôi chữ chính xác hơn từ [2]
Đảo: Ngược, đảo ngược.
-- Trong nói đảo người ta thường dùng lối chuyển đổi trật tự, vị trí
các chữ trong một nhóm
chữ (nhóm
từ)
Bữa sáng rau muống, bữa chiều muống rau.
Hoặc:
Hôm nay có món cà chua,
Ngày mai độc nhất lại mua chua cà.
Hoặc:
- Sinh sự, sự sinh.
- Cá ăn kiến, kiến ăn cá.
- Giúp người, chớ cầu người giúp.
- Cười người chớ có cười lâu
Cười người hôm trước, hôm sau người cười.
Ngồi ngủ, ngủ ngồi đều ngủ cả
Đứng ăn, ăn đứng cũng ăn thôi.
-- Ta phận biết được ba trường hợp trong phép đảo chữ:
1. Chữ mới khi được đảo có thể xem như cùng nghĩa với chữ trước khi đảo:
Ngồi ngủ/ ngủ ngồi.
Đứng ăn/ ăn đứng
Khổ đau / đau khổ...
2. Chữ mới khi được đảo sẽ "vô
nghĩa", nghĩa là không thể nào đảo được.
Độc đáo / đáo độc: Đáo độc vô
nghĩa
Độc lập/ Lập độc: Lập độc vô
nghĩa
Tà huy / huy tà: Huy
tà vô nghĩa
- Khờ khạo / khạo khờ: Khạo khờ vô nghĩa.
- Vừa vặn / vặn vừa: Vặn vừa vô
nghĩa.
Muôn trùng / trùng
muôn: Trùng muôn vô nghĩa
Câu thơ:
Hư không níu trùng
muôn bớt dài
(PHM): vô
nghĩa.
Bóng
nguyệt / nguyệt bóng: Nguyệt bóng vô nghĩa
Câu thơ:
"giang đầu nguyệt bóng miên khê"(PHM)
là nghĩa gì xin cho biết?
Thi sĩ nên xét lại! Nếu có nghĩa xin thi sĩ cho biết tra tên
từ điển Việt nào?
Sẵn dây xin được ghi ra trích đoạn về ngôn ngữ thơ mà tôi tâm đắc của Lê Hữu:
[... Ngôn ngữ thơ là chữ nghĩa, hình ảnh, ý tưởng … chỉ có ở trong thơ hơn là trong đời thực. Có điều, khi đọc, nghe, ta cảm thấy như là
có thực, có
ý nghĩa và chấp nhận được;
hơn thế nữa, lại còn rung cảm vì thứ ngôn ngữ ấy. Bất kỳ cách diễn đạt nào làm cho người ta đọc ra thơ, nghe ra thơ, hiểu ra thơ muốn “nói”
điều gì,
đều là
ngôn ngữ thơ.
Chữ nghĩa cần có sự phát minh, sáng tạo hơn là lặp lại rập khuôn người đi trước. Những vô thường, vô vi, phù vân, phù ảo, hư ảo, hư không, tà huy, miên
trường…
mà
người làm
thơ cố đưa vào
bằng được trong thơ mình
thường có
một vẻ gì
khập khiễng, gượng gạo
như một kiểu tạo dáng kém tự nhiên, đôi lúc khiến câu thơ tối tăm, khó hiểu.
Thường, thơ khó hiểu thì khó hay; thơ tạo dáng thì khó tạo được cảm xúc.
[Lê Hữu: Thơ lục bát còn, tiếng Việt còn] [3]
Như Lê Hữu nói : "Chữ nghĩa cần có sự phát minh, sáng tạo...",
Tuy nhiên
không phải muốn tạo chữ mới
ra sao là
tạo; phải để ý
đến độc giả, phải để ý
đến sự trong sáng
của tiếng Việt: Những chữ mù mờ, tối nghĩa hoặc vô nghĩa thì không nên "sáng tạo" ra. Không nên "đố chữ".
3. Chữ mới khi được đảo khác
nghĩa với
chữ trước khi đảo, nghĩa có khi trái nghịch:
Nàng rằng : "Lồng lộng trời cao,
Hại nhân, nhân hại sự nào tại ta!" (Kiều)
Hại nhân nói đảo thành nhân hại, cả hai chữ khác nghĩa nhau
Vợ cả, vợ hai, hai vợ đều là
vợ cả
Vợ hai nói đảo thành hai vợ, cả hai chữ khác nghĩa nhau hoàn toàn
Con cò chết rủ trên cây
Cò con mở lịch xem ngày làm ma (ca dao)
Con cò/ Cò con
cũng vậy
ĐẢO CHỮ, ĐẢO CỤM CHỮ TRONG CÂU
THƠ
Xin được dùng các câu thơ sau đây để minh họa về đảo
chữ, đảo cụm chữ và sự liên
quan đến vị trí
trước /sau của các
chữ trong câu
thơ.
Nó
cũng giúp tôi giải thích
rõ thêm quan niệm riêng mình về bài
viết "Góp
ý cách dùng chữ trong thơ" đã
đăng trên các trang.
có ai buồn với tôi không?
hắt hiu ngàn gió thổi mông lung chiều (câu 2)
hắt hiu ngàn gió mông lung (câu 3)
có ai buồn với tôi trong kiếp này?
(Thơ tự chế để minh họa)
Tôi sẽ phân tích về cụm từ "ngàn gió":
Theo tôi, vấn đề cần được "thương thảo" là sự xuất hiện cụm từ "ngàn
gió" trong các câu thơ
trên,
vì nó liên quan đến nói
đảo: Đảo chữ (đảo từ), đảo vị trí
của cụm từ.
Tại sao vậy?
Tôi sẽ xét
2 trường hợp: Đảo và
không đảo, nhưng chánh
là đảo chữ vì
bài viết chú
ý đến đề tài
này
1. NGÀN GIÓ LÀ ĐẢO CHỮ
Trong thơ, vì niêm luật, vần điệu... tác giả đôi khi phải đảo chữ (đảo từ), đảo vị trí
cụm từ; tuy nhiên,
nên nghĩ rằng đó
là trường hợp bắt buộc chứ không
phải lúc
nào cũng nên làm thế. Khi làm
điều nầy, nên
chú ý đến cái
nghĩa của những cụm từ đã
được đảo này:
Nếu nó
vô nghĩa hoặc đưa đến nghĩa không
đúng ý tác giả muốn nói,
hoặc gây
ra những nghĩa mù mờ mà độc giả có thể
nghĩ đến... thì không nên dùng.
Trong trường hợp chữ "ngàn gió" là đảo vị của "gió ngàn" thì thì hai
chữ khác
nghĩa nhau hoàn toàn: Gió trên ngàn và ngàn ngọn gió.
a.
Trường hợp "ngàn
gió"
(ngàn ngọn gió): Cụm từ "ngàn gió" có thể làm hỏng câu thơ và từ đó ảnh hưởng đến bài thơ. Tại sao?
- Buổi chiều mà có "ngàn ngọn gió" thì chỉ có buổi chiều gió lộng, gió bão thôi.
Ở câu 2 và câu 3, "gió bảo" (ngàn gió) thổi thì chỉ có "rầm rú" chứ đâu có "hắt hiu". Hắt hiu tức nhiên phải nhẹ nhàng, phải không?
b.
Trường hợp "gió
ngàn" (gió trên ngàn) ở vị
trí "ngàn gió " của câu 2, và do đó câu 3, thì câu thơ rõ nghĩa. Tại sao?
- Có chữ "chiều" cuối câu thơ : Chiều mà
mông lung thì phải nơi thoáng,
rộng rãi...
như trên ngàn hoặc bình
nguyên, trên sông rộng.v.v... chứ
không
thể ở phố chợ.
Nếu chữ chiều không có ở sau câu thơ, hoặc là chữ nào đó, thí dụ như phố chợ, thì ta mới không nghĩ đến chữ "gió ngàn".
Không có chữ "chiều" thì mới có thể nói "ngàn gió" không là đảo chữ của "gió ngàn"; có chữ "chiều" thì "gió ngàn" khả thi và do đó đảo chữ là "ngàn gió".
Căn cứ vào những nhận xét này, ta thấy rõ chữ "ngàn gió" trong các
câu thơ phải là
đảo chữ của "gió
ngàn" thì bài thơ mới rõ
nghĩa.
2. NGÀN GIÓ KHÔNG LÀ ĐẢO CHỮ
Nếu "ngàn gió" không phải là đảo chữ của "gió ngàn" và
"ngàn" chỉ là
số phiếm chỉ số nhiều, ta phân
biệt các
trường hợp sau:
a. Trường hợp 1: Chữ
"ngàn"
được dùng
số phiếm chỉ số nhiều thì
nhiều cơn gió
cũng là gió lộng trong điểm thời
gian buổi chiều. Một vài cơn gió thì hiu hắt, còn nhiều cơn gió thì không.
Thí dụ nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông viết:
“ Anh như ngàn gió ham ngược xuôi theo đường mây, tóc tơi bời lộng gió bốn phương.”
(Mấy dặm sơn khê)
Rõ ràng "ngàn
gió " là gió lộng (nhiều cơn
gió)
mới thổi tóc
tơi bời.
b. Trường hợp 2: Chữ
"ngàn"
được dùng
số phiếm chỉ số nhiều thì
ta cũng vẫn phải để ý
đến đảo vị, đảo (cụm) từ. Hãy
thử xét và so sánh các
thí dụ sau:
b1.
"Ngàn
nỗi nhớ thương" khác
với "nhớ thương ngàn
nỗi"
-- "Ngàn nỗi nhớ thương":
Ngàn: Phiếm chỉ, nhiều nỗi nhớ thương, đầy nỗi niềm, tâm
lý dự vào.
-- "Nhớ thương ngàn nỗi"
Ngàn không phải là phiếm chỉ, là số lượng: Nỗi nhớ thương có thể nhiều đến cả ngàn. Có thể nói cụm từ nầy trung tính, ít có tâm lý dự vào.
b2. "Ngàn gió hắt hiu" khác với "hắt hiu ngàn gió"
Tương tợ trên,
--"ngàn gió hắt hiu":
Ngàn: Phiếm chỉ, nhiều cơn gió hắt hiu, đầy nỗi niềm, tâm lý dự vào.
-- "Hắt hiu ngàn gió" (được sử dụng trong câu thơ)
Ngàn không phải là phiếm chỉ, là số lượng: Hắt hiu có thể nhiều đến cả ngàn cơn gió, cả ngàn cơn gió hắt hiu. Cụm từ nầy trung tính, ít có tâm lý
dự vào.
Viết "ngàn gió hắt hiu" = nhiều cơn gió hắt hiu (có giới hạn gió) thì được, ý buồn; còn nếu viết đảo vị lại: "hắt hiu ngàn
gió" (được sử dụng trong câu
thơ) thì như giải thích
trên, không hợp; cụm chữ "ngàn
gió " này có nghĩa là rất
nhiều, cả ngàn cơn gió. Lại nữa sau ngàn gió có điểm thời gian giới hạn - buổi chiều - thì
chỉ là gió lộng.
Từ nhận định này, Ta thấy rằng cụm từ "hắt hiu" có thể không
hợp. Hắt hiu tức nhiên
phải nhẹ nhàng.
Do những điều xem xét trên, ta thấy có sự liên quan đến vị trí của các chữ, các cụm từ trước và sau nên các thi sĩ cẩn trọng trong cách dùng chữ, nhất là đảo chữ trong thơ.
Để tránh các vấn đề nêu trên trong thí dụ minh họa này, và để rõ
nét hơn về ý
và nhạc, theo tôi,
chúng ta có thể chỉnh nhẹ 2 câu
thơ đang bàn như thế này:
"gió ngàn hiu hắt thổi mông lung chiều"
(câu
2)
"gió ngàn
hiu hắt mông
lung"
(câu 3)
LỜI KẾT
Tác giả là "người sáng
tạo", có
toàn quyền sử dụng chữ sao
cũng được; tuy nhiên,
nên để ý đến độc giả bởi vì nhà thơ viết ra để chia sẻ nỗi niềm, đem cái
đẹp... đến tha nhân; chứ không
phải chỉ viết cho riêng
mình. Nếu viết cho riêng
mình thì không cần bàn đến, còn nếu đưa ra công chúng thì nên cẩn trọng, nên tự xét kỹ xem những chữ, những câu mình viết ra độc giả có hiểu ý hay không?
Chỉ khi nào
bị bắt buộc vì
vần điệu, nhạc điệu v.v... thì
hay đảo chữ; kẻo không, vô hình trung nó khiến thêm phức tạp, bực mình vì phá vỡ ngữ nghĩa của tiếng Việt.
Trên đây chỉ là
ý kiến cá
nhân, cần nhiều đóng góp ý kiến để cùng
nhau tiến bộ.
Trân trọng
Nguyên Lạc
....................
[1] BÀN VỀ NÓI LÁI - Nguyên Lạc
[2] từ và chữ - Trần C. Trí
[3] Lê Hữu: Thơ lục bát còn, tiếng Việt còn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét