BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Bảy, 16 tháng 10, 2021

KHÁI NIỆM ĐÊM # 4 – Thơ Khaly Chàm


 
              Nhà thơ Khaly Chàm


khái niệm đêm #4
 
con chữ nằm ngửa mặt
nhìn xuyên thấu cuống họng quả chuông
lơ lửng kinh cầu siêu độ
những ngọn núi dòng sông bị mất tích
trở về khóc vì nỗi cô đơn và lạnh
 
khắp cùng loài quỷ dữ
trừng mắt nhìn
những bộ mặt với bao ngày thống khổ
mang độc tố của lời phỉnh dụ ra đi
trong hộp sọ được thắp sáng niềm trắc ẩn
giấc mơ hiện hình
biển thơm lừng mùi hương gió nắng
 
đã nhiều năm
nỗi sợ hãi luôn co rúm
cùng mầm gai của trí tưởng
ngậm chặt lời dự đoán
khi nhiệt độ hơi thở đang thắt cổ mặt trời
từ thị giác nhỏ ra từng giọt máu
báo hiệu ngày phục sinh những văn tự
giọng nói quá khứ dần trỗi cao âm vực
 
trôi dạt mùa tị nạn
hồi ức truy điệu những linh hồn
tôi hình dung trong bóng đêm
ánh sáng nụ cười rực rỡ
 
                                    khaly chàm
                               cc-saigon 6/2015

PHƯỢNG ƠI... – Thơ Đặng Xuân Xuyến


   

 
PHƯỢNG ƠI...
(Với Nguyễn Minh Phượng)
 
“Đợi ngâu” chả thấy “ngâu về”
“Bùa yêu” “cháy” dạt cả “chiều” mưa bay
Thẫn thờ nâng chén “rượu say”
Thắt “tim đau” nỗi “chia tay” “dại” “khờ”.
 
“Ừ thì” “biết” tại ngù ngờ
“Dại yêu” nên mới “hoang mơ” “đường dài”...
 
                         Hà Nội, chiều 09.10.2017
                          ĐẶNG XUÂN XUYẾN

-----------
 
“…”: Tên bài thơ của Đặng Xuân Xuyến
 

BOLERO PHỐ - Thơ Tịnh Bình


  
                Nhà thơ Tịnh Bình


BOLERO PHỐ
 
Người ngân điệu Bolero trầm khàn nức nở
Chợt nghe phố buồn lịm tím hoàng hôn
Nhớ phố hôm nào thơ ngây đỏng đảnh
Nắng chưa kịp tan đã vội mưa sầu
 
Thì có gì vui đâu...
Từng đoàn Covid hè nhau bát phố
Người nhường khoảng trời để chúng rong chơi
Những ngôi nhà tập quây quần bếp ấm
Đã lâu rồi nhen nhóm chút tình thân
 
Thì có gì buồn đâu...
Sao nghêu ngao hoài điệu dài xa vắng
Những con người chung trái tim trầm ấm
Sắc phục xanh
Blouse trắng
Những bàn tay nhân ái đêm ngày
 
Phố mỉm cười đôn hậu bao dung
Xoa dịu niềm đau những mảnh đời cơ nhỡ
Đại dịch sẽ qua câu ca thắm lại
Bolero tình người thương biết mấy
Đất Phương Nam nhân nghĩa hào hùng...
 
                                         TỊNH BÌNH
                                           (Tây Ninh)

SÀI GÒN SAU ĐẠI DỊCH – Thơ Vĩnh Hoàng


   
                           Nhà thơ Vĩnh Hoàng

 
SÀI GÒN SAU ĐẠI DỊCH     
Những Bước Chân Không Mỏi
 
Hãy nhìn lại việc làm trong đại dịch
Để mà thương, mà cảm cảnh khốn cùng
Cho hoa lòng nở thêm nụ bao dung
Với đồng loại, với bao người bất hạnh
 
Nỗi khiếp sợ ....? Đói no không thể tránh
Nên phải đành xa lánh chốn phồn hoa
Điểm cuối cùng mơ ước sống quê nhà
Dù xa cách cả hàng ngàn cây số
 
Không phương tiện rủ nhau cùng đi bộ
Ôm con thơ, có đứa mới chào đời
Với quyết tâm, không biết có về nơi:
Bao nguy hiểm đang chực chờ trước mặt
 
Con đường sống, vì ai....? đã khóa chặt
Để lòng người tan nát hết niềm tin
Tính sinh tồn...? mình phải tự cứu mình
Khi có thể, như đàn ong vỡ tổ
 
Triệu... triệu người lặng im không thổ lộ
Cứ ra đi, vì đến bước đường cùng
Không còn gì...? giữa cái có và không
Được hay mất ...? chẳng còn chi ý nghỉa
 
Một bài học, với nỗi đau thấm thía
Hai vạn người bỏ cuộc vôi vàng đi
Lỗi tại ai ??? Lòng trắc ẩn điều gì...?
Làm vơi bót nỗi đau người ở lại
 
Con Cô Vít, tên giặc thật hiện đại:
Chẳng sợ gì ..?  súng pháo với xe tăng:
Dẫu bao vây, tìm ra hết F0
Nó vẫn sống... Ta nên dùng hóa chất
 
Điều có được là nhìn ra sự thật
Đã phơi bày, trần trụi nỗi hoài nghi
Quyết tiên lên mạnh mẽ, bước ta đi
Thề tiêu diệt, kẻ thù đang dấu mặt.
                        
                                   Vĩnh Hoàng                           
                                   14-10-2021

VỀ PHỐ XƯA – Thơ Lê Phước Sinh


   
               Nhà thơ Lê Phước Sinh


VỀ PHỐ XƯA 
 
Chập chững bước đi
qua mưa nắng ngượng ngùng
tháng năm do dự.
Con nước đưa về sau lũ
phủ mới lớp phù sa
đường cứ kẹt hơn xưa, để cho không khí nở òa
chân lấn chân,
nói cười không kịp thở...
 
                                                  Lê Phước Sinh

Ý NGHĨ CHIỀU TÀ – Thơ Nguyên Lạc

 
 


Ý NGHĨ CHIỀU TÀ
 
Hắt hiu chiều cổ độ
Trời nước thẳm một màu
Hạt bụi đời tụ tán
Rồi sẽ bay về đâu?
 
“Một bàn tay sao vỗ”?
Thinh lặng nào âm ba?
Cũng chỉ là ảo ảnh
Tan nhòa hạt sương sa!
 
Quán trọ. là quán trọ!
Đời người một sát na
Có gì đâu danh lợi?
Thôi. vui cõi yên hà
 
Quán trọ. là quán trọ!
Một lần người ghé qua
Thời gian người hiện hữu
Có chi đâu… khói nhòa
 
Nhan sắc từ vạn cổ
Hệ lụy người trăm năm
Em ơi đêm tình đó
Tìm đâu hương nguyệt rằm?
 
Quạnh hiu chiều cổ độ
Trời nước thẫm một màu
Phù trầm người lữ thứ
Về đây hong đời nhau!
 
                Nguyên Lạc

Thứ Năm, 14 tháng 10, 2021

TUYỂN TẬP NHỮNG BÀI HỌC HAY CHO THIẾU NHI MIỀN NAM TRƯỚC 1975 - Nguyễn Trương Thu Quỳnh



Trước 1975, ở miền Nam các thầy cô dạy trung học được gọi là "Giáo sư" (dịch từ chữ "Professeur" của Pháp), và tôi nghĩ họ xứng đáng với danh xưng đó. Có những giáo sư trung học thời đó, tuy không có bằng cấp cao cỡ tiến sĩ, nhưng những công trình nghiên cứu của họ và những sách giáo khoa họ soạn đều là những công trình để đời. Trong giảng dạy, các giáo sư trung học được quyền tự do chọn chủ đề và cách dạy, mà không có thế lực chánh trị nào can thiệp.

“BÍ ẨN” BỨC TRANH RỒNG BỊ CHE KHUẤT TRÊN CỔNG CHÙA THIÊN MỤ Ở CỐ ĐÔ HUẾ - Đại Dương

Nguồn:
https://dantri.com.vn/van-hoa/bi-an-buc-tranh-rong-bi-che-khuat-tren-cong-chua-thien-mu-o-co-do-hue-20211012172158163.htm
 
Bức tranh tuyệt đẹp phía trên cổng tam quan dẫn vào chùa Thiên Mụ (thành phố Huế) từ lâu không ai biết, là một "bí ẩn" mới được khám phá.


Cổng tam quan chùa Thiên Mụ xưa với bức tranh rồng độc đáo phía trên (Ảnh: CTV).
 
Chùa Thiên Mụ, còn được gọi là chùa Linh Mụ, được chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng vào năm 1601. Chùa nằm bên bờ Bắc sông Hương thuộc địa phận phường Hương Long, thành phố Huế, cách trung tâm thành phố 5km.
 

VĨNH BIỆT CÔ THÁI THỊ MINH NGUYỆT, CÔ GIÁO ĐẦU ĐỜI CỦA TÔI – Bành Phi Lân



Cô giáo Thái Thị Minh Nguyệt là cô giáo đầu đời của tôi khi tôi bắt đầu đi học vào lớp Năm (lớp Một bây giờ), nk 1957-1958 trường Tiểu học am Lộ, tỉnh Quảng Trị, cách đây 64 năm! Cô là em ruột của thầy Thái Mộng Hùng, cố Hiệu trưởng trường Trung học Nguyễn Hoàng, Quảng Trị. Cô đã mất tại Lagi, Bình Thuận lúc 20.25’ ngày 13/10/2021, hưởng thọ 90 tuổi.
 
Để tưởng nhớ đến cô, tôi xin phép trích đăng một phần bài viết của tôi nhan đề Trường cũ thầy xưa trong Đặc san Nguyễn Hoàng Xuân Canh Dần 2010 Bắc California- USA và xin cầu nguyện hương linh cô sớm về cõi Phật. Xin chia buồn cùng tang quyến!
 
. . . “Riêng chị Thái Thị Ngọc Tuyết, Thái Thị Minh Nguyệt là hai người em gái của thầy Thái Mộng Hùng (cố Hiệu trưởng trường Trung học Nguyễn Hoàng Quảng Trị), cả hai cô là cô giáo của tôi khi tôi học lớp Năm và lớp Tư trường làng (lớp 1, lớp 2 bây giờ). Cô Nguyệt dạy lớp Năm niên khóa 1957-1958 và cô Tuyết dạy lớp Tư niên khóa 1958-1959!
Làm sao quên được những tháng ngày chập chững làm quen với những con số, những câu đánh vần ngô nghê như ‘Tí đi xe bò, Tí ca Tí hò’, ‘Nọ có trò đi học trễ’ . . .
Những giờ tập viết tôi cố nắn nót chữ mình viết cho đẹp như cô! nhưng sao xấu xí đển nỗi cô Nguyệt thường nói: ‘Răng chữ viết của em như gà mẹ rứa?’
 
. . . Hình ảnh hai cô giáo đã ăn sâu vào tâm khảm của tôi. Đó là những cô giáo tận tâm, dịu dàng, hiền hoà như người mẹ, người chị. Tôi không hiểu vì sao ngày xưa chúng tôi xưng hô với cô giáo của mình là chị, phải chăng hai chị là chị của chúng tôi từ bao giờ!
 
. . . Xin gửi đến hai chị lời cảm ơn sâu xa của một người học trò nhỏ dại ngày nào . . .”
 
Cô Ngọc Tuyết (là mẹ của Lê Thị Thu Trang) đã ra đi từ lâu và đến nay là cô Minh Nguyệt!
 
Xin cầu nguyện cho hương linh của hai cô thong dong nơi cõi vĩnh hẳng!  Kính bái biệt!
 
                                                                                   Bành Phi Lân
                                                                                    14/10/2021
 

Thứ Tư, 13 tháng 10, 2021

DOSTOYEVSKI TRONG MỘT THẾ GIỚI DUY ÁC - Trần Mạnh Hảo

Nguồn:
https://www.facebook.com/tran.manhhao.376
 
Hầu như các GS TS học trong nước, học ở Nga, học ở Trung Quốc về đều không có khả năng tiếp nhận được tinh thần “Cái Đẹp sẽ cứu chuộc thế giới” trong sách Dostoievxki nói chung và đại kiệt tác “Anh em nhà Karamazov” nói riêng. Không rành rẽ Kinh Thánh, không có chìa khóa thần học, không thể vào được tâm hồn tư tưởng văn chương của Dos, thưa các GS TS 



DOSTOYEVSKI TRONG MỘT THẾ GIỚI DUY ÁC
                                                                 Trần Mạnh Hảo
 
 “Vòm trời đó nào phải ai cho mượn
Nào phải ai cho mượn để che đầu”
                      (Thơ Trần Mạnh Hảo)

Buồn thay cho những anh em nhà Karamazov của dân tộc Việt Nam ta hôm nay, nơi cái ác, cái xấu, cái dối trá đang thống trị mà kẻ cai trị hình như không còn khả năng sám hối, không còn khả năng xấu hổ, không còn khả năng hướng thiện trong hội chứng nói dối muôn năm, muôn năm nói dối. Dostoyevski, đức thánh nhân của chủ nghĩa hiện thực nhân đạo ơi, Ngài hãy giúp nền văn học của chúng tôi, nền chính trị của nước chúng tôi một que diêm hi vọng mang tên khả năng sám hối nơi bóng đêm trường cửu đang bao phủ trái tim kẻ vô thần, từng ra tay đập phá đình chùa, nhà thờ, miếu mạo… còn có cơ hội tỉnh ngộ...
 

Thứ Ba, 12 tháng 10, 2021

TẬP SÁCH “VĂN HỌC SÀI GÒN 1954 - 1975: NHỮNG CHUYỆN BÊN LỀ”, NHÀ VĂN LÊ VĂN NGHĨA BIÊN SOẠN - Nguyễn Trương Thu Quỳnh

Cuốn sách đồ sộ này là tác phẩm không thể thiếu của những người yêu mến và muốn tìm về những giá trị văn hóa một thời.
Quyển "ngoại văn sử" đầu tiên được xuất bản trong nước về những văn nghệ sĩ miền Nam trước 1975, cả cái tên cấm kỵ lần đầu tiên được nhắc lại một cách chính thức sau gần nửa thế kỷ: Duyên Anh Vũ Mộng Long.

VĂN HỌC SÀI GÒN 1954- 1975: NHỮNG CHUYỆN BÊN LỀ


Những tác giả được nhắc đến trong tập sách này hầu hết đều có tên trong đại tác phẩm "Vạch mặt những tên biệt kích văn nghệ".
Những tác phẩm của họ được trưng bầy chung với súng đạn, xe tăng, máy chém ở nhà trưng bày Tội Ác Mỹ Ngụy.

Thứ Hai, 11 tháng 10, 2021

MÓN ĂN DÂN DÃ XỨ HUẾ: MẮM HẤP TRỨNG - Trong Tran




Kể thêm một chút về món ăn Huế mình nì.
Mưa bão tới nơi rồi, chợ búa cũng khó khăn, thôi thì mua đại cái chi đó về làm cho mau hí.
 
Mắm hấp trứng.
 
Mua mắm nục về rửa sạch cho bớt mặn, xé nhỏ ra trộn với mỡ heo, thêm cái trứng vịt, hành, tỏi, tiêu, ớt với chút vị tinh (bột ngọt), vằm thiệt nhỏ, nếm vừa ăn rồi thì bỏ vô nồi hấp đến khi thấy phồng lên là chín rồi đó.
Xắt ít vả với rau thơm để kẹp với thịt ba chỉ nghe, đừng mua thịt mông ăn xải không ngon, bữa ni họ thích ăn ba chỉ hơn.
Ngày ni nghe bão mà trời thì mưa to, thôi thì mần món ni mấy cha con ăn tạm thôi.
Bà con mô thấy nhớ nhà thì mua về mần mà ăn hí.

                                                                                         Trong Tran

CON ĐƯỜNG QUỐC HỌC, ĐỒNG KHÁNH – Nguyễn Phước Yên


 



Thuở xa xưa ấy, cả vùng Thừa Thiên – Huế chỉ có hai trường Quốc Học và Đồng Khánh  có các lớp Đệ Nhị cấp (Cấp3) công lập. Trong hai trường đó, chỉ có trường Quốc Học có các lớp Đệ Nhất (lớp 12 bây giờ). Học sinh các tỉnh phía bắc Trung phần, sau khi đến Huế thi đậu Tú Tài Bán phần (Tú Tài 1), muốn thi Tú Tài Toàn phần (Tú Tài 2) thì phải "du học" Đệ Nhất trường Quốc Học, nếm mùi học trò xứ thần kinh một năm mới đủ điều kiện và bản lĩnh dự thi. Không kể lớp Đệ Nhất, hai trường Quốc Học và Đồng Khánh, một trường chỉ dành cho nam sinh, một  trường cho nữ sinh. Học sinh khu vực nội ô ở hai bên bờ sông Hương và các vùng ngoại vi tiếp giáp Huế, mỗi sáng cứ nườm nượp xuôi dòng áo trắng về trường. Áo sơ mi trắng, quần xanh là dân Quốc Học. Bộ áo  dài, quần xa tanh trắng muốt là các nường Đồng Khánh. Con đường Lê Lợi, đoạn từ  cầu Trường Tiền  đến hai trường Đồng Khánh và Quốc Học buổi sáng như ngày trẩy hội. Muốn chờ ai, ngắm ai cứ giả bộ ngẩn ngơ dừng lại bên vỉa hè phải thì ắt thỏa mắt nhìn. Nội ô Huế ngày ấy gồm 3 đơn vị hành chánh. Phía  bờ bắc sông Hương là quận Tả Ngạn và quận Thành Nội. Vùng ngoại vi bên phía này là Kim Long, An Ninh, An Hòa, Bao Vinh, Địa Linh, Thế Lại, Bãi Dâu, và xa hơn nữa là cả vùng huyện Hương Trà … Các cô cậu không hẹn mà ai cũng đều gặp nhau ở ngõ cầu Trường Tiền (dân mạn dưới) hay Bạch Hổ (dân mạn trên) vượt sông Hương đến trường. Một số ngại đi xe đạp thì nhảy lên xe buýt ở bến xe chợ Đông Ba, dưới cầu Gia Hội, theo các tuyến xe số 3 - Bến Ngự hay số 5 - Từ Đàm. Ai thích đùa nước với mấy em nhỏ Đồng Khánh thì xuống đò ngang Thừa Phủ. Phía bờ nam sông Hương là quận Hữu Ngạn. Bên phía này thì ngoài khu vực Đập Đá, Vĩ Dạ, Chợ Cống, An Cựu, Phú Cam, Bến Ngự, Nam Giao còn Phường Đúc, Long Thọ, Nguyệt Biều và xa hơn nữa là các vùng ngoại vi thuộc các huyện Phú Vang, Hương Thủy, … Phía bên này thì có nhiều cầu, nhiều ngã đến trường, không phải qua sông, lụy đò.
 

PHÚ CHẠY DỊCH HỒI CƯ - Nguyễn Phúc Vĩnh Ba







PHÚ CHẠY DỊCH HỒI CƯ 
                                                                 Nguyễn Phúc Vĩnh Ba
 
1. Hỡi ơi!
Đời chẳng đơm hoa,
Người chờ chi trái.
Quê nhà đấy nghìn trùng yêu dấu, cho tụi tôi về dù sớm đói chiều no,
Thành phố đây một thuở thân thương, há phe mình ở để ngày tàn tháng bại.  
Xưa mộng ước có ngày mai tươi sáng, rực rỡ ngoài trong,
Nay tan hoang giữa cõi lạ mịt mùng, lạc loài xa ngái.
Dẫu phụ bạc lần này,
Khỏi lục trầm1 mãi mãi.
Đất khách hỡi, hãy hiểu thương những số phận khổ nghèo,
Bà con ơi, chớ nói rủa bao ngôn từ ngang trái.
 

NGUY CƠ MẤT NƯỚC ĐANG ĐẾN TỪ BỘ GIÁO DỤC XUỐNG CẤP, VONG THÂN, KHÔNG CHÍNH DANH, KHÔNG TRUNG THỰC, THIẾU TRI THỨC VÀ KHÔNG CÓ TẦNG LỚP TRÍ THỨC - Trần Mạnh Hảo

Nguồn:
https://www.facebook.com/tran.manhhao.376/posts/3085415675063949

Tác giả bài viết Trần Mạnh Hảo


“Trí thức là cục phân” (Trích thư Lê Nin gửi Goocky, Mao Trạch Đông nhắc lại câu này ). Mao Trạch Đông nói : “Súng bầu (đẻ) ra chính quyền”. Mao phản lại Marx : “Chính trị là thống soái”
 
Sau ngày thống nhất đất nước, Trần Mạnh Hảo từ rừng vào Sài Gòn và ở hẳn thành phố này cho đến nay. Cuối năm 1975, qua anh Trịnh Công Sơn, anh Nguyễn Mộng Giác, bạn Bửu Chỉ và một số bạn bè khác như họa sĩ, nhà văn Khánh Trường, họa sĩ Nguyễn Trọng Khôi, nhà văn Ngụy Ngữ, nhạc sĩ Trương Quốc Khánh… chúng tôi bắt đầu giao du với tầng lớp trí thức văn nghệ sĩ Sài Gòn cũ (mặc dù phần lớn tầng lớp ưu tú nhất này của Việt Nam Cộng Hòa đã di tản, đã vượt biên hoặc còn trong trại tù cải tạo).
 

HẸN VỀ, HIẾN DÂNG, HIU HẮT BUỒN NHƯ TIẾNG THỞ DÀI, HỒ ĐIỆP – Thơ Lê Văn Trung


 


HẸN VỀ
 
Có lẽ mai kia hay mốt nọ
Con đường mù bụi một mình ta
Nón lá gậy tre, hồn rách vá
Ta đi tìm lại bóng quê nhà
Huỳnh Dương đâu cũng là quán trọ
Còn hơn ngàn dặm cõi mù xa
 
Có lẽ tình cờ ta gặp lại
Một màu hoa đã chớm úa tàn
Và tiếng ai buồn qua vách lá
Ngọn đèn khuya khơi muộn tình xuân
 
Những mảng rêu phong tường ngói cũ
Những bờ tre ngả bóng triền sông
Những màu sương bạc vương trên tóc
Những sắc mây tan dọc mé rừng
Biết đâu hiu hắt lòng thơ cũ
Nhan sắc xưa còn đọng chút hương
 
Và biết đâu trên nền gạch vỡ
Ta tình cờ nhặt chút màu xưa
Để một thoáng mù trong cõi nhớ
Tóc người chảy ướt buổi chiều mưa
(Tóc người một thuở hoang đường ấy
Biết chảy về đâu những bến bờ)
 
Nơi góc quán bên đường quạnh quẽ
Có một người ngồi đợi, mù tăm
Và một người muôn trùng dặm mỏi
Hẹn trở về cạn chén trăm năm
Tay cầm chéo áo lau đôi mắt
Chợt thấy màu trăng cũ úa vàng
 
Tay cầm chéo áo lau đôi mắt
Lòng chợt mù sương một nẻo về
Còn ai xuôi ngược phương trời cũ
Mai này xin hẹn bến tình quê
Cho dẫu thân tàn, hồn rã mục
Và đời đã vạn ngã phân ly
 
Ta về để thấy ta còn lại
Một chút tro than lạnh bếp chiều
Một chút tiếc thương màu trẻ dại
Đôi lời hò hẹn đã xanh rêu
Ta về, cô quạnh, đường xa ngái
Gió lụy phiền xưa thổi hắt hiu
Bóng ta với bóng mây đầu núi
Cứ chập chờn quanh những dốc đèo.
                
                                               2013
 

NIỆM KHÚC CÁNH ĐỒNG – Thơ Tịnh Bình


   


NIỆM KHÚC CÁNH ĐỒNG
 
Dắt tôi về cánh đồng ngày cũ
Ngai ngái mùi rạ rơm
Tiếng sáo diều ve vuốt
Thèm tiếng nghé ọ lạc bầy gọi mẹ
Lũ trẻ chăn trâu chạy theo mãi cánh diều
 
Nát lòng dấu chân chim mặt ruộng
Rát mặt nắng trưa hè
Giọt mồ hôi lưng áo cha ướt đẫm
Mằn mặn vị nắng mưa
 
Nghe mênh mang lối về xóm cũ
Ngọn gió ướp hương đồng ruộng
Phả vào tôi vệt nồng nàn ký ức
Tiếng dế ngày nào trong hộp diêm tuổi thơ
Rỉ rả niệm khúc cánh đồng
 
Ngày trở về cay mắt khói chiều xa
Con bìm bịp kêu khan ngoài sông vắng
Khói đốt đồng nhòa bóng quê bảng lảng
Ấm áp lòng
Thèm gọi tiếng mẹ cha...
 
                                          TỊNH BÌNH
                                           (Tây Ninh)
 

CHÙM THƠ NGÀY DỊCH - Châu Thạch


   


NGƯỜI ĐI!
 
Người đi, đi mãi trong mưa nắng
Đêm xuống, nằm trên cỏ vệ đường
Chén cơm chờ đợi dân trao tặng
Điếu thuốc, niềm đau đốt dưới trăng
 
Người đi, đi mãi, đường hoang vắng
Làng nước hai bên đứng lặng câm
Những cổng chận đường như núi cấm
Dễ gì qua ải, thép gai ngâm.
 
Người đã rời quê tìm đất sống
Cơn dịch hung hăng, mất chỗ làm
Nhà thuê, gạo mắm không còn nữa
Phúc lợi nghe hoài thôi hết ham
 
Người đi, về lại quê hương cũ
Nghèo đói năm xưa lại đói nghèo
Tiến thoái lưỡng nan vì lệnh cấm
Lưng còng, gối lỏng, mỏi vai đeo
 
Lẻo đẻo đường xa vợ bám theo
Con thương thất thẻo vượt qua đèo
Muốn nằm ngay xuống làm giun dế
Để có một hang, có lối về
 
Đêm khuya thao thức nghe hương cỏ
Nước mắt tràn trên nỗi tái tê
Người đi muốn chết cho quên hết
Ngặt vợ con kia, phải cố về
 

NỠ NÀO THẾ EM – Thơ Đặng Xuân Xuyến


  


NỠ NÀO THẾ EM
 
Nỡ nào gọi anh bằng chú
Để anh nói chuyện không vào
Nhìn nhau có chiều gượng gạo
Chuyện trò cứ nhạt làm sao
 
Nỡ nào gọi anh bằng chú
Để anh nhanh bạc mái đầu
Hơn chừng đôi ba chục tuổi
Có nhiều xa cách lắm đâu
 
Nỡ nào gọi anh bằng chú
Em nghe có thấy nặng nề
Đâu phải vì anh thích trẻ
Chỉ là xưng chú không quen
 
Nỡ nào gọi anh bằng chú
Quen rồi khó đổi lắm em
Anh vầy nhưng còn xuân lắm
Nỡ nào cứ chú thế em.
 
Hà Nội, ngày 29 tháng 10-2013
ĐẶNG XUÂN XUYẾN