BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2020

NHÀ TRẦN CƯỚI CHỊ EM HỌ ĐỂ HÓA GIẢI OAN TÌNH VÀ CỦNG CỐ QUYỀN LỰC TRÁNH HỌA NGOẠI THÍCH

Trong lịch sử Việt Nam, hôn nhân của các vua Trần được xem là đặc biệt và gây nhiều chú ý bởi việc kết hôn với chính chị em trong họ. Trong số các vua Trần, hầu hết đều chọn người trong họ để lập làm chính cung. Không chỉ để tránh họa ngoại thích hay củng cố quyền lực, việc làm này còn mục đích hóa giải mối oan tình ngày xưa.

                      Nhà Trần kết hôn cận huyết còn nhằm mục đích hóa giải oan tình. 
                     (Ảnh minh họa: Nghiên Cứu Lịch Sử)


NHÀ TRẦN CƯỚI CHỊ EM HỌ ĐỂ HÓA GIẢI OAN TÌNH VÀ CỦNG CỐ QUYỀN LỰC TRÁNH HỌA NGOẠI THÍCH


Mối oan tình giữa Trần Thái Tông và An Sinh vương Trần Liễu

Mối oan tình này bắt nguồn từ Trần Thủ Độ. Theo đó, Trần Thái Tông đã bị ông ép bỏ Lý Chiêu Hoàng để kết hôn với người khác, trong đó có vợ của Trần Liễu là Thuận Thiên công chúa. Khi bị đưa vào cung, Thuận Thiên công chúa đang mang thai 3 tháng. Việc mất cả vợ vẫn con (đứa trẻ Quốc Khang sau khi ra đời đã nhận Trần Thái Tông làm cha) khiến Trần Liễu sinh lòng oán hận và tụ tập nhiều người ở sông Cái nhằm nổi loạn.

     
          Thuận Thiên công chúa đang mang thai 3 tháng thì được mang vào cung. 
              (Ảnh minh họa: Nghiên Cứu Lịch Sử)

Sau khi ở ngoài biển được hai tuần, Trần Liễu đã tranh thủ lúc vua đi chơi thuyền để lẻn vào gặp và xin hàng. Lúc đó, cả Trần Liễu và nhà vua đối mặt nhau mà khóc. Sau khi nghe tin, Trần Thủ Độ đã tới thẳng thuyền và tuốt gươm hòng giết chết Trần Liễu. Thấy thế nhà vua đã vội vàng tìm cách để bảo vệ Trần Liễu khỏi mất mạng rồi ban cho ông ta đất An Dưỡng, An Phụ, An Bang và An Sinh. Cuối cùng vua lấy hiệu An Sinh vương để phong cho Trần Liễu và giết hết những người theo khởi loạn ở sông Cái.

TRẦM TƯ VỀ THƠ TRẦN THIỆN HIỆP - Trần Tuấn Kiệt


                      
                                     Nhà thơ Trần Tuấn Kiệt

                   
             
                                    Nhà thơ Trần Thiện Hiệp             


            TRẦM TƯ VỀ THƠ TRẦN THIỆN HIỆP
                                                       Trần Tuấn Kiệt      

Ở hải ngoại Trần Thiện Hiệp là một thi sĩ có tầm vóc lớn. Khi về thăm lai quê hương năm 2001, ông đã giao cho nhà xuất bản Trẻ ấn hành tập thơ lấy tên mình – Thơ Trần Thiện Hiệp – gồm 100 bài thơ chọn lọc trong số thơ ông đã xuất bản từ lâu ở Hoa Kỳ, Canada. Xuyên qua thơ ông sáng tác từ bàn viết tạm dung trong suốt thời gian dài gần 30 năm, ta có thể nói Trần Thiện Hiệp là một thi sĩ sống đầy đam mê và thủy chung với sự nghiệp thi ca. Với một bút pháp thâm hậu, nhà thơ họ Trần đưa người đọc vào thế giới tinh thần của mình bằng những vần thơ ý tưởng mới mẻ, suy nghiệm sâu sắc về thân phận con người trong cõi mênh mông vô thường.

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2020

HOA HỒNG XANH VÀ LÁ DIÊU BÔNG - Nguyên Lạc


   


BÀI THƠ BLUE ROSES - HOA HỒNG XANH

Hoa Hồng Xanh - Blue Roses là bài thơ của Rudyard Kipling, một văn thi sĩ người Anh.

I. Vài Hàng Tiểu Sử Rudyard Kipling

     Joseph Rudyard Kipling (sinh tại Mumbai, Ấn Độ 30 tháng 12, 1865 – qua đời 18 tháng 1, 1936)  là một trong những tác giả nổi tiếng nhất ở Vương quốc Anh, cả về văn xuôi và thơ, vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Rudyard Kipling đoạt giải Nobel Văn học năm 1907 - ông được trao giải Nobel khi mới 42 tuổi – là người trẻ tuổi nhất trong lịch sử giải Nobel Văn học.

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2020

VIDEO CLIP DÁNG XƯA - La Thuỵ, Bùi Tuấn Anh, Thanh Chương, Trần Nhàn, Quốc Duy


   


DÁNG XƯA               
(Cảm đề “Dáng ai” thơ VTT)               

Em đi gót nhỏ kiêu sa               
Nghiêng che vành nón, nắng pha má hồng               
Se se bấc lạnh chớm đông               
Chân chim nhẹ bước gió bồng tóc em               

Dáng xưa tóc mượt cài trâm               
Lòng gương ý lược em thầm mơ ai?               
Ờ, em kiều diễm trang đài               
Để ta xanh mộng dệt hoài tương tư                

Gởi hồn theo với ngàn mây               
Dáng xưa thoáng hiện vơi đầy trời mơ               
Chừ đây sóng đã xa bờ               
Nụ tình ươm thắm hoá thơ tặng người

                                              La Thuỵ


      

Thơ: La Thuỵ               
Nhạc: Bùi Tuấn Anh &Thanh Chương.               
Ca sĩ trình bày: Quốc Duy               
Hoà âm: Trần Nhàn.               
Video clip: Phú Đoàn.           
     
               
      


      

KỈ NIỆM VỚI ĐẶNG XUÂN XUYẾN - Đoàn Mạnh Thế


                 
                          Dịch giả Đoàn Mạnh Thế

   
KỈ NIỆM VỚI ĐẶNG XUÂN XUYẾN

(Trích từ: TÔI TRỞ THÀNH DỊCH GIẢ của Đoàn Mạnh Thế)

Giữa lúc chán nản nhất thì tôi nhận được điện thoại của nhà thơ Đoàn Mạnh Phương, anh báo tin: - “Sách đã về đến cửa hàng rồi. Anh đến Nhà sách Bảo Thắng, ở 276 phố Huế, gặp anh Đặng Xuân Xuyến để nhận sách biếu, rồi đến nhà xuất bản để nhận tiền nhuận bút.” Anh Phương còn dặn đi dặn lại: - “Anh đến nhận sách biếu, ký nhận rồi đến em nhận nhuận bút, không chuyện a chuyện b gì với Đặng Xuân Xuyến đấy.”. Tôi mừng quá, cám ơn Đoàn Mạnh Phương rồi vội đạp xe đạp đến gặp anh Đặng Xuân Xuyến.

GỌI HÈ, THÁNG NĂM, MIỀN HẠ - Thơ Ái Nhân


       
                         Nhà thơ Ái Nhân


GỌI HÈ

Miên man gió hát đợi hè
Chênh chao nắng gọi tiếng ve giật mình
Dòng sông lơ đãng chùng chình
Bờ tre kéo khúc nhạc tình… tháng tư

Cánh cò cõng nắng, hình như
Con diều no gió say từ chiêm bao
Thoảng nghe có tiếng thì thào
Lập lòe lựu đỏ, hoa mào gà tươi

Rập rờn đồng lúa đôi mươi
Khoe màu con gái giữa trời ngát xanh
Chập chờn lảnh lót vàng oanh
Tiếng yêu khao khát... long lanh hẹn hò!

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2020

ĐỌC “ĐÊM TRĂNG LEO LÊN MÁI CHÙA” THƠ TRẦN THOẠI NGUYÊN - Châu Thạch


    
                         Nhà thơ Trần Thoại Nguyên
     

        ĐÊM TRĂNG LEO LÊN MÁI CHÙA

Ngồi trong vườn nguyệt lộ
Hôn một màu trăng non
Nghe lòng mình cười rộ
Chạy băng đồi vô ngôn

Ồ. Hồn tràn mộng trắng
Tôi ôm trăng không màu
Tôi ngút xuống biến dạng
Tôi dại khờ mắt nâu

Ngắt một bông trắng lau
Hương thắm giọt máu đào
Đêm bừng lên nguyệt thẹn
Tôi nằm dài xanh xao

Chim về ngủ ôm trăng,
Ngô đồng rơi chánh điện.
Tôi ngồi giữa Phật đàn
Làm thơ như thánh hiện.

Máu ràn rụa tây hiên
Ồ. Máu băng ngực điên!
Tôi tĩnh mịch trang thơ
Hồn bay theo nhang khói

Chim chết giữa điện thờ
Tôi rớt xuống điện thờ.

Trần Thoại Nguyên
(Chùa Bảo Lộc, Thu 1970).




            ĐỌC “ĐÊM TRĂNG LEO LÊN MÁI CHÙA” 
            THƠ TRẦN THOẠI NGUYÊN
                                                                      Châu Thạch
                                                                                           

     Trước khi đi vào bài thơ, xin vui lòng đọc những trích đoạn viết về nhà thơ Trần Thoại Nguyên và hoàn cảnh tác giả sáng tác bài thơ:

     “Năm 1970, khi còn ngồi ở giảng đường đại học Vạn Hạnh, Trần Thoại Nguyên đã có một bài thơ được chọn đăng trong tạp chí Tư Tưởng của đại học này. Đó là bài “Đêm trăng leo lên mái chùa”.

     Từ đó, Trần Thoại Nguyên tiếp tục treo mình trên những rung động đỉnh ngọn, như một kiếm tìm sự hiệp thông giữa thi ca và trời đất, dù không nhiều.

Với những bài thơ viết sau thời điểm này, dù dù ở hoàn cảnh hay tâm cảnh nào, họ Trần luôn cho thấy ông không ngừng đạp cánh giữa những hư huyễn thực tại và mộng ảo. Thơ treo ông trên những va động giữa ngã và vô ngã. Giữa kiếm tìm bản thể và sự thất lạc, tựa như đó là một định-mệnh-đôi của một thi sĩ. Một cõi riêng tây mà, đôi khi chính ông cũng thấy được dù chiếc bóng của hình tích mình.”

Trích (Trần Thoại Nguyên, định-mệnh-đôi của một thi sĩ - Du Tử Lê)

THÔI CŨNG ĐÀNH, NỬA VẦNG TRĂNG ĐỢI - Thơ Văn Thiên Tùng


   


THÔI CŨNG ĐÀNH

Cũng lắm khi cố giữ nhưng chợt nhận
Sợi dây tình càng níu lại càng lơi
Ái ân dường cảm thấy cứ vơi vơi
Hương yêu chẳng thắm nồng như trước nữa

Buông thì lỗi đạo tình đà thề hứa
Níu vào thời giông tố đẩy xao chao
Một chặng đường tình muộn ấy lại sao
Không cố được mà phải đành buông nhận

Lìa tay xa hẳn đắng lòng nuốt hận
Nén nỗi đau - kìm thương nhớ để rồi
Cố vùi lấp ngần kỷ niệm trong tôi
Rồi độc bước tiếp chặng đường còn lại.

Nghĩ suy cùng cớ chi tình ta phải
Cứ đan xen chuyện nắng sớm - mưa chiều
Hay chòng chành - chao đảo mái thuyền yêu
Chỏi giông lốc với mưa tình tơi tả

Còn chặng cuối sao cuộc tình lại đã
Nhận chi toàn cay đắng lẫn trái ngang
Lời thề xưa oanh yến mãi vọng vang
Rằng mình phải "Trọn đời thương nhau nhé!".

Nhiều khi ước lời ngọt ngào đâu dễ
Nhưng giận hờn- xa xót lại chất dày
Tâm sự hời… hời hợt cứ bủa vây
Lạc cung bậc -  lỗi thanh âm vậy nhỉ!?
Mình cố nén nỗi đau càng tăng ký

Níu làm chi… giữ chẳng được chi nào!?
Chặng đường đời cũng gần đấy đâu xa
Buông thôi nhé! Mặc thuyền tình chao đảo…
Biết xưa mình… là bạn… có hơn không …???

                      Mai Vân Văn Thiên Tùng
                                 22/10/2018

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2020

NỖI NIỀM MẤT TÊN - Trần Kiêm Đoàn




                  NỖI NIỀM MẤT TÊN
                                                                         Trần Kiêm Đoàn                 
(Viết tặng Thầy, Trò... Nguyễn Hoàng và những ngôi trường đã mất dạng hay mất tên).

Sau 1975, nhiều ngôi trường từ Cà Mau ra Quảng Trị đã bị mất dạng hay mất tên. Thầy cô, bạn cũ một thời vẫn còn đó. Nhưng trường xưa đâu rồi. Những nhân vật lịch sử đứng tên trường như Nguyễn Hoàng, Đồng Khánh, Hàm Nghi, Gia Long, Petrus Ký... không còn mang giá trị cũ. Buổi giao thời, những nhân vật mới có khi chưa xanh mồ lịch sử đã vội lên thay. Tuy lịch sử sẽ có sự phán xét riêng và cuối cùng rất công bằng của nó, nhưng hiện tại, tên gọi ngôi trường cũ chẳng có mặt mày làm chứng, nên tất cả chỉ còn là tín hiệu của trái tim.

BẪY CHIM… - Tạp văn của Hoàng Đằng


                
                                                Tác giả Hoàng Đằng


              BẪY CHIM…
                                                          Tạp văn của Hoàng Đằng

Tôi đang nghỉ trưa trên cái giường đặt giữa nhà. Cửa lớn, cửa sổ đều đóng. Nhờ các pan-nô (panneau) kính của cửa, nhà vẫn có ánh sáng.
Vừa nằm, tôi vừa quan sát ngoài sân. Hai chàng thanh niên chạy ra đường rồi chạy vô vườn. Hiện tượng lạ ấy khiến tôi dậy.

ĐỌC “THÁNG TƯ MÀU NHỚ” CỦA PHẠM ĐỨC MẠNH - Đặng Xuân Xuyến


   


THÁNG TƯ MÀU NHỚ

Tháng Tư
cờ
hoa
đất trời rợp sắc đỏ

tiếng khóc vỡ òa màu nhớ
người qua cõi chết trở về
nổ bung nụ cười chiến thắng
non sông một dải nối liền

Tháng Tư
những người lính kiệt sức vì đạn bom
thoi thóp sống
lết tìm nhau
nhặt mảnh vụn xuân thì đang trôi mất
hàn rỉ sét chiến tranh
bó vết thương lòng kiếm tìm đồng đội

Tháng Tư
ký ức dâng tràn
mẹ thắt ruột chờ con
nỗi đau tê dại
hình viên đạn chẻ đôi găm xé vào tim mẹ
đứa bên này
đứa bên kia
hết đối đầu chĩa súng vào nhau
sao lặng lẽ không về

Trắng hồn khăn tang
kiếp phong trần bày lên niết bàn lạnh lẽo
mẹ thắp nén hương đắng đời sinh nở
dằn cơn vật vã cô đơn
húp cháo
chờ được phong danh hiệu

Tháng Tư
những ngôi biệt thự nguy nga
phơi quyền lực
giàu sang trước phố
ẩn náu gam xấu hổ
người qua vội bước chân xa

Tháng Tư
mùa tha thứ cho nhau
nhìn từ nhiều phía
hạnh phúc
khổ đau
ai muốn quên
ai hoài nhớ

Người lính
bị nhuốm chất độc da cam
ngâm đời trong bể khổ
làm sao gieo hạt tương lai

Ngày
sống ngồi niệm được thua
nuôi ký ức

Đêm
tập chết mơ chốn vô thường
chuông hồn
ru giấc thời gian cũng ám ảnh
giật mình…

                       27. 04. 2020
                   Phạm Đức Mạnh

MỘT PHÁT BIỂU VỀ THƠ KIỂU “ĐIẾC KHÔNG SỢ SÚNG” CỦA ÔNG NGUYỄN VŨ TIỀM - Phạm Đức Nhì


                  
                             Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì



MỘT PHÁT BIỂU VỀ THƠ KIỂU “ĐIẾC KHÔNG SỢ SÚNG”
                                                                                    Phạm Đức Nhì

Ông Nguyễn Vũ Tiềm Trả Lời Phỏng Vấn Của Báo Giáo Dục & Thời Đại

Phóng viên (PV): Thưa nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm, trong cuốn “Nghìn câu thơ tài hoa Việt Nam” xuất bản năm 2000 và sau đó tái bản nhiều lần, ông có nêu tiêu chí của thơ là: -Xúc cảm khác thường - Suy nghĩ khác thường - Cách nói khác thường. Gọi tắt là X-S-C. Qua hơn mười năm, hiện nay phong trào sáng tác thơ phát triển rất đông đảo, tiêu chí “khác thường” này có còn phù hợp không?

Nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm (NVT): Khi đọc cuốn sách Nghìn câu thơ tài hoa Việt Nam, Giáo sư Hoàng Như Mai viết bài đăng báo Văn Nghệ, Hội Nhà Văn Việt Nam, có biểu dương bài đề dẫn của tôi trong cuốn sách ấy, trong đó có tiêu chí về thơ mà bạn vừa nói đến, tất nhiên là từ “khác thường” hiểu THEO CHIỀU MỸ CẢM. Tôi nghĩ, dù thời gian trôi đi, tiêu chí ấy vẫn nguyên giá trị.

PV: Nhưng nhiều tập thơ (nhất là ở các địa phương) được in ra nhìn chung là có sao viết vậy, hình ảnh câu chữ rất “bình thường”, tiêu chí “khác thường” sao còn phù hợp nữa?

NVT: Nếu một bài thơ mà “có sao viết vậy” thì là văn vần chứ không phải thơ, nó chỉ giống như thơ mà thôi.

PV: Ông có thể cho bạn đọc biết rõ hơn về sự khác nhau giữa thơ và văn vần?

NVT: Tôi gọi văn vần là chỉ chung những bài “giống như thơ” nhưng gần với ca dao, hò vè, tấu, diễn ca hơn là thơ. (Ca dao, hò vè, tấu, diễn ca… là những thể loại văn học mà đa phần có nguồn gốc từ thời chưa có văn học viết).

http://vanvn.net/tu-doi-vao-van/phan-biet-tho-va-van-van/1814

CÔNG DANH BÁC SĨ LINH MỤC HỮU TÂM - Đức Hạnh cùng quý thi hữu


   
            Linh mục Bác sĩ Anthony Phạm Hữu Tâm  


CÔNG DANH BÁC SĨ LINH MỤC HỮU TÂM
                   [Dĩ đề vi thủ]

CÔNG Thầy rạng rỡ khắp năm châu
DANH tính anh hùng ở tuyến đầu
BÁC đã quên mình khai sự sống
SĨ còn nhẩn nguyện giảm cơn đau
LINH hồn giải tội - Nguồn tươi sáng
MỤC tử cầu xin - Đấng nhiệm màu
HỮU ái ân tình như biển cả [1]
TÂM nhân chữa bệnh thắm tinh cầu…

Đức Hạnh
25 04 2020

[1] "Bạn thân mến, thứ Hai Tuần Thánh tôi bay lên New York City giúp Y tế 3 tuần. Hồi hộp và hơi sợ vì Coronavirus đang lây nhiễm nặng và người chết quá nhiều. Nhưng nhân viên y tế làm việc quá tải cần được giúp đỡ. Hy vọng góp phần được chút ít, theo gương hy sinh của Chúa Giêsu năm xưa" (Lm. Antôn Phạm Hữu Tâm)
https://www.youtube.com/watch…
https://youtu.be/HLvlSaPOydo?t=6


BÀI HỌẠ:


VINH DANH BÁC SĨ LINH MỤC - HỮU TÂM
                    [Dĩ đề vi thủ]

VINH hiển Ngành y thắm những châu
DANH nhơn chống địch đã đi đầu
BÁC luôn chữa bệnh mong êm ái
SĨ mãi yêu người loại đớn đau
LINH khí tiêu tà ngời cuộc sống
MỤC tiêu chống dịch đẹp muôn màu
HỮU tình nghĩa cử giàu nhân ái
TÂM đức từ nhân trải địa cầu…

Hồng Xuyến
25 04 2020

Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2020

NHỚ NHÀ CHÂM ĐIẾU THUỐC - Nguyễn Ngọc Chính


          
                            Tác giả Nguyễn Ngọc Chính


     NHỚ NHÀ CHÂM ĐIẾU THUỐC
                                                                           Nguyễn Ngọc Chính

Rất ít người biết đến việc thi sĩ Hồ Dzếnh (1916–1991) sáng tác bài thơ năm chữ mang tên “Màu cây trong khói” trên báo Người Mới từ năm 1940. Bài thơ này chỉ được nhiều người biết đến qua nhạc phẩm “Chiều” do nhạc sĩ Dương Thiệu Tước phổ thành bài hát năm 1960. Thơ và nhạc quyện lấy nhau trong một khung cảnh nhớ nhà thật lãng mạn:

“… Ngỡ lòng mình là rừng
Ngỡ hồn mình là mây
Nhớ nhà châm điếu thuốc
Khói huyền bay lên cây...”

Tôi đã “châm điếu thuốc” không biết bao nhiêu lần trong đời nhưng chưa một lần nào vì… nhớ nhà như Hồ Dzếnh. Thành tích châm thuốc này cũng không có gì đáng tự hào vì thời buổi này chiến dịch “No Smoking” đã xuất hiện rầm rộ trên khắp thế giới.

       
               Bản nhạc “Chiều” -  Thơ Hồ Dzếnh, nhạc Dương Thiệu Tước

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2020

TÍNH CÁCH DỊ THƯỜNG CỦA TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT QUA GÓC NHÌN NHÀ SỬ HỌC HÀN QUỐC CHOI BYUNG WOOK - Lê Công Sơn

Vùng đất phương Nam ghi dấu công lao của người hùng Lê Văn Duyệt. Ông là một trong 3 vị quan Tổng trấn thành Gia Định có uy tín và được dân yêu kính, tôn sùng dù tính cách có phần lập dị.


Tượng Tả quân đúc bằng đồng nguyên chất tại khu Lăng thờ Lê Văn Duyệt ở TP.HCM
Ảnh: T.L


TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT QUA GÓC NHÌN NHÀ SỬ HỌC HÀN QUỐC CHOI BYUNG WOOK
                                                                                     Lê Công Sơn

Nguồn gốc của thành Gia Định, theo sách Vùng đất Nam bộ dưới triều Minh Mạng (1820 -1841) của nhà sử học Hàn Quốc Choi Byung Wook (do Omega và NXB Hà Nội ấn hành):

“Gia Định thành được thành lập vào năm 1808, sau thời gian triều đình Huế lập ra Bắc Thành với bộ máy hành chính được giao cho các võ quan và củng cố quyền lực bằng vai trò của người Hoa định cư tại đây. Nguyễn Văn Nhân được chỉ định làm quan Tổng trấn đầu tiên của thành Gia Định. Sau này, Nguyễn Huỳnh Đức và Lê Văn Duyệt kế nhiệm. Quan Phó Tổng trấn Gia Định thành, có thể xác định: Trương Tiến Bảo (quê Vĩnh Long) và Trần Văn Năng (quê Khánh Hòa). Hai Hiệp trấn là Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tịnh lần lượt quê ở trấn Biên Hòa và Phiên An, thuộc Nam Bộ”.

                Cảnh Lăng Ông Bà Chiểu xưa - nơi thờ Tả quân Lê Văn Duyệt. Ảnh: T.L

DỐC SƯƠNG MÙ – Thơ Đoàn Thuận


       
                             Nhà thơ Đoàn Thuận


DỐC SƯƠNG MÙ 
(Tặng Đỗ Hồng Ngọc)

Dốc mù sương kín non xa.
Vội người, ta chẳng vội qua từng chiều.
Chợt nghe thung dưới đìu hiu.
Cánh chim về khuất bóng xiêu lối rừng.

Dốc mù bay gió qua bưng.
Ngựa nhoài vó, cát bụi chừng ngủ yên.
Mây chao bóng xuống một miền,
Như mưa nắng gửi ưu phiền lại ta.

Dốc đời còn ở thật xa,
Và ta đi mãi chưa qua hết mùa.
Nắng đầy lên cánh hoa mua.
Thoáng bâng khuâng cũ nhẹ khua trong hồn.

Chuyến xe đổ nhịp về thôn.
Đá lên rêu, phố hoàng hôn lên đèn.
Bên đồi một đốm lửa nhen.
Ta nghe ta gõ bước quen dốc đời.

                                                 Đoàn Thuận

VỊ QUÂN SƯ TÀI CAO ĐỨC TRỌNG ĐƯỢC VUA QUANG TRUNG BA LẦN VIẾT CHIẾU CẦU HIỀN

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp là danh sĩ cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn. Không chỉ là một người thầy đức cao vọng trọng ông còn là một vị quân sư đắc lực.


                                         Tượng đúc La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp


VỊ QUÂN SƯ TÀI CAO ĐỨC TRỌNG ĐƯỢC VUA QUANG TRUNG BA LẦN VIẾT CHIẾU CẦU HIỀN

Vị ẩn sĩ tài cao đức trọng

Trong lịch sử Việt, cùng với Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Nguyễn Đình Chiểu... Thì La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp là cái tên được lưu danh bởi tài cao đức trọng. Ông là một danh sĩ nổi tiếng đời hậu Lê và Tây Sơn, sinh ra trong một gia đình thuộc dòng dõi quý tộc.

CHIỀU ƠI ! – Thơ Hoành Trần


    


CHIỀU ƠI! 

Chiều lên chiều xuống chiều qua,
Mỗi khi chiều đến hồn ta bồi hồi,
Phải chăng gần cuối phận đời,
Như chiều nên đã buông lời nỉ non?
Nhớ về xưa nhớ tuổi buồn,
Tình yêu, hoa phượng, ngôi trường tuổi thơ!
Dẫu rằng chỉ là giấc mơ,
Nhưng là đem lại hồn thơ tuổi hồng,
Như mây hong đẹp trời trong,
Cho tâm có chút an lòng thế thôi,
Tâm an miệng nở môi cười,
Rất quí giá đối với người già nua,
Không còn chi để hơn thua,
Mầm xanh chồi lá nắng mưa trưởng thành,
Để rồi chiều đến vàng nhanh,
Khi màn đêm xuống rời cành là xong!
Ai kia vương vấn trong lòng,
Hư không trở lại hư không thôi mà!
Chiều lên chiều xuống chiều qua,
Lưng trời vẳng tiếng chuông chùa trầm tư!

                                               Hoành Trần
                                                29/4/2020