BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2022

CHU GIANG PHONG TIẾNG LÒNG HÀO PHÓNG – Tâm Nhiên


Hình bìa CHU THỊ THI TẬP. Thơ Chu Giang Phong
Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 12. 2021 (150 trang)
 
 
Áo vải khòm lưng duyên bút mực
Giày rơm vẹt gót phận thi thư
Sách đọc ngàn pho đà vẫn thiếu
Lời buông nửa tiếng đã như thừa...
 
Đó là bài thơ mở đầu Chu Thị Thi Tập của Chu Giang Phong, một thi sỹ vừa mới xuất hiện trên văn đàn.
 

CHIỀU PHỐ BIỂN, TIẾNG HẠ VỀ THƯA, LỜI THÁNG TƯ, GỌI HÈ – Thơ Tịnh Bình


  


CHIỀU PHỐ BIỂN
 
Chao nghiêng đôi cánh hải âu
Mênh mông đường trời ảo vọng
Con thuyền lao xao chân sóng
Nói gì cùng biển hồn nhiên?
 
Tạm biệt giêng hai én liệng
Mùa xuân... tình xuân... xa rồi
Hàng cây nhuộm màu sương khói
Chiều nhòa phố biển chơi vơi
 
Không người đi hay kẻ đợi
Sao lòng hoang vắng mênh mang
Thèm như mùa trôi bình thản
Bốn mùa hát khúc yêu thương
 
Vô tư hải âu bay lượn
Chạm bờ cánh sóng bâng khuâng
Biển thầm thì trong thinh lặng
Lời yêu trải đến muôn trùng...
 

BÁI BIỆT BẠN LÊ DUY ĐOÀN – Đào Văn Nhẫn



Vừa đến nhà sau khi vượt một quãng đường trên cả trăm cây số nắng và mệt, tôi mở di động thấy hàng chữ “Bạn Lê duy Đoàn đã ra đi!” tôi không tin vào mắt mình nữa và cứ nghĩ đây là một tin fake như lâu nay FB thường hay đưa tin các nghệ sĩ từ trần để câu view! Chính vì suy nghĩ đó cho nên đến nay tôi vẫn không biết ai đã gửi cho tôi cái tin sốt dẽo và đau buồn này. Bình tĩnh lại, tôi mở FB thì thấy bức tranh quen thuộc “Đất Bạc” vừa xuất hiện mấy ngày nay trên FB và bài dài tin về anh LDĐ mất qua anh Nguyễn Đính, cũng cố tìm thêm thông tin để cho chắc thì đúng là bạn hiền của mình đã ra đi thật sự tối Chủ Nhật 10/4/2022 lúc 22h30, đúng vào ngày lễ Giỗ tổ Hùng Vương mồng mười tháng 3 âm lịch năm Nhâm Dần!
 

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2022

TỪ VIỆT HÁN ĐẾN NGỮ VĂN, NGHĨ VỀ MỘT DANH XƯNG HỢP LÝ CHO MÔN HỌC TIẾNG VIỆT - Trần Kiêm Đoàn


Tác giả Trần Kiêm Đoàn

Môn học về tiếng mẹ đẻ của một dân tộc là giá trị tiêu biểu về tính nhân văn của con người và đất nước đó. Thử mở chương trình học về ngôn ngữ bản xứ của các nước có gia tài đồ sộ về ngôn ngữ và văn chương sẽ thấy rõ ràng sự nhất quán về danh xưng của môn học tiếng mẹ đẻ từ cấp tiểu học đến đại học của xứ đó: Trung Văn (中文), Anh Văn (English), Pháp Văn (Française)... Việt Văn (Ngữ Văn)! Các danh xưng Trung Văn, Anh Văn, Pháp Văn… đều có lịch sử suốt nhiều trăm năm; chỉ riêng lịch sử Ngữ Văn thì phải tính bằng số chục.

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2022

NỀN KINH TẾ NGHÈO ĐÓI, LẠC HẬU CỦA NƯỚC NGA – Đinh Quang Anh Thái




I. AEROFLOT: Một lần cho biết
 
Trên suốt chuyến bay của hãng Hàng Không Nga Aeroflot từ Paris đến Mockba (Moscow), tôi ngồi cạnh Janna. Menshikova Janna, một cô gái Nga tóc vàng, mắt xanh, nói tiếng Anh lưu loát. Thật ra tôi chỉ ý thức sự hiện diện của Janna lúc máy bay bình phi. Từ lúc đặt chân vào tới lúc phi cơ cất cánh, tôi mãi sợ. Thảm lót sàn rách nát, có chỗ cộm lên từng cục, nhất là ngay cửa vào, chỗ để mấy xe thức ăn, thảm rách được lấp liếm qua loa như một đống giẻ dơ bẩn khiến tôi suýt vấp ngã. Chưa hết, chỗ để hành lý trên đầu hành khách không có nắp đậy an toàn, nó chỉ là một loại kệ chạy dài gắn vào thân phi cơ. Lạy Trời, lúc đáp, tôi nói thầm.

NGÀY ĐÓ SẼ ĐẾN – Thơ Quách Như Nguyệt, nhạc Cao Minh Thu, ca sĩ Thanh Lan trình bày.


  
  
 
NGÀY ĐÓ SẼ ĐẾN
 
Nếu không anh, đời sống buồn biết mấy
Ngày kéo dài, sẽ chán ngấy, lê thê!
Em mất đi nhiều cảm hứng, đam mê
Lòng băng giá, tim khô cằn sỏi đá
 
Anh yêu em, gian nan vất vả
Chưa bao giờ anh than thở, kêu ca
Anh yêu em, anh yêu em nhiều lắm!
Anh yêu em, tình thắm thiết, đậm đà
 
Cảm ơn anh đã hiểu và thương
Cho em biết thế nào là hạnh phúc
Không còn anh, lấy ai yêu em nhất
Tình của anh dại si, chất ngất
Ai yêu nhì, ai bao luôn hạng ba?
Ai ôm em, ai chiều chuộng, vỗ về?
Chưa hứa thề, nhưng thật sự yêu em!
Ai gọi em “cưng”, ai xưng tên với em
 
Người yêu dấu, người em hằng yêu dấu
Có trong tay nên đôi lúc xem thường
Em vô tình, đôi khi quên trân quý,
viên ngọc anh…quý giá nhất đời mình!
 
Nếu không anh, một mình em cô quạnh
Thơ sẽ buồn, thơ khóc lóc, mong manh
Vẫn biết trước sẽ có ngày xa cách
Nhưng vẫn buồn khi nghĩ đến cưng ơi…
 
Cho dù sợ, ngày đó rồi sẽ đến
Thế cho nên không sợ nữa cưng à
Tập sống nhé đời an lạc, vị tha
Ta vui hưởng những tháng ngày nhàn nhã
 
                                   Quách Như Nguyệt  
 

      

CHÙM THƠ CÁO TRẠNG PHÁ RỪNG SỐ 2 - Châu Thạch


  

 
BA MÀU XANH
                            
Ta sống giữa ba màu xanh rất đẹp
Xanh của rừng, của biển, của bầu trời
Ba màu xanh như mẹ ở trên đời
Nuôi ta lớn trong vòng tay cao cả.
 
Xanh của biển cho ta nhiều tôm cá
Xanh của rừng cho cây trái thơm ngon
Xanh của trời mở rộng cả tâm hồn
Cho ta hưởng trăng thanh và gió mát.
 
Nếu ngày mai có quân thù bắt nạt
Chiếm rừng kia, biển nọ với trời ta
Chắc màu xanh sẽ nhuộm máu ta hòa
Ta chẳng để màu xanh hoen gót giặc.
 
Ngàn năm trước màu xanh mua rất đắt
Máu thành sông, xương thành núi Tiên Rồng
Bốn ngàn năm sử tích của cha ông
Nếm mật đắng giữ cho màu xanh mãi.
 
Nay ta bỗng run rẩy mình sợ hãi
Thấy rừng sâu biển rộng hết màu xanh
Biển ô nhiễm và rừng đã tan tành
Trời giông tố, ba màu xanh biến mất!
                       

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2022

THÁNG TƯ, LÊ ĐẠT - Nguyễn Đức Tùng thực hiện

Để nhớ tháng tư, mười lăm năm trước, ở Hà Nội.
                                                Nguyễn Đức Tùng
                                                (4. 2007- 4. 2022)
 
Từ trái sang phải: Du Tử Lê, Lê Đạt, Nguyễn Đức Tùng
(Ảnh: Nguyễn Trọng Tạo)
 
Người đầu tiên mà chúng tôi đến thăm trong dịp ghé Hà Nội tháng 4. 2007, là nhà thơ Lê Đạt. Chúng tôi gồm có Nguyễn Trọng Tạo, Du Tử Lê, Nguyễn Đức Tùng và một số bạn bè văn nghệ, đến nhà riêng của ông. Lê Đạt vừa dọn đến ở chung với người con trai được một năm, trong một khu phố yên tĩnh, hơi khó tìm đường. Trời Hà Nội sáng sớm mây mù, gió lao xao, mát mẻ dễ chịu. Đường nào cũng có nhiều cây xanh, nhưng không nghe tiếng chim hót. Trước ngõ nhà ông có vài gánh hàng rong, làm tôi nhớ đến Hà Nội ba mươi sáu phố phường của Thạch Lam. Lê Đạt tiếp chúng tôi trên căn gác nhỏ, nụ cười vui, dáng điệu nhanh, hỏi và trả lời dứt khoát. Trong câu chuyện, thỉnh thoảng ông phá lên cười. Trên vách tường sau lưng chỗ ông ngồi, có treo hai tấm hình. Một là tấm poster lớn đem về từ Ngày hội Thơ Việt Nam 15 tháng Giêng âm lịch, tổ chức ở Văn Miếu Hà Nội, chụp chân dung của ông, phía sau là nền hoa mimosa vàng. Poster được chuẩn bị bởi nhà thơ trẻ Hữu Việt. Bên cạnh là giấy chứng nhận Giải thưởng Nhà nước 2007.
 
                                                               Nguyễn Đức Tùng (4. 2007)
 

TRÍCH: TÌNH KHÚC TẶNG BẠN BÈ – Thơ Khaly Chàm


   

 
trích: tình khúc tặng bạn bè
 
.tìm trong gió bụi
 
vòng quay định mệnh oan khiên
kinh cầu đêm trắng chuông thiền âm vang
tìm trong gió bụi mưa ngàn
hỗn mang thiên định nhân gian khóc cười ?
 
.chơi giữa cõi người
 
mừng ta chơi giữa cõi người
vỗ tay ngạo nghễ nhìn đời cười khan
bên nào địa ngục - thiên đàng
lòng không tưởng vọng ngỡ ngàng chăng em?
 
.dỗ dành mộng mị
 
tay gầy ôm mặt trời đêm
dỗ dành mộng mị đã mềm lời ru
tóc xanh theo gió biệt mù
trắng miền kí ức hoang vu thuở nào
 
                                      khaly chàm

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2022

VUA HÙNG LÀ ÔNG TỔ CỦA 1 TRONG 54 DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HAY CỦA CẢ 54 DÂN TỘC Ở VIỆT NAM ? - Lại Nguyên Ân

          Nhân 10/3 Nhâm Dần, post lại bài viết cách nay 10 năm
 


Mỗi năm, cứ gần tới ngày “giỗ tổ Hùng Vương”, nghe đài báo rầm rộ đưa tin các nơi chuẩn bị hành hương về đền Hùng, trong tôi cứ lớn dần một câu hỏi muốn cật vấn những người hiểu biết: Vua Hùng là ông tổ của 1 trong số 54 dân tộc ở Việt Nam hay là của toàn thể 54 dân tộc ở Việt Nam?
 

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2022

VĂN THƠ ĐẠI CỒ VIỆT – Thơ Kha Tiệm Ly


  


VĂN THƠ ĐẠI CỒ VIỆT
 
Giữ giang sơn được bốn ngàn năm
Ngoài gươm giáo đuổi thù của những anh hùng cứu nước
Là những vần thơ đánh tan quân xâm lược
Khẳng định một lời:
“Nam quốc sơn hà nam đế cư”!
 
Cùng xương anh hùng, cùng máu anh thư
Là ngọn bút theo gươm trừ loài vô đạo.
Thơ Đại Cồ là Bình Ngô Đại Cáo
Là “đem đại nghĩa, thắng hung tàn”
 
Thơ Đại Cồ là hội nghị Bình Than,
Là nộ khí trái cam Trấn Quốc Toản.
Là sáu chữ vàng ngàn năm chói sáng:
“Phá cường địch, báo hoàng ân”
 
Thơ Đại Cồ là tiếng sét Ải Chi Lăng
Tiếng trống quân Nam rụng rời thành phương Bắc
Là xác giặc kín đèo, là máu thù nhầy đất.
Thơ Đại Cồ lời lời tràn khí phách,
Là “Đằng Giang tự cổ huyết du hồng”
 
Là một lời làm khiếp vía quân Mông:
“Thà làm quỷ nước Nam, không làm vương đất Bắc”
Là Nguyễn Biểu làm kẻ thù tím mặt,
Sang sảng lời thơ bữa Cỗ Đầu Người.
 
Thơ Đại Cồ không sợ máu đổ xương rơi,
Là cọc Bạch Đằng muôn thu còn nhọn hoắt
Thơ Đại Cồ là cánh tay “Sát Thát”,
Là xác thù nghẽn nước Bạch Đằng Giang.
 
Thơ Đại Cồ là nỏ thần Kim Quy, là roi thần ngựa sắt,
Là trống Ngọc Hồi, là thớt tượng Quang Trung.
Thơ Đại Cồ là “đánh để răng đen, đánh cho dài tóc”
Là máu là xương của những đấng anh hùng
 
Thơ Đại Cồ là triệu trái tim bất khuất,
Không có thơ hèn, không bán nước cầu vinh
 
                                                 Kha Tiệm Ly

THÁNG TƯ, PHẠM DUY: VINH QUANG VÀ BẼ BÀNG - Bảo Vũ

Nguồn:
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-61037070?


(Gửi cho BBC News Tiếng Việt từ Melbourne, Úc)
 
Nhạc sĩ Phạm Duy, tên thật Phạm Duy Cẩn là nhạc sĩ, nhạc công, ca sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc lớn của Việt Nam
Hàng chục năm đã trôi qua nhưng nhiều lần cứ đến tháng Tư tôi lại nghĩ về nhạc sĩ Phạm Duy và thân phận nổi trôi của cá nhân ông và qua đó của quê hương mình.

TRẠCH GẦM, MỘT GIỌNG THƠ ĐỘC ĐÁO – Đỗ Trường

                                  (Mục chân dung nhà văn)

Nhà thơ Trạch Gầm

Có lẽ, dính vào viết lách, nên tôi thường nhận được những tác phẩm thơ văn gửi tặng qua bưu điện, hoặc E-mail. Đó cũng là một niềm vui, sự an ủi không nhỏ cho những người cầm bút. Tuần vừa rồi, có một bác từ Houston, Hoa Kỳ gửi cho tôi chùm thơ, và hỏi có biết Trạch Gầm không. Vâng, tất nhiên là tôi đã bắt gặp tên tuổi nhà thơ này, khi đọc và nghiền ngẫm Văn học miền Nam trước đây, và các tác giả sau 1975 ở hải ngoại. Song mới chỉ đọc một vài đoạn trích ở đâu đó của Trạch Gầm, và chưa cho tôi một ấn tượng, hay cảm xúc gì đó đặc biệt. Tuy nhiên, khi nhận chùm thơ này, tôi đọc ngay, và đọc một mạch. Cái tráng khí Trạch Gầm làm cho tôi hơi bị sửng sốt. Do vậy, tôi tìm đọc ông. Và quả thực, thơ văn Trạch Gầm đã cho tôi một cảm xúc thật sâu sắc. Đọc ông, tôi chợt liên tưởng đến nhà thơ Huỳnh Hữu Võ, và Nguyễn Bắc Sơn. Nếu ngôn ngữ thơ của những người lính Huỳnh Hữu Võ, Nguyễn Bắc Sơn mang tính đặc trưng, thì ta có thể thấy rõ cái nét độc đáo trong thi ca Trạch Gầm.
 

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2022

NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ BẤT NGỜ: "GIÁ ÁO TÚI CƠM, TU MI NAM TỬ, QUẦN THOA, CAN QUA, MÂU THUẪN" – Đỗ Chiêu Đức


Y GIÁ PHẠN NANG
 
              
GIÁ ÁO TÚI CƠM chữ nho là Y GIÁ PHẠN NANG 衣架飯囊. Y GIÁ là cái giàn cái giá để móc (máng) áo quần; PHẠN NANG là cái túi để đựng cơm. Cái GIÁ để máng ÁO và cái TÚI để đựng cơm chỉ có công dụng để làm được hai việc đó mà thôi. Thành ngữ nầy dùng để chỉ những người mà thân mình chỉ như cái giá để máng áo lên và cái bụng thì như cái túi để đựng cơm; tức là những con người chỉ biết MẶC QUẦN ÁO và ĂN CƠM, ngoài ra không biết làm gì nữa cả. Tóm lại, thành ngữ nầy dùng để chỉ những người VÔ DỤNG, không nên thân, không làm nên tích sự gì cả, chỉ biết mặc quần áo và ăn cơm mà thôi !
 

PHIẾM LUẬN TIẾNG CÒI TÀU (J’ENTENDS SIFFLER LE TRAIN) – Đào Văn Nhẫn

Anh Phú,
Trưa nay nhận qua email do anh gửi một bài tùy bút của một đồng môn Nguyễn Hoàng, anh Hoàng Long Hải: Tiếng còi tàu. Bài viết cảm động, nhắc đến những tâm trạng người đi kẻ ở trên sân ga , tiếng còi tàu não nuột và các địa danh thân thương của 2 ga nằm cuối cung đường sắt phía bắc trước đây,tôi liên hệ đến một bài dịch tương tự để thấy sự đồng cảm của con người khi nghe tiếng còi tàu...Cám ơn anh đã gửi bài. 
                                                                                 Đào Văn Nhẫn.
 

PHIẾM LUẬN TIẾNG CÒI TÀU (J’ENTENDS SIFFLER LE TRAIN) 
                                                                                                Đào Văn Nhẫn    
Bài hát “J’entends sìffler le train” của Richard Anthony là một thành công lớn trên lĩnh vực âm nhac vào đầu thập niên 1960.Bài hát tiếng Pháp này không những được hâm mộ tại Pháp mà còn cả trên khắp thế giới từ lúc xuất hiện và mãi cho đến tận bây giờ. Bài hát buồn, hoài cổ về những cuộc chia ly đẫm nước mắt trên sân ga của những chiếc tàu chạy bằng hơi nước cùng những hồi còi rộn rã làm nhói những con tim của những người đi kẻ ở lại… Nghe bài hát này, chúng ta thấy quá khứ đã được tái hiện qua hình ảnh những con tàu chạy bằng hơi nước với những đầu máy nặng nề có khói bốc lên cùng tiếng còi kéo dài mà ngày nay đã dần dần được thay thế bằng những đầu tàu hiện đại hơn, chạy bằng Diesel hoặc bằng điện.
 

TIẾNG CÒI TÀU! - Tùy bút của Hoàng Long Hải

                           (Gởi mấy cô cậu học trò Quảng Trị)
 
Tác giả Tuệ Chương Hoàng Long Hải
 

“Tôi thấy tôi thương những chiếc tàu,
Ngàn đời không đủ sức đi mau”
                                              Tế Hanh

Hình ảnh nước ta đấy!
                                       hoànglonghải
            
Lần họp mặt “Đồng hương Quảng Trị” ở Houston, tôi có nói chuyện với một số anh em về “Ô Châu ác địa”. Hai năm sau, lại mặt “Đồng hương Quảng Trị” ở Atlanta, tôi lại nói chuyện về “tiếng còi tầu” trên những ga xe lửa ở Quảng Trị, Đông Hà. Tôi khẳng định rằng bởi vì “tiếng còi tàu” đó mà một số “eng, ả” (anh chị) Quảng Trị có “máu văn nghệ”, ưa làm thơ, làm văn. Ít thì vài ba bài, tham gia làm báo làm bung cho lớp, cho trường hay báo chí ở Saigon, có người in vài ba tập thơ.
           
Trong các tác phẩm của họ thấp thoáng hình ảnh những “con tàu đen đi lầm lũi” hay thoảng nghe đâu đó trong những “trang văn nghệ” có tiếng còi xe lửa.
           
Dĩ nhiên, cũng có người không đồng ý với tôi. Nhạc sĩ Trúc Phương quê ở Cầu Ngang, tỉnh Bến Tre, nhạc sĩ Lam Phương quê ở Rạch Giá, mấy nơi nầy có xe lửa đâu mà nhạc của họ cũng có nghe “tiếng còi tàu thét vang” vậy.
 

CHIỀU CUỐI TUẦN - Thơ Nguyễn Vô Cùng


   
                  Nhà thơ Nguyễn Vô Cùng


CHIỀU CUỐI TUẦN
 
Chiều cuối tuần ra phố
Từng dòng thác xe tuôn
Về nghe đầy nỗi nhớ
Quán vắng nơi đầu thôn
 
Ly bia tràn ký ức
Ràn rụa bọt tháng ngày
Bạn đứa còn đứa mất
Chỉ mình ta ngồi đây
 
Chiều cuối tuần ra chợ
Qua quầy thức lạnh đông
Cá từng hàng trố mắt
Lạnh lẽo tiếng chào suông
 
Gặp người quen biết cũ
Cái bắt tay hững hờ
Nghe chữ tình đông đá
Nằm bên lũ cá khờ
 
Chiều cuối tuần hiu hắt
Theo cùng sợi khói tan
Chút buồn và nhung nhớ
Cũng đủ bận thời gian!
 
          Nguyễn Vô Cùng
 

MƯA SÀI GÒN - Thơ Nguyễn Đức


    


MƯA SÀI GÒN
 
Mưa Sài Gòn mưa có buồn không
Mưa ru đêm ru mòn thế kỷ
Ta xa nhau mấy vòng tục lụy
Nhớ em mưa chảy xuống thành dòng
 
Ta vội vã hôn em buổi sáng
Môi thơm còn đượm chút mù sương
Phút chia ly dẫu còn bịn rịn
Ta thân trai túy ngọa sa trường
 
Đôi lúc ta lên cao nhìn lại
Áo lụa ngà thấp thoáng trong mây
Đôi mắt đẹp nhìn ta thăm thẳm
Sài Gòn ơi có nhớ phút giây này
 
Em bây giờ dấu đời lận đận
Cánh hoa tàn vọng tưởng phấn hương xưa
Anh không biết trong tận cùng tâm tưởng
Em có nao lòng những buổi chiều mưa
 
Mưa Sài Gòn rơi trên tượng đá
Đá vô tri đâu biết tủi hờn
Chỉ có ta và em mộng mỵ
Ngàn năm sau ai biết nguồn cơn
 
                               Nguyễn Đức
 

KÝ ỨC VỀ TRƯỜNG CŨ - Thơ Hùng Vĩnh Phước

(Thân mến gởi bạn bè Nguyễn Hoàng của những năm học 1963-1970).

   
              Nhà thơ Hùng Vĩnh Phước


KÝ ỨC VỀ TRƯỜNG CŨ
 

THẤT 2 ĐẾN TỨ 2
 
Theo chiếc xe đạp quèn là những lo âu
Ta chở dại khờ từ quê ra tỉnh
Biết bán cho ai, ai mua mà bán
Đành giữ cho mình làm vốn sống ngu ngơ!

 
TAM C, NHỊ C
 
Những khuôn mặt bạn hiền ôi quá dễ thương
Cây thân ái vun chung để mai sau còn nhớ
Lớp học chia hai khi đến giờ sinh ngữ
Ta chia bài học mình thành những lá thơ bay…

 
NHẤT C (12C)
 
Lần đầu tiên Nguyễn Hoàng có lớp nhất C
Dù chỉ lèo tèo chưa đầy mươi đứa
Xin cảm ơn những mộng mơ phủ đầy trang vở
Đường học trò dài theo dáng ai đi…

 
BÂY GIỜ
     
Giòng thời gian chia bạn bè mỗi đứa một phương
Căn ký ức vẫn chưa thành hoang phế
Nguyễn Hoàng không còn
Nhưng hương Nguyễn Hoàng vẫn tỏa
Vẫn xuyến xao khi nhìn lại trường mình.
 
                                  Hùng Vĩnh Phước

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2022

QUANG TUYẾT, THI CA & THI NHÂN - M.Loan Hoa Sử & Chu Vương Miện thực hiện


Nhà thơ Quang Tuyết

Quang Tuyết tên gọi đầy đủ là Đinh Thị Quang Tuyết.
Tự gọi: Viên Sỏi Nhỏ.
Sinh năm 1954. Tâm hồn đủ ba tố chất:
- Bền bỉ, gan dạ của vùng cát trắng Quảng Bình: Quê Nội.
- Lãng mạn nhạy cảm xứ cố đô Sông Hương, Núi Ngự: Quê Ngoại.
- Quật cường, chung thuỷ của nắng gió Quảng Trị “với sức nguời sỏi đá cũng thành cơm”, nơi sinh ra và lớn lên.
 
Là cựu học sinh trường Trung Học Nguyễn Hoàng.
Rất yêu thích văn thơ, âm nhạc ngay từ nhỏ. Tiếc thay không có đủ tài năng để chắp cánh cho niềm yêu thích ấy, nhưng lại là phương pháp nhiệm mầu nhất, xoa dịu tâm hồn những lúc buồn khổ, mất mát.
Hiện sinh sống tại Sài Gòn, và là thành viên Ái Hữu Nguyễn Hoàng Sài Gòn.
 
*
Anh nhớ mãi ngày gặp em, cô gái Tày đẹp xinh, với sắc áo chàm đẹp xinh.
Mà giọng hát nghe sao thiết tha dịu êm, nghe sao ngọt ngào như nước suối.
Trong veo như nước suối giữa rừng sớm mai.
                                             (Nhớ Về Pắc Bó, nhạc Phan Nhân)
 
Về đây khi gió mùa thơm ngát
Ôi lũ chim giang hồ
(Đàn Chim Việt, nhạc Văn Cao)
 
Viết về người làm thơ đã khó và viết về người viết nhạc hoặc ca hát lại càng khó hơn. Thành ra, lâu nay nhiều năm tuy biết cô bạn đồng môn Quang Tuyết vừa hát vừa làm thơ, nhưng bây giờ mới cầm bút viết về người đồng môn đồng khoai này.