BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2024

NGHỆ SĨ CẢI LƯƠNG BẠCH TUYẾT CÓ BẰNG TIẾN SĨ HAY CHỈ LÀ GIẤY CHỨNG NHẬN CỦA RADA? Trần Huỳnh

Một chuyên gia giáo dục tại Anh cho biết không tìm thấy tên nghệ sĩ Bạch Tuyết trong danh sách cựu sinh viên của RADA. Nghi vấn bà không phải cựu sinh viên và không có bằng tiến sĩ của RADA.

Nhiều khán giả đặt nghi vấn về bằng tiến sĩ của nghệ sĩ Bạch Tuyết là giả 
 
Mới đây mạng xã hội lại lan truyền thông tin về bằng cấp của nghệ sĩ Bạch Tuyết và cho rằng bằng tiến sĩ của bà là giả.
 
Bị đồn bằng tiến sĩ giả, phía nghệ sĩ Bạch Tuyết nói gì

Từ ý kiến của độc giả, sáng 28-11, Tuổi Trẻ Online liên hệ với quản lý của nghệ sĩ Bạch Tuyết.
 
Đại diện của nghệ sĩ Bạch Tuyết cho biết: "Từ năm 1991 - 1995, nghệ sĩ Bạch Tuyết theo học tại Học viện Kịch nghệ Hoàng gia Anh (Royal Academy of Dramatic Art). Đến tháng 10-1995, bảo vệ thành công luận án tiến sĩ".
 

Anh này cung cấp hình ảnh được cho là bằng tiến sĩ cùng hình ảnh văn bản Đại sứ quán Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland xác nhận nghệ sĩ Bạch Tuyết đã hoàn thành luận án tiến sĩ về nghệ thuật sân khấu các nước Đông Nam Á vào thế kỷ 21.
 
Văn bản xác nhận này ghi ngày 31-10-1995.
 
Ngoài ra, đại diện nghệ sĩ Bạch Tuyết còn cung cấp hình ảnh văn bản Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Bulgaria gửi Bộ Văn hóa và Thông tin, Thành ủy TP.HCM vào ngày 19-12-1995 về việc nghệ sĩ Bạch Tuyết đã bảo vệ thành công luận án và được phong học vị "tiến sĩ nghệ thuật".
 
Theo Cục Quản lý chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo - việc công nhận văn bằng do cơ sở nước ngoài cấp hiện nay được thực hiện theo thông tư 13/2021/TT-BGDĐT.
 
Công nhận văn bằng được thực hiện theo nhu cầu của người có văn bằng hoặc cơ quan quản lý về nhân sự hoặc đơn vị quản lý lao động khi được sự đồng ý của người có văn bằng.
 
Việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp là xuất phát từ nhu cầu của cá nhân có văn bằng hay các đơn vị, tổ chức sử dụng người có văn bằng nước ngoài.
 
Để có căn cứ kết luận được một văn bằng cụ thể có được công nhận hay không phải thực hiện theo đúng trình tự và dựa trên các hồ sơ được cung cấp đầy đủ theo quy định.
 

VÙNG SÀI GÒN VÀ CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG KHÔNG CÓ CỒN, CHỈ CÓ CÙ LAO - Nguyễn Gia Việt



Chúng ta có thể lấy bằng chứng ở Phú Nhuận có đường Cù Lao ở khu Miếu Nổi để ghi nhớ xưa ở khúc rạch Nhiêu Lộc vùng này có cái cù lao.
Sài Gòn còn có cù lao Phù Châu ở sông Vàm Thuật Gò Vấp, cù lao Nguyễn Kiệu mé quận 4, cù lao Long Phước ở Thủ Đức. Nếu tính ra thì nguyên cái quận 4 là cù lao Khánh Hội. Thanh Đa (Thạnh Đa) là một cù lao.
Nổi tiếng nhứt Miền Nam là cù lao Phố, rồi còn có cù lao Rùa.
 
Miền Tây mới có cồn. Nhưng vẫn có cù lao, thí dụ cù lao Dung, cù lao An Bình, cù lao Thới Sơn, cù lao Mây, cù lao Năm Thôn. Người Miền Tây kêu bốn cái cồn long Lân Quy Phụng trên sông Tiền, trong đó cù lao Thới Sơn là cồn Lân.
 

VI TIẾU – Thơ Tịnh Bình


   


Lênh đênh biển khổ luân hồi
Mong manh kiếp bụi bồi hồi thương ta
Hồng trần giấc điệp tỉnh ra
Người cùng ta đó chỉ là huyễn hư
 
Ta về tìm lối chân như
Giọt chuông cổ tự vô ưu vô phiền
Thì thôi muôn sự tùy duyên
Lời kinh tiếng kệ bình yên nơi lòng
 
Cành dương rưới khắp bầu không
Hóa mưa cam lộ sen hồng từ bi
Nguyện người lắng dịu sân si
Không sầu không oán nhu mì thân tâm
 
Dẫu bao tăm tối u trầm
Bồ đề hạt giống âm thầm sinh sôi
Nghìn năm sau trước tinh khôi
Như nhiên hoa ấy trên môi khẽ cười...
 
                                         Tịnh Bình
                                        (Tây Ninh)

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2024

CHUYỆN TÌNH LƯU QUANG VŨ VÀ NGƯỜI VỢ ĐẦU TIÊN - NSƯT TỐ UYÊN - Phan Lương



Không thường được nhắc đến như Xuân Quỳnh với tư cách là bạn đời của Lưu Quang Vũ, nhưng nghệ sĩ ưu tú Tố Uyên mới là người vợ đầu tiên ông cưới về khi ông 21 tuổi. Hai người quen nhau từ thuở nhỏ, cùng sinh hoạt tại đội ca múa Cung Thiếu nhi Hà Nội.
 
Tố Uyên khi ấy có nhan sắc được bao người theo đuổi, lại là một diễn viên, nghệ sĩ múa nổi tiếng.
"Giữa bao chàng trai hâm mộ, tôi chọn Vũ vì chúng tôi thân thiết từ bé. Tôi nhận thấy Vũ có tài từ những ngày đó. Trong tình yêu, hiếm có ai yêu cuồng nhiệt và thiết tha như Vũ"
 
Bài thơ "Hơi ấm bàn tay" được Lưu Quang Vũ viết tặng Tố Uyên năm 1967:
 
Phút đưa nhau ta chỉ nắm tay mình
Điều chưa nói thì bàn tay đã nói
Mình đi rồi hơi ấm còn ở lại
Còn bồi hồi trong những ngón tay ta.
 
Như hai dòng sông gặp gỡ đổi phù sa
Nhập luồng nước, hoà nhau màu sắc
Trao cảm thương, hai bàn tay nắm chặt
Nghe máu mẹ cha chuyển giữa mỗi tay mình.
 
Những ngày xa, trời nhớ một màu xanh
Xây trận địa bàn tay ta rám nắng
Khi vuốt ngọn cỏ non khi lắp đạn
Khi áp lên vầng trán thấm mồ hôi.
 
Bàn tay ta trên ngực lớn cuộc đời
Ấm hơi ấm ở tay mình lưu luyến
Và ở tận đầu kia trận tuyến
Bàn tay mình mang ánh nắng tay ta.
 
Khi đàn chim bay tới rợp trời trưa
Cồn mây về mang cơn mưa đầu hạ
Hai vì sao đổi ngôi trong đêm gió...
Đó chính tay mình đang vượt khoảng xa
Tìm đến nơi này âu yếm nắm tay ta.
 
"Tình yêu của chúng tôi thời đó có cả một lớp người như: Đỗ Chu, Bằng Việt, Phạm Tiến Duật… biết rõ. Ngay tập thơ đầu tiên in với Bằng Việt cũng đã có nhiều bài thơ nói lên tình yêu ấy...Tập thơ ấy sau này rất nổi tiếng. Từ sự nổi tiếng đó mà sự nghiệp của anh Vũ cũng dần đi lên."
 

XÍCH LÔ HÀNH CHỞ GIÓ VÀO THI CA - Bao Nguyen Quang



Mỗi người bước vào cõi thơ và để lại hoặc không để lại dấu ấn bằng một phương cách khác nhau, có người đi vào thơ ca qua những cuộc chiến, có người dùng chính đôi bàn chân mình, hay đôi tay mình, cũng có người bước vào thơ bằng chiếc xe đạp hay xe gắn máy, hay bằng cả chiếc xích lô ... nhưng tất cả đều đến với thi ca bằng trái tim....(LHL)
 
XÍCH LÔ HÀNH
 
Ta xích lô hề! Người xích lô
Từ đây thôi phải đạp xe thồ
Trước chơi hai bánh chừ ba bánh
Trước chở một cô chừ bốn cô
 
Gác cẳng chờ hàng bên bãi vắng
Dựa lưng đợi khách dưới cây to
Dù sao cũng phải còng lưng đạp
Còn ở trong ngành vận tải thô.
 
Ngươi xích lô hề! Ta xích lô
Về đây sau những chuyến giang hồ
Thợ không ra thợ vì cô thế
Thầy không nên thầy bởi lỡ cơ
 
Trí dở dở khi say khi tỉnh
Hồn ương ương lúc thực lúc mơ
Rơi xuống cuộc đời không chao đảo
Vững vàng ba bánh đỡ: xích lô.
 
Ngươi xích lô hề! Ta xích lô
Cũng là thi sĩ cũng làm thơ
Thơ không giúp được ngươi cơm áo
Thơ chẳng giúp gì ta cháo hồ
 
Làm một trăm bài đều mộng mị
Đăng vào tờ báo cũng hư vô
May mà nhờ đạp xích lô ấy
Giàu không giàu nhưng chẳng xác xơ.
 
Ta xích lô hề! Ngươi xích lô
Ráng cho xong hết một đời phu
Chở bao đau thương về nghĩa địa
Chở những hạnh phúc đến tuổi thơ
 
Ngó xuống thua chi loài giun dế
Trông lên hơn hẳn lũ công cò
Dù sao mình cũng còn lương thiện
Ngươi xích lô! Ta xích lô.
 
                            Phương Xích lô
 
 
(Phương Xích lô, nhà thơ đã mất vào năm 2002 tại Quảng Trị)

                                                                     Bao Nguyen Quang T/H

ÁO BÀ BA EM PHƠI KHI NÓ ĐẦY NƯỚC MẮT – Trần Vấn Lệ




10 năm!  Mười 5 nhỉ!  Em chờ anh thế này, bao nhiêu đám mây bay mỗi ngày... qua trước ngõ!
 
Tại ông Trời làm gió, em biết không phải anh!
Tại bầu trời quá xanh mà em biết mây trắng!
 
Anh à, mưa hay nắng, 10 năm em chờ anh!  Sóng hồ Xuân Hương long lanh...có thể là em khóc!
 
Em hiểu chữ Cô Độc có nghĩa là Một Mình. Em hiểu Buổi Bình Minh là Ngày Mới Hy Vọng.
 
Ôi 10 năm em sống như màu áo bà ba... Có khi áo đầy hoa, có khi là nâu, xám...
 
Bạc màu thì... thành trắng.  Bạc tình?  Chúng ta không!  Anh à, anh cái vòng của vầng trăng Rằm đó...
 
Anh cũng là luồng gió nhân dân mình bày tỏ từ ngày xưa ngày xưa:  thống nhất là giấc mơ! 
 
Thống Nhất Vui Cả Nước:
Lậy Trời cho chóng Gió Nồm,
cho thuyền Chúa Nguyễn thuận buồm xuôi ra...
*
Em rất nhớ ông Tản Đà.  Em nhắc hai câu này mà khóc:  "Ba Vì Tây Lĩnh non xanh ngắt, Một giải Thu Giang nước vẫn đầy!". 
 
Áo bà ba em may...Mười Năm Rồi, Anh Thấy!  Ôi chao dòng sông chảy...anh anh anh anh... biển khơi!
 
Áo bà ba em phơi khi nó đầy nước mắt.
Áo bà ba em cất để dành... thắp nhang Anh!
 
                                                                                      Trần Vấn Lệ 

KÍNH GỞI T.T.KH... – Thơ Phan Quỳ


   


KÍNH GỞI T.T. KH (1)
 
Rồi một chiều đông gió lạnh đầy,
Mặt trời không đến giữa cung mây,
Mỏi cánh chim về hoang liêu ấy
Cô đơn rợn ngợp giữa đôi tay.
 
Tôi nhìn hoa vỡ hay tim vỡ
Tìm bóng người xa tận cuối ngày.
Một mảnh hồng xưa dưới chân giày.
Chút tình thơ dại lá hoa bay?
 
Ôm ấp chi mãi lòng thêm lạnh
Tôi nhủ thầm tôi những đêm dài.
Dẫu biết hoa nầy rời rã cánh
Tôi hiểu tình mình khó nhạt phai.
 
Người không về nữa, không về nữa
Sao tiếng vó khua cứ vọng hoài?
Tôi ra ngõ vắng chân mây vắng.
Những bước về không, nặng gót hài.
 
Người chưa về nữa, không về nữa?
Tôi ngóng tin xa những miệt mài.
.......
Tôi chờ mùa tới, một mùa sang.
Ở phía xa kia có nắng vàng.
Tôi đem tình ấy, tim hồng ấy
Rải chốn nhân gian ... ngỡ địa đàng.

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2024

LỖI SAI THÔ THIỂN CỦA CHƯƠNG TRÌNH “VUA TIẾNG VIỆT” TRÊN VTV VỀ THÀNH NGỮ “NẾM MẬT NẰM GAI” – Hoàng Tuấn Công

Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công đã có bài vạch trần lỗi sai thô thiển của "Vua tiếng Việt" trên VTV, đơn cử là chương trình nói về thành ngữ “Nếm mật nằm gai” (phát sóng ngày 18/10/2024).
 

Trong chương trình Vua Tiếng Việt ngày 18/10/2024, khi nói đến thành ngữ “Nếm mật nằm gai”, cố vấn chương trình là Nhà thơ Lữ Mai đã giảng cho người chơi và khán giả hiểu như sau:
 
“Cái câu nếm mật nằm gai lại theo một nghĩa khác. Tức là nói đến cái việc khổ sở, cái điều khó khăn, cực nhọc trong cuộc đời. Có thể nói những người nông dân cực khổ nếm mật nằm gai trong một hoàn cảnh nào đó”.
 
Lời giảng trên đây không đúng, kể cả về nghĩa từ vựng và cách dùng.
“Nếm mật nằm gai”, hay “Nằm gai nếm mật” đúng là có nói về những “cái việc khổ sở, cái điều khó khăn, cực nhọc”. Tuy nhiên, đây là một câu thành ngữ gốc Hán, xuất phát từ điển cố, điển tích cụ thể, bởi vậy, muốn hiểu và dùng cho chính xác thì phải biết được nguồn gốc của điển cố, điển tích.
 
Điển tích thành ngữ “Nằm gai nếm mật” (gốc Hán “Ngoạ tân thường đảm”; ngoạ = nằm; tân = củi khô, cỏ gai dùng để đun nấu; thường = nếm; đảm = mật đắng của động vật), có nhiều dị bản nhưng đại để như sau:
 

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2024

HOÀN CẢNH SÁNG TÁC VÀ Ý NGHĨA CỦA CA KHÚC “CHO LẦN CUỐI” (LÊ UYÊN PHƯƠNG), DỰ CẢM CHIA XA CỦA MỐI TÌNH U MÊ - Niệm Quân, nhacxua.vn



Câu chuyện tình của Lê Uyên & Phương đã trở thành một huyền thoại của làng nghệ thuật Việt Nam, bởi họ không chỉ có tình yêu cuồng nhiệt, tình cảm vợ chồng sâu đậm, những thăng trầm trong đời sống hôn nhân, mà còn là sân khấu âm nhạc, là những bản tình ca nồng nàn, rực rỡ và cá tính khác biệt đã đi vào lòng người yêu nhạc nhiều thế hệ từ xưa đến nay. Cái hay của âm nhạc Lê Uyên Phương là trong mỗi ca khúc, mỗi khoảnh khắc yêu đương, gần gũi người ta đều thấy sự hết mình, tận hưởng trọn vẹn, dâng hiến đến tận cùng như thể đó là lần cuối, nhưng đồng thời cũng nhìn thấy những úa tàn, chia ly, đau thương chấp chới kề cận. Cho Lần Cuối là một ca khúc như vậy.

NGƯỜI ĐÀN ÔNG BẤT LỰC – Đặng Xuân Xuyến



(Trích từ: ĐIỂM YẾU CỦA NGƯỜI ĐÀN ÔNG HIỆN ĐẠI
của Đặng Xuân Xuyến, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin 2006)
 
David Reuben, bác sỹ tâm lý ở California đã viết: “Hơn bất cứ sự cố gắng nào khác của con người, tình dục ở nam giới là một trò chơi của sự tự tin.”. Hay hiểu nôm na thì “chất lượng” của hoạt động tình dục là “chứng chỉ” về sức mạnh của người đàn ông. Vì thế mà không ít đấng mày râu luôn trăn trở một câu hỏi: Làm thế nào để chứng tỏ được nam tính của mình khi cuộc sống hiện đại với vòng quay hối hả, gấp gáp, với những cạnh tranh, toan tính.... đã làm không ít người đàn ông luôn trong tình trạng bị stress, dẫn đến những rối loạn trong hoạt động tình dục, mà trong số đó là sự rối loạn về sự cương dương, tức bất lực trong quan hệ vợ chồng.
 
Vậy bất lực là gì?
 
Là sự rối loạn cương dương, khiến người đàn ông khó đạt được sự cương cứng hoặc mất (một phần hoặc hoàn toàn) khả năng duy trì dương vật trong trạng thái cương cứng để có thể tiến hành hoạt động tình dục bình thường.
 

VỀ CÂU THẦN CHÚ “ÚM BA LA...” - Nguyễn Hoàng Tuân



Câu thần chú “Om Mani Padme Hūm” với cách viết chữ Devanāgarī là: मणि पद्मे हूं, còn tiếng Tây Tạng thì viết là: ཨོཾ་མ་ནི་པ་དྨེ་ཧཱུྃ་.
Đây là một câu Chân ngôn tiếng Phạn (chân ngôn có thể là một câu chú hay một Đà-la-ni ngắn).
 
Om Mani Padme Hum được xem là chân ngôn cầu Quán Thế Âm Bồ Tát và là chân ngôn lâu đời nhất có ý nghĩa cực kỳ quan trọng của Phật giáo Tây Tạng.
 
Câu thần chú Om Mani Padme Hum còn được mệnh danh là “Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn” – có nghĩa là “Chân ngôn sáng rõ bao gồm sáu chữ”.

CHẬP CHỜN MÙA LAU TRẮNG – Thơ Tịnh Bình


   

Chớm hơi đông lành lạnh
Gió sớm mang bấc về
Buổi mai khung cửa khép
Mờ mịt bước chân sương
 
Bây giờ là tháng mấy ?
Cành trơ cánh tay gầy
Tiếng chim chừng xa vắng
Chập chùng kỷ niệm vây
 
Thèm một mùa đông cũ
Thơ ngây thuở năm mười
Cánh đồng mùa lau trổ
Chưa vãn rồi cuộc chơi
 
Những hoàng hôn thầm lặng
Vệt nắng xước môi cười
Đồi cao và lũng thấp
Dịu dàng tóc lau phơi
 
Giấu vào đông se sắt
Chơi vơi nỗi niềm thương
Chập chờn mùa lau trắng
Bát ngát trời khói sương...
 
                     Tịnh Bình
                     (Tây Ninh)

NHẠC SĨ NGUYỄN TRUNG CANG, LINH HỒN BAN NHẠC PHƯỢNG HOÀNG – Câu Chuyện Âm Nhạc



Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang sinh ra năm 1947 tại Long Thành, Biên Hòa. Ông là một trong những người tiên phong trong phong trào "Nhạc Trẻ" trước 1975, thể loại âm nhạc Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi nhạc Rock và Pop của Anh và Mỹ trong thập niên 60 và đầu thập niên 70. Cùng với nhạc sĩ Lê Hựu Hà, ông là người đồng sáng lập ban nhạc trẻ "Phượng Hoàng" vào năm 1970 và đảm nhiệm vai trò tay guitar điện chính cho ban nhạc.
 

LUẬN BÀN VỀ GỎI CUỐN MIỀN NAM - Nguyễn Gia Việt



Khách từ phương xa về Sài Gòn hay đòi ăn gỏi cuốn. Vậy là chủ nhà phải lui cui mua đồ về làm, mua thịt ba rọi, tôm tươi, rau xanh rau sạch, bún, bánh tráng ngon, làm nước mắm đãi khách.
Món gỏi cuốn nhìn đơn giản nhưng cũng không hề giản đơn. Bánh tráng quấn rau và chấm.
Bánh tráng thì ở đâu không có, nhưng phải là bánh tráng Củ Chi loại nhứt. Rau gồm có xá lách, tía tô, rau quế, rau diếp cá, đọt xòai, lá non của đọt mận, đọt choại. Mấy năm nay còn thêm rau rừng như : xá xị, lá bứa, trâm ổi, chùm mồi, lá cách, săng máu, sao nhái, rau chạy...

VĨNH BIỆT TRẦN TRIẾT QUỲNH DAO – Trần Vấn Lệ



Không có gì ồn ã. 
Hàng cây mùa Đông trơ cành còn vài ba chiếc là chưa rơi run rẩy.
Một chiếc lá nhẹ nhàng rơi xuống. 
Nữ sĩ Quỳnh Dao chào vĩnh biệt mùa Đông Đài Loan.
 
Quỳnh Dao ra đời năm 1938.  Sinh 20-4-1938, Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Hoa Lục Địa, rời nước năm 1949 qua Đài Loan...
 
Mất, tự quyết định chiều ngày 4 tháng Chạp năm 2024, mùa Đông, tại nhà riêng, Quận Đạm Thủy, Thị Trấn Tân Bắc, Thủ Đô Đài Bắc, Nước Đài Loan Trung Hoa Hải Ngoại.
 
Bà đã có thư dặn dò con cháu để yên cho Bà đi từ năm 2018.
 
Và bà đi sau nhiều ngày chữa bệnh tại nhà riêng - một tòa lâu đài đầy đủ tiện nghi, trị giá trên mười triệu Đô La Mỹ... Bà là nhà văn giàu nhất thế giới xưa nay, tự do cũng nhất... mà oằn oại vì tình nghĩa trăm năm hơi nhiều.  Sức chịu đựng của bà coi như cũng khá!
 
Họ tên của bà giản đơn như nhánh cây cổ thụ:  Trần Triết.
Bút hiệu của bà dễ thương:  Quỳnh Dao, chắc tự ví như hoa hiếm, như lá ngọc, Quỳnh và Dao?
Hoa Quỳnh chỉ nở đúng nửa đêm.
Lá Ngọc dễ ai mà có.
 
Bà có rất đông độc giả ái mộ về văn,  đúng là văn chương;  có nhiều nước mắt của khán giả xem phim chuyển thể từ truyện của bà vì láng lai tình nghĩa thấp thoáng những con đường Mùa Thu Lá Bay...
 
Người Việt Nam trước 30-4-1975 ái mộ bà gần ngang với Kim Dung tác giả truyện chưởng. 
 
Người Việt Nam sau 30-4-1975 nhìn bà trong nhiều đám lửa, gạt nước mắt không khóc riêng cho một nhà văn.
 
Nhà Văn Quỳnh Dao đi rồi!
Tám mươi sáu năm ở đời.  Vậy thôi!
 
                                                                                     Trần Vấn Lệ

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2024

ĐỌC "TIỆC RƯỢU TRONG MƠ", THƠ CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN - Nguyễn Toàn Thắng


Tác giả Nguyễn Toàn Thắng (bìa trái) cùng Đặng Xuân Xuyến (bìa phải) năm 1995

Đặng Xuân Xuyến là người thích uống rượu. Bạn bè đến nhà chơi anh thường lấy rượu ra rủ rê "làm vài chén nhé" và khi đã ngồi “lai rai” với nhau thì anh uống hết mình, uống đến khi nào “say đứ đừ đừ” mới dừng cuộc rượu. Anh cũng có nhiều bài thơ viết về rượu và trong số các bài thơ viết về rượu, tôi rất thích bài "Tiệc rượu trong mơ" vì bài thơ này không chỉ hay mà còn thể hiện đúng phong cách uống rượu của Đặng Xuân Xuyến.

EM VỀ BÊN NỚ - Thơ Nhã My, nhạc &hòa âm Trần Nhàn, ca sĩ Tâm Thư trình bày




              


EM VỀ BÊN NỚ 

Chiều ni em về bên nớ
Ngập ngừng dáng nhỏ mảnh mai
Nhìn theo áo bay mờ khuất
Nhớ hương tóc xỏa bao ngày
 
Chiều ni người đi có biết
Thẫn thờ chốn cũ mình ai
Không qua sông lòng vẫn sóng
Nhớ chi nhớ rứa ngày dài
 
Chiều ni nói câu tiễn biệt
Lệ buồn khóe mắt cay cay
Tình xưa những ngày thơ dại
Rượu nào không uống cũng say
 
Chiều ni em về bên nớ
Lạnh lùng gió thổi mây bay
Nghẹn ngào nụ hôn lần cuối
Người xa tình có nhạt phai
 
Chiều ni em về bên nớ
Hoa rơi từng cánh bay bay
Mưa buồn mông mênh phố nhỏ
Nhớ thương thương nhớ đong đầy…
  
                                        Nhã My             

BÔNG GIẤY – Thơ Khê Kinh Kha


 

hôm nay nhận được tin mầy chết
mẹ mầy nhận xác đem về chôn
tao không về được dự đám táng
tao ngắm ảnh mầy mà phát điên
 
chẳng biết làm gì cho hết buồn
bày rượu bày cơm ra đầy bàn
nhìn cơm nhìn thịt tao chán ngấy
rượu thì tao tiếp mầy mấy chum
 
chiến tranh, ơi hỡi một chiến tranh
tao thù tao ghét súng, đạn, bom
tao oán đến nỗi phải chửi tục
sao mầy trẻ quá, chưa hai chục
còn mê dạo phố, mỗi khi về
còn mê con gái, mê uống rượu
chưa một lần yêu, chưa ước thề
 
sao mầy chết vội như sương tan
bây giờ tao uống rượu một mình
nhớ mầy tao chỉ biết gọi tên
nhớ mầy tao nhớ hàng bông giấy
bông giấy nhà ai mầy đã thương
bông giấy nhà ai chiều nay nở
nở một bông tươi, phải mầy không?
 
mai mốt ai biết mày chết trận
đời như bông giấy nở rồi tàn
đời như bông giấy nở rồi tàn
 
                        khê kinh kha
                     Michigan-1969

HÔM NAY ĐẸP NHẤT THẾ GIAN NÀY – Trần Vấn Lệ



Hôm nay, Đẹp nhất!  Thế Gian này...Những tấm lòng chắp cánh gió bay... Những vườn hoa nắng lên rực rỡ... Những câu chào Happy Thanksgiving Day!
 
Không ai giận ai hờn ai nữa.  Chỉ Biết Ơn và chỉ Biết Ơn!  Dẫu có nhánh cây che trước mặt, môi hồng mãi mãi thấy thương thương!
 
Khi bàn tay người ta không buông, dành một hôm không nói tiếng buồn.  Hoa với bướm làm vườn ta đẹp,  mỗi lời trao là bao tơ vương...
 
Tôi tưởng tượng hai miền Nam Bắc ngày hôm nay nối kết hai bờ.  Hai mươi năm ngàn muôn nhung nhớ, trang giấy tình chỉ một chữ Thơ!
 
*
Tôi có thể chưa hoàn hồn được nhưng mười giây một khoảnh khắc thôi, ngồi lặng lẽ mơ màng bất giác thấy hồn mình nhè nhẹ mây trôi...
 
Tôi nghĩ tới áo dài trong gió, áo bà ba... rồi áo quân nhân.  Đời lam lũ một câu có nhắc, yêu lá dừa non chải gió phù vân...
 
Ngày hôm nay sẽ qua sẽ qua, lòng ở lại với bài thơ xinh nha!  Mình, bằng hữu hay trong quyến thuộc, lòng buộc ràng hai chữ Thiết Tha!
 
                                                                                       Trần Vấn Lệ

BẢN TANGO MÙA ĐÔNG – Thơ Tịnh Bình


   

 
BẢN TANGO MÙA ĐÔNG
 
Cành khô vẽ nét đông gầy
Phất phơ tóc sậy vờn bay bềnh bồng
*
Sương giăng trắng xóa tầng không
Nắng về mặc áo cho đông ấm lòng
*
Ai bên bếp lửa rực hồng
Có hay đông lạnh bên dòng sông khuya
*
Run run gió bấc lau khua
Song thưa gác trọ gợi mùa nhớ quên
*
Chút buồn như thể không tên
Bài Tango cũ sầu lên dịu dàng...
 
                               Tịnh Bình
                              (Tây Ninh)