BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2023

TỔNG THỐNG MỸ BILL CLINTON “LẨY KIỀU” – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì
 
 
Hai Câu Kiều Với Nhiều Gởi Gắm
 
Tại buổi chiêu đãi (tối 17 tháng 11 năm 2000) do Chủ tịch nước Trần Đức Lương chủ trì, Tổng thống Bill Clinton khẳng định niềm tin, niềm vui, mong muốn của Hoa Kỳ:
 
“Khi chúng ta mở rộng cánh cửa, chúng ta không chỉ tiếp nhận những tư tưởng mới. Chúng ta còn giới thiệu được với bên ngoài tài năng và tính sáng tạo cùng tiềm năng của dân tộc.
 
 Chỉ sau một ngày ở thăm đất nước các bạn, tôi tin tưởng chắc chắn rằng sẽ không có gì có thể ngăn cản người dân Việt Nam giành lấy cơ hội nhận biết tiềm năng tràn đầy của mình. Nhân dân Hoa Kỳ vui mừng vì đã đến lúc chúng ta có thể trở thành đối tác”.
 

ĐÊM KHÁT NỤ EM CƯỜI - Chùm thơ của Đặng Xuân Xuyến


   
 

ĐÊM KHÁT
(Với N T T)
 
Ừ thì đêm ấy, đêm đêm ấy
Em dụ ta quần nát trăng ngây
Những tưởng dụ tình thôi trỗi dậy
Ai ngờ trăng khát nát đêm đây.
 
Hà Nội, đêm 03 tháng 12-2022
 
 
NỤ EM CƯỜI
(Với N T T)
 
Em giấu nụ cười trong khóe mắt
Đốt lòng anh lúc em nhìn
Từ đấy xa quê đi bằn bặt
Mỗi độ Đông về ngong ngóng tin.
 
Hà Nội, chiều 21 tháng 11-2022
 
 
THU MỚI
(Tặng N T T)
 
Em đi gom lại mùa thu cũ
Trả lại vườn xưa tiếng Cu gù
Sớm nay nắng ấm về trú ngụ
Lảnh lót trong vườn hương sắc Thu.
 
Hà Nội, 10g25 ngày 20-02-2021
 
 
LỠ XUÂN
(Với N T T)
 
Lại tiếng em cười rộn nắng xuân
Lại ngẩn ngơ xuân mấy mươi tuần...
Ờ, ngày năm ấy, xuân chớm nhuận
Ta nỡ vụng về để lỡ xuân.
 
Hà Nội, 19 tháng 02-2021
 
 
KHÔNG ĐỀ 1
(Với NTT)
 
Rỏn rẻn em cười với gió mây
Thẩn thơ nỗi nhớ chợt ùa đầy
Nụ hôn em trộm từ đêm ấy
Tấp tểnh men nồng như mới đây.
 
           Hà Nội, trưa 21-11-2020
                Đặng Xuân Xuyến

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2023

NỮ SĨ SƯƠNG NGUYỆT ANH - Nguyễn Thị Bích Hậu


Bức vẽ Sương Nguyệt Anh trên Google Doodle.

Hôm nay là ngày Google tôn vinh bà Sương Nguyệt Anh, nữ chủ bút đầu tiên của VN. Có tài liệu cho rằng ngày sinh của bà là ngày 1/2/1864 và cũng trùng ngày này, 1/2/1918, tờ Nữ giới chung đã ra đời do bà làm chủ bút.
 
Nữ giới chung là tờ báo đầu tiên ở nước ta chú trọng đến việc dạy nữ công, đức hạnh phụ nữ và phê phán luật lệ khắt khe đối với nữ giới thời đó, đồng thời chủ trương đấu tranh mạnh mẽ cho vấn đề bình đẳng nam – nữ.
 

ĐỪNG "LẬP LỜ ĐÁNH LẬN CON ĐEN", CẦN TỎ TƯỜNG: "LUNAR YEAR" (NĂM ÂM LỊCH) KHÁC VỚI "CHINESE YEAR" (NĂM CỦA TÀU)! - Matthew Nchuong


Adam Schall, người san định ÂM LỊCH 
(hiện nay vẫn đang sử dụng tại Trung Hoa, Việt Nam...)


1) Âm lịch ta (VN) KHÔNG đồng nhứt với Âm lịch Tàu (China);
2) Ngay tại Trung Hoa, theo dòng lịch sử ngàn năm, xin chú ý, nhiều lần san định Âm lịch là nhờ kết hợp với thành quả khoa học "ngoại nhập"!
Thành thử "Chinese Calendar" KHÔNG còn hoàn toàn mang nghĩa do người Tàu san định, mà đây chỉ là "Calendar in China" tức bộ âm lịch được dùng-tại-nước-Tàu. Rứa đó!

Âm lịch Do Thái;

DƯƠNG LỊCH là loại lịch dựa trên chu kỳ và vị trí của Trái Đất so với MẶT TRỜI.
ÂM LỊCH là loại lịch dựa trên chu kỳ và vị trí của MẶT TRĂNG so với Trái Đất.
 

GIỚI THIỆU THI TẬP “THƠ TÌNH HAY KIỆT XUẤT THẾ GIAN” CỦA PHẠM NGỌC THÁI

* Bài giới thiệu của Nhà giáo Nguyễn Thị Hoàng, đã được in trong Tạp chí “THĂNG LONG VĂN VIỆT” của HNVVN (Tập 14 - Báo tết năm Quý Mão * Tháng 1.2023) do chính Chủ tịch Hội nhà văn Nguyễn Quang Thiều làm Tổng biên tập. 
 
                                                          
Tập "Thơ tình hay kiệt xuất thế gian" này do chính tác giả biên soạn, gồm 70 bài thơ tình (sách dày khoảng 200 trang), trích ra từ trong các tác phẩm thi ca hiện đại của ông.
              
Thi phẩm đã được đăng trên Website Việt Nam Thư Quán ở Mỹ - Mở đọc theo link sau:
                                         
http://diendan.vnthuquan....x?m=907532 
 

NGÀY THƠ – Ái Nhân


   
        Nhà thơ ÁI NHÂN. Hội viên hội VHNT Hưng Yên.
        Hội viên hội NV Hà nội


VỚI THƠ
 
Như người cất rượu
thi sĩ chắt chiu
kiếm tìm
gạn nguồn trong đục
khơi dòng sông trăng chảy vào hồn khát vọng!
dãi lòng mình với đời
trầm đẫm mồ hhôi
trăn trở…
 
Thổi vào đời những ý tưởng mộng mơ
sáng bừng ánh mắt bờ môi
chảy tràn hạnh phúc!
cảm thông chia sẻ
gom nắng tình thương
sưởi ấm những tâm hồn giá lạnh.
Thơ là men ánh sáng hương hoa
là mật ngọt dâng đời
là những lâu đài không bằng gạch, bằng vôi, xi măng sắt thép…
nhưng vĩnh hằng tồn tại
trong giấc mơ loài người
 
Thơ như dòng trăng tắm gội hồn người
gột rửa những vết nhơ đen đúa mà thượng đế để quên khi sáng tạo con người
Như thiênh thần chắp cánh ước mơ
thơ là rượu
là men
là hương
là hồn cuộc sống!
 
Hà nội 2008
 

PHỤNG SỒ, LẠC PHỤNG BA – Tạp ghi và phiếm luận của Chu Vương Miện


Ngọa Long và Phụng Sồ

Sau khi nhận đựợc sự yêu cầu khẩn trương cuả Lưu Chương “Lưu Quí Ngọc” Tứ Xuyên vào bảo hộ, Lưu Huyền Đức họp cùng quân sư Gia Cát Khổng Minh, phó quân sư Bàng Sĩ Nguyên cùng chúng tướng, phân bổ lực lượng phần đi Tây Tiến, phần ở lại giữ Kinh Châu. Lưu Bị nói:
 
- Giờ ta cùng phó quân sư Bàng Sĩ Nguyên, đem theo tướng Hoàng Trung, Nguỵ Diên, Quan Bình, Lưu Phong tiến vào đất Tây Thục, còn quân sư Khổng Minh cùng với Quan Vân Trường, Trương Dực Đức và Triệu Tử Long ở lại trấn giữ Kinh châu.
 
Thế là Khổng Minh Gia Cát Lượng lĩnh toàn quyền cai quản Kinh Châu. Một cuộc họp bỏ túi thu gọn, phân công phân nhiệm rõ ràng:
 
- Quan Vân Trường mang quân bản bộ trấn giữ ải Thanh Nê chia quân đóng những vị trí hiểm yếu của Tương Dương.
- Trương Dực Đức coi bốn quận bên kia sông Trường Giang.
- Thường Sơn Triệu Tử Long thì đóng quân ở Giang Lăng, trấn giữ cửa ải Công An.
 

MỘNG CHIỀU XUÂN – Thơ Trần Mai Ngân


   


MỘNG CHIỀU XUÂN
 
Trên nhánh mai năm cũ
Còn mắc nụ cười em
Thật tươi và xinh đẹp
Để lòng ai ấm thêm…
 
Trong bao đỏ lì xì
Một tờ vé số cũ
Như là mộng ấp ủ
Đã bao năm để dành
 
Bây giờ mơ không thành
Nên thả bay theo gió
Như cuộc tình mong manh
Biết sao nữa… thôi đành!
 
Tâm an rất nhẹ nhàng
Chúc cầu người hạnh phúc
Dẫu tình ta có lúc
Như mùa Xuân nở hoa…
 
Xuân nay dù đã xa
Hương xưa xin giữ lại
Giữa người và giữa ta
Mong chuyện cũ không nhoà…
 
                     Trần Mai Ngân

TẢN MẠN VỀ RƯỢU NHO (1) – Nguyên Lạc

                                                  (KỲ I)


Theo chữ tượng hình của Trung Quốc, chữ rượu là Tửu gồm 2 bộ ghép nhau: bộ Thuỷ – là nước, ghép với bộ Dậu – là rượu lên men. Vậy Tửu có nghĩa là rượu lên men được cất bằng nước mà thành.
 
Nhiều nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới cho rằng Rượu là một phát minh vĩ đại của con người, sau Lửa.

XUẤT HÀNH - Thơ Lê Phước Sinh


   


XUẤT HÀNH
 
Cầu Ngư Cầu Ngư
Bầu Trời lộng Gió
Mây trắng Biển xanh
Ôm chân Sóng vỗ...
 
Lồng Ngực hít đầy
Tựa Buồm lộng Gió
Âm vang thúc gọi
Hò dô... Ra khơi.
 
Bóng Núi xa Bờ
Vòng xanh Biển rộng...
 
         Lê Phước Sinh

ĐƠN PHƯƠNG – Thơ Thùy Châu


 


ĐƠN PHƯƠNG
 
Tháng giêng nghe gió xuân về
Lung linh vạt nắng tóc thề ngang vai
Vườn ai vàng sắc hoa mai
Chao nghiêng bóng nhỏ em ngoài mái hiên

Thương sao đôi mắt ngoan hiền
Đưa anh chết lịm vào miền mộng mơ
Bao chiều anh đứng bơ vơ
Nghe chim hót gọi trên bờ tường cao

Phố buồn ngỏ vắng xôn xao
Tương tư dáng ngọc lối vào nhà em
Con đường rợp bóng thân quen
Tay ai cửa sổ buông rèm thấy thương

Chiều nao mưa bụi vương vương
Em đi áo lụa bay dường như tranh
Lối về thoảng nắng vàng hanh
Tình ơi sao mãi mong manh tình buồn

Tóc em từng sợi tơ buông
Ru hồn anh lặng vào chuông nguyện chiều
Bao lần anh đứng cô liêu
Để nghe thương nhớ như triều sóng dâng

Em về có thấy bâng khuâng
Có nghe xao xuyến đôi lần không em?
Hoàng hôn phố nhỏ lên đèn
Sương rơi lành lạnh lối quen giăng đầy

Chiều đi hun hút heo may
Cô đơn anh tựa vầng mây cuối trời
Yêu thương chẳng nói nên lời
Đơn phương anh mãi một đời đơn phương!
 
                                                 Thùy Châu

TAY NGƯỜI, THƠ 5 CHỮ, THƠ TAM CÚ – Thơ Chu Vương Miện & M.Loan Hoa Sử


  


TAY NGƯỜI
 
đưa tay mà ngắt ngọn ngò
thương em đứt ruột giả đò ngó ngơ
                                           (ca dao)
 
thì ra lại đón cơn mơ
tỉnh ra em đã qua bờ qua sông
đành thôi em phải lấy chồng
thì thôi khăn áo sà rông muộn rồi
 
nhìn lên trăng xế non đoài
chòm sao bánh lái chia hai ngả mình
thì thôi chim đậu đất lành
trầu cau xin khất để dành duyên sau
 
mơi này trời trở mưa ngâu
mơi này vẫn chuyện sông cầu rượu say
thì thôi chốn đó chốn này
không mưa mà ướt lòng tay lòng người
 
em về bên nớ nay mai
thuận buồm mát mái chèo xuôi thuận dòng
cải dưa giờ đã lên ngồng
gái ngoan đi cạnh tấm chồng đáng yêu
 
chiều nay trời đổ cơn chiều
đồi hoa vàng nở tiêu điều cánh bay
thì thôi rượu đẫm bàn tay
thì thôi mây đã vội bay bay rồi?
 

Thứ Năm, 26 tháng 1, 2023

MỘT MÙA XUÂN – Thơ Kha Tiệm Ly



Bài nầy viết năm 1964 (đệ tứ) với bút danh Liêu Tần Chương. Từ ngày 29 đến mùng 5 Têt, được đài Phát thanh Saigon cho ngâm với giọng ngâm của nghệ sĩ Hồng Vân và Quách Đàm. Vài năm sau cũng còn được ngâm!
Bài thơ có nhiều thiếu sót nhưng tác giả vẫn để nguyên làm kỷ niệm

                                                                                      Kha Tiệm Ly

MỘT MÙA XUÂN
(Nhớ về mùa xuân Kỷ Dậu 1789)
 
Ta bỗng thấy mặt trời nghiêng ánh lửa,
Vùng giang sơn nhỏ bé rạng huy hoàng.
Cả trăm ngàn hồn quân giặc than van:
Ôi khủng khiếp, một giống nòi uy dũng!
 
Từng ánh thép, từng chiếc đầu rơi rụng,
Quân kỳ bay làm ngợp vía quân thù
Đống Đa một thuở,
Oanh liệt ngàn thu!
Ai gây hấn, mang hờn căm về nước?
Ai xâm loàn, cho xương ngất biên khu?
 
Áo vải cờ đào,
Hồ Thơm Nguyễn Huệ,
Ra chút uy linh, danh lừng bốn bể.
Lời ban ra, muôn tướng sĩ cúi đầu.
 
Sau lưng bạch tượng,
Ngàn vạn vó câu.
Quyết đem máu tẩy bao trang nhục sử.
Dựng mùa xuân hoa trăm sắc muôn màu
 
Trời cao ngân ngất,
Đất rộng thênh thênh,
Lũ chàng Tôn sao chẳng tìm đường chạy,
Qua chi sông Hồng cho xác nổi lênh bênh?
 
Hồ Thơm Nguyễn Huệ,
Áo vải cờ đào.
Người đã tạo một mùa xuân vĩ đại,
Cho bây giờ và mãi mãi về sau.
 
Áo vải cờ đào,
Hồ Thơm Nguyễn Huệ.
 
Sương ư tuyết đâu mờ được vết son,
Dù bao thay đổi Đống Đa còn.
Ân sau chưa thỏa lòng anh dũng
Mạng bạc còn ghi hận nước non!
Còn sức thanh gươm mờ ánh nguyệt,
Cuối đường vó ngựa nản chân bon!
Ai về đất Bắc cho ta nhắn,
Còn máu thù rơi khắp lối mòn?
 
Hồ Thơm Nguyễn Huệ.
Áo vải cờ đào,
 
Vó ngựa rung rinh trời phương bắc
Ánh gươm mờ mịt mấy tầng sao
Ngàn năm dấu ngựa dù rêu phủ,
Mà nước sông Hồng vẫn đỏ au!
 
             LIÊU TẦN CHƯƠNG
                   (Kha Tiệm Ly)

Thứ Tư, 25 tháng 1, 2023

ĐÃ CÓ TOÀN TẬP, VẪN CÒN NHỮNG BÀI THƠ LƯU LẠC CÓ NGUY CƠ MẤT HẲN! – Lại Nguyên Ân

Bài viết từ 3 năm trước, chả báo nào dám đăng. Chỉ có bài thơ NGUYỄN BÍNH còn ít người biết thôi. Thì đưa lên đây vậy.


 Ngồi nhà những ngày phong tỏa vì đại dịch, lật giở đôi trang sách cũ, có lúc chợt nhận ra được đôi chỗ khuyết thiếu mà từ ngày nào đã không thấy!
 
 Dừng lại ở thơ của Nguyễn Bính (1918-1966), tôi nhớ đã từng có ý định soạn một tập gồm những bài thơ có vẻ như chưa từng được đưa vào tập sách nào, nhất là những bài từng đăng các báo Hà Nội ngay những tháng ngày mới tiếp quản, đầu năm 1955.
 
Nhưng rồi lại nghĩ đến những tập thơ mà Nguyễn Bính đưa in từ đó về sau như “Đồng Tháp Mười” (1955), “Trả ta về” (1955), “Đêm sao sáng” (1962), biết đâu chính tác giả đã đưa những bài thơ lẻ này vô đó rồi? Muốn làm rõ, ắt phải đối chiếu! Mà để tìm lại đủ các tập thơ ấy tại các thư viện, đâu phải chuyện dễ?
 

THƠ VỀ TAM QUỐC CHÍ DIỄN NGHĨA CỦA CHU VƯƠNG MIỆN


   


THẾ 3 QUỐC
 
Tào thế mạnh
người đông
muốn đánh ai thì đánh
đánh không được
rút
Quyền một vùng Giang Nam
sông nước trùng trùng
giữ cũng được
mà công cũng xong
Bị hãm vào tử địa
duy nhất một con đường
Nam dựa Quyền
Bắc cự Tào
 
mưu tại người
thành cũng tại người
tướng ít quân ít
lương thực thiếu
quân trang quân dụng không đủ
phòng thủ nổi là may
công nỗi gì?
27 năm thế chia ba thiên hạ
giữ được cũng là khá?
 
đặt các nhân vật Ba Thục lên bàn cân
so với Ngô Ngụy
bất cứ diện nào cũng không
bằng
may nhờ đại văn hào La Quán Trung
đời Thanh
thiên vị
viết sai sự thật

GỬI LẠI MÙA XUÂN – Thơ Trần Mai Ngân


    

 
GỬI LẠI MÙA XUÂN
(Tặng MH)
 
Gửi lại khóm Cúc vàng - nụ cười
Gửi lại nhánh Mai còn đầy hoa - mùi hương
Gửi lại mùa Xuân chỗ ngồi thân thương
Ngày mai ta phải quay về phố thị…
 
Mẹ tiễn với giỏ đồ ăn đầy ăm ắp
Tình yêu, tình thương luôn ngọt luôn bùi
Gian nhà rồi lại vắng tiếng cười
Cho mẹ nhớ, mẹ mong dáng con ngoài cổng…
 
Mùa Xuân những nhành xanh biếc lộc
Con trưởng thành theo tóc mẹ pha mây
Chuyện vui buồn như thoáng qua đây
Chỉ giữ lại ơn người mang nặng
 
Cảm ơn, cảm ơn cuộc đời ban tặng
Hẹn mùa Xuân, mùa Xuân đến lại về!
 
                                  Trần Mai Ngân
                                Ngày mùng 3 Tết

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2023

NGỌA HỔ TÀNG LONG - Tam Quốc Chí ngoại truyện của Chu Vương Miện


Thủy Kính tiên sinh tiến cử Gia Cát Lượng cho Lưu Bị
 
Phân ngôi chủ khách đâu vào đó, thì tiểu đồng bưng lên một cái khay trên khay là hai ly hồng trà. Tư Mã Thủy Kính đưa tay cầm ly trà kính mời Lưu Huyền Đức. Lưu Bị cầm ly trà chưa uống ngay, thì tiểu đồng lát sau bưng lên một khay nữa có hai tô phà nhì, một tô chứa Lục tàu xá và một tô chứa Chí mà phù. Tiểu đồng để ngay trên bàn và đứng ra phía sau chắp hai tay đứng hầu. Lão tiên sinh nói:
 
- Xin mời sứ quân bồi dưỡng hai thứ chè xong, lấy lại sức rồi chúng ta cùng trao đổi chia sẻ. Vốn đã đói sẵn, Lưu Dự Châu cũng không khách sáo, xử lý ngay một lúc vừa trà vừa chè. Tiểu đồng toan dọn dẹp thì một lão thư sinh râu tóc bạc phơ cưỡi lừa từ từ tiến vào trang. Tư Mã tiên sinh vội vã ra đón chào và mời vào. Tiểu đồng dẫn lừa ra phía sau, còn Tư Mã Thủy Kính thì chỉ vào Lưu Bị và khách mới tới giới thiệu:
 
- Đây là sứ quân Lưu Huyền Đức, người từng đánh thắng giặc Khăn Vàng trước đây, còn đây là lão bằng hữu của Tư Mã mỗ có biệt danh là Hoàng Đức Công.
 

TẠI SAO GỌI LÀ TẾT NGUYÊN ĐÁN? – Nguyễn Lân Dũng



Tết Nguyên đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam được tính vào đầu năm Âm lịch, thường có nhiều tên gọi khác nhau, như: Tết Cả, Tết Âm lịch, Tết ta, Tết cổ truyền.
Theo phiên âm Hán - Việt thì "Tết" theo chữ Hán là tiết, "nguyên" là sự khởi đầu và "đán" là buổi sáng sớm. Do đó, theo âm Hán Việt là Tết Nguyên đán.
 

“LỤC BÁT BA CÂU” THƠ NGUYỄN TÔN NHAN – Mai Ninh và Hoài Nguyễn sưu tầm



Nguyễn Tôn Nhan, tên thật Nguyễn Hữu Thành (01/02/1948 - 31/01/2011) là một nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo, sinh ra tại Hải Dương, di cư vào Nam năm 1954. Ông là tác giả một số văn tịch giá trị liên quan đến Hán học và văn học Trung Quốc.
 
Thơ của Nguyễn Tôn Nhan khi viết theo thể lục bát có “phong cách rất riêng” chỉ với ba câu: Câu 6 – Câu 8 – Câu 6
Nói về thơ lục bát là một thể thơ thuần Việt thì không có quy định nào về độ dài ngắn của bài thơ nhưng tối thiểu phải là hai câu (mới gọi là lục bát), còn đã gọi là tứ tuyệt thì ít nhất phải là bốn câu, bát cú là tám câu…Còn trường ca thì vô số câu…
 
Thực ra khi làm thơ và được đánh giá là một bài “thơ hay” thì không đòi hỏi bài thơ đó phải dài hay ngắn!
Ví dụ như trường phái thơ Haiku của Nhật rất cô đọng, thế nhưng rất khó làm vì có khi người đọc không hiểu ý tưởng của tác giả trong bài thơ… quá ngắn này!
Với bài thơ ngắn chỉ với ba câu thì người đọc có cảm giác như ray rứt, bị hẫng hụt, như là bài thơ còn thiếu thiếu cái gì đó và không biết phải thêm gì và ngừng lại khi nào! Tuy nhiên vì bài thơ quá ngắn nên khiến người đọc thích đọc và dễ nhớ!
 
Sau đây, tôi sưu tầm được một số bài thơ thuộc dạng “Lục - Bát - Ba - Câu” trích từ tác phẩm của Nguyễn Tôn Nhan, xin giới thiệu với các bạn đọc cho vui trong những ngày cận Tết này…
                                                                                
                                                                                         Mai Ninh

NAM QUẬN, CHU DU, TRIỆU VÂN – Tạp ghi và phiếm luận của Chu Vương Miện


Chu Du (phải) và Gia Cát Lượng (trái).
 
Theo cẩm nang của quân sư Gia Cát Khổng Minh, Thường Sơn Triệu Tử Long tướng trấn thành Nam Quận và Di Lăng tự động thi hành giải quyết rồi báo cáo sau. Ngài cho mời tướng Trần Kiểu cuả Nhà Nguỵ Tào Tháo từ dưới địa lao lên, cho tắm rửa sạch sẽ, ăn uống no nê rồi vào làm việc với ngài. Chừng một canh giờ thì đâu vào đó, kể cả hớt tóc và cạo râu. Triệu Tử Long mời Trần Kiểu  an toạ rồi nói:
 
- Thôi chuyện chiến tranh chiến trường nó có nhiều cái lôi thôi vô luân vô đạo đức lắm, kính mong tướng quân đại xá bỏ qua cho. Hôm nay bổn tướng có một vấn đề thiết thực gan ruột, muốn trao đổi với tướng quân. Kính mong tướng quân hợp tác cho thuận chèo xuôi mái.