BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2019

ĐỌC “NGƯỜI Ở LẠI BÊN SÔNG”, THƠ PHAN THẠCH GIANG - Châu Thạch


            
                              Nhà thơ Phan Thạch Giang


           ĐỌC “NGƯỜI Ở LẠI BÊN SÔNG”, 
           THƠ PHAN THẠCH GIANG  
                                                             Châu Thạch

Đọc cái tựa đề “Người Ở Lại Bên Sông” ta cứ nghĩ đến ông lái đò của một bến sông nào đó như “Bến My Lăng” của Yến Lan chăng, hay là một cô lái đò chờ đợi đến già người qua sông một dạo khi cô còn ở tuổi thành xuân. Không! Bài thơ không có dòng sông và không có người lái đò nào cả. Bởi vì dòng sông đó không phải là một dòng sông xanh nên dòng trôi không là nước. Dòng trôi chỉ là bụi phấn: 

“Sao em không về cùng ta để xây một tượng đài ?
Vâng ! Một tượng đài bên dòng sông bụi phấn. Phải không em ?
Bao nhiêu năm qua rồi - bụi phấn trường xưa vẫn rơi mãi trong lòng
Tượng đài người đưa đò.”

BÂY GIỜ THÁNG MẤY? -Thơ Phan Thạch Nhân


       
                   Tác giả Phan Thạch Nhân


BÂY GIỜ THÁNG MẤY?

Này em! Bây giờ tháng mấy?
Mà nghe hơi lạnh đêm về
Đi qua thời gian ta thấy
Đường trần như một cơn mê
Bên đời, quán cốc cà phê
Lá rơi bay lượn quanh lề
Ta nghe niềm đau trong lá
Thu về bóng rũ lê thê.

Này em! Có nghe thu tàn
Chiều hoang lạnh lùng bến lạ
Ta vương nỗi niềm của đá
Âm thầm nhẹ gót chân qua
Thấm thoát đi qua mùa mưa
Dốc đời gập ghềnh bỡ ngỡ
Tưởng chừng hụt hơi tắt thở
Nắng thu loang lổ bên thềm.

Này em! Sương rơi khắp phố
Gió lạnh rùng mình, thiết tha
Ta mơ tìm về tuổi nhỏ
Đam mê lứa tuổi học trò
Ta mơ mực tím đầy tay
Vô tư lọ lem trên áo
Ta mê áo trắng thơ ngây
Thiên thu màu tím hiền hoà
Tiếng trống trường xưa năm ấy
Sách đèn ngày đó chưa xa.

Này em! Cúc vàng trước ngõ
Xinh như màu áo em thơ
Lung linh nhẹ nhàng theo gió
Bướm ong tung cánh vỡn vờ
Thời gian thu tàn mấy bận
Áo xưa phai nhạt mấy màu
Sang sông mưa buồn tắt nắng
Đến mùa ngồi nhớ thương nhau.

Chia tay thu vàng đi nhé!
Sương mù phủ lối lưa thưa
Nắng vàng đong đưa sót lại
Vương buồn man mác thềm xưa
Thu đi vương sầu tê tái
Tìm về nơi chốn thiên thai
Mi cong u buồn khép lại
Sương đêm giá buốt canh dài.

                       21/8/2019
                 Phan Thạch Nhân

TRẦN GIAN ƠI, TA CÒN BAO LÂU NỮA - Thơ Nguyễn Đình Hạnh


    
     Tác giả Nguyễn Đình Hạnh


TRẦN GIAN ƠI, TA CÒN BAO LÂU NỮA

Em ở đâu để chiều nay úa nắng,
Cây rũ buồn và ve cũng im hơi,
Gió phương nao mây tỏa bóng bên trời,
Ta hiu quạnh chất ngất hồn thương nhớ.

Em có nghe trong âm thầm lá úa,
Tiếng thời gian khắc khoải chết trong ta.
Đêm lênh đênh lòng phố vắng ơ hờ,
Ngày ngất tạnh những cung đường mỏi mắt.

Ta đã hẹn từ muôn ngàn kiếp trước,
Sao kiếp này vẫn trắc trở muôn trùng
Ôi mỏi mòn ôi thương nhớ mênh mang,
Em có biết ta hao gầy úa héo,

Ta thèm chết những đêm về theo dấu,
Bước chân em… chìm giữa lối trăng sao.
Linh hồn ta… nguyên vẹn một niềm đau,
Ôi Thượng đế… mang con… về đất hứa.

Trần gian ơi, ta còn bao lâu nữa,
Bao lâu chờ… bao lâu ngóng trông nhau
Còn bao lâu… hay còn đến bạc đầu,
Và hết kiếp mãi sầu mong thương nhớ.

                             Nguyễn Đình Hạnh

KHÔNG ĐỀ - Thơ Phan Quỳ


    
                 Tác giả Phan Quỳ


KHÔNG ĐỀ

Ta về xếp lại xưa sau,
Vời trong bóng đổ, nhuốm màu thời gian.
Xuân qua rồi mấy thu tàn
Tịch dương mấy bận, vội vàng bóng câu.
Ta về nghe hạt mưa mau
Nghe cơn nắng hạ trên màu mây xanh
Một mai gom lại chút tình
Ta về chăm chút cho mình với ai?
Ngàn lau xa khuất dặm dài
Đâu rày thưa vắng hình hài , dạ vâng?
Tìm trong hơi gió ân cần
Thoảng nghe nhỏ nhẹ một lần hỏi han.
Tìm trong đáy nước vừa tan
Khuôn trăng còn lại muôn ngàn vỡ mau.
Ta về xếp lại xưa sau
Nghe từng rơi rụng nhuốm màu thời gian.
Về đâu là đổ hàng hàng
Thu sang mấy độ, đông tàn mấy phen.
Hoàng hoa vương lại bên thềm,
Bên song mình nhớ hạt mềm sương bay...

                                               Phan Quỳ

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2019

ĐỌC “BỊN RỊN TRẦN GIAN” CỦA LÊ THỊ QUỲNH DUNG VÀ “PHỤNG HIẾN” CỦA BÙI GIÁNG - Châu Thạch


        
                    Nhà bình thơ Châu Thạch


ĐỌC “BỊN RỊN TRẦN GIAN” CỦA LÊ THỊ QUỲNH DUNG VÀ  “PHỤNG HIẾN” CỦA BÙI GIÁNG
                                                                                    Châu Thạch

Sẽ có người không đồng ý khi tôi đem thơ Lê Thị Quỳnh Dung và Bùi Giáng để cạnh nhau. Họ sẽ cho rằng sự so sánh nầy thật là khập khiễng. Thật ra tôi chỉ muốn tá khách hai bài thơ vào nhau để được nhìn hai cái đẹp được trọn vẹn từ những góc cạnh của nó. Tôi không hề muốn so sánh mức độ cao thấp, vai vế trên văn đàn, hay nhiều hoặc hay ít của mỗi bài thơ. Cái đó tùy cảm nhận của mỗi cá nhân, người đọc sẽ tự thấy khi thưởng thức nó. Hai bài thơ của hai tác giả ở thời đại khác nhau, ý tưởng thơ họ giống nhau mà phong cách thơ họ khác nhau, cùng bin rịn trần gian và cũng phụng hiến trần gian. Tiếng lòng họ giống nhau nhưng tiếng thơ họ khác nhau, như hai loại đàn riêng biệt cùng hòa âm một cung đàn, vọng vào hồn ta một bản nhạc vàng êm ái.   
Đầu tiên ta hãy nghe cả hai nhà thơ thương tiếc và bịn rịn trần gian nầy nếu họ phải lìa đời:

TRỪ QUÂN XÂM LƯỢC – Đức Hạnh & Thi Hữu


   


TRỪ QUÂN XÂM LƯỢC

Loài yêu xảo quyệt ra đường lưỡi *
Bọn phỉ cuồng ngông trỗi ý tà
Nổi loạn tham tàn qua bãi Chính **
Mưu đồ khả ố đoạt Hoàng Sa…
Đằng Giang bẫy thả nghe còn khiếp! ***
Sĩ Nghị mình chui tởn tới già ? ****
Lịch sử ngàn năm đầy dũng khí
Quân Tàu hãy nhớ! Kẻo thành ma…

Đức Hạnh
05 08 2019

* Đường lưỡi bò, còn gọi đường chín đoạn do Trung Quốc tự vẽ ra không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển
** Bãi Tư Chính thuộc phạm vi quản hạt của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
*** Trận thủy chiến lừng danh của dân tộc ... Cọc gỗ đóng trên sông Bạch Đằng, dùng để chống quân Nguyên...
**** Đã có không ít những viên tướng nổi danh của Trung Quốc trong lịch sử phải nếm trái đắng khi đến Việt Nam
- Tôn Sĩ Nghị - tháo chạy trong ống đồng
- Thoát Hoan - chui vào rọ tre mới chạy thoát
- Lưu Hoằng Tháo - bỏ mạng vì khinh địch

CHÙM TỨ TUYỆT (2) - THÁNG 8-2019 - Thơ Nguyễn Khôi


       
                 Nhà thơ Nguyễn Khôi


CHÙM TỨ TUYỆT (2) - THÁNG 8-2019
                        
*1- Thương chiến Mỹ - Trung chưa phân thắng bại
Putin tọa sơn "đục nước béo Cò"
Tập Cận Bình run "năm con số 9"
"Động loạn Hồng Kông" tan vỡ mộng mơ...
                            
*2- Vẫn đẹp nhất là Mùa thu Hà Nội
Nắng mật ong thơm suối tóc em bay
Rừng lá vàng hong rợp đường Hoàng Diệu
Vừng đỏ hồ Gươm, Liễu biếc hồ Tây.
                           
*3- Cả Đất nước tưng bừng ngày Độc Lập
Đường Bắc - Nam mong "Cao tốc" vươn xa...
Anh "Đồng Chí" luôn gây trò "bắt nạt"
Biển Đông này đâu phải của Trung Hoa ?
                           
*4- Năm nắng nóng vượt tầm kỷ lục
Mừng Kinh doanh, sản xuất vẫn tăng đều
- Nhưng Bóng Đá thua Phnôm Pênh rồi đấy
Muốn thành Rồng hay Cò Vạc... chớ Kiêu ?
                            
*5- Em yêu quý, nhớ chăng ngày sơ tán
Tết ăn mừng " nồi Sắn luộc" mà vui
Thằng Mỹ cút, lại tiếp 3 cuộc chiến
Nay hòa bình... đâu đã được thảnh thơi !?!
                          
              Hà Nội, mừng 9/8 và 2/9/2019
                           Nguyễn Khôi

CHONG ĐÈN ĐỌC VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH - Nguyên Lạc


       


CHONG ĐÈN
ĐỌC VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH
(Bài thơ viết cho ngày rằm tháng bảy để tưởng niệm)

Đêm quánh đặc tiếng thời gian tích tắc
Chong đèn khuya đọc lại truyện tử sinh
                                        (Nguyên Lạc)

"Còn chi ai quí ai hèn
Còn chi mà nói ai hiền ai ngu
Một phen thay đổi sơn hà
Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu" *

Chong đèn. đọc truyện Nguyễn Du
Câu thơ trêu khổ. thiên thu lệ người!
Lệ xưa. tháng bảy sụt sùi
Người nay. mùa đến. có vui được nào?

Tháng tư ngày ấy. năm nao
Quê hương tan vỡ. biển dâu kiếp đời!

Tiền nhân. thảm thiết khóc người
Ta. nay đêm muộn. mượn lời thơ xưa
Chiêu hồn tháng bảy. mưa thưa
Thở dài. tiếng gió lạnh thừa đêm nay!

Khêu đèn. cho nỗi sầu dài
Đọc trang thơ cổ. khóc ai mùa về!
"Chúng sinh thập loại" buồn thê!
Thời gian tích tắc. tái tê điếng lòng!

Lưng tròng số kiếp trầm luân
Khép trang thơ cổ
Nến hồng lụn tim!

                                  Nguyên Lạc
.........

[*] Lời thơ "Văn tế thập loại chúng sinh" - Nguyễn Du

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2019

GIẢI MÃ VŨ KHÍ CÓ “HỎA LỰC KHỦNG KHIẾP” THỜI BẤY GIỜ CỦA VUA QUANG TRUNG - Vũ Đình Thanh

Nguồn:
https://www.nguoiduatin.vn/giai-ma-thu-vu-khi-khung-nhat-the-gioi-cua-hoang-de-quang-trung-a445633.html

Nhận được bài viết của kỹ sư tên lửa Vũ Đình Thanh nhân kỷ niệm ngày mất của vị anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ. Nhận thấy những phân tích của kỹ sư Vũ Đình Thanh dựa trên những nghiên cứu nghiêm túc của một nhà khoa học, chúng tôi trân trọng gửi đến độc giả bài viết như một tài liệu tham khảo, kính mong độc giả đón nhận.
                                                                Báo điện tử Người Đưa Tin


GIẢI MÃ VŨ KHÍ CÓ “HỎA LỰC KHỦNG KHIẾP” THỜI BẤY GIỜ CỦA VUA QUANG TRUNG


                                   Tượng đài tưởng nhớ vua Quang Trung.

Là một kỹ sư tên lửa, hiện đang làm việc cho một tập đoàn nghiên cứu và sản xuất tên lửa tại châu Âu, sau một thời gian dài tìm hiểu kỹ lưỡng các vũ khí thời vua Quang Trung, tôi rất mong muốn truyền tải một sự thật mà người Việt Nam chúng ta nên biết và có quyền biết: vua Quang Trung là nhân vật rất đặc biệt về công nghệ sản xuất vũ khí. Chính ông là người đã sản xuất những vũ khí “khủng” nhất thế giới thời đó.
                                                                       Kỹ sư Vũ Đình Thanh

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2019

“VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH” CỦA ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU


       


           “VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH” 
           CỦA ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU

Tháng bảy âm lịch - mùa Vu Lan báo hiếu, cũng là mùa xá tội vong nhân. Và theo tục lệ tiết tháng 7, người sống sắm lễ vật để cúng tế, đọc văn khấn kêu gọi các vong hồn “Sống đã chịu một đời phiền não/ Thác lại nhờ hớp cháo lá đa…” đến dự lễ cúng thí thực và đọc văn khấn chiêu hồn để các cô hồn đến hưởng lễ vật cúng tế, rồi tới các chùa để nghe tụng kinh niệm Phật Bài, cầu nguyện cho các cô hồn được giải thoát trong dịp lễ Vu lan để có thể giải thoát đi đầu thai, hay thoát khỏi kiếp luân hồi. Bài văn khấn lễ cúng thí thực được sư thầy, thầy cúng đọc là bài “Văn tế thập loại chúng sanh” của đại thi hào Nguyễn Du.
Bài “Văn tế thập loại chúng sanh” của đại thi hào Nguyễn Du là một áng thơ hay. Nó còn có những cái tên khác như “Chiêu hồn thập loại chúng sanh”, “Văn chiêu hồn”, “Chiêu hồn ca”, “Kinh chiêu hồn”…
Văn tế khác điếu văn. Điếu văn - là bài văn đọc khi đến viếng người vừa chết, chưa mai táng, để an ủi người thân của người vừa chết, gởi lời thương xót cùng kỷ niệm với người chết.
Văn tế có thể là văn vần, văn xuôi, hay một bài văn biền ngẫu (có nhiều câu đối nhau thành từng cặp) là bài văn tụng khi cúng tế người đã chết nhằm tỏ lòng kính trọng, thương tiếc người quá cố

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2019

BỊN RỊN TRẦN GIAN - Thơ Lê Thi Quỳnh Dung


       
                     Tác giả Lê Thi Quỳnh Dung


BỊN RỊN TRẦN GIAN

Nếu bảo tôi hãy cuốn gói lên đi về thế giới khác
Thì tần ngần tôi còn tiếc trần gian
Lúc ra đi đâu tiếc bạc tiếc vàng
Bởi tôi nghèo và từng tay trắng

Tôi chỉ ngại bên kia - thế giới khác
Không ánh trăng, không nước chảy diệu kỳ?
Không đất đá muôn màu lên hoa đẹp
Không câu hát ngọt ngào sâu lắng
Tặng dân gian trên sân khấu cuộc đời
Không cả đắng cay trong lời nhạc
lưu luyến chân người và chua xót lên môi.

Không những điều chưa nói nên lời
Chỉ ánh mắt yêu nhau từng hiểu
Dầu chỉ thoáng chốc thôi
Như món quà nhận biếu
Trần gian đầy món nợ nhân văn
Không những tình bạn buổi lang thang
Tâm tư trao nhau lời chia xẻ
Không những khúc thương à ơi người mẹ trẻ
Tiễn chồng đi không thấy ngày trở về
Ôm con mình lên tận đỉnh sơn khê
Lòng hoá đá và tình yêu hoá đá.

Tôi sống và lớn lên giữa đống tro tàn đổ nát
Tự vượt lên mình tìm số phận vui may
Luôn thất bại tôi tìm trong cô quạnh
Niềm thơ yêu mà bồi đắp tâm hồn

Nếu phải ra đi
Lòng rất bồn chồn
Chưa nói hết những điều suy nghĩ
Đôi tay trần còn nhiều mộng mị
Nên chưa thể nào viết trọn ý nhân gian.

Sao nhặt sao thưa nhìn tôi kiểu chập chờn
Tôi cúi xuống âm ỉ buồn câm lặng
Râm ran lắm thôi mình ra ngõ vắng
Nhìn cá vàng thơ thẩn một mình thôi

Dẫu có đơn côi nhưng mình tự tại
Yêu trần gian theo lối của riêng mình.
Trần gian này muôn vẻ kiếp nhân sinh
Mỗi một vẻ đoạ lòng nhau nhiều vẻ

Xin giữ cho nhau những lời chân thật
Tự đáy lòng lên nhạc lên thơ
Trần gian này còn lắm bụi mờ
Thì ít ra góc riêng mình chiu chắt.

Trần gian này còn đấy thu mơ
Dẫu hoà bình đánh đổi bằng cái chết.
Trần gian này còn đấy bụi mờ
Vẫn đẹp lắm, gợi hồn thơ bay nhảy.

                       Lê Thi Quỳnh Dung

BÊN NẤM MỒ CON, THƯƠNG CON VÀ LỜI CẦU NGUYỆN THẾ NHÂN - Thơ Phạm Ngọc Thái


       
                                Phạm Ngọc Bảo                                        
                           (7.3.1992 - 22.7.2019) 

     
BÊN NẤM MỒ CON

Ngủ đi con ngoan ! Ngủ đi con !
Chuyện đời coi đã trả nợ xong
Hãy yên giấc mộng ngàn năm nhé
Cha còn bận bịu chút trần gian

Cha ôm nắm đất rắc lên mồ
Đất này đất mẹ. Đất ông cha.
Ấp ủ cho con vào sông núi
Hồn con mai mốt nở đầy hoa

Con sẽ cùng cha tới Tây Thiên
Không về trần nữa, hết ưu phiền
Con đi trả nợ cho cha đó ?
Đã trút lên đầu đứa trẻ ngoan

Kiếp trước đời cha chắc tội nhiều
Kiếp này bố lại phải mang theo
Hỡi ôi, nợ trả còn bao cách ?
Sao nỡ bắt của tôi đứa con yêu !

Con sống cùng cha 27 năm
Nâng như nâng trứng. Ngọc long lanh.
Ngày tháng cha con mình quấn quít
Giây phút ngờ đâu bỗng tan hoang

Món nợ cuối cùng của tôi đây ?
70 xuân sống cõi đời này
Nay dẫu trở thành Thi Nhân Lớn
Tôi trả nợ xong rồi, hỡi Như Lai !?

Con đem đời con gánh cho cha
Tâm cao như núi, dạ bao la
Cha xin Quan Thế Âm Bồ Tát
Đưa con về cõi cực lạc cùng cha

Nắm đất cha đang rắc lên mồ
Ru con yên ngủ giấc tuổi thơ
Đừng buồn con nhé ! Dù chết sớm
Để về Đất Thánh sống thiên thu

Thánh Phật rồi đây sẽ đón cha
Có con theo cạnh chốn Ba Tòa
Cha sẽ bồng con trong trời đất
Nhân gian hương khói... khắp sơn hà...

                      Ngày đắp mộ cho con
                                28.7.2019

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2019

LẼ VÔ THƯỜNG TRONG THƠ TRANG TỬ, NGUYỄN BÍNH, XUÂN DIỆU… - La Thụy


  
                 “Học làm Trang Tử thiêu cơ nghiệp
              Khúc Cổ bồn ca gõ hát chơi”


  LẼ VÔ THƯỜNG
  TRONG THƠ TRANG TỬ, NGUYỄN BÍNH, XUÂN DIỆU…

Tình cờ lướt web, đọc bài Đạo Chích (chương 29, Trang Tử Nam Hoa Kinh), tôi cứ tủm tỉm cười. Trang Tử khá “độc” khi đem “vạn thế sư biểu” Khổng Tử của Nho giáo ra đùa cợt. Hình ảnh uy nghi, khẳng khái “uy vũ bất năng khuất” đâu chẳng thấy mà chỉ còn là hình ảnh lão già tầm thường run như cầy sấy trước hành động hung cuồng bạo ngược của Đạo Chích – kẻ bị cho là “đào tường khoét vách, lùa ngựa bò, bắt cóc vợ và con gái người ta, tham lợi tới quên cả thân thích, không đoái hoài tới cha mẹ anh em, không cúng giỗ tổ tiên”. Đạo Chích vừa mới cất vài lời “cường ngôn” phản bác màKhổng Tử vái hai vái rồi vội vàng chạy ra cửa, lên xe ba lần mới nắm được dây cương vì hoảng hốt, mắt không thấy rõ, mặt tái như tro tàn, ngồi dựa vào cái đòn ở trước xe, đầu cuối xuống, thở không ra hơi”. Trang Tử khéo giễu quá đi thôi! Đạo giáo cùng Nho giáo Tàu cũng “chỏi” nhau ra trò đó chứ!

PHƯỢNG - Thơ Nguyên Lạc


    


PHƯỢNG

Có một mùa xa lắm
Phượng nở đỏ góc trường
Ve reo mừng rộn rã
Từng bước nhỏ thân thương
Líu lo giờ tan học
Rực trắng cả con đường
Mắt liếc dao lá trúc
Chém tim ai bị thương!

Thương phượng rưng mắt đỏ
Người giờ tìm phương nao?!
Vẫn đường xưa lối cũ
Ve buồn tình trốn đâu?!
Dấu chân nào nho nhỏ
Nhói hồn tôi rất lâu!
Lời yêu không dám ngỏ
Nên hằn rõ trong lòng

Chiều nay bên trường cũ
Mười năm rồi phải không?
Mười năm …
Dài có đủ?
Phượng ơi. dù trăm năm!

                  Nguyên Lạc

NHỚ QUÊ - Thơ : Nhã My, nhạc và trình bày : Trần Quang Lộc


          
                    Nhà thơ Nhã My


      

ĐỌC “KHẮC VÀO GIÓ” THƠ TRẦN MAI NGÂN - Châu Thạch


        
                      Nhà bình thơ Châu Thạch


     ĐỌC “KHẮC VÀO GIÓ” THƠ TRẦN MAI NGÂN
                                                                                    Châu Thạch
                        
Trước khi đi vào thơ “Khắc Vào Gió” của Trần Mai Ngân, tôi muốn chúng ta hãy lướt qua một khổ thơ của nhà thơ Thâm Tâm, đã nổi danh từ đầu thể kỷ 19 để có thể cảm nhận sâu thêm về những gì Trần Mai Ngân đã viết trong bài thơ nầy.

Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!
Mẹ thà coi như chiếc lá bay,
Chị thà coi như là hạt bụi,
Em thà coi như hơi rượu say.

 (Tống Biệt Hành- Thâm Tâm)

CHÙM THƠ MÙA THU - Ái Nhân



ÁI NHÂN

Tên thật Bùi Cao Thế
Đt:0984470914
139- 399- Ngọc lâm – Long biên –Hà nội
TK Bùi cao Thế 10524096395016 Techcombank
Chi nhánh Chương dương – HN


CHỢT THU

Đúng là trời đã vào thu
Xanh trong thăm thẳm gió ru hồn người
Long lanh lên ánh mắt cười
Nắng tô vàng rộm lên vời vợi mây

Lá vàng đánh võng như say
Nàng Thu đỏng đảnh, heo may đùa cành
Chuông chiều run bóng liễu xanh
Mặt hồ như vẽ bức tranh mơ hồng

Gót sen lên lối phiêu bồng
Thoảng hương hoa sữa thơm nồng môi thơ

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2019

CẢM ĐỌC GÃ KHỜ TRONG “MỘNG MỊ” CỦA NHỤY GIALAI - Đặng Xuân Xuyến


          
         Tác giả bài viết Đặng Xuân Xuyến


         CẢM ĐỌC GÃ KHỜ TRONG “MỘNG MỊ” 
         CỦA NHỤY GIALAI


Khi đưa bài thơ Mộng Mị của nhà thơ Nhụy GiaLai lên blog Trang Đặng Xuân Xuyến, mấy câu thơ đầu đã gây tò mò với tôi:

"Đôi khi tôi mơ thấy em
Cùng đi với một gã khờ
Em tươi xinh hồng má thắm
Gã khờ khệ nệ bầu thơ."