BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2020

GÁNH HÀNG RONG - Nhã My cùng quý thi hữu


   


GÁNH HÀNG RONG

Oằn vai khuya sớm bán hàng rong
Cất tiếng rao đêm thật não lòng
Cũng bởi thân nghèo nên vất vả
Vì chưng vận khó phải long đong
Đường xa mưa nắng đâu ngần ngại
Mẹ yếu con thơ mãi gánh gồng
Lặng lẽ bao ngày ai có hiểu
Thương tình kiếp sống khổ này không !?!

                                                     Nhã My

HỌA:


GÁNH HÀNG RONG

Khuya sớm gánh hàng đi rểu rong,
Tiếng rao đứt quảng xót xa lòng.
Đầu đường dãi nắng tìm người bán,
Cuối phố dầm mưa kiếm gạo đong.
Vất vả kiếp người đành phải chịu,
Lầm than cam phận gánh cùng gồng.
Cuộc đời vốn dĩ nhiều cay đắng,
Kiếp sống dân nghèo có khổ không !?!

                                  Đỗ Chiêu Đức
                                    22/08/2020

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2020

ĐỌC “THÌ THẦM” THƠ TỬ GIANG - Châu Thạch


   
                         Nhà thơ Tử Giang


THÌ THẦM

Đã nghe trong gió heo may
Hương chi như là hương nắng
Tiếng gì chùng trong khoảng lặng
Như là mật ngữ yêu thương...

Trầm khúc xao xót hạ vương
Thu sang bẽ bàng mắt lá
Con đường sương quen bỗng lạ
Rưng rưng ngâu hạt giao mùa...

Ta thức cùng ánh sao rua
Tri âm nỗi lòng nhớ bạn
Trăng ngủ giữa quầng mây tán
Thu lịm quá mù sa mưa...

Mơ màng rèm động buồn khua
Thắp tim khơi lên niềm nhớ
Tình nhau đã như hơi thở
Tìm nhau tìm đã bao mùa...

Tựa đêm bên cánh song thưa
Tâm tư về cùng muôn hướng
Thì thầm... thì thầm độ lượng
“Lòng chợt từ bi bất ngờ...!”

                             Tử Giang
                             22.08.20

PHỦ GIẦY VÀ TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU - Đặng Xuân Xuyến


           Thánh Mẫu Liễu Hạnh, người đứng đầu hệ thống Tam phủ, Tứ phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu


Phủ Giầy là tên gọi của quần thể di tích tín ngưỡng truyền thống của người Việt thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Phủ Giầy trước có tên cổ là Kẻ Giầy, cho tới khi bà Chúa Liễu Hạnh được suy tôn là Mẫu nghi Thiên hạ thì Kẻ Giầy được đổi thành Phủ Giầy.

Trong quần thể di tích Phủ Giầy có 2 đền (Phủ) lớn, gắn chặt với tín ngưỡng thờ Mẫu là: Phủ Tiên Hương (Chính phủ) và phủ Vân Cát.

BÀI CUỒNG CA BUỒN BÃ - Thơ Lê Văn Trung


       


BÀI CUỒNG CA BUỒN BÃ
(Tặng Trần Hoài Thư, Phạm Văn Nhàn,
Phạm Cao Hoàng, Phan Xuân Sinh)

Cái muỗi sao mày vo ve mãi
Máu ta đây còn giọt cuối cùng
Cứ giả đui mù cho khỏi thấy
Xương thịt ta thôi cũng cam lòng

Đất nẻ gió khô mùa hạ cháy
Bò trâu gặm đá trọc đồi trơ
Ta nuốt tình em cho quên đói
Dòng lệ khô bầm đôi mắt thơ

Thôi giận ta chi: mơ đại cuộc
Thánh nhân lạc buổi nhiễu nhương này
Rát mặt mài gươm cơn gió thốc
Giáo gươm còn sao cụt chân tay

Thôi giận ta chi chiều đã tận
Chờ nhau dẫu bỏ xác quê người
Sách vở bùng lên nguồn lửa hận
Tro tàn bay mù mịt đất trời

Thôi giận ta chi cơn bão sử
Vận hạn đến hồi chung cuộc đây
Nơi đâu cũng nực mùi xú uế
Hãy cướp luôn đi giọt máu này

Dẫu chẳng cam làm tên thất chí
Đêm dài đối mặt với tiền nhân
Sấm kinh đã hết hồi linh ứng
Đất trời đầy một lũ vô luân

Có kẻ ngang qua thành quách cũ
Một màu hoang phế lạnh căm căm
Chẳng có nhang trầm xin xá tội
Đốt cành khô nhận chút thành tâm

Có kẻ lạc xiêu dăm buổi chợ
Cuồng ngâm nỗi xót nhục suy tàn
Nghe trái tim còn thoi thóp đập
Như lời đòi đoạn của trăm năm

Có kẻ đêm nay làm khách trọ
Huỳnh Dương ơi hỡi đất Huỳnh Dương (1)
Ngửa mặt nhìn mông mông trời rộng
Ôi cố hương nào qui cố hương

Có kẻ đi quanh mồ tử sĩ
Đọc thấy tên mình trên mộ bia
Hỡi ơi những mất còn dâu biển
Chẳng lẽ đời ta lạc chốn này

Có kẻ giải buồn dăm chén rượu
Ta nay một giọt đã đắng lòng
Người xưa “tam bôi thông đại đạo” (2)
Mời nhau rượu đục tấm lòng trong

Có kẻ bỏ làng lên núi thẳm (3)
Khát uống nước suối đói rau rừng
Ta bỏ đời ta không chỗ trú
Không còn một dúm đất dung thân

Có kẻ nghêu ngao ngoài góc phố
Khóc cười bất chợt, hỏi vì đâu
Ta bỗng dưng thành người thất thổ
Ngó lại đồi xưa mây bạc đầu

Có kẻ đêm ngày che kín mắt
Sợ nhìn rõ mặt đứa vô lương
Ta muốn giam mình trong tịch cốc
Dối lòng chẳng bận gió muôn phương

Ma quỉ lộng hành đền miếu đổ
Thánh thần xiêu lạc bãi gò hoang
Có kẻ đêm nay buồn dưới mộ
Đau từng giọt máu từng đốt xương

Đêm nay qua bến quạnh sông mù
Lòng chạnh soi tình trăng hổ ngươi
Nhớ ai ta nhớ từng sợi tóc
Yêu người không giải nổi niềm đau

Đêm nay phơi áo bên ghềnh đá
Nằm gối lên sương lạnh buốt lòng
Có kẻ muôn đời như khách lạ
Hoàng hạc bay rồi vô cố nhân

Năm tháng đã đành năm tháng cũ
Nỗi sầu này giống nỗi sầu xưa?
Sương khói ngàn năm đau xé ruột
Đâu mái nhà xưa để nhớ nhà? (3)

Thất tán mười phương trôi lạc chợ
Sống chẳng ra ma chẳng giống người
Chẳng giống thì thôi thì đành vậy
Sao còn chua xót mãi không nguôi

Có kẻ vô tình nhen bếp lửa
Tưởng chừng thiên hạ thức đêm nay
Tưởng chừng khi cùng đường mạt vận
Còn chút lòng nhau ở chốn này

Sống cũng thêm dăm ba tuổi nữa
Chết thì dăm tuổi có hề chi
Chỉ sợ lòng ta không đủ chứa
Nỗi đau trùm xuống thế gian này

Chỉ sợ lòng ta em chẳng rõ
Chút tình cố cựu chết bên sông
Ngồi tựa chân cầu con nước vỗ
Vào mạn đời ta buổi mịt mùng

Hỡi kẻ đã từng mang gươm báu
Uống hộ chiều nay chén rượu này
Dẫu phải qua sông không trở lại
Ngửa mặt nhìn trời mây trắng bay (4).

                               Lê Văn Trung

Chú thích

(1): Túc Huỳnh Dương, thơ Bạch Cư Dị
(2): Hạ Huyệt Độc Chước, thơ Lý Bạch
(3): Hoàng Hạc Lâu, thơ Thôi Hiệu

VỀ CHI?, VẪN LÀ EM NHÉ - Thơ Nguyên Lạc


   


VỀ CHI?

"Về đi tắm giữa sông đầy
Nghe con sóng vỗ gọi ngày lên khơi"

Về chi? Cổ độ chiều rơi
Bên trời hụt hẫng người rồi chơ vơ
Còn riêng chỉ những vần thơ
Buồn theo năm tháng đợi chờ mong manh

Cố nhân? Cố xứ... thôi đành!
Hững hờ hoa tím biếc dòng phù sa
Đắng môi mặn vị phôi pha!
Và cơn gió bấc đầu mùa căm căm!

Chắc gì gặp lại mà mong?
Về chi? nghe sóng vỗ lòng tha hương
Về chi? Để nỗi đoạn trường ...
"Có ai tắm được hai lần dòng xưa?" *

Cố hương! Tình đó cũng vừa
Thôi tôi. đời đó đủ chưa... bạc đầu!

...........

* Mượn ý Heraclitus  

NHỚ TRIÊNG BÚN GÁNH - Đinh Hoa Lư




Mấy cái đọi bún bình dân, đáy nhỏ miệng to như ngày xưa chúng ta thấy thời này không ai làm nữa. Triêng bún gánh ngày đó thường có loại đọi này.

Khách ăn hàng đủ hạng người. Kêu O bán bún gánh vô nhà, hay ngồi bên vĩa hè, góc đường cuối kiệt nào đó tùy lúc. Người có tiền thì ăn tô NĂM đồng, người bình dân thì ăn tô BA đồng, thậm chí với con nít o cũng bán cho 'chút chút' tô HAI đồng ! Gánh hay triêng bún xáo của o bán đủ loại giá; O không hề than vản, và khách ăn chẳng ai nề hà chi cả.

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2020

VĨ THANH CHO MÙA THU, TRONG MẮT CỎ MÙA THU - Thơ Tịnh Bình


   


VĨ THANH CHO MÙA THU

Chợt thấy mình lưu vong trong quá vãng
Ngọn ký ức buồn đăm đắm tháng năm
Dấu vết cũ chưa mờ phai tâm tưởng
Đêm nguyệt rằm thao thức đóa quỳnh hương

Nơi góc phố từng đôi chim hò hẹn
Gió mang mưa từ xa thẳm quay về
Ta chẳng đợi mùa yêu nào trở lại
Mỗi bận thu về sao gờn gợn tái tê

Khúc vĩ thanh tiếng buồn như ngưng lặng
Ngọn nến tàn trên vùng tối ngày xa
Phố le lói quầng khuya mắt đỏ
Thao thức chi dĩ vãng ngỡ nhạt nhòa

Những bình minh, mùa thu và hoa cúc
Đến và đi lặng lẽ âm thầm
Ở phía nào cũng khôn nguôi niềm nhớ
Dẫu một người... thành quá khứ xa xăm...

DANH CA KHÁNH LY TỰ CHO LÀ MÌNH NGU - Tùng Ninh

“Ca sĩ Ngọc Minh còn hay nói tôi ‘mày ngu lắm’. Đúng, tôi ngu thật, và tôi hưởng thái bình vì tôi ngu” – Khánh Ly nói.

                                    Một cảnh trong phim về Khánh Ly


DANH CA KHÁNH LY TỰ CHO LÀ MÌNH NGU

Vừa qua, tại phần tiếp theo của chương trình The Jimmy Show, danh ca Khánh Ly đã nhắc lại một số kỷ niệm đáng nhớ trong sự nghiệp của mình. Trong đó, bà khiêm tốn tự nhận mình là người may mắn.

NHỮNG GIAI THOẠI NGÔNG CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ - Tống Hoa

Nguyễn Công Trứ là nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Việt Nam, nổi tiếng là vị quan thanh liêm, tài trí hơn người nhưng có lối sống tự do.

                                     Chân dung Nguyễn Công Trứ.


NHỮNG GIAI THOẠI NGÔNG CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ

Nguyễn Công Trứ tên tục là Củng, tự là Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu là Hy Văn, sinh ngày 1/11 năm Mậu Tuất (1788) người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Theo một số tài liệu, ông sinh ở Quỳnh Côi, Quỳnh Phụ, Thái Bình.

TỒN NGHI TRIỀU NGUYỄN, NỖI OAN THẤU TRỜI CỦA PHAN THANH GIẢN - Giáo sư Nguyễn Quốc Trị

Đầu năm 1868, vua Tự Đức sai Hiệp biện đại học sĩ Trần Tiễn Thành và Bang biện huyện Thành Hóa Nguyễn Văn Tường mang theo một dự thảo đã được triều đình soạn sẵn để theo đó mà bàn thảo vào Gia Định thương thuyết hiệp ước mới, nhưng không được toàn quyền quyết định.
Việc điều đình không thành, Hiệp biện họ Trần bị vua giáng xuống làm tả Tham tri bộ Công.

                                        Phan Thanh Giản. Ảnh: T.L


TỒN NGHI TRIỀU NGUYỄN, NỖI OAN THẤU TRỜI CỦA PHAN THANH GIẢN

Phan Thanh Giản qua Pháp đòi lại… ba tỉnh miền Tây

Trong chuyến đi Gia Định, Tùy biện Nguyễn Văn Tường có đến gặp Lãnh sự Y Pha Nho (Tây Ban Nha - TN) và dò xét tình ý xem họ có thể giúp gì được chăng. Họ Nguyễn cũng có tiếp xúc với luật sư Blancsubé để xét việc kiện hành động vi ước bất hợp pháp, cưỡng chiếm miền Tây của Đề đốc de La Grandière, và việc cho phái đoàn mang thổ vật tặng Quốc trưởng các cường quốc để nới rộng bang giao.

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020

MẤY KHÁM PHÁ VỀ BÀI THƠ "HOA NHÀI" CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN - Vũ Thị Hương Mai


         

Đọc bài thơ "Hoa Nhài" của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến tôi nghĩ chắc nhiều người không chú ý đến chi tiết tả hoa nhài của nhà thơ, vì thế sẽ không thấy được chủ ý của tác giả. Cũng như tôi, mấy lần trước đọc bài thơ “Hoa Nhài” đã không phát hiện ra chi tiết thú vị này.

MUA NHÀ Ở QUÊ - Đặng Xuân Xuyến


                 
                                 Tác giả Đặng Xuân Xuyến


MUA NHÀ Ở QUÊ

Đêm qua (18/06/2013), lại gặp giấc mơ rất lạ.
Khi tôi và con trai (Đặng Tuấn Hưng) đang loay hoay với đồng đồ đứng chờ xe taxi thì gặp Dũng (con trai em Đạm). Cháu mời tôi và Tuấn Hưng lên xe: “- Tiện đường về quê có việc, cháu mời bác và anh Tuấn Hưng về cùng.”. Nhìn đống đồ, cháu hỏi: “- Bác về quê sao lỉnh kỉnh đồ đạc như về nhà mới thế?”. Tuấn Hưng trả lời: “- Bố anh vừa làm thêm nhà ở quê, hôm nay bố con anh dọn về nhà mới.”.

TRANH VẼ CỦA HỌA SĨ HOÀNG HƯƠNG TRANG (3)


          
                                 Lầu Hoàng Hạc (lụa)


         
                                Trên sông Hương (lụa)
 

      
                 Đường lên núi Bạch Mã (sơn dầu khổ 50x65)


                                  Bên bờ sông Hương (lụa)


                         Dấu tích vàng son (sơn dầu khổ 90x90)


                     Thiếu nữ Chăm đội nước (sơn dầu khổ 90x90)


                     Thả đèn trên sông Hương (sơn dầu khổ 90x90)


             Nhà sàn trên kênh rạch Sài Gòn (sơn dầu khổ 60x75)


                                        Êm đềm (lụa)

TÌNH XƯA - La Thuỵ, Thảo Nguyên, Trần Nhàn, Thanh Hoa


   


        TÌNH XƯA

         Sầu thu mênh mang thương rừng phai
         Tương tư bâng khuâng nhiều canh dài
         Lời trăng vương gieo hờn lên môi
         Đêm đêm mơ ai nhìn mây trôi.

         Đêm đêm mơ ai nhìn mây trôi
         Chừ đây uyên ương không còn đôi
         Rồi em sang ngang trên thuyền hoa
         Giang hồ phiêu bồng ru đời ta.

         Giang hồ phiêu bồng ru đời ta
         Lênh đênh trùng khơi đùa phong ba
         Vàng trăng giăng tơ khơi tình xưa
         Tình ơi! Tình ơi! Đừng đong đưa.

                                                La Thuỵ


         

Ý thơ: La Thuỵ.            
Nhạc: Thảo Nguyên.                
Trình bày: Ca sĩ Thanh Hoa.               
Hoà âm: Trần Nhàn.


         

NGHIÊNG, HƯƠNG TÌNH SÓT LẠI - Thơ Kha Tiệm Ly


     
                            Nhà thơ Kha Tiệm Ly


NGHIÊNG 

Cờ nghiêng tướng sĩ xôn xao,
Ai nghiêng hôn trộm má đào của em?
Bầu nghiêng, lãng tử say mèm
Đèn nghiêng, mới biết màn đêm não nùng.
Gối nghiêng, quạnh quẽ cô phòng
Tóc nghiêng che khuất môi hồng giai nhân
Áo nghiêng rũ bụi phong trần,
Tuổi nghiêng tiếc một trời xuân năm nào
Ai nghiêng nhìn mắt ai trao
Cây nghiêng, lá đổ trăm màu tương tư
Chén nghiêng đợi rót rượu hờ,
Ta nghiêng một chốc, dại khờ trăm năm!
Lá nghiêng hứng trận mưa dầm,
Đò nghiêng ta cứ tay cầm tay nhau.
Đàn nghiêng nức nở tơ sầu,
Nón nghiêng nên để qua cầu gió bay!
Chân nghiêng mỏi bước đường dài,
Tay nghiêng tìm một bờ vai ân tình.
Chiều nghiêng che má em xinh,
Bóng nghiêng tìm dáng băng trinh một thời,
Môi nghiêng tìm một bờ môi,
Sầu nghiêng, tìm được một lời nhớ nhung?
Má nghiêng tìm chút thẹn thùng,
Tình nghiêng, để lắm lạnh lùng cho em!
Anh nghiêng tìm chút hương duyên,
Em nghiêng, rớt chút dịu hiến cho anh
Đời nghiêng nặng kiếp phiêu linh,
Khói nghiêng hư ào bóng hình ngày xưa.
Duyên nghiêng tìm nụ hôn thừa,
Lời nghiêng một chút cho vừa lòng nhau.
Vôi nghiêng tìm một lá trầu,
Trầu nghiêng tìm một miếng cau mặn nồng.
Vợ nghiêng tìm ấm hơi chồng,
Chồng nghiêng tìm vợ tấm lòng thủy chung.
Thơ nghiêng, vần điệu não nùng,
Mây nghiêng che núi, nghìn trùng yêu thương.
Đá nghiêng, mấy tuổi đá buồn?
Lợi nghiêng chi lắm mà danh rẻ hời!
Rượu nghiêng tìm chút tình thôi,
Ta nghiêng lần nữa nên đời bơ vơ!
                                               

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

THƠ THÁNG TÁM CỦA NHÓM SÔNG QUÊ - Nguyễn Thị Vĩnh Phước, Phan Thạch Nhân, Nguyễn Thị Liên Hưng


   


NGÀY MƯA THU

Tháng Tám rồi – mùa thu đang bước chậm
Ngày xanh xao với chút nắng vàng hanh
Chiều thả bóng cơn mưa dài ướt đẫm
Ngắm hoàng hôn mà nhớ chuyện sông Ngân
Tàng lá xanh cạn mùa bầy phượng vỹ
Chút cánh rời rơi rụng giữa ngày tan
Sương giăng mắc che mờ đường cố lý
Đàn quạ buồn mỏi cánh ngóng Ngưu Lang
Ngày đi thinh không trời buông hơi khói
Thả sợi mơ hồ tan hợp mông lung
Cầu Ô Thước mỗi năm còn hạnh ngộ
Mà trần gian mấy thuở được tương phùng?
Chiều gom hết lá vàng cánh mỏng
(Tưởng chừng gom bao nỗi muộn phiền)
Nhóm lửa lên để khói vào cõi mộng
(Dẫu vô thường nỗi nhớ cũng chao nghiêng)

                               Nguyễn Thị Vĩnh Phước

NGƯỜI CHỒNG NHU NHƯỢC - Vũ Thị Hương Mai



Có rất nhiều bà vợ đã than phiền về sự nhu nhược của chồng mình và cho rằng chồng là người không bản lĩnh. Đó hẳn đã trở thành một trong những nguyên nhân gây nên đổ vỡ hạnh phúc gia đình. Ông chồng không thể tự mình quyết đoán để định đoạt một vấn đề gì dù không mấy khó khăn. Tự mình không tìm ra lối thoát để giải quyết vấn đề mà cứ luẩn quẩn, vòng vo giữa hai bên. Đương nhiên họ đã trở thành một người tội nghiệp, đáng thương và cũng thật đáng trách.

THỜ TỨ BẤT TỬ GỒM NHỮNG VỊ THẦN NÀO - Đặng Xuân Xuyến


                          Tứ bất tử Việt Nam qua nét vẽ hiện đại. Nguồn: Pinterest.com

Ngoài việc thờ Thành Hoàng, thờ Phật, tín ngưỡng cổ truyền Việt Nam còn tục thờ Tứ Bất Tử. Đó là các vị thần: Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

1. Tản Viên

Tản Viên là thần núi Sơn Tinh dựa theo truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Là vị thần biểu thị cho sức mạnh đoàn kết của người Việt Nam xưa, nhằm ứng phó với thiên tai như: lũ lụt, gió mưa…

20-8 THU, THÁNG TÁM VÀ SINH NHẬT, THẾ NHÉ! - Thơ Trần Mai Ngân


    


20-8, THU
(Tôi tặng sinh nhật tôi)

Gói lại cất những mùa thu cũ.
Bão giông - gãy vỡ của muộn phiền
Tháng Tám về cùng những muôn niên
Xin ấm áp bên Tình yêu dấu!

Gói lại cất âu sầu lận đận
Để môi cười in dấu nụ hôn
Tháng Tám về tuyên bố danh ngôn
Vòng nguyệt quế lời nguyền là thật.

Tháng Tám - tháng Tám mùa thu mật
Của bao dung đứng giữa đời trần
Hãy tin yêu đừng có phân vân
Cái đẹp mãi bên ta tồn tại.

Tháng Tám - tháng Tám mùa thu lại
Vuốt tóc nâu bằng ánh nắng vàng.
Không hắt hiu - mà thật nồng nàn
Xin giữ nhé - Thu này tháng Tám
                        

MỐI TÌNH QUÂN VƯƠNG DANG DỞ - Hoàng Hương Trang


   
            Nhà văn Hoàng Hương Trang


MỐI TÌNH QUÂN VƯƠNG DANG DỞ
                                            Giai thoại Huế

Nữ tướng Bùi Thị Xuân là một nữ tướng tài ba của nhà Tây Sơn, đánh trận rất giỏi, thường cưỡi voi ra trận. Chồng bà là Trần Quang Diệu cũng là một vị tướng tài của nhà Tây Sơn. Năm đó, bà đã có thai, vẫn nai nịt gọn gàng, lên mình voi đi đánh trận. Vì vậy bà sinh ra một bé gái nhỏ thó, yếu ớt, đặt tên là Trần Bích Xuân.