BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2023

GẶP NHAU GIỮA MÙA ĐẦU TIÊN – Thơ Trần Thoại Nguyên


  


GẶP NHAU GIỮA MÙA ĐẦU TIÊN
(Tặng anh Đỗ Tư Nhơn, anh trai của Bạn Vàng Đỗ Tư Nghĩa.)
 
Nửa thế kỷ đã già nua
Còn duyên nhau, gặp giữa mùa đầu tiên!
Hẹn nhau từ bữa sinh tiền
Đỗ Tư Nghĩa đã về miền Bồng Lai!
 
Bây giờ mới gặp nhau đây!
Đỗ Tư Nhơn hỡi! Sáng nay Hoa Vàng
Phạm Thiên Thư ngó nhìn sang
Cùng vui cười nói rộn ràng quán không!
 
Bây giờ tóc trắng như bông
Đỗ Tư Nghĩa! Nhắc Bạn! Lòng nhớ thương!
Trần gian ngọn gió vô thường
Bạn đi trước! Hẹn quán đường thiên thu!
 
Ở đây sương khói bụi mù
Vui từng khoảnh khắc theo phù hoa bay!
Chén tình rót uống hồn say
Cõi nhân gian mộng cỏ cây xanh bờ!
 
Gặp anh đây, tặng vần thơ
Chút tình lưu niệm giấc mơ cuộc đời!
Mai sau nhật nguyệt mù khơi
Còn xanh rêu đá mây trời nghìn thu.
 
Quán Hoa Vàng, sáng 27/9/2022.
BỤI ĐỜI THI SĨ Trần Thoại Nguyên

Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2023

VỀ LAGI – Thơ Dũng Nguyên


   


VỀ LAGI
 
Về Lagi đi qua dốc Tỉnh
Đèn đường đêm vàng ánh lung linh.
Gió thoảng nhẹ thơm mùi biển mặn
Đẫm hơi sương lành lạnh vô tình.
 
Sương thấm ướt đường về cố xứ,
Lòng chưa vơi nỗi nhớ tình xưa.
Đêm rớt rụng giọt sầu quá khứ.
Ngấm vào từng hạt lạnh đêm mưa.
 
Gieo chi hạt tình trên luống nhớ,
Bạc lòng ai theo gió phai phôi!
Tình Lagi nuôi mầm kỷ niệm,
Mắt vương buồn màu nhạt bờ môi.
 
Xin giữ lại tình trong ánh mắt,
Cho hương nồng thơm giấc mơ xưa.
Thuyền em đã rời xa bến mộng,
Căng buồm khơi theo gió sang mùa.
 
                            DŨNG NGUYÊN

THƯƠNG... – Thơ Tịnh Bình


  

THƯƠNG...
 
Thương trong màu nội cỏ
Chân phương dáng quê nhà
Thương trong màu nắng lóa
Dáng mẹ về xa xa...
 
Thơ ngây con diều biếc
Bơi trong gió chiều vàng
Ước về làm trẻ nhỏ
Rộn rã tiếng cười vang
 
Ta về bên sông cũ
Thương vầng trăng dậy thì
Nửa mảnh vàng neo đợi
Lau lách tiễn mùa đi
 
Hoàng hôn trôi bảng lảng
Bông ô môi rụng thầm
Khói đồng cay mắt gió
Thương một chiều xa xăm
 
Ta về qua ngõ vắng
Rong rêu mùa ấu thơ
Nghe thương miền hoa nắng
Tháng năm chẳng phai mờ...
 
                     TỊNH BÌNH
                      (Tây Ninh)

MINH ĐỨC HOÀI TRINH, NGƯỜI SÁNG LẬP TRUNG TÂM VĂN BÚT VIỆT NAM HẢI NGOẠI - Trịnh Thanh Thủy


 Minh Đức Hoài Trinh
 
Có ai ngờ, thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh, người phụ nữ rất sợ hãi cô đơn trong thơ của bà, đã ra đi và phải lên đường một mình.
 
Như một lời tiên tri, người con gái nhỏ bé, ăn mặc lịch lãm vững chãi, từng bước tự tin trên đại lộ thênh thang của thành phố Paris ngày nào, đã nức nở trong những lời thơ “Đừng bỏ em một mình”, cuối cùng chịu thua, nằm xuống, thôi chống chọi với cuộc sống và mặc cho côn trùng rúc rỉa.
 

https://www.youtube.com/watch?v=Wd1_dPwcJJg
 
Đừng bỏ em một mình
Cho côn trùng rúc rỉa
Cỏ dại phủ mộ trinh
Cho bão tố bấp bênh
 
Đừng bỏ em một mình
Môi vệ thần không linh
Tiếng thời gian rền rĩ
Đường nghĩa trang gập ghềnh
 
Tôi thường gặp bà và phu quân, nhà văn Nguyễn Quang trong các buổi họp mặt văn nghệ. Bà gầy, nhỏ, mong manh và chịu đựng sự tàn phá của thời gian, mất đi trí nhớ, ngồi bên chồng, níu lấy ông, một cây tùng chở che vững chãi. Bà lặng lẽ, nét thanh lịch vẫn còn đó, nhưng chỉ còn như một cái bóng. Tôi không thể hình dung bao nhiêu năm trước sức sống và sự tranh đấu của người phụ nữ này kiên cường đến mức nào. Lịch sử cuộc đời bà là những trang hoạt động tích cực và có ý nghĩa biết là bao.
 
 
Minh Đức Hoài Trinh tên thật là Võ Thị Hoài Trinh, bà thường lấy các bút hiệu là Hoàng Trúc, Nguyễn Vinh, Bằng Cử. Bà sinh ngày 15 tháng 10 năm 1930 tại Huế, sống ở Pháp từ năm 1953 đến 1964. Sau đó bà đến định cư tại quận Cam, Hoa Kỳ từ năm 1982. Mất ngày 9 tháng 6, 2017.
 

LƯỚT THƯỚT CỨ MƯA HOÀI – Thơ Quách Như Nguyệt, nhạc Nguyễn Hữu Tân, ca sĩ Tâm Thư trình bày


   


LƯỚT THƯỚT CỨ MƯA HOÀI
 
Có tình yêu thế gian còn đẹp mãi
Có nụ cười hoa thắm chẳng tàn phai
Có mắt nhìn một lần là mãi mãi
Có môi em trái nho chín ngọt ngào
Có trăng sao trời đêm đầy mộng ảo
Có tiếng cười ngọc vỡ thấy nao nao
 
Có tiếng khóc nghe xót xa nghẹn ngào
Có ánh nắng sáng ngời trên mái tóc
Có mặt trời nuôi sống thế gian đau
Ánh mắt chàng làm tim thấy xôn xao
Môi hôn chàng giúp quên đời khổ não
Nụ cười chàng làm suốt kiếp lao đao
 
Cón khát khao nên còn làm thơ mãi
Lá úa buồn cỏ nát dưới chân ai
Có em nhớ, em nhớ anh nhiều lắm!
Có em nhớ, em nhớ anh nhiều lắm!

Trời còn mưa lướt thướt cứ mưa hoài

                            Quách Như Nguyệt

  
      

HÒN BÀ ƠI – Thơ Nguyễn Anh Dũng


   


HÒN BÀ ƠI
 
Hòn Bà nghiêng dáng trông về biển khơi
Nhìn em sưởi ấm nắng hồng môi thơm
Nâng niu hạt cát đôi cánh tay mềm
Chân ai bãi vắng dấu in dỗi hờn
Nghe trong gió cuốn vang say trong hồn
Tình trong mắt biếc chập chờn hoàng hôn
Hòn Bà ơi!
 
Về đây nghe gió ru hời biển xa
Về đây nghe sóng vỗ bờ thiết tha
Về đây nghe tiếng đá reo vang ghềnh
Ánh trăng rơi xuống ngập ngừng biển trôi
Về đây gió cuốn không gian xa vời
Đại dương xanh biếc một màu biển khơi
Lòng nghe xao xuyến không gian bồi hồi
Hòn Bà ơi!
 
Một mình trong chiều vắng
Hạt nắng vang tiếng cười
Nhìn xa chiều biển mặn
Xao xuyến lòng bâng khuâng.
Về đây nghe hờn dỗi
Ngập ngừng con nước trôi
Lăn tăn đầu ngọn sóng
Cánh bườm nghiêng xa khơi.
 
Bên đồi ai thỏ thẻ
Rừng dương vang tiếng cười
Bên sông người đứng đợi
Ngơ ngát nhìn sông trôi
Còn đây tình viễn xứ
Hòn Bà, Hòn Bà ơi!
 
               DŨNG NGUYÊN

Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2023

DÒNG THƯ – Thơ Phan Quỳ


  

 
DÒNG THƯ
 
Em viết cho anh những dòng thư,
Thư tình không gởi đẹp như mơ.
Mực xanh nắn nót trên giấy trắng.
Viết đến bao nhiêu để cho vừa?
 
Em viết cho anh những dòng thơ
Thơ tình vần điệu đẹp như mơ
Xoá đi viết lại bao lần nữa
Em cũng không hay mấy là vừa.
 
Em viết cho anh những sớm trưa
Hôm nay, hôm nữa tựa ngày xưa
Thư anh em đọc anh đâu biết
Xấp nọ, chồng kia anh chẳng ngờ.
 
Em đem câu chữ tập làm thơ
Đọc đi đọc lại rồi ngẩn ngơ
Tình em gói ghém trong trang giấy
Em thấy thương em mấy cho vừa.
 
                                     Phan Quỳ

NỖI BUỒN CHÍN BÓI – Thơ Trần Mai Ngân


  


NỖI BUỒN CHÍN BÓI
 
Nỗi buồn em chín bói
Treo trên cành đa đoan
Nửa trăm năm phận người
Em mỏi mòn mình ơi!
 
Tháng Ba Xuyến Chi nở
Trắng bên bờ cỏ xanh
Năm mươi năm loanh quanh
Phận mong manh duyên lạt...
 
Đêm trôi trên tràng hạt
Lần in dấu đơn côi
Nhớ dòng sông xa xôi
Em làm người chết hụt...
 
Chuông đổ tiếng trầm nghiêng
Vang lên lòng độ lượng
Để được nói tiếng thương
Mình ơi! vàng khuôn thước
 
Đôi bàn chân nhẹ bước
Ngày mỗi một xa hơn
Đưa tay đây mình ạ
Dẫu gì cũng ngày xưa...
 
          Trần Mai Ngân

KHẢO BÌNH VỀ “SỐNG CHỤ SON SAO” (BÀI 3) - Nguyễn Khôi

SO SÁNH CÁC BẢN DỊCH “SỐNG CHỤ SON SAO” VỚI BẢN GỐC (Tiếng Thái phiên âm)


- Sống (xống) = Tiễn đưa
- Chụ = nhân tình, người tình
- Son = răn, dạy bảo, (son tạy = dạy dỗ), dặn dò
- Sao = gái, cô gái
Sống chụ son sao = Tiễn đưa người tình, dặn dò cô gái.
 

Thứ Năm, 23 tháng 3, 2023

HƯ CẤU TRONG VÕ HIỆP KIM DUNG (1) - Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức

 
Nhà văn Kim Dung
                                                        
Ai cũng biết truyện võ hiệp của Kim Dung đều toàn là những câu truyện HƯ CẤU, nhưng sao tất cả mọi người già trẻ lớn bé, bất kể sang hèn nam nữ, từ bình dân đến trí thức đều mê như điếu đổ. Truy nguyên, ta sẽ thấy được những HƯ CẤU của Kim Dung đều dựa vào những thực tế của cuộc sống hằng ngày, của tâm lý tình cảm chân thật của con người, của những sự kiện lịch sử có thật kết hợp với những dã sử trong dân gian, những phong tục tập quán của từng địa phương hòa vào trong các tình tiết khúc chiết ly kỳ gây cấn để hấp dẫn người đọc bằng lối kể truyện vừa bình dân vừa bác học, vừa chất phác vừa văn chương, vừa xen vào cái không khí trinh thám như của Sherlock Holmes... Tất cả Lịch sử, Địa lý, Chính trị, Văn hóa, văn chương, tâm lý tình cảm của con người, tất cả tất cả... hòa quyện vào nhau trong câu truyện VÕ HIỆP HƯ CẤU một cách tài tình hợp lô-gích và phù hợp với cuộc sống thực tại của con người !
 

RƯỢU SAY CÙNG BẠN - Chùm thơ Đặng Xuân Xuyến


   


RƯỢU VỚI BẠN
(Tặng Đỗ Tuân, bạn tôi)
 
Nào thì chén nữa, thêm chén nữa
Uống cạn đêm nay cho đã thèm
Tao mày đằng đẵng bao niềm nhớ
Ngán đếch rượu kia khuấy say mèm.
 
Ừ, mày chửa say, tạo chửa say
Mấy chuyện oán ân khó tỏ bày
Thiên hạ đo tình bằng đọ của
Nào uống đi mày, nuốt đắng cay.
 
Thì bởi tâm mày trọn Thẳng Ngay
Tao mải loay hoay chọn Nghĩa Tình
Mà đời những rặt trò gian lận
Tao mày nếm đủ những gian truân.
 
Ừ uống đi mày. Uống để say
Dốc cạn đêm nay với chén này
Niềm đau cố dán vào đáy chén
Thôi uống đi mày. Uống nhé, say.
 
Hà Nội, đêm 07 tháng 3-2022
 

THẾ CHÂN VẠC - Tam Quốc Chí ngoại truyện của Chu Vương Miện



Khổng Minh Gia Cát Lượng đứng ngoài ngõ trúc cầm tay thân ái tiễn từng người một. Thôi Châu Bình về Bắc Lăng, Mạnh Công Uy về Nhữ Nam, Tư Mã Thuỷ Kính về Tân Dã. Mọi người đều hẹn nhau tuần sau đến Dĩnh Châu thăm Thạch Quảng Nguyên sẽ bàn tiếp chuyện thiên hạ sự.
 

ĐÔI DÒNG TƯỞNG NHỚ GIÁO SƯ NGUYỄN THẾ ANH (1936 – 2023) – Hoàng Đằng


Ảnh mượn trên mạng: GS. Nguyễn Thế Anh lúc trẻ và lúc già
 
Trên facebook, tin loan GS. Nguyễn Thế Anh qua đời hôm 19/3/2023, lòng tôi dậy lên nỗi bồi hồi thương nhớ.
 
Tôi có may mắn thụ giáo với Thầy năm học 1965 – 1966 ở chứng chỉ “Sử Việt Nam và Đông Nam Á” tại Đại Học Văn Khoa Huế. Tiếc là do điều kiện, hoàn cảnh riêng, tôi phải bỏ dở việc học.
 
Tôi tìm trên mạng một số bài viết về Thầy để viết nên những dòng này, xem như đốt nén hương lòng vọng bái tiễn đưa Thầy về nơi an nghỉ ngàn thu.
 

THÁNG 3 VỚI HUẾ, 1975 – Thơ Lê Phước Sinh


   
                          Nhà thơ Lê Phước Sinh


THÁNG 3 VỚI HUẾ -1975
 
Phượng chưa chớm nụ, ngập ngừng chân bước, Thành Nội với những nàng Tôn Nữ vương gót hài
Hoàng Thành lại thêm náo động, sử ghi dấu ấn "Thất thủ Kinh đô"
Người người chen chân tua bỏ, cộ xe xua về phía nam như đám hành khất gánh gồng bao bị
Thuận An
Ghe ghọ
Bãi trước bãi sau bãi lùm bãi lở
Về phương Nam, gió lồng biển rộng
về phương nam trùng điệp sông dài
Tìm sự sống
để tự do xoải cánh
(cây Nhang Bà Tiên trao Chúa Nguyễn đi dọc bờ sông, mấy trăm năm đã rụi rả tàn)
Tháng 3.1975
định mệnh
thuận hóa thành hóa vàng đốt mã
tản trôi xa.
Bè bạn tình cờ gặp lại
thẩn thờ
gợi nhớ ngày xưa
ngấn lệ nuốt vào
ngào nghẹn.
 
LÊ PHƯỚC SINH
 

THĂM BẠN – Thơ Đỗ Tư Nhơn


   
                 Cùng Nguyễn Văn Quang đến quán CAFE 
                             ở Góc Bầu - Nguyễn Thị Lý

 
THĂM BẠN
 
Thỉnh thoảng ngồi một mình
Bỗng nhớ bạn xưa cũ
Cùng sống thời chiến chinh
Mồ côi cha từ nhỏ.
 
Ở làng quê cùng mẹ
Tần tảo , đời gian nan
Gắng học, quên tuổi trẻ
Giờ nghĩ lại, tiếc thầm!
 
Đất nước rồi xoay chuyển
Hết đạn bom - hoà bình
Bàn tay chai, xây dựng
Chờ một ngày bình minh!
 
Hai đứa cầm phấn trắng
Sáng chiều trước bảng đen
Có buổi phơi trong nắng
Cuốc ruộng tới thâu đêm.
 
Lại cùng đi lao động,
Lúc bờ mương, lúc rừng
Bánh xe đạp lăn tròn
Đường ngoằn ngoèo, dốc đứng!
 
Nuôi đàn con khôn lớn
Góp mặt với cuộc đời
Mong niềm vui cứ đến
Và tình người không vơi.
 
Thời gian vô tình qua
Tóc xanh, giờ đã bạc
Nhủ thầm quên tuổi tác
Rủ nhau, ngồi hát ca!
 
Như lá trên cành cây
Cứ vàng và rụng hết
Nhìn bạn bè quanh đây
Người  ở xa, người mệt.
 
Nắng mùa hạ bắt đầu
Qua những ngày rét lâu
Đạp xe đi thăm bạn,
Ngồi nói chuyện bên nhau.
 
         Đỗ Tư Nhơn
Thị Xã Quảng Trị, sáng 23-3-2023

Thứ Tư, 22 tháng 3, 2023

PHIẾM LUẬN VỀ “NHŨ DANH” – La Thụy



Đọc sách báo tôi thấy có hai quan niệm về NHŨ DANH khác nhau
 
Quan niệm 1:

Ngày nay, trong các bản tin cáo phó cho một người đàn bà, người ta thường viết “nhũ danh” hoặc ghi tiếng Anh là“Maiden name” (Tên thời thiếu nữ)
 
Ví dụ:

Nam Phương Hoàng Hậu nhũ danh là Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Thị Lan (4.12.1914 – 16.9.1963)

Bà Sarah DeRemer Knauss, nhũ danh Clark (24.9.1880 – 30.12.1999)

Hoặc trên thiệp cưới ghi:

Bà quả phụ..................
Nhũ danh  ..................

Từ “nhũ danh” ở đây được hiểu là tên của người đàn bà khi chưa lấy chồng.
 
Có người nói “nhũ danh” chỉ dùng riêng cho phụ nữ mà thôi.
Có lẽ do họ quan niệm: “Nam tu 男須 (trai râu), nữ nhũ 女乳 (gái vú)”
 
Và:
Đàn ông không râu bất nghì,
Đàn bà không vú lấy gì nuôi con!”
 
Đôi dòng phiếm luận:
 
Với quan niệm như trên thì vú là bộ phận tượng trưng cho phái nữ, râu cằm là bộ phận tượng trưng cho phái nam.
 
Đàn ông có khuôn mặt chữ điền râu quai nón hay “râu hùm hàm én mày ngài” thì oai phong lẫm liệt rất xứng đáng là “bậc tu mi nam tử”. Người đàn ông râu rậm, râu tốt, râu dài được khen là “mỹ nhiệm công” như Quan Vân Trường chẳng hạn
 
Phụ nữ đẹp với tiêu chuẩn “đào kiểm”, “tế yêu”, “trường túc”, “ngọa tầm mi” (má đào, eo thon, chân dài, mày tằm) vẫn chưa đủ mà còn thêm tiêu chuẩn bộ ngực tròn trịa, đôi mông đầy đặn mới đạt tiêu chuẩn về số đo 3 vòng, cùng với chiều cao, cân nặng phù hợp.
 
Nhà văn Mạc Ngôn, (nhà văn đầu tiên mang quốc tịch Trung Quốc, được trao giải Nobel Văn học năm 2012) có tác phẩm  “Phong nhũ phì đồn” xuất bản năm 1995, một thời được dư luận xôn xao bàn tán.

Tác phẩm “Phong nhũ phì đồn” lúc đó khi chuyển ngữ tiếng Việt đã phải đổi tựa thành “Báu vật của đời” để gọi là cho nhã hơn.
“Phong nhũ phì đồn” 丰乳肥臀  nghĩa là “vú đầy mông nẩy” hay “mông to ngực nở”. Dịch là “vú đầy mông nẩy” vừa sát sao, chẳng có gì là thô tục cả. Không hiểu sao mấy ngài dịch giả Việt Nam phải e ngại đi vòng quanh cho dài dòng...

“Vú đầy mông nẩy” thường được quý ông thích đùa gọi “ngực tấn công, mông phòng thủ” chỉ thân hình khêu gợi hấp dẫn bốc lửa của quý bà... làm mấy quý ông cứ “dùng dằng”
 
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt
Đi thì cũng dở ở không xong
       
Ông bà ta đã dặn nên chọn vợ phải là tướng “mông nở, ngực to”. Giải thích theo khoa học thì mông nở tức là xương chậu rộng, khi sanh đẻ sẽ dễ dàng, ít rủi ro cho bé sơ sinh hơn người xương chậu hẹp, ngực to thì tuyến sữa phát triển tốt, có nhiều sữa để nuôi con
 
Sự căng tràn của đôi bồng đảo do sự dồi dào của estrogen, ngoài ra còn cần đóng góp của “hạ tầng cơ sở” (mô, tuyến sữa) được quy định tại gien. Căp tuyết lê của nữ giới vừa là bộ phận quyến rũ về giới tính và vừa là cơ quan hậu cần cung cấp dinh dưỡng cho thiên thần nhỏ sau này.
 
NHŨ  có nghĩa là vú và có nghĩa khác là sữa

Vú là bộ phận đặc trưng của phái nữ nên một số danh xưng có từ NHŨ thường chỉ phái nữ chẳng hạn:
NHŨ MẪU (chữ Hán: 乳母; tiếng Anh: Wet nurse), tiếng Việt gọi nôm na là Bà vú hay Vú em, là danh từ để chỉ những người phụ nữ có chồng, có con làm công việc chăm sóc và cho ăn những đứa trẻ sơ sinh của những gia đình khác bằng sữa mẹ.
 
Quan niệm NHŨ DANH là tên chỉ dành riêng cho phái nữ xem ra cũng có lý !?!...

 *
Tuy nhiên

Quan niệm 2:
 
Theo Wiktionary tiếng Việt, theo từ điển Hán Nôm và một một số từ điển như vtudien... thì:

NHŨ DANH: Tên đặt lúc mới sinh.
 

Tên mà người Việt gọi là tên tục thì người Trung Quốc gọi là tiểu danh, được đặt lúc đứa bé còn nhỏ và cũng gọi là nhũ danh khi tên này được đặt lúc đang bú
 
Đôi dòng phiếm luận:
 
NHŨ  có nghĩa là vú, sữa. Ngoài ra còn có nghĩa là con non, sơ sinh.

Nên:
乳名 nhũ danh:  Tên đặt lúc mới sinh.
Nhũ danh trong Tiếng Anh là Milk Name (tên sữa)
 
Mọi đứa trẻ đều có quyền được đặt nhũ danh không kể là trai hay gái. “Nhũ” ở đây chỉ “cái vú”“sơ sinh”. NHŨ DANH hàm ý tên của “trẻ sơ sinh đang còn bú mẹ”.
 
Tên cha mẹ đặt gọi là nhũ danh, đó là tên từ khi còn bú vú mẹ - hay có khi là tên cúng cơm, tên tục.
 
Quý bạn có ý kiến gì về NHŨ DANH theo hai quan niệm trên nhỉ!
 
                                                                                          La Thụy