BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2019

EM MAY MẮN CÓ ANH TRONG NỖI NHỚ - Thơ Quách Như Nguyệt


       
                             Nhà thơ Như Nguyệt       
    

EM MAY MẮN CÓ ANH TRONG NỖI NHỚ

Em may mắn có anh trong nỗi nhớ
Nhờ có anh mới hiểu được yêu đương
Chỉ nghe nói đến, đọc thơ, nghe nhạc
Xem movie…, ngoài ra rất mù mờ

Sống vì yêu, em ca tụng tôn thờ
Vì với em, tình yêu là lẽ sống
Biết làm thơ, sống trong mơ trong mộng
Gặp được anh, hạnh phúc đến không ngờ

Tình yêu à, ghê gớm hơn tưởng tượng
Khi gặp anh, em chỉ biết có anh
Tối thượng mà, tình yêu là tất cả
Tình mù lòa, tình dính mắc hoan ca 

Em may mắn được anh yêu, cưng ạ
Em may mắn anh yêu em thật dạ
Ngày hôm nay ngày lễ Valentine
Cảm ơn anh, cảm ơn mối tình này

                            Như Nguyệt
                      February 14th, 2019

ĐÁNG KIẾP - Thơ Nguyên Lạc


    


ĐÁNG KIẾP

Ta yêu em mắt liếc dao cau
Liếc một cái hồn ta chết điếng
Liếc nhiều cái đời ta mất biến
Để hiện tiền một kẻ cuồng si!

Ta yêu em!...  Sao vội vã đi?
Bỏ ở lại một đời hoang dại
Người ra đi chẳng thèm ngó lại!
Còn hăm he đừng gặp kiếp sau!

Khi yêu em... ta bị con dao
Đâm lút cán ngay tim ứa máu
Em tung tăng đường hoa chân sáo
Bỏ lại người...  cùng nỗi thương đau!

Bỏ lại người giấc ngủ chiêm bao
Những hoài niệm tình đầu đau buốt!
Những vần thơ sầu ai đứt ruột!
Mắt dao cau cứa cổ một người!

Ta yêu em khổ lụy một đời!
Và biết chắc khổ luôn hậu kiếp!

Hãy yêu đi!
Cho mày đáng kiếp!
Tôi tôi ơi!
Và... em em ơi!

Nguyên Lạc

THƠ VUI: “HÔM QUA - HÔM NAY” - Nguyễn Khôi

Lời thưa:
Chẳng biết có đúng hay không, mọi cái nhờ công cuộc “Đổi Mới- Hội nhập” - tự chuyển biến/ tự chuyển hóa mà thay đổi đến chóng mặt ? Nguyễn Khôi thử ghép đôi vần lục bát để chia sẻ cùng các Bạn thơ 


        
                      Nhà thơ Nguyễn Khôi


THƠ VUI: “HÔM QUA - HÔM NAY”
               
Hôm qua thứ nhất Đảng viên
Hôm nay thứ nhất túi Tiền anh to
Hôm qua thứ nhất Bác Hồ
Hôm nay Bác Trọng "đốt lò" chống Tham
                    
Hôm qua hòn ngọc Sài Gòn
Hôm nay Hà Nội, Vân Đồn đẹp hơn
Hôm qua Du lịch Thái Lan
Hôm nay Đà Nẵng , Nha Trang tuyệt vời
                    
Hôm qua sang Mỹ ( phải) luồn chui
Hôm nay về Nước dong chơi thỏa lòng
Mới vào “thời 4.0”
iphone, ipad, samsung ngập tràn...
                     
Hôm qua một vợ, một chồng
Hôm nay Đồng tính, đơn thân mới là...
Hôm qua Dưa muối tương cà
Hôm nay thịt, cá Basa ê hề...
                     
Hôm qua chân đất Nhà quê
Hôm nay (đã là) Dân phố đi về Ô tô
Hôm qua còn tắm ao hồ
Hôm nay nước máy, kem sờ dưỡng da
                    
Hôm qua "huynh đệ" Tàu, Nga
Nay Hàn, Nhật, Mỹ đã là Bạn buôn...
Hôm qua đá bóng trong vườn
Nay ra Châu lục tranh hùng tiếng tăm...
Hôm qua Mai Dịch là sang
Hôm nay về cánh đồng làng yên thân.
                    
Ngẫm xem mới mấy chục năm
Xã Hội Chủ Nghĩa chuyển sang Thị Trường
Tự chuyển biến... thật lạ lùng
Đời vui Đổi Mới... hùng cường Việt Nam.

                                   Hà Nội 15-2-2019
                                      Nguyễn Khôi

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

AN NHIÊN TRONG “TÂM SỰ NGƯỜI THƯƠNG BINH” THƠ TRANG Y HẠ - Lời bình Lê Liên


    
                        Tác giả Lê Liên


   AN NHIÊN TRONG 
   “TÂM SỰ NGƯỜI THƯƠNG BINH”  THƠ TRANG Y HẠ 
                                                                                           Lê Liên

Tôi được sinh ra và lớn lên ở ĐàLạt: Một Thành Phố rất đỗi bình yên!
Ngày nhỏ,
Tôi chỉ biết chiến tranh qua những câu chuyện do người lớn kể, hoặc qua những mẩu truyện mà tôi lượm lặt, hay đọc được lác đác ở đâu đó mà thôi!
Thi thoảng,
Tôi thấy những đoàn xe quân vụ dài lê thê hàng chục chiếc GMC bịt kín mít, nối đuôi nhau chạy dài trên phố; hoặc đêm đêm nhìn qua đồi pháo binh, tôi thấy có những tia ánh sáng, quét ngang bầu trời một vòng 360 độ …
…. Với tôi đó là HÌNH ẢNH của chiến tranh!
Rồi dần dà,
Tôi thấy men theo một đoạn của con mương nước chảy từ Hồ Xuân Hương dẫn ra thác Cam Ly, (bây giờ là đường Nguyễn Văn Cừ) và ven đồi trên phố, là những căn nhà nho nhỏ như những chiếc hộp quẹt lơn lớn dựng lên san sát, xập xệ bên nhau, trên con đường (bây giờ gọi là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa)…. Ba tôi nói đó là khu nhà của các anh Thương Binh
….. Với tôi, đó là DẤU VẾT chiến tranh

NHÂN NĂM HỢI - KỶ HỢI, NÓI CHUYỆN VỀ HEO (Phần 2) - Hoàng Đằng


        


        NHÂN NĂM HỢI - KỶ HỢI, NÓI CHUYỆN VỀ HEO
                                            (Phần 2)

Hiện nay, ngoài heo nuôi nhỏ lẻ ở từng gia đình, heo nuôi ở trang trại chiếm số lượng nhiều, nuôi heo xem như một ngành kinh doanh thu dụng nhân công cả nữ lẫn nam.
Ngày xưa, nuôi heo chỉ để kiếm thu nhập phụ, ngoài trồng trọt là sinh kế chính.
Trong mỗi gia đình nông dân, việc nuôi heo được phân công cho phụ nữ: “Heo, ca (gà) đàn bà; cửa nhà đàn ông”. Ở một xã hội trọng nam khinh nữ, việc phân công này chắc do nam giới bày ra. Tội nghiệp là nữ giới chỉ biết chấp hành, không so bì thiệt hơn, dù sự chia việc này không công bằng chút nào!

ANH NHỚ EM THÁNG HAI - Thơ Quách Như Nguyệt


   


ANH NHỚ EM THÁNG HAI

Thức dậy ba giờ sáng
Đọc thư anh.  Nhớ anh!
Không muốn đi ngủ lại
Nên làm thơ… mơ màng

“Chúc em Valentine”
Anh viết mail dễ thương
Nói nhớ và yêu em
Từng chữ ngọt như đường

Dẫu biết đời vô thường
Dẫu biết tình hư ảo
Nhưng em vẫn ước ao
Lòng tràn ngập yêu thương
Tình chẳng phải qua đường

Bên anh giờ buổi tối
Anh làm gì, ngắm trăng?
Nhớ người yêu tên trăng
Hay nhớ ai tên… Nguyệt?

        Quách Như Nguyệt

QUẠ KÊU 1-2 / Thơ Lê Kim Thượng


        
                Nhà thơ Lê Kim Thượng


QUẠ KÊU 1-2

1.

Tình quê chân chất, chân quê
Em sang... mang cả lời thề cùng sang
Em sang sương sớm vừa tan
Xanh non lối cỏ, ươm vàng màu hoa
Chung tình áo tím Bà Ba
“Một thương tóc thả đuôi gà...” giai nhân
Gót hồng nhẹ bước đôi chân
Nắng mai rơi nhẹ, bâng khuâng tơ vàng
Đen huyền đôi mắt mơ màng
Bay bay tóc gió, dịu dàng trời xanh
Những ngày quấn quýt em anh
Mùa yêu tha thiết... dỗ dành, đón đưa...
Cuối chiều... mây trắng rơi mưa
Trời mưa bong bóng... tình chưa muốn rời
Vòng tay nồng ấm bồi hồi
Ngọt thơm bầu ngực, núi đồi nguyên trinh
Buồn vui không dứt chuyện tình
Chiều đi... mình mãi với mình đắm say
Ru em giấc muộn cuối ngày
Trăm con chim mộng về bay chập chùng
Tơ tình con nhện giăng mùng
“Quạ kêu nam đáo nữ phòng...” hoan ca...

VÀI SUY NGHĨ KHI ĐỌC BÀI BÌNH THƠ "THUYỀN THEO BẾN LẠ" - Nguyên Lạc


         
                         Nhà bình thơ Nguyên Lạc


VÀI SUY NGHĨ
KHI ĐỌC BÀI BÌNH THƠ "THUYỀN THEO BẾN LẠ"

Lời nói đầu:
Bài viết nầy viết ra với tấm lòng yêu thương thơ văn cùng với niềm trân trọng sự chính xác và trong sáng của tiếng Việt thân yêu. Chủ ý của tác giả chỉ góp ý, đưa ra vài suy nghĩ hoàn toàn chủ quan về tính đẹp, tính chính xác của thơ văn chứ không có ý gợi ra sự tranh luận, sự đúng sai. Mong các bạn hiểu cho - Nguyên Lạc

QUÀ TẶNG VALENTINE - Thơ Quách Như Nguyệt


    


 QUÀ TẶNG VALENTINE

Anh tặng em một đóa hồng đỏ thẫm
vào ngày Valentine thay lời nói tỏ tình
Biểu lộ thương yêu qua ánh mắt anh nhìn
Đâu cần nói, vòng tay ôm đầm thấm

Giản dị thế thôi, chẳng rượu sang, trà ấm
Chẳng trăm đóa hoa hồng, chẳng trang sức kim cương
Mình đâu cần xa hoa, tinh tú dị thường
Trăng có đó, trăng nhìn mình quấn quít
Một đóa hồng thêm quà em rất thích:
bài thơ tình ngọt ngào và lọ nước hoa nhỏ tí xíu Chanel

Bắt đầu thế thôi, chỉ thế thôi giản dị
Nhưng tình ta chẳng giản dị tí nào
Anh kinh nghiệm dạn dầy, đường tình ái lao xao
Em khờ khạo, bước vào yêu… chập chửng

Mình yêu nhau, yêu quá đỗi, quá chừng!
Tình dữ dội, vướng mắc hoài là thế!
Hơn hai năm, gần ba năm nơi trần thế
Vẫn nặng nề, vẫn nhớ thuở đam mê!     

                        Quách Như Nguyệt

NỖI NHỚ NGÀY VALENTINE - Thơ Trương Thị Thanh Tâm

         
   


NỖI NHỚ NGÀY VALENTINE

Đã mấy ngày rồi không thấy anh
Tim đau từng phút đoạn từng giây
Anh ạ, anh giờ ra sao nhỉ?
Vui xuân quên hết chẳng nhớ gì!

Em ở thôn đoài nhớ thôn đông
Lòng còn vương vấn mối tình trong
Bẻ bàng duyên nợ luôn chờ đợi
Cái chữ chung tình chẳng dám mong

Mai kia mốt nọ không còn nhớ
Tình giấu trong tim... trách hững hờ
Lời thơ người gởi tim đau nhói
Biết nói gì đây... dạ xuyến xao

Hãy giữ tình ta trong ký ức
Muôn lời chẳng đủ tấm tình trao
Tình yêu ngày đó em luôn giữ
Đừng trách hờn nhau... cố nén đau

               Trương Thị Thanh Tâm
                           (Mytho)

“TƯNG TỬNG” 7 CHUYỆN... CÙNG NGUYỄN ĐĂNG HÀNH - Đặng Xuân Xuyến

        


“TƯNG TỬNG” 7 CHUYỆN... CÙNG NGUYỄN ĐĂNG HÀNH

1.

Khi đọc Trần Đăng Khoa viết về tâp "Bảy Sắc Mơ" của Ái Nhân (Bùi Cao Thế) đăng trên trang blog Đặng Xuân Xuyến, nhà thơ Nguyễn Đăng Hành mắng tôi đã hùa vào với nhà thơ Trần Đăng Khoa để bêu xấu bạn anh - Ái Nhân Bùi thi sĩ:

- Cả bài dài hàng mấy nghìn chữ, lão Khoa không thèm đả động đến 1 câu thơ của tay Thế “hâm”, toàn tán hươu tán vượn về bùa mê thuốc lú của nàng thơ với mấy thằng dở người,... khác đếch gì lão Khoa chửi tay Thế đã không biết làm thơ còn mắc bệnh ngộ chữ. Chú là chỗ anh em đồng hương với tay Thế, không gạt bài ấy đi mà lại hùa vào với lão Khoa, đưa bài lên trang web làm trò cười cho thiên hạ?

Tôi phân trần:
- Em điện cho anh Thế, nói bài của anh Khoa rất hay, nhưng trang nhà không có mục thư giãn cuối tuần ... Anh Thế bảo kệ, cứ đưa lên cho vui. Em biết làm sao?

Anh mắng xối xả:
- Chú ngụy biện. Sao chú không nói toẹt ra bài ấy Trần Đăng Khoa “chê khéo” Bùi Cao Thế là không biết làm thơ.

Rồi anh đột ngột đổi chuyện:
- Trang Văn đàn Nguyễn Nguyên Bảy giới thiệu 3 bài thơ: Quê Nghèo, Dấu Hỏi và Hồn Quê của chú in trong tập sách "Thơ Và Bạn Thơ 8", ghi là tác giả gửi đăng, không ghi người chọn như các tác giả khác. Chú gửi bài để đăng trong tập sách đó à?

Tôi trả lời:
- Em gửi bài đăng trên trang đó cho vui chứ không gửi để in "Thơ Và Bạn Thơ". Chắc chú Bảy chọn mấy bài đó đưa vào.

Anh trầm giọng:
- Các tác giả khác thì ghi người chọn nhưng với chú lại ghi tác giả gửi đăng, có phải chủ ý để người đọc hiểu sai về chú...

Tôi cười lớn:
- Anh cứ quan trọng hóa vấn đề. Chú Bảy không có ý đó đâu.

Anh lẩm bẩm: - Chú thật thà quá. Rồi cụp máy

TÌNH ƠI... CHO MỘT LẦN XIN... - Thơ Tịnh Đàm


        
             Nhà thơ Tịnh Đàm


TÌNH ƠI... CHO MỘT LẦN XIN...

Đường tình xưa
Đã qua đây...
Gầy trăng
Đêm cũ...
Cho mây hững hờ !

Từ em xa phố
Ngẩn ngơ
Anh tìm đâu đó...
Giấc mơ hải hồ !

Hoài mong
Chỉ thấy... Hư vô
Trong đôi mắt nhớ
Ngây ngô...  ánh nhìn !

Tình ơi...
Cho một lần xin
Người về
Ru lại...
Niềm tin yêu này.

Nồng nàn anh,
Riết vòng tay
Đắm mê em
Nụ hôn say...
Ngất lòng.

TỊNH ĐÀM
(Hóc Môn, TP. HCM)

TRẬN NGỌC HỒI – ĐỐNG ĐA 230 NĂM TRƯỚC TRONG SỬ SÁCH VIỆT - HOA


       
                            Vua Quang Trung
                                 1753-1792


TRẬN NGỌC HỒI – ĐỐNG ĐA 
230 NĂM TRƯỚC TRONG SỬ SÁCH VIỆT - HOA

Cách đây 230 năm, vào mùng 5 tết Kỷ Dậu (1789), vua Quang Trung chỉ huy trận Ngọc Hồi - Đống Đa vĩ đại, đánh tan quân xâm lược nhà Thanh.
Bộ sử chính thống của nhà Nguyễn là Đại Nam liệt truyện, chép về nhà Tây Sơn trong phần Truyện Ngụy Tây, tuy có rất nhiều bài bác, nhưng với chiến thắng vẻ vang này của dân tộc, cũng mô tả rất hào hùng:

"Mờ sáng mồng 5, (quân Tây Sơn) tiến sát đến lũy Ngọc Hồi, trên lũy đạn bắn xuống như mưa, Huệ sai chiến sĩ đội ván gỗ để xông vào trận, mà tự thúc voi đốc đằng sau. Khi đã phá được cửa lũy, đều ném ván gỗ xuống đất, đem dao ngắn chém bừa đi, quân nước Thanh chống chọi không được, tan vỡ chạy ra bốn mặt gặp máy chôn ngầm, lại bị chấn địa lôi nổ ra, chết và bị thương rất nhiều. Quân Tây Sơn đánh trống reo hò tiến đi liền phá được các đồn Văn Điển, Yên Quyết. Đô đốc nước Thanh là Hứa Thế Hanh, Tổng binh là Trương Triều Long, Thượng Duy Thăng, Tri phủ Điền Châu là Sầm Nghi Đống đều chết cả".

Về viên chủ tướng của quân Thanh là Tôn Sĩ Nghị, Liệt truyện viết về cách rút lui hèn nhát của hắn:

"Nghị ở bãi cát nghe tin báo, một mình cưỡi ngựa chạy về Bắc, tướng sĩ tranh cầu để sang sông, cầu gãy ôm lấy nhau xô nhau lặn xuống sông chết đuối kể đến hàng vạn, nước sông Nhị Hà vì thế chảy không được".

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2019

TRỜI ĐẤT GIAO HOÀ - Thơ Trần Mai Ngân


    


TRỜI ĐẤT GIAO HOÀ

Trời đất rộng cho tình nhân thường trú
Trong yêu thương trong trọn một vòng tay
Em và anh xin cũng có một ngày
Đã hò hẹn một trưa trời nắng đẹp...

Trời đất rộng đừng cố tình chật hẹp
Cứ loanh quanh dù rất thật lòng thành
Hiểu và thương để cùng giấc mộng lành
Anh thường nói đôi chúng mình là một

Trời đất rộng xin đôi ta thường trú
Trong an lành cả Xuân Hạ Thu Đông
Gió sẽ làm tan những đám mây giông
Để nắng ấm tình nhân là muôn thuở

Trời đất rộng gần nhau trong hơi thở
Ôm dấu yêu ôm cả một trời xuân
Môi hồng đào ngậm mật ngọt thanh tân
Yêu là thế... đất trời xin an trú !

                                  Trần Mai Ngân
                              Cho lễ tình nhân 2019

CỰU HỌC SINH NGUYỄN HOÀNG KHÓA 1970 -1975 / Thơ Phan Quỳ


    


CỰU HỌC SINH NGUYỄN HOÀNG KHÓA 1970 -1975
(Thân tặng Thanh Hà và các bạn cựu Hs NH khoá 70-75)

Bao nhớ thương một lần gom góp lại
Dặm trời xa đâu cản bước chân về
Em rong ruổi nơi đất trời xa ngái
Rồi một ngày ấm áp bước đường quê.

Em rộn rã giữa sum vầy hội ngộ
Thầy cô đây bè bạn với tình thân
Em trở lại những ngày thơ mộng ấy
Áo trắng bay trong thơm ngát hương ngàn.

Em hát ca như bâỳ chim sẻ nhỏ
Tung cánh về nơi tổ ấm ngày xưa
Lòng reo vui như chưa tự bao giờ
Quên ngày tháng quên nếp hằn tuổi tác.

Ngồi bên nhau hát vang bài hạnh ngộ
Lý rượu mừng mà mắt ướt hoen mi
Dặn dò nhau hãy sống vui lần nữa
Rồi ngập ngừng em lại bước ra đi.

Ngày vui đến rồi thôi như gió thoảng
Nhưng ân tình còn mãi trong tim em
Bao ánh mắt mấy vòng tay êm đềm
Em mãi nhớ, Nguyễn Hoàng ơi em nhớ...

                                               Phan Quỳ

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2019

XUÂN ẤM HƯƠNG RỪNG, THANH SẮC, BƯỚM XUÂN - Thơ Đinh Hùng


        


XUÂN ẤM HƯƠNG RỪNG

Thương em, trăng xế nửa vầng
Mùa xuân thở ấm hương rừng trên vai
Giang tay ôm bóng núi dài
Đá thiên sơn có hồn ai tạc hình?
Tiếng vang chim lạ gọi mình
Huyền âm chín cõi u minh truyền về
Sao chìm đáy mắt sơn khê
Màu đêm dã thú hôn mê tóc rừng
Lửa sàn linh loạn hoa dung
Núi nghiêng vai áo cẩm nhung đổi màu
Hồn nào ngủ thiếp bông lau
Bạc thời gian, cánh bướm sầu ngàn xưa
Chập chờn khe liếp trăng mưa
Bên Em, mùi phấn giao mùa còn say?
Nửa vầng trăng, nét xuân gầy
Ta mơ giấc ngủ còn ngây hồn rừng

Em đi, sầu núi chất từng
Gót chân từ thạch buông trùng sóng hoa
Mây bay ánh mắt trăng tà
Nồng hương cỏ dại, sương pha áo ngàn
Người đi vào giấc mơ tan
Ta soi dòng suối đêm tàn tìm nhau


Thứ Hai, 11 tháng 2, 2019

NĂM MỚI 2019 GIỞ LẠI HỒ SƠ CŨ… ĐANG ĐE DỌA TƯƠNG LAI CỦA HÀNG TRIỆU CON EM THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM - Trần Kiêm Đoàn


      
                           Tiến sĩ Trần Kiêm Đoàn


NĂM MỚI 2019 GIỞ LẠI HỒ SƠ CŨ… ĐANG ĐE DỌA TƯƠNG LAI CỦA HÀNG TRIỆU CON EM THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM

Tại sao hai ông Nghè bị ném đá

Nước Việt Nam ta tự hào có bốn nghìn năm văn hiến, nhưng mãi đến thế kỷ thứ 11, đời vua Lý Nhân Tông (1072-1076) mới có thi cử để chọn nhân tài với khoa thi đầu tiên gọi là Bác Học. Từ đó, khoa cử là con đường vinh hiển nhất để tiến thân. Bậc học cao nhất là Tiến sĩ. Người thi Đình để chính thức xếp hạng tiến sĩ được ngồi dưới mái “nghè” thường là văn phòng tứ bảo của Vua nên được vinh dự gọi là ông Nghè. Ông Nghè được vinh quy bái tổ có quyền chọn năm mẫu đất bất cứ nơi nào mình thích trong Tổng để làm nhà nên dân gian có câu: “Chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng Tổng”!

Việt Nam ta ngày nay có khoảng 120.000 ông bà Nghè (trung bình 800 người dân mới có một người có học vị tiến sĩ; so với Mỹ trung bình 130 người dân có một tiến sĩ). Nhưng chưa nghe ai sợ bị “đe hàng tổng” mà chỉ nghe tin các ông Nghè bị “ném đá”. Hai ông Nghè bị ném đá gần đây nhất là hai nhà giáo đã đưa sáng kiến “cải cách tiếng Việt” đang diễn ra trong nước.

Hai ông Nghè bị ném đá đó là hai vị Giáo sư Tiến sĩ Hồ Ngọc Đại và Phó giáo sư Phó tiến sĩ Bùi Hiền. Nhị vị nầy có chung niềm… thú vị là cùng tuổi đời 83, cùng tốt nghiệp đại học Liên Xô trong những năm đầu 1970 và cùng bỏ ra hơn 40 năm để nghiên cứu và trình làng công trình cải cách tiếng Việt mà theo sự thâm tín của hai ông là tối tân, khoa học, hợp lý cho sự “chuẩn hóa” tiếng Việt.
Xin lần lượt “vấn an” hai vị:

GS LÊ VĂN LAN: CHUYỆN SỬ PHẢI KHÁCH QUAN, TRUNG THỰC, TOÀN DIỆN - Hồng Thanh Quang

Nguồn:
http://www.daidoanket.vn/tinh-hoa-viet/gs-le-van-lan-chuyen-su-phai-khach-quantrung-thuc-toan-dien-tintuc429193?fbclid=IwAR1kPyxX_mK_-3dRunz-WcQtQNhbvjMF2PWOKzdeaqlMy0GId90sh9QZ4wU

Người Việt biết rằng mình tựa lưng vào phía sau không phải là một khoảng trống nhạt nhòa. Nếu mà chỉ có một khoảng trống nhạt nhòa, thì người ta thấy hụt hẫng, người ta thấy phiêu diêu, người ta thấy hoang mang. Nhưng bây giờ có một cái điểm tựa ở phía sau lưng mình. Nó là chỗ dựa, nhưng nó cũng là cái chỗ thúc đẩy mình phải tiến lên phía trước. Và chỗ ấy là lịch sử- GS Lê Văn Lan



Nhà thơ Hồng Thanh Quang trò chuyện cùng Giáo sư Lê Văn Lan. (Ảnh: Quang Vinh).

Hồng Thanh Quang: Cùng một mùa xuân nhưng tôi đồ rằng, ngay cả với những người gần gụi nhất thì ai cũng có cách cảm nhận ít nhiều riêng biệt. Với giáo sư, một người làm công tác sử học ở độ tuổi ngoại bát thập, xuân Kỷ Hợi này gợi nhớ những suy tư, dự cảm gì?

GS Lê Văn Lan: Trong hệ thống 12 con giáp thì con Hợi được rất nhiều người thích bởi vì sự an nhàn, hiền lành. Nhưng năm nay, tôi chú ý hơn đến chữ “Kỷ”. Trong hệ thống can và chi, thì “Kỷ” nằm trong hệ thống liên quan đến nhiều sự kiện lớn. Năm Kỷ Dậu chẳng hạn. Năm nay chẵn 230 năm kể từ chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Tôi còn có suy nghĩ, và cũng từng thảo luận với tướng Hoàng Minh Thảo khi ông ấy còn sống. Ông ấy là nhà nghiên cứu rất kỹ về cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Huệ - Quang Trung, là chuyên gia số 1 về nghệ thuật và khoa học chiến dịch. Những bài giảng về chiến dịch của ông trong Học viện Quốc phòng bao giờ cũng là nội dung nòng cốt để đào tạo sỹ quan cấp chiến lược. Với tư cách là chuyên gia về chiến dịch, ông Hoàng Minh Thảo đã có một lần làm việc với tôi rất kỹ để cuối cùng ta không gọi Đống Đa, ta cũng không Ngọc Hồi – Đống Đa mà ta gọi là “chiến dịch Ngọc Hồi – Đống Đa”. Như Từ điển Bách khoa thế giới cũng như Từ điển Bách khoa Quân sự người ta đều nói, thực tế và cơ sở khoa học của vấn đề chiến dịch và nghệ thuật chiến dịch chỉ với Napoleon mới ra đời ở trên thế giới, tức là vào đầu thế kỷ XIX. Nhưng bây giờ ở Việt Nam chúng ta, ông Quang Trung đã nâng trận Ngọc Hồi – Đống Đa ấy lên thành “chiến dịch”, có nghĩa chúng ta đã tiến hành chiến dịch trước thế giới. Và Quang Trung trước Napoleon ít nhất 30 năm, để sáng tạo, để cho ra đời thực tế và khoa học, nghệ thuật chiến dịch bằng cái mà lâu nay chúng ta vẫn gọi là chiến thắng Đống Đa, hay chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa. Tôi thấy việc năm Kỷ Dậu, bây giờ đến Kỷ Hợi, ta nhắc tới Ngọc Hồi – Đống Đa là nhắc tới cấp cao hơn đó là “chiến dịch” thì rất thú vị.

XUÂN AN NHIÊN - Thơ Trần Mai Ngân


   
                Nhà thơ Trần Mai Ngân


XUÂN AN NHIÊN

Ngắm một mùa xuân đến
Tiễn những ngày xuân qua
Lòng tôi điều mới lạ
An nhiên như đóa hoa

Không vì ai phải nở
Hương vẫn tỏa cho đời
Không buồn khi rụng rơi
Tạo hoá đã an bày...

Năm tháng cứ trôi đi
Hết lòng...chẳng tìm gì
Chỉ mong người hạnh phúc
Và rạng rỡ niềm vui

Mùa xuân tôi ngắm mãi
Bóng dáng và nụ cười
Nghe trong hương áo mới
Đọng còn lời yêu thương...

Xuân đi đầy vấn vương
Bụi nào rơi trên tóc
Khói quyện chuyện qua rồi
Mùa xuân đầy vấn vương...

             Trần Mai Ngân
          Mùng 6 tết Kỷ Hợi

Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2019

ĐẦU NĂM ĐI LỄ - Thơ Như Nguyệt, nhạc Mai Phạm


    


ĐẦU NĂM ĐI LỄ

Đầu năm đi lễ
Nắng ấm mây xanh
Chim vui chuyền cành
Vỗ cánh bay nhanh       

Sáng nay đi chùa
Nghe thầy giảng pháp
Giảng về từ bi
Chợt thấy nhu mì

Bài pháp thật hay
Từ bi hỷ xã
Xin người thứ tha
Tội  lỗi con đầy

Đầu năm dâng hương
Kính cẩn cúng dường
Nguyện chẳng sát sanh
Tránh dữ làm lành

Đầu năm đi chùa
Sao thấy thanh tao
Phật ngồi  trên cao
Phật quá nhân từ

Sáng nay đi chùa
Hớn hở vui tươi
Phật ở trên cao
Nhìn xuống mỉm cười

    Quách Như Nguyệt


       

Trình bày: Huỳnh Lợi
Hát bè: Hợp ca Nắng Mới
Thơ: Như Nguyệt
Sáng tác: Mai Phạm
Hòa âm: Minh Mẫn
Mix & Studio: Đức Luân
Slideshow: Nguyệt Phạm

CHÚC XUÂN - Thơ Nguyên Lạc


   


CHÚC XUÂN

Thức dậy pha trà sáng nguyên xuân
Mời em, hãy cạn chén thơ anh!
Vị có ngọt ngào hay cay đắng
Vẫn chúc đời nhau vạn sự lành !

                             Nguyên Lạc