BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Tư, 24 tháng 11, 2021

CHUYỆN CÁI CHÉN - Nguyễn Gia Việt




Người Việt mình đều ăn cơm, sống ăn cơm chết cũng cúng ba chén cơm, đó là văn minh lúa gạo.
Nhưng phần lớn các tỉnh Bắc Kỳ kêu cái đựng cơm và đũa ăn là cái bát, Nghệ An, Hà Tĩnh gọi là cái đọi, thì ở Nam Kỳ kêu là cái chén.
Chữ bát nó xuất phát từ chữ (bát) của cái bình bát một nhà sư ôm đi khất thực.
Còn chén là chữ Nôm, trong Hán tự chữ  (trản) là chỉ cái chung nhỏ để uống rượu, nhưng người Bắc Kỳ uống rượu và kêu là chén rượu, trong khi Nam Kỳ kêu là chung rượu hoặc ly rượu.
 
"Đắng cay này chén tiễn đưa
Uống đi, uống để say sưa ngập lòng"
(Chén rượu đôi đường - Vũ Hoàng Chương)
 
Nguyễn Trãi trong "Gia huấn ca", có đoạn:
 
Đua chi chén rượu câu thơ,
Thuốc Lào ngon lạt nước cờ thấp cao."
 
Khóc Dương Khuê-Nguyễn Khuyến:
 
"Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,
Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân"
 
Và:
 
“Vợ chồng chén tạc chén thù
Bắt nàng đứng chực trì hồ hai nơi”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
 

Thứ Ba, 23 tháng 11, 2021

ĐẠI DƯƠNG TRONG LÒNG CON ỐC NHỎ - Truyện ngắn của Duyên Anh.


                                                        Nhà văn Duyên Anh
               
Bến đò Đồng Đức càng ngày càng nhiều khách tới lui. Bây giờ không còn mùa đông mưa phùn rây mờ sông nước, không còn họ hàng lũ ruồi nhặng sợ rét, lười biếng đâu trên sợi dây lòng thòng để treo chuối, treo ngãn bám vào liếp, vào tường tròn ba tháng rét mướt đìu hiu. Dân thành phố tản cư về đồng ruộng. Họ mang theo niềm vui và cuộc sống mới mẻ khiến quê ngoại nhà tôi tấp nập, ồn ào. Nằm nghe tiếng chim cu gáy buổi trưa, tôi cảm thấy bớt buồn tẻ. Kỷ niệm tràn lụt đầu óc tôi bằng những bộ mặt sáng sủa, những điệu cười hồn nhiên của đám trẻ nhỏ thành thị trạc tuổi em Mai. Tôi nghĩ, giá anh em tôi không phải sống hẩm hiu ở quê ngoại thì lúc này đây, chúng tôi cũng biết tung tăng dắt tay nhau chuyện trò dưới ánh trăng đồng nội. Chứ đâu chịu lạc lõng trong đêm tối, nhìn bóng mẹ gầy yếu run rẩy cơ hồ chiếc lá sắp lìa cành. Bất giác, tôi nhớ cha tôi và nước mắt phủ mờ...
 

QUAN QUẢ CÔ ĐỘC VÀ QUAN HÔN TANG TẾ - Kha Tiệm Ly


Nhà văn Kha Tiệm Ly

1.
QUAN QUẢ CÔ ĐỘC

QUAN là góa vợ (người đàn ông góa vợ gọi là “quan phu”); QUẢ là góa chồng (quả phụ); CÔ là không cha mẹ; ĐỘC là không con cái.

QUAN QUẢ CÔ ĐỘC 鰥寡孤獨 là bốn hoàn cảnh diễn tả nỗi cô đơn không nơi người nương tựa, rất đáng thương mà đạo lý xã hội ta khuyên thương yêu, giúp đỡ (bây giờ gọi là “neo đơn”).
 
2.
QUAN HÔN TANG TẾ

Không ít người hiểu QUAN HÔN TANG TẾ cũng là bốn trường hợp mà lối xóm láng giềng nên giúp đỡ nhau. Họ hiểu: QUAN là cô độc, (hoặc thống khổ, đau yếu bệnh tật ) ; HÔN: đám cưới; tang: đám ma; tế : đám cúng trời đất, ông bà tổ tiên . “Lối xóm láng giềng phải giúp đỡ nhau, phải có mặt nhau khi quan hôn tang tế” là vậy!

Họ hiểu vậy cũng vì đã lầm chữ “quan” trong QUAN QUẢ CÔ ĐỘC và chữ “quan” trong QUAN HÔN TANG TẾ là một! 
Đúng ra nói QUAN HÔN TANG TẾ là đã sai rồi, mà phải nói là QUÁN (có dấu sắc) HÔN TANG TẾ!
 
Theo Kinh Lễ, QUÁN HÔN TANG TẾ 冠婚喪祭 là bốn lễ quan trọng trong đời người đó là quán lễ 冠禮 (lễ đội nón); hôn lễ, tang lễ, và tế lễ.
 
Hồi xưa lắm, bên Tàu, khi người con trai đến 20 tuổi thì được làm “lễ đội nón” với những nghi thức long trọng, rườm rà để được công nhận là “người lớn”, là thành viên chánh thức trong gia đình, làng xã; lễ này gọi là “quán lễ” (Lễ đội nón)
. “QUAN” có nghĩa là cái nón (danh từ) có một âm khác lá “QUÁN” thì nghĩa là “đội nón” (động từ)

Như vậy nói QUÁN HÔN TANG TẾ 冠婚喪祭 mới đúng.
Không biết phải vậy không nữa! Quý bạn nên cân nhắc!
 
                                                                                      Kha Tiệm Ly
 

DÒNG SÔNG HẸP NHẤT THẾ GIỚI, ĐI TỪ BỜ NÀY SANG BỜ KIA BẰNG MỘT BƯỚC CHÂN - Hoàng Hà

Ở khu vực hẹp nhất của dòng sông này chỉ rộng chừng 4 cm. Và đây cũng chính là dòng sông hẹp nhất thế giới.
 
Hualai được coi là con sông hẹp nhất thế giới (Ảnh: Odd).
 
Ở thời điểm hiện tại, sông Amazon được đánh giá là dòng sông lớn nhất hành tinh với độ rộng lên tới 9,5 km vào mùa khô và hơn 38 km vào mùa mưa. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chiều rộng không phải là đặc điểm nhận dạng của một dòng sông.
 

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2021

NHỮNG ĐỊA DANH MANG TÊN “CÁI” Ở MIỀN NAM - Vương Kim Hùng

Cái có nghĩa là “sông con” (đây là tiếng cổ của dân tộc Phù Nam).
Ai đã từng sống ở miền Nam, đều nhận thấy rằng: Những địa danh bắt đầu bằng chữ Cái ở đây đều nằm trên một con sông nhỏ.




Trước tiên là Tỉnh Tây Ninh, có một Vàm là Cái Răng nằm khoảng giữa từ Tây Ninh đến Bến Kéo thuộc Quốc Lộ 22 đi qua Kampuchia. Ngoài ra còn có con Rạch tên là Cái Bác, nằm trong Xã Phước Vinh, Huyện Châu Thành. Con rạch nầy nối liền sông Vàm Cỏ Ðông chảy qua Kampuchia.
 

ĐẢO NGỮ HÀNH – Thơ Bùi Chí Vinh


                                                           Nhà thơ Bùi Chí Vinh


Nhân Ngày Nhà Giáo bỗng nhớ bài thơ ĐẢO NGỮ HÀNH. Bài thơ tiếng lái từ đầu đến cuối, cứ mỗi câu đều có tiếng lái đối nhau chan chát. Có những câu dính dáng đến nghề dạy học như: “KỸ SƯ vì thế thành CƯ SĨ, THẦY GIÁO từ đây chịu THÁO GIÀY” hay “GIÁO CHỨC đói meo đành DỨT CHÁO, làm NHÀ THƠ vô bót NHỜ THA”.
Nói chung đây là bài thơ tiếng lái từng đọc cho “chuyên gia nói lái” Bùi Giáng nghe tại quán bia Hội Văn Nghệ 81 Trần Quốc Thảo quận 3 Sài Gòn khiến ông cực kỳ khoái trá, và nhạc sĩ giang hồ Trần Quang Lộc hào hứng đến mức lấy một số câu để phổ nhạc. Nay đăng lên để nhớ hai thi sĩ, nhạc sĩ vang bóng một thời…
                                                                                      Bùi Chí Vinh                                                                                           

ĐẢO NGỮ HÀNH
 
Hành đảo ngữ kể từ GIẢI PHÓNG
Thi ca làm PHỎNG DÁI niêm vần
Muốn in báo phải làm đầy tớ
Nhưng ta nào phải kẻ lòn trôn
Ta nào phải là ông Hàn Tín
Phò Lưu Bang phản bạn lừa thầy
KỸ SƯ vì thế thành CƯ SĨ
THẦY GIÁO từ đây chịu THÁO GIÀY
Họp ĐỒNG CHÍ thấy toàn ĐÌ, CHỐNG
XÔ VIẾT ngày nay khoái XIẾT VÔ
Hình treo LỘNG KIẾNG như LIỆNG CỐNG
Ðể thằng TO DỰ hét TỰ DO
Chú đeo BẢNG ĐỎ mà BỎ ĐẢNG
Mượn SAO VÀNG che đậy SANG GIÀU
CĂNG BỒNG nhờ nói CÔNG BẰNG nhỉ
LƯU MANH nào lại chẳng LANH MƯU?
Theo CHÍNH PHỦ ai ngờ CHÚ PHỈNH
Vào CHIẾN KHU thì bị CHÚ KHIÊNG
Mồm ĐÁNH MỸ mà tâm ĐĨ MÁNH
TIỀN ĐÂU? chú chặn họng ĐẦU TIÊN
GIÁO CHỨC đói meo đành DỨT CHÁO
Làm NHÀ THƠ vô bót NHỜ THA
THIÊN TÀI không đủ THAI TIỀN hả?
CẤT ĐUỐC về quê CUỐC ĐẤT à!
KHIẾN CHÁN ta làm thơ KHÁNG CHIẾN
Gào THI ĐUA chú bịp THUA ĐI
LÀM THƠ mà LỜ THAM mới nhục
THÌ CẤY cày mất đất THẤY KỲ
LÃNH TỤ sạch nhờ ôm TỦ LẠNH
BẨN NGƯỜI DO bác BỎ NGƯỜI DÂN
BÁC ĐI quá sớm thành BI ĐÁT
NGHỆ SĨ tụi con NGHĨ XỆ quần…
 
                                Bùi Chí Vinh

TÌNH QUÊ – Thơ Nhã My, Nhạc Phạm Minh Cảnh, tiếng hát Như Loan.


  
                          Nhà thơ Nhã My


TÌNH QUÊ
 
Hôm qua anh trở lại nhà
Vườn rau xanh lá vườn cà đơm hoa
Mùi hương hoa bưởi bay xa
Mận hồng chi chít la đà cành non
Quít cam trĩu nặng vàng đơm
Trầu xanh quấn quít cau tròn trái xanh
Tơ hồng bên dậu giăng mành
Mồng tơi mực tím để dành tuổi thơ
Mít, dừa sai quả non tơ
Bẹ cau phe phẩy phất phơ nắng vàng
Vườn hoa ong bướm mơ màng
Cách ngăn bờ dậu nhà nàng năm xưa
Bây giờ tiếng võng ầu ơ
Ru con còn nhớ tình thơ lỡ làng …?
 
Mù u đậu chú bướm vàng
Lấy chồng chi sớm để nàng xa anh…
       
                                          NHÃ MY


      

Thơ: Nhã My.
Nhạc: Phạm Minh Cảnh.
Tiếng hát: Như Loan.
Hòa âm: Trần Nhàn

Chủ Nhật, 21 tháng 11, 2021

PHÍA LƯNG CHỪNG KHOẢNG LẶNG – Thơ Tịnh Bình


   
                  Nhà thơ Tịnh Bình


PHÍA LƯNG CHỪNG KHOẢNG LẶNG
 
Sao chiều không ngoảnh lại?
Sau lưng tối rơi đầy
Lòng chợt như cửa khép
Hoa độc bình đang phai...
 
Người ngồi trong đêm tối
Trống rỗng những vui buồn
Đèn trăng ai quên thắp
Nhấp nháy gì sao khuya?
 
Trôi dòng dòng ký tự
Bầy chữ đợi thành thơ
Phía lưng chừng khoảng lặng
Khắc khoải cùng đêm mơ
 
Mơ hồ sương khói cũ
Vịn câu thơ tỏ bày
Mãi chiều không ngoảnh lại
Mặc bóng ngày tàn phai...
 
                  TỊNH BÌNH
                   (Tây Ninh)

THƠ VUI LỤC BÁT TÌNH 1 – Nguyên Lạc


 
                                Nhà thơ Nguyên Lạc


THƠ VUI LỤC BÁT TÌNH 1
 
1.
Giữa khuya thiếp vội hỏi chàng
Viagra một vỉ sao chàng "im re"
Buồn lòng giận trách ông tơ
Se chi mối chỉ ầu ơ ví dầu?
 
2.
Thương chồng nấu cháo le le
Chồng ăn lấy sức chồng đè chồng thương 
 
Thương chồng vy cá lươn um
Chồng ăn lấy sức vô mùng tòm tem
 
Thương chồng lẩu cá rùa rang
Chồng ăn lấy sức tem tòm hụt hơi
 
3.
Ra đồng bắt rắn nhậu chơi
Rùa rang tiết vịt... rầu ơi vẫn rầu
Ôi thôi bậu đã có bầu
Nẻo nao qua dzọt dậu nào qua dzông
Chắc là tù đến mọc rong (*)
Lỡ vui vài phút long đong một đời 
Trớ trêu chi hỡi ông trời
Thằng con vui chút đi đời thằng cha
........
 
(*) Ngục tù êm ái
 
4.
Rượu này rượu nghĩa rượu tình
Vài chai rượu rắn cho trọn tình đôi ta
Tôm càng cùng với thịt gà
Tôm thì em nướng gà thì xé phay
Chàng ơi chàng hãy lai rai
Phòng trong em đợi "thượng đài" với em
Lời đường mật nghe phát thèm
Rượu xong mồi hết... tòm tem thì tòm*
 
..........

* Đang cơn lửa tắt cơm sôi
Lợn kêu con khóc chồng đòi tòm tem
Bây giờ lửa đã cháy lên,
Lợn no con nín, tòm tem thời tòm
                                      (Ca dao)
 
5.
"Ví dầu tình bậu muốn thôi
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra"
Bậu đi đến xứ Canada               
Bỏ mình ta lại xót xa đêm ngày
Thì thôi lươn lẩu làm mồi
Vài chai rượu rắn nhớ người phương xa
Thương bậu rồi lại thương ta
Đô la bậu gửi hết cha nó rồi
Nhớ bậu ta nhắn đôi lời
Đô la nhớ nhé suốt đời đừng quên!
 
6.
"Đói lòng ăn nửa quả sim"
Uống thêm bát nước đi tìm cần câu
Ra vườn tìm bắt trùng nâu
Mồi trùng ta móc ta câu con cá vồ
Hú lên gọi mấy thằng bồ
Rượu ngon sẵn có... con cá vồ ta hấp tương
 
7.
Ngồi buồn tôi viết chữ ôi
Tự dưng tôi nhớ miệng môi người cười
Thế rồi tôi viết chữ ơi
Người ơi người nỡ xa rời tôi ư
Bây giờ tôi viết chữ u
Nhớ sao là nhớ con... cu chiên giòn *
 
..........
 
* Đừng nghĩ bậy nghe các ông thần, chim cu chiên rán để nhậu nha!
 
8.
"Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nỡ ra xanh biếc"
Mất tiền rồi anh tiếc lắm thay
Năm ngàn chiếc nhẫn hột xoài
Vàng vòng mấy lượng mà em đòi đoạn dzông
"Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra"
Ông Trời có biết cho ta
Tình đà mù dấu mất cha tiền rồi
 
9.
Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp đập đầu chổng mông
Ông trời sao nỡ bất công
Người thì Lét-xất Bi-ồm-đớp-du (Lexus, BMW)
Còn tôi trên tóc dưới cu
Sáng trưa chiều tối đánh đu xe đò
Khổ thân chưa kiếp con cò
Quanh năm suốt tháng rà mò tép riu!
 
10.
"Rắn không chân đi năm rừng bảy rú
Gà không vú nuôi chín mười con"
Bạn về tìm lấy cái xoong
Gà xé phay rượu rắn... ta thịt luôn con chó phèn
 
                                                        Nguyên Lạc
 
..........
 
Lưu ý:
 
Quý bà đức hạnh, quý cụ đạo mạo, trẻ em ngây ngô... không nên đọc loại thơ vui này...

“VƯƠNG BÁT ĐẢN” MỘT TỪ NGỮ THƯỜNG GẶP TRONG TRUYỆN KIẾM HIỆP - Bảo Long


Rùa đen rụt cổ

Vương Bát Đản là một từ lóng âm Hán Việt thường gặp trong các truyện cổ đại của Trung Quốc. Đây không phải là tên riêng của một người họ Vương nào cả mà là từ chơi chữ từ "Vương Bát" có nghĩa là đồ con rùa, con rùa rụt cổ. Vương Bát Đản có nghĩa là Đồ Con Rùa Rụt Cổ. Ý chỉ một người nhát chết, không dám đương đầu với khó khăn, thích trốn tránh.
 
Vương bát đản chữ Hán là 王八蛋
Chữ tượng hình của từ Vương + Bát + Đản ghép lại rất giống hình một con rùa rụt cổ.
Chữ đản giống như là cái mai con rùa.
 

Tóm lại đây là cách để người Trung Quốc dùng gọi một kẻ hèn nhát nào đó.
 
Tuy nhiên, ở Việt Nam, đa số các bạn trẻ hiểu Vương Bát Đản theo nghĩa đây là một kẻ không ra gì, tâm địa xấu xa, vô lại, gian xảo hay còn gọi là lưu manh. 

                                                                                           Bảo Long


Nguồn:
https://chiase.org/threads/vuong-bat-dan-la-gi.1225/

*
Ghi chú:

Ở Trung Quốc có nhiều cách giải thích về "Vương Bát Đản 王八蛋" trong đó cách giải thích mà tôi thích là do phát âm đọc trại ra từ chữ nguyên thủy là "Vong Bát Đức 忘八德", có cách giải thích khác là những lời chửi rủa, chê bai... mà các bạn thường nghe trong các phim tập Hồng Kông hoặc truyện kiếm hiệp (Cổ Long thường cho nhân vật của mình nói từ ngữ này).

LỜI PHỦ DỤ - Thơ Trần Mai Ngân


   



LỜI PHỦ DỤ
 
Lời phủ dụ từ tâm
Gửi cho mình đêm nay
Sáng như ánh trăng rằm
Ngày mười lăm, mười bảy…
 
Gần hết đoạn đường dài
Hỏi nhau mỏi mệt chưa
Đường ngôi tóc chia thưa
Hai bên cùng đau nhói
 
Lời phủ dụ hấp hối
Khép đôi đuôi con mắt
Chừa cái nhìn xa xăm
Nhốt vào ngăn tim cũ
 
Con Chìa Vôi ủ rũ
Hót đoản khúc nhạc buồn
Ngoài trời mưa cứ tuôn
Hiên xưa còn sót lại
 
Một cánh hoa khờ dại
Hương gửi về trăm năm
Lời phủ dụ từ tâm
Mình ơi xin cất giữ!
 
      Trần Mai Ngân

GIAI THOẠI VĂN CHƯƠNG: THI TIÊN LÝ BẠCH (701-762) – Đỗ Chiêu Đức



Truyện kể, vào triều đại của Huyền Tôn hoàng đế đời Đường, có một tài tử họ Lý , tên Bạch , tự là Thái Bạch 太白, người đất Cẩm Châu (Tứ Xuyên), vốn là cháu 9 đời của Tây Lương Võ Chiêu Hưng Thánh Hoàng Đế Lý Hạo. Bà mẹ của Lý nằm mơ thấy sao Trường Canh rơi vào bụng mà sanh ra Lý; vì sao Trường Canh là Thái Bạch Kim Tinh, nên mới lấy tên Bạch và tự là Thái Bạch để đặt cho Lý. Lý sinh ra vốn đã mi thanh mục tú, cốt cách phi phàm; Mười tuổi đã làu thông kinh sử, xuất khẩu thành thơ, mọi người đều ca ngợi và xưng tụng là thần tiên giáng thế, nên mới đặt cho cái ngoại hiệu là Lý Trích Tiên 李謫仙 (Là tiên trên trời được trích giáng xuống trần gian). Có thơ của Thi Thánh Đỗ Phủ chứng thực:          

昔年有狂客,  Tích niên hữu cuồng khách,                   
號爾謫仙人。  Hiệu nhĩ trích tiên nhân.              
筆落驚風雨,  Bút lạc kinh phong vũ,                  
詩成泣鬼神!  Thi thành khấp qủi thần !

Có nghĩa:              

Năm xưa có khách ngông cuồng,                
Xưng là trời giáng xuống trần Trích Tiên.                
Huơ bút mưa gió kinh thiên,               
Thơ thành thần thánh qủi tiên cũng gờm !

BA TẦNG CẢM XÚC TRONG THƠ – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì

 
Đọc thơ khác với đọc văn. Mục đích của đọc văn là tìm thông điệp – xem tác giả muốn nói với mình điều gì. Cảm xúc đôi khi cũng có nhưng chỉ là sản phẩm phụ. Đọc thơ thì ngược lại - cảm xúc là chính, thông điệp là phụ. Thông điệp đôi khi chỉ là phương tiện để chuyển tải cảm xúc.
 

CHÀO EM CHIẾC LÁ THU – Thơ Huỳnh Tâm Hoài, nhạc Nguyễn Hữu Tân, ca sĩ Quốc Duy trình bày.


   
            Huỳnh Tâm Hoài và Nguyễn Hữu Tân
 

CHÀO EM CHIẾC LÁ THU
 
1.Thu về góc phố nắng vàng
Như trăm năm cũ giủa hàng cây xanh
Giấu trong nhịp vỗ cánh chim?
Thả bao nỗi nhớ... nắng hanh hanh vàng
Chào em kỷ niệm mùa sang
Cho môi anh lạnh lòng canh cánh buồn
 
2. Nợ gì cứ véo da trơn
Se se gió lạnh căng hồn nhớ em
Thuở sờ vai áo nụ hôn
Môi còn như thể dài cơn nhớ hoài
Nhớ em cái bấu ngón tay
Trên lưng áo ướt tươm đầy dấu yêu
 
3. Lá xa cuốn... rớt trên tay
Cho anh tơ tưởng những ngày yêu say
Cứ vào thu- đến buồn lây
Thơ tôi theo chiếc lá bay đầy mùa
 
                   HUỲNH TÂM HOÀI
 
 
      

THƠ: Huỳnh Tâm Hoài.
NHẠC: Nguyễn Hữu Tân.
HOÀ ÂM: Trần Nhàn.
Ca sĩ Quốc Duy trình bày
VIDEO CLIP: Huỳnh Tâm Hoài.
 

Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2021

HOA NGỌC LAN VÀ CA KHÚC NGỌC LAN CỦA NHẠC SĨ DƯƠNG THIỆU TƯỚC – Diệu Yến sưu tầm


Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước


Ca khúc Ngọc Lan và giai nhân bí ẩn của Dương Thiệu Tước
 
Sau Văn Cao, Phạm Duy, Đoàn Chuẩn, dường như Dương Thiệu Tước thuộc về số ít những nhạc sĩ lãng mạn "tiền chiến" hiện diện như một tác giả có phong cách riêng biệt, tức là các bài hát có đóng dấu tác giả để người nghe nhận ra được giữa rất nhiều bài hát cùng chủ đề.