BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Bảy, 18 tháng 12, 2021

KIM ĐỊNH: CUỘC ĐỜI VÀ TƯ TƯỞNG - Hồ Phú Hùng

Nguồn:
https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/kim-dinh-cuoc-doi-va-tu-tuong.html
 
GS. triết gia, linh mục Kim Định (1915-1997)

Giáo sư Kim Định tên thật là Lương Kim Định, là triết gia, linh mục Công giáo. Sinh ngày 15/6/1915 tại địa phận Bùi Chu, làng Trung Thành, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Ông là con trai út trong gia đình, thân phụ mất từ khi ông mới một tháng tuổi. Nhờ công dưỡng dục và nhìn xa trông rộng của người mẹ hiền, ngay từ thưở còn nhỏ, ông được gửi vào chủng viện Bùi Chu.
 
Tại chủng viện Bùi Chu, ông được hưởng một nền giáo dục toàn diện, về đạo đức cũng như về học vấn. Với bản tính ham tìm tòi học hỏi, ngoài những môn học khác và ngôn ngữ La Tinh, ông đã tự học thêm chữ Nho và Pháp văn. Sau những năm tháng say mê và  miệt mài học tập, ông được bề trên phân công giảng dạy tiếng La Tinh tại Tiểu chủng viện Ninh Cường, Bùi Chu  từ năm 1937 đến năm 1939.
 
Từ năm 1939 đến năm 1943, ông học thần học tại Đại chủng viện Quần Phương, Bùi Chu và triết học tại Giáo hoàng Học viện Saint Albert le Grand, Paris. Năm 1943, sau khi tốt nghiệp triết học, ông được thụ phong linh mục và giảng dạy triết học tại Đại chủng viện Quần Phương, Bùi Chu đến năm 1946. Năm 1947, ông sang Pháp 10 năm để nghiên cứu về triết học, xã hội học và văn minh Pháp tại Institute Catholic de Paris. Trong quãng thời gian này, ông còn theo học về Nho giáo tại Institute des Hautes Études Chinoise (Viện Cao học Hán học).

Trong thời gian ở Paris, nhiều bạn bè người Pháp đã đặt ra những câu hỏi cho ông: “Việt Nam có triết lí không?”,“Các anh có nghĩ đến việc thiết lập một nền Thần học Việt Nam chăng?”… Vào thời điểm này, một số linh mục người Pháp cũng đưa ra vấn đề tìm hiểu và giải nghĩa Kinh Thánh theo tinh thần của của triết học Á Đông. Đại diện cho xu hướng này là linh mục Folliet thuộc dòng Oratorie. Sau này, trong bài Để tiến tới một nền Thần học Việt (Dân Chúa, 12/1982), ông đã kể lại lời phát biểu của linh mục Folliet viết trong cuốn Monsieur Pouget như sau: “Hiện nay người Âu Tây chưa hiểu đúng Kinh Thánh. Sách Thánh xuất phát từ Á Đông, phải do người Á Đông giải nghĩa thì mới mong đúng tinh thần của sách”.
 

TA VỀ MỘT BÓNG TRÊN ĐƯỜNG LỚN… - Thảo Dân

Chúng tôi hân hạnh giới thiệu bài viết của cô Thảo Dân, bình luận rất sâu sắc bài thơ Ta Về của Tô Thùy Yên. Càng ngạc nhiên biết cô là giáo viên miền Bắc, sinh năm 1974.
 


 
Xưa giờ, tôi vẫn tự nhận mình mê thơ Nam hơn thơ Bắc. Bởi lẽ, với riêng tôi, thơ là tiếng nói thốt lên tự đáy lòng, không cần phiên dịch, không cần triết lý, không cần gò bó trong những trúc trắc diễm lệ câu từ. Thơ càng chau chuốt, bóng bẩy thì, hình như, cái tình càng ơ hờ, nhạt nhẽo. Thơ cũng không phải nơi để gửi gắm triết lý. Làm việc đó, văn xuôi và triết học tốt hơn nhiều. Thơ để cảm, để yêu, để nơi trái tim gặp gỡ trái tim. Vậy mà có một ngoại lệ, nhà thơ tôi yêu thích trong âm thầm, khá lâu bền, lại là người được giới phê bình nhận xét “Người Nam nhưng mang hồn thơ Bắc”: Nhà thơ Tô Thùy Yên.

Thứ Năm, 16 tháng 12, 2021

CUỐN SÁCH ĐẦU TIÊN - Nguyễn Đức Tùng



Cuốn sách đầu tiên mà tôi đọc khi ở ngoài đất nước là một món quà. Tôi hoàn toàn không biết người gửi. Tôi tìm thấy nó dưới tấm thảm cũ góc nhà trong khu tạm giam gần thủ đô Bangkok. Tôi thức dậy trước khi trời sáng, không ngủ được, bồn chồn, cảm giác có vật cộm lên dưới gót chân. Đó là cuốn sách rách bìa nhưng bên trong còn tốt, giấy ố vàng nhưng chữ đọc được. Cuốn sách không nằm đó một mình, không nằm đó một cách cô độc, nó nằm chờ ở đó như người bạn chờ người bạn. Cuốn sách như tác phẩm nghệ thuật được một nghệ sĩ để lại trên đường đi, vì quá nặng, hay cố tình để lại cho người đến sau. Cuốn sách ấy như một nhân vật, không yêu ai, không phụ ai, không chú ý đến người nào, nằm im lặng ở đó nhưng đã học quá nhiều điều từ những năm tháng tối tăm, biết bao người đi qua, dừng lại, nằm xuống, nằm xuống mãi, không ai nhìn thấy vì nó nằm ở chỗ lõm sâu nhất của sàn xi măng lạnh lẽo. Cuốn sách không được phê bình, không được mang tới, kiên nhẫn như tác phẩm vĩ đại, như kho tàng chôn giấu kỹ, là vật duy nhất còn sống sót dưới đống gạch đá của ngôi nhà tan nát vì chiến tranh. Nó ở đó, lưu giữ ký ức của loài người, sự sinh thành các tính cách, tham lam và ích kỷ, cao thượng và hy sinh, dằng dặc nỗi buồn của tình yêu của ba người đàn ông.
 

Thứ Tư, 15 tháng 12, 2021

CHIÊM BAO TRÊN BIỂN – Thơ Trần Mai Ngân


   

 
CHIÊM BAO TRÊN BIỂN
 
Chiếc tàu lênh đênh trên biển
Tôi mơ màng những chiêm bao…
 
Có người thương gia chốt mua đất lao xao
Ở khu nhà nghèo nằm trong quy hoạch
Giá rẻ hời phân lô khấm khá
Đất của ông bà đã đổ mồ hôi
 
Chiêm bao có tiếng cằn nhằn thúc hối
Bên đầu dây kia người khất nợ khóc than
Giọng lạnh lùng xé nát tan hoang
Một quen biết một thân tình bè bạn...
 
Chiêm bao kể về chàng trai trẻ
Bỏ thị trấn cùng mối tình chớm nở
Lên khu phức hợp học chia bài ở casino
Người yêu buồn khóc rồi lệ cũng sẽ khô…
 
Chiêm bao ngọt ngào giọng ru của mẹ
Hòa tiếng sóng buồn xa vắng mênh mông
Nhịp điệu sầu của sắc sắc không không
Hạnh phúc ở cuối chân trời xa lắc…
 
Chiêm bao hỗn độn mớ bòng bong chát đắng
Của vị đời mặn nhạt chua cay
Tôi choàng tỉnh giữa biển trời với cơn say
Hụt hơi chóng mặt và lẫn buồn nôn bởi… sóng!
 
                                                   Trần Mai Ngân

CHÂN RUỘNG, SỰ TỒN VONG CỦA DÂN TỘC – Hoàng Hải Vân




1. Vì sao Việt Nam trước đây chưa hề xảy ra đại dịch?
 
Lịch sử chưa ghi một đại dịch nào trong suốt mấy ngàn năm tồn tại của dân tộc. Vì sao vậy? Vì dân ta chưa bao giờ thoát khỏi môi trường sống tự nhiên là chân ruộng. Người ta nói nhiều về nền văn minh lúa nước nhưng ít ai đề cập đến môi trường sống tự nhiên của người Việt, môi trường sống tự nhiên đó quy định màu da, màu mắt, cấu tạo sinh học và thể trạng của giống nòi. Cốt lõi của môi trường sống tự nhiên đó chính là chân ruộng.
 
Trong ký ức tôi vẫn còn thấp thoáng cái bầu của bà nội, cái bầu đan bằng tre trét dầu rái mà bà dùng để đựng những thứ linh tinh, nhưng bao giờ cũng có vài chiếc tổ tò vò. Hồi nhỏ mỗi khi chị em tôi vừa sốt vừa nôn, bà lấy chiếc tổ tò vò ra đốt lên, thả vào một bát nước rồi cho uống, vậy là hết bệnh.
 
Cho đến giờ tôi vẫn không hiểu vì sao chiếc tổ tò vò lại có thể chữa được bệnh khi nó chẳng qua chỉ là một cục đất khô. Chưa có một “nghiên cứu khoa học” nào về chiếc tổ tò vò cả, nhưng có sao đâu, nó vẫn có thể chữa được bệnh “thương hàn thổ tả” cho chị em tôi trong suốt những năm thơ ấu mà không cần đến một viên thuốc tây nào.
 
Tôi hỏi ông Nguyễn Phúc Ưng Viên “y lý” của tổ tò vò là gì, ông cười bí hiểm : “Đó là sự kỳ thú của chân ruộng”.
 
Ông Ưng Viên là cháu gọi Vua Minh Mạng bằng cố nội. Qua ông mà tôi viết được hai loạt bài “Bí ẩn trầm hương”“Cây tre cứu người” đăng trên báo Thanh Niên. Tài dụng trầm và dụng tre vào việc chữa bệnh của ông đạt đến độ xuất thần nhập hóa, ai đã từng chứng kiến đều tâm phục khẩu phục. Nhưng điều tôi tâm đắc nhất trong cuộc đời làm báo cho đến bây giờ là khi nghe ông nói về chân ruộng.
 
Tôi không tài nào hiểu được cái ông già “hoàng thân quốc thích” này sống ở nông thôn vào lúc nào mà lại giống một “lão nông tri điền” đến vậy, hơn nữa kiến thức về ruộng đồng vườn tược của ông uyên thâm đến mức khiến người ta kinh ngạc.
 

KHÍ CỤ BÌNH AN TRONG BÀI THƠ “LỜI KHUYÊN KỲ DỊ” - Thơ Châu Thạch, lời bình Lê Liên


  
                Nhà thơ Châu Thạch

 
LỜI KHUYÊN KỲ DỊ
 
Hãy trang bị cho mình chiếc gậy
Như thêm chân để đi giữa cuộc đời
Và chiếc túi như chiếc hồ lô nhỏ
Bạn lên đường làm hành khất rong chơi.
 
Bạn bước xuống đi con đường nhân ái
Nẻo yêu thương gót rãi những nhân lành
Đến từng nhà xin chớ gõ tay nhanh
Cứ từ tốn như ngày xưa Chúa gõ.
 
Ai tiếp bạn và ai lòng mở ngõ
Bạn nhân danh công lý tạ ơn Người
Ai quay lưng chế nhạo, bạn tươi cười
Phủi hết bụi, đi xa vùng ô trọc,
 
Bạn sẽ thấy tay mình ngăn tiếng khóc
Nếu đi xin vì trái đất nhân danh
Băng vết hằn đang rũa cả màu xanh
Lấy tình nghĩa trồng hoa vườn khổ nạn.
 
Cả nhân lọai nếu ai đồng như bạn
Nhanh bàn tay với gậy, túi yêu thương
Thì thế gian nay đã biến thiên đường
Và đau khổ đâu còn trên mặt đất,
 
Xin hết thảy đăng quang làm hành khất.      
 
                                           Châu Thạch

*

Thứ Ba, 14 tháng 12, 2021

MÙA BẤC CŨ, NGÀY ĐÔNG CHÍ, VẪN LỜI ĐIỀM NHIÊN – Thơ Tịnh Bình


    


MÙA BẤC CŨ
 
Vương vấn bờ rào hoa đậu biếc
Giọng gà eo óc gáy vào trưa
Cánh bướm chập chờn không nỡ đậu
Kẽo kẹt hiên nhà tiếng võng đưa
 
Ta như trở lại ngày thân ái
Dưới mái nhà xưa rộn nói cười
Bập bùng bếp lửa ngày đông ấm
Bên mẹ bên bà ngóng cơm sôi
 
Chiều vương bóng nắng rơi thềm cũ
Tiếng chim lơ đãng gợi chút gì
Lá khô tình tự lời rêu biếc
Đông xưa mùa bấc có quay về
 
Ta mãi hoài vọng mùa xa ngái
Cánh diều thơ dại lạc nơi đâu
Con thuyền giấy trôi vào cổ tích
Phập phồng bong bóng dưới sân ngâu...
 

CHÉN TRÀ THU – Thơ Nguyên Lạc


  

 
CHÉN TRÀ THU
 
Thu phong lá đỏ rơi đầy
Lời thu ru khẽ hồn người tha phương
Sáng nay trà chẳng bình thường
Hình như có chút mùi hương thuở nào
Nhớ quê thương kiểng nôn nao
Nhớ tiếng mời chào hàng quán sớm hôm
Nhớ người mời chén trà thơm
Bao năm rồi đó vẫn còn hương xưa
 
                                     Nguyên Lạc

Chủ Nhật, 12 tháng 12, 2021

CHẾ LAN VIÊN, TỪ TIẾNG KÊU BI AI ĐẾN LỜI SÁM HỐI MUỘN MÀNG – Đỗ Trường


Tác giả Đỗ Trường

Có thể nói, từ đầu thế kỷ thứ hai mươi cho đến nay, Chế Lan Viên được đánh giá là một nhà thơ lớn tài năng. Và khi nghiên cứu, ta có thể thấy, thơ văn cũng như con người ông có nhiều mâu thuẫn, phức tạp, đa diện nhất trong dòng văn học sử Việt Nam từ trước đến nay. Có lẽ, xuất phát từ mâu thuẫn nội tâm ấy, ông luôn làm người đọc phải kinh ngạc, và không chỉ đưa đến nhiều điều thú vị, mà còn cả những điều nhạt nhẽo, khó chịu khác. Ở cái tuổi mười bảy, Chế Lan Viên rất đĩnh đạc, bất ngờ đóng thẳng vào chân móng của trào lưu thơ mới, bằng thi tập Điêu Tàn rắn chắc và già dặn. Ngay từ tập thơ đầu này, ta có thể thấy, thi pháp cũng như tư tưởng Chế Lan Viên bộc lộ một cách rõ ràng, mạch lạc và tính cách khác lạ. Và cùng một thời điểm xuất phát ấy, nếu Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Vũ Hoàng Chương…đang chờn vờn mây trời, sông nước, với nỗi đau tình ái, thì tiếng thơ Chế Lan Viên bi ai, quằn quại với thân phận, nỗi đau của con người, của dân tộc. Sau 1945, tuy tài năng, vốn sống được nâng lên và dày dặn hơn, nhưng thi pháp, tư tưởng, ngòi bút của ông bẻ ngoặt theo một chiều hướng đã định. Để rồi, khi trở về với đất, ông phải mang theo một nỗi u hoài, với những lời thán ca muộn màng, tiếc nuối.
 

SẼ CÓ LÚC EM KHÔNG LÀM THƠ NỮA – Thơ Quách Như Nguyệt, nhạc Đặng Vương Quân, ca sĩ Tâm Thư trình bày


   


SẼ CÓ LÚC EM KHÔNG LÀM THƠ NỮA
 
Sẽ có lúc em không làm thơ nữa
Ngày đó buồn, thơ buồn lắm hay không?
Không đâu anh, thơ không thể biết buồn
Chỉ có em là buồn hiu buồn hắt
 
Nếu một ngày hồn thơ em lịm tắt
Em biết phải làm gì khuất lấp tháng ngày qua?
Ngày một già và trái tim lạnh giá
Dẫu chẳng mong, ngày đó sẽ không xa
 
Mất mát, khổ đau... thời gian mờ xóa
Sung sướng, hạnh phúc rồi cũng nhạt nhòa
Còn lại gì, còn lại tình ta?
Những bài thơ với em còn quý giá?
 
“Ngộ” nha anh, chúng ta cùng tỉnh ngộ
Sẽ có lúc ta rời bỏ chốn này
Chốn trần ai đầy trầm luân khổ ải
Bao muộn phiền theo gió cuốn, mây bay
 
Sẽ có ngày em chẳng thể làm thơ
Hết lãng mạn, không còn mơ mộng nữa
Hết tôn sùng một tình yêu tàn rữa.
Thế cho nên em sống chẳng ơ thờ
 
                     Quách Như Nguyệt


    

Thơ: Quách Như Nguyệt
Nhạc: Đặng Vương Quân
Ca sĩ: Tâm Thư

SAO KHÔNG LÀ LOÀI ĐỐI KHÁNG NÀO KHÁC – Thơ Khaly Chàm


 
                    Nhà thơ Khaly Chàm


sao không là loài đối kháng nào khác
 
giấy dán tường màu đất nung nham nhở
trong đốm rách dường như con chữ phúc âm ẩn náu
mắt ứa máu hoàn hảo sự nhễu giọt vi âm
tín hiệu cuối cùng thản nhiên di chuyển trong mạch máu não
nhân danh cận tử định dạng cắt rời linh cảm
 
dịch chuyển hay ngồi im vẫn thế
chiêm nghiệm tiếng chó sủa vang thông thốc vào hẻm phố
lần lượt những bóng ma xát muối vào những vết thương
thị dân chổng mông lên cảm nhận hơi thở đồ tể dịu mát
tôi tự biết mình không trọng lượng để định hướng rơi
bám tay nắm khóa cửa mùi tử khí chớp sáng lân tinh
 
em dùng lửa tim đốt cháy niềm thống khổ
chờ hóa sinh những bàn tay biết dạo chơi tìm màu bóng tối
phủ trùm lên những hình hài ngủ mơ trên chóp lửa
có thể những linh quang nhìn thấy phật, chúa hiện
sặc sụa tôi ngửi mùi tro bụi muội khói thơm lừng 
có phải chúng ta thích thú hình bóng mình trong gương
nỗi khát sống từng thời khắc hồn nhiên chờ ngày hóa đá
hãy nhìn con người như một bầy cừu an phận chỉ biết cúi đầu gặm cỏ
tôi và em mãi thinh lặng sao không là loài đối kháng nào khác
hôm nay, không một tiếng rên rỉ hay thở dài trước giờ được khai tử
hiện tại, sáo ngữ chửi từng ngày sao dịch cứ tăng
 
                                                                                     khaly chàm
                                                                               tptayninh 12/2021
 

ĐÃNG TRÍ - Thơ Trần Mai Ngân


   


ĐÃNG TRÍ
 
Tháng Mười Hai em gọi là chiêm bao
Tháng Mười Hai em ôm hết ngọt ngào
Của anh, của em và cả Sài Gòn
Của trời cao, của gió lộng mây mưa...
 
Tháng Mười Hai ôm hết... lòng sao vừa
Để mộng lành say buổi trưa hôm ấy
Trời Sài Gòn bỗng sao mà cao vậy
Cứ xanh lơ cứ vời vợi trên cùng...
 
Tháng Mười Hai nắng nhạt... trời lạnh lùng
Ai sẽ khóc sẽ cười khi chia cách
Nghe lá và hoa ngồi lê đôi mách
Rằng chúng mình tại sao phải chia tay...
 
Tháng Mười Hai nhàn nhạt những men cay
Cứ rót mãi vị đời còn đắm đuối
Chuyện sau trước buồn vui xin cất giữ
Đem theo mình về chín suối ngàn sau...
 
Tháng Mười Hai ơi xin hãy qua mau
Không quên nhớ một tình yêu đãng trí!
                            
                                     Trần Mai Ngân

Thứ Bảy, 11 tháng 12, 2021

BẬP BÊNH – Thơ Lý Hạ Liên



 

BẬP BÊNH
 
Khi ở Sài Gòn ta ngóng về Phan thiết
Khi về Phan thiết ta lại nhớ Sài Gòn
Hai đầu tình bậu ví von
Bập bênh ngơ ngác
 
Ở thành phố này ta nghĩ về thành phố khác
Lòng đau man mác
Bóng người biệt tăm
Chân trời xa xăm
 
Mùa đông đang về ngự trị
Phố phường run run choàng khăn áo ấm
Ngày đông sầu thấm
Lạnh ngoài trời lạnh trong lòng
 
Đang ở Sài gòn ta nhớ biển rêu phong
Phố cổ xưa sang mùa lạnh cóng
Ngày đó yêu anh sao mình lóng ngóng
Sài gòn- Phan thiết nỗi nhớ bập bênh
 
Ngày đó xa anh lủi thủi mình ên
Buồn ở Sài gòn thôi về Phan thiết
Rồi cũng đơn côi nỗi buồn da diết
Sài gòn- Phan thiết bập bênh mấy mùa ?
 
                                           Lý Hạ Liên
                                              11/12/21

BÀI THƠ “NGẬM NGÙI” CỦA HUY CẬN, NỖI ĐAU CỦA NGƯỜI ANH THƯƠNG NHỚ EM GÁI - Trương Đình Tuấn




NGẬM NGÙI
 
Nắng chia nửa bãi; chiều rồi...
Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu.
Sợi buồn con nhện giăng mau;
Em ơi! hãy ngủ... anh hầu quạt đây.
Lòng anh mở với quạt này;
Trăm con chim mộng về bay đầu giường.
Ngủ đi em, mộng bình thường!
Ru em sẵn tiếng thuỳ dương mấy bờ...
Cây dài bóng xế ngẩn ngơ...
- Hồn em đã chín mấy mùa thương đau?
Tay anh em hãy tựa đầu,
Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi

                                       Cù Huy Cận

CHÙM THƠ TRỞ VỀ QUẢNG TRỊ - Châu Thạch


   
                Nhà thơ Châu Thạch

 
TRỞ VỀ QUẢNG TRỊ 
 
Khi tôi trở về Quảng Trị
Nhìn lệ đá trên rêu Cổ Thành
Bờ sông Thạch lẳng lơ nền gạch mới
Đường Gia Long quán cóc thế cây xanh.
 
Tôi lạc lõng nhìn phố yêu xa lạ
Nhạt nhòa hương tha thiết của một thời
-Đâu bờ cỏ màu bông lau trắng xóa,
Cổ thụ dài nghiêng bóng, gió vi vu ?
 
Nhìn bờ bắc Nhan Biều xưa cẩm tú
Tưởng trong lòng hoa bắp, cải lung lay
Nay án ngữ những vồng cao đất đỏ
Đỏ mắt nhìn, đỏ nỗi nhớ như say.
 
Chẳng một chuyến đò ngang nào qua lại
Không còn ai áo trắng nép bên hoa
Em, linh hồn của cả một thời xa
Không để lại một chút màu thu thảo.
 
Tôi bật khóc quay về trong ảo não
Chiều đang lên bóng tối xóa đôi bờ
Cảnh đâu còn hồn cũ, hóa bơ vơ
Đêm sắp xuống chốn xưa, người ngơ ngác
 

Thứ Sáu, 10 tháng 12, 2021

CÓ GÌ ĐÂU – Thơ Nguyên Lạc


  


CÓ GÌ ĐÂU
 
1.
Có gì đâu chỉ là chiếc lá
Úa vàng chao nhè nhẹ gió lay
Sao se sắt hồn người xa xứ
Ôi thì ra thu đến không hay!
 
Có gì đâu nhung huyền tóc rối
Ôm gầy vai chiều hoa nắng rơi
Em áo lụa biếc màu hoa cúc
Hồng đôi môi chết ngất tim người
 
Có gì đâu mà nhớ tôi ơi
Tình đã đến đã đi sao biết?
Nhớ làm chi những lời vĩnh biệt?
Nhớ làm chi hương ngải môi ai?
 
Có gì đâu vàng lá thở dài
Có gì đâu thu phong tức tưởi
Nhớ làm chi buồn lòng cô lữ
Có gì đâu dĩ vãng đã xa
 
2.
Có gì đâu chỉ là tiếng lá
Sao trong tôi động cả ngàn thu
Có gì đâu tím chiều phong lữ
Hồn tha hương mờ phủ sương mù
 
Cố nhân ơi chiều thu lữ thứ
Nhớ vườn xưa son đỏ môi hương
Thời đã qua ai người níu được?
Sao thu về vẫn nỗi thê lương
Tình đã qua làm sao giữ được?
Thu về chi ru khúc đoạn trường
 
Thu về chi vỡ bung ngăn nhớ
Bay mùi hương một thuở đam mê
Còn gì đâu rã rời phế phủ
Còn gì đâu bạc tóc não nề!

                       Nguyên Lạc
 

NGHĨA KHÍ HAI BÀ TRƯNG - Đức Hạnh họa thơ nữ sĩ Ngân Giang


  


Kính họa:
"TRƯNG NỮ VƯƠNG" - Nữ Sĩ Ngân Giang
 
 
NGHĨA KHÍ HAI BÀ TRƯNG
 
Nữ Vương khởi nghĩa trừ xâm lược [1]
Nợ nước thù nhà mộng chẳng rơi
Dũng khí hiên ngang hòa biển cả
Tinh thần bất khuất vượt trùng khơi
Hai Bà vung kiếm gìn non nước
Giặc Hán tiêu tùng bỏ mão đai
Giao Chỉ thắng trận xây đất nước
Cổ Loa đón Tết nở hoàng mai
 
Quốc gia thế sự lòng trăn trở
Lãnh thổ quân thù mộng tái lai
Tướng sĩ trần gian lòng dũng cảm
Linh hồn âm cảnh dạ bùi ngùi...
 
Quân thù ác độc luôn giày xéo
Chính nghĩa gian tà đã thấu ai
Quyết tử giữ nhà yêu tổ quốc
Xông pha chống giặc thuận lòng Trời
 
Hào khí Anh hùng lừng trang sử
Tô Định... tháo lui sợ bóng voi
Bắc Thuộc tàn quân lo tẩu tán
Nam hùng Vương Nữ đất trời soi…
 
                                    Đức Hạnh
                                   09 12 2021
 
[1] (Khởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa chống Bắc Thuộc đầu tiên trong lịch sử Việt Nam do hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa đã đánh đuổi được lực lượng cai trị nhà Đông Hán ra khỏi Giao Chỉ (tương đương một phần Quảng Tây, Trung Quốc và Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay)
 

LỠ LÀNG – Thơ Phan Quỳ


  
                        Nhà thơ Phan Quỳ
 

LỠ LÀNG
 
Trèo lên cây bưởi hỏi thăm nhau
Bước xuống vườn sau kiếm lá trầu.
Vôi son chờ môi người đỏ thắm.
Cau buồng đã trổ, hái về đâu.
 
Trước ngõ tầm xuân còn xanh biếc.
Vườn cà thuở nọ đã trổ bông.
Người đi, kẻ ở, buồn đơn chiếc.
Biết có lồng son ? Biết chạnh lòng?
 
Hỡi người thiếu nữ đã sang sông,
Mang cả tình tôi đi lấy chồng.
Em có về đây nhìn hoa bưởi
Tầm xuân tím biếc, cà trổ bông?
 
Này em có nhớ, nhớ tôi không?
 
                                Phan Quỳ
 

Thứ Ba, 7 tháng 12, 2021

HÌNH CHIM TRÊN TRỐNG ĐỒNG LẠC VIỆT - Trần Gia Phụng

Nguồn:
https://trangiaphung.blogspot.com/2015/07/hinh-chim-tren-trong-ong-lac-viet-tran.html


Tác giả Trần Gia Phụng   


1- XUẤT XỨ CỦA CHỮ “LẠC”
 
Tài liệu bằng văn bản quan trọng đầu tiên về chữ “lạc” trong danh từ “Lạc Việt” (Lo Yueh), cho đến ngày nay tìm thấy được, nằm trong đoạn văn của Giao Châu ngoại vực ký (sách của Trung Hoa) xuất hiện khoảng giữa đời Tấn (265-420), được nhiều sử sách trích dẫn, từ Thủy kinh chú (thế kỷ thứ 6) của Lịch Đạo Nguyên (Trung Hoa), đến An Nam chí lược (thế kỷ 13) của Lê Tắc (người Việt sống ở Trung Hoa), rồi các sách khác về sau nữa.