BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Hai, 7 tháng 6, 2021

KỶ NIỆM KHÓ QUÊN THỜI LÀ LÍNH VĂN NGHỆ - Đặng Xuân Xuyến



Khi con trai (Đặng Tuấn Hưng) bỏ học trường Đại học thương Mại (Hà Nội) để theo học khoa diễn viên, trường Đại học Sân khấu Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh, tôi rất lo vì nghề diễn viên cực và bạc lắm. Không theo nghiệp diễn nhưng từng là lính văn nghệ, đã tham gia Hội diễn toàn Quân năm 1985 tại Bộ Tư lệnh 350 Kiến An, Hải Phòng nên tôi hiểu được phần nào mặt trái của nghề diễn. Năm đấy, tôi cùng đồng đội mang giải B về cho Binh đoàn Hương Giang. Thời đấy chỉ có giải A, giải B, giải C và giải Khuyến khích, không có giải Huy chương vàng, bạc hay đồng như bây giờ.
 

BÊN CỘI MAI GIÀ VỚI CẬU VÕ THẾ HÒA – Đinh Hoa Lư

Tưởng nhớ hương hồn cậu Võ Thế Hòa (Nại Cửu, Triệu Phong Quảng Trị)




Căn nhà và cội mai già vắng Cậu Hòa đã gần hai mùa xuân rồi. Hôm nay tôi ngắm cội mà cảm giác hình như nó có ‘linh hồn’ cùng ‘lặng buồn’ nhìn vào căn nhà im lìm từ ngày người cậu vĩnh viễn xa nó. Tôi lại nhớ về những năm niên thiếu tôi là đứa cháu ngoại hay về làng nhất. Cứ mỗi khi về tôi lại hay ghé thăm nhà Cậu. Dáng Mệ Tơ lom khom nở nụ cười hiền từ chào thằng cháu trên tỉnh. Rồi Dì Tưởng, một người dì tần tảo bán buôn cực nhọc từ những gánh rau hàng ngày người dì phải chạy bộ lên tỉnh. Rồi chuyện bà con trong làng, kẻ đi lính người tử trận nên làng ngoại mỗi lúc càng thiếu bóng thanh niên...
 

NHẠC SĨ NGUYỄN ÁNH 9 ĐÁNH GIÁ THẲNG THỪNG MỘT SỐ CA SĨ NỔI DANH, CHẲNG SỢ MÍCH LÒNG AI CẢ !

(Nguyễn Ánh 9 "mổ xẻ" Thanh Lam, Đàm Vĩnh Hưng, Hồ Ngọc Hà).
 


Với sự am hiểu sâu sắc, nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 không ngần ngại ‘mổ xẻ’ các gương mặt đình đám nhất làng nhạc Việt như  Thanh Lam, Đàm Vĩnh Hưng, Mỹ Tâm, Hồ Ngọc Hà.
 
- Có thâm niên 60 năm trong nghề, ông đánh giá thế nào về thị trường âm nhạc Việt Nam hiện nay ?

Việt Nam hiện tại chỉ có giải trí, không có nghệ thuật. Bây giờ, nhạc để xem nhiều hơn là để nghe. Người ta làm giải trí kiếm tiền, coi qua rồi bỏ chứ hiếm người tâm huyết làm nghệ thuật. Điều này khiến tôi buồn lắm vì con đường nghệ thuật của mình không có những người chung chí hướng để làm tốt vai trò nghệ sĩ.
 

CHÙM THƠ NGUYÊN LẠC

 
  
                           Nhà thơ Nguyên Lạc
 

MỘT ĐỜI NHỚ THƯƠNG
 
Vũng nước trong con cá lòng tong bơi lội
Xa nhau rồi tội lắm bậu ơi!
Chẳng thà không gặp thì thôi
Gặp nhau ruộng vắng... một đời nhớ thương! 
 
 
MÙI HƯƠNG ĐÊM NÀO
 
Cánh đồng trăng khuyết thầm thì
Thương em nguyệt quế nhu mì thân thương
Bể dâu một thuở đoạn trường
Thiên thu vẫn mãi mùi hương đêm nào
 
 
GIÓ CHIỀU
 
Chiều nào gió nhẹ bên nương
Thổi em hở áo ngực hường chín cây
Có người không rượu mà say
Trăm năm vẫn nhớ đỏ hây chiều chiều
 

CÁCH LY – Thơ Lê Phước Sinh


   


CÁCH LY
 
Bến Xe nằm ủ rủ
Phòng Trọ hờ đóng cửa
Có người đúng lặng lẻ
đợi lá Thu rụng về...
 
Nhân tình bị cách ly
biết đâu ngày đáo hạn
có chạy đôn chạy đáo
cũng ngửa mặt than trời.
 
Nóng ruột ở trong người
virus càng biến hóa
chơi trò Tôn Hành Giả
nhảy nhót mai đằng vân...
@
Dẫu mà có yêu tôi
chịu xa,
đừng xớ rớ !
 
LÊ PHƯỚC SINH 

DỌC ĐƯỜNG GIÓ BỤI, ĐOẢN KHÚC 36 - 40 (TRONG 100 ĐOẢN KHÚC) – Thơ Khaly Chàm


   
                                   Nhà thơ Khaly Chàm
 

trích đoản khúc: dọc đường gió bụi
 
36.
ấp ôm cát bụi tìm hơi
non tơ sắc giới em cười ngả nghiêng
với tay khép mắt cửa thiền
rằng ta ngộ đạo xích xiềng khua vang
 
37.
nhìn chân mọc rễ dọc ngang
đất cong tầm mắt xác man dại rồi
dễ chừng lú giọng cái tôi
lưu thân nhí nhố đãi bôi cuộc người
 
38.
cởi truồng lõa thể mười mươi
triệu năm vẫn kiếp đười ươi bầy đàn
rừng xưa dựng khói tro than
dìu ta xuống phố dịu dàng ăn xin
 
39.
khóc cười là chuyện linh tinh
hãy đem số mệnh chúng mình ra phơi
ngửa mặt hú nắng khàn hơi
bóng ta trốn chạy cuộc chơi điêu tàn
 
40.
cô đơn là để thở than
sao bằng vũ trụ hỗn mang đêm ngày
nửa ta một mảnh di hài
nhập tràng sắc tướng quái thai mặt người
 
                                               khaly chàm
 

ĐỌC “VỀ LẠI CHỢ GIỒNG” THƠ TRẦN NGỌC HƯỞNG - Châu Thạch


   
VỀ LẠI CHỢ GIỒNG
 
Nhiều năm đi biệt không tăm tích 
Về chẳng còn ai nhận được ta 
Đường cũ thay tên nhà đổi chủ 
Lối vào kỷ niệm… biết đâu là 
 
Chợ Giồng đó buổi ta thăm lại 
Ở ấp Đông mà nhớ ấp Tây 
Ở ấp Thượng mà thương ấp Hạ 
Lòng ta bởi thế cứ vơi đầy 
 
Ta nhớ Vĩnh Bình thương Vĩnh Lợi 
Chưa nguôi ngày cũ tuổi thơ hồng 
Chiều nay trở lại bờ sông vắng 
Biết kể cùng ai chuyện đục trong 
 
Trôi giạt đâu rồi bao bạn lứa 
Thời tươi thắm nhứt mái trường thơ 
Đứa còn đứa mất ngàn dâu biển 
Kí ức mù giăng lớp bụi mờ 
 
Tóc thề ngả hẳn sang màu bạc 
Bạn học giờ thành U60 
Ai đứng bên nhà bồng cháu nội 
Ngỡ vầng mây bạc… lặng lờ trôi
 
Phố mới dựng trên nền chợ cũ 
Toà ngang dãy dọc Chợ Giồng ơi!
Đường thi xưa Hạ Tri Chương cũng 
Về lại thăm quê phải hỏi người! 
 
                           Trần Ngọc Hưởng
 
*
Nhà bình thơ Châu Thạch


ĐỌC “VỀ LẠI CHỢ GIỒNG” THƠ TRẦN NGỌC HƯỞNG  
                                                                                    Châu Thạch
 
Nhà thơ Trần Ngọc Hưởng sinh ra ở xã Tân Thới thuộc cù lao Lợi Quan (nay là huyện Tân Phú Đông) giữa bộn bề sông nước Tiền Giang.
 
Trước năm 1975 nhà thơ là sinh viên Đại Học Sư Phạm và Văn Khoa Sài Gòn. Thời kỳ nầy nhà thơ đã cộng tác với một số tờ báo văn học ở miền Nam. Tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm sau mùa hè đỏ lửa 1972, nhà thơ làm nghề thầy giáo suốt 40 năm và viết văn làm thơ, đã xuất bản 9 tác phẩm. 
 

NHỚ NGUỒN – Thơ Lê Kim Thượng


  
                Nhà thơ Lê Kim Thượng

 
NHỚ NGUỒN
 
Ngủ đi... giấc mộng tình quê
Đong đưa tiếng võng... vỗ về chiêm bao
Lời ru Lục Bát... Ca Dao...
Đưa ta về cõi trăng sao quê nhà
Đơn sơ cây ớt, cây cà
Chim cu, chim quạ... bay qua nỗi chờ...

***                  
Làng xưa, xóm cũ trong mơ
Đình xưa rêu ngói, bây giờ còn không
Se se gió Bấc cuối Đông
Tiếng đàn Vọng Cổ bềnh bồng... tình tang
Nắng rơi ngập cánh đồng làng
Mênh mông biển lúa óng vàng đong đưa
Bờ ao, bến nước, gốc dừa
Hương quê, hương đất thoảng đưa dịu dàng
Chiều trôi theo bóng mây ngàn
Bóng em trong nắng... nắng vàng hiu hanh
Chiều thơm khói bếp mái tranh
Vườn cau hoa trắng... trầu xanh mướt vườn
Hoa quê Dủ Dẻ nhả hương
“Gừng cay... muối mặn...” ngọt đường lời ru
Sông dài chảy mãi thiên thu
Ngàn năm soi bóng Vọng Phu trông chồng
Mùa xanh hương lúa đòng đòng
Tình quê lòng vẫn giữ lòng đinh ninh
Sóng đùa trăng... ánh lung linh
Nước trôi... trôi cánh Lục Bình tha hương
Ôm trăng ngủ giấc miên trường
Bốn bề tịch lặng... Vô Thường thành hoa...

***  
Ngóng trông quê cũ nhạt nhòa
Chiều hoang, loang tím vỡ òa... Buồn ơi...
Trăng nghiêng sao đổ trên trời
Nghe đêm huyền hoặc... nghe đời lãng du
Non cao gió thổi lời ru
Đau lòng Chinh Phụ... Chinh Phu võ vàng
Lẻ loi con Cuốc khóc than
Thương người xa xứ... phụ phàng tình quê
Làm sao bỏ được bộn bề
Cùng quê đối ẩm... rượu thề trăng suông
Quê người khúc hát buồn buồn
Câu ca “Uống nước nhớ nguồn...” buồn thiu
Gió Nam muộn thổi hiu hiu
Cửa Sài gió gọi hắt hiu thầm thì
Mười năm ghi dấu phân ly
Mười năm tình cũ... sầu bi bóng tà...
Tóc râu cằn cỗi tuổi già
Tình quê lòng vẫn thiết tha thắm đằm
Trời còn trăng khuyết, trăng rằm
Núi mòn, sông cạn... trăm năm một lòng...
 
                       Nha Trang, tháng 6. 2021
                            LÊ KIM THƯỢNG
 

VÔ CÙNG DỊU DÀNG HOÀN TOÀN NGUY HIỂM – Nguyễn Đức Tùng



Có người nhìn thấy cô ta leo qua thành cầu, bước theo tay vịn đi lần ra xa. Đây là cây cầu bắc qua khe núi, rất xa mặt nước, có sáu tuyến đường, hai bên có đường dành cho người đi bộ, xe đạp, thành cầu khá cao, ở giữa những nhịp cầu chỗ dây cáp treo có thêm những ô nhỏ nhô ra ngoài, có lẽ để cho nhân viên tu sửa làm việc. Bốn giờ chiều ngày thứ sáu, giờ tấp nập nhất của thành phố. Người đàn bà mặc áo len màu xanh dương, quần jean xám trắng, đi giày thể thao, tóc quấn cao. Cô ta đang chập chờn leo tới sát mép cái ô nhỏ, chồm người ra cúi xuống, hai tay đeo chặt dây cáp, một chân gác lên chuẩn bị leo qua tay vịn cuối cùng. Đoạn này sông vừa ra khỏi núi, chảy như thác trút nước xuống réo ầm ầm, rồi khi qua khỏi cầu gặp vực sâu đột ngột trở nên im lặng. Xe cộ chớp đèn ra hiệu cho nhau, những người đi bộ dừng lại mỗi lúc một đông nhưng không ai dám đi thêm bước nữa. Cô ta xua tay ra dấu cho mọi người không được bước qua thành cầu, những người lái xe chạy chậm lại, tò mò, kinh ngạc. Một người đàn ông tìm cách trò chuyện với cô trong khi chờ cảnh sát tới. Một người nào khác đã kịp gọi cảnh sát. Họ đang trên đường chạy tới, nhưng di chuyển chậm chạp vì chiều thứ sáu xe cộ quá đông. Trong những phút ngắn ngủi này, trước cái chết, đây là cuộc đối thoại giữa người đàn ông và người phụ nữ đứng trên cầu.
- Xin lỗi, nhưng bạn có thể quay lại đây được không?

Chủ Nhật, 6 tháng 6, 2021

CÔNG CHÚA BOKASSA (LAI VIỆT PHI) CỦA VƯƠNG QUỐC TRUNG PHI – Đoàn Dự ghi chép

Gửi các Bạn nào còn nhớ vụ này hồi đó ! Tôi biết khi cô Ba Xi, con gái giả, sang đến Paris, bà Nguyễn Thị Bình đại diện Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, bé cái lầm đưa em Ba Xi đi chơi mua sắm linh đình để lấy điểm với Bokassa ! Đến khi Martine, con gái thật sang, thì chả nhẽ giắt đi shopping một lần nữa !

Mời đọc, Ai còn nhớ Công Chúa Bokassa… ngày ấy bây giờ ra sao, khá ly thú !… Cuộc đời như giấc mơ, tiền tài danh vọng đến, rồi đi…


Bokassa làm tổng thống Trung Phi sau đó tự xưng hoàng đế. Bên phải là bà Nguyễn Thị Huệ, người đã sinh cho ông cô con gái Martine


Cô Công Chúa Ngày Ấy Bây Giờ Ra Sao ?
 
Thưa Quý bạn, vào khoảng cuối năm 1972, không chỉ ở miền Nam Việt Nam mà hầu như cả Thế Giới đều biết câu chuyện vị Tổng Thống nước Cộng Hoà Trung Phi tên Bokassa tìm được giọt máu rơi – kết quả của cuộc tình giữa Ông và người phụ nữ nghèo làm nghề gánh nước mướn ở Cù lao Phố Biên Hoà tên Nguyễn Thị Huệ khi Ông còn là một anh chàng Trung Sĩ Nhất 32 tuổi trong đội lính Lê Dương của Pháp sang tham chiến tại Việt Nam. Người con gái Việt Nam lai Da Đen nghèo nàn khốn khổ con rơi của ông lúc ấy 19 tuổi, tên Nguyễn Thị Martine theo họ Mẹ, làm nghề khuân vác xi-măng từ năm 18 tuổi tại Nhà Máy Xi Măng Hà Tiên gần Thủ Đức. Đùng một cái, Cô trở thành Ái Nữ của Tổng Thống Bokassa, rồi khi vị Tổng Thống này tham quyền cố vị, xoá bỏ nền Cộng Hoà, tự xưng mình là Hoàng Đế, ở ngôi được 3 năm thì trong 3 năm đó, Cô trở thành một vị Công Chúa. Nay, thời gian 43 năm đã trôi qua, thế sự đổi dời, những người liên quan hầu như đã hoá thành người thiên cổ, kể cả Hoàng Đế Bokassa. Riêng cô gái nghèo tức cô Công Chúa Martine Bokassa hiện nay ra sao, Cô còn sống hay đã chết? Mới đây, tờ báo Le Figaro của Pháp đã tìm hiểu và đăng rõ chi tiết ngọn ngành, xin mời Quý Bạn xem qua cho biết…
 

Thứ Bảy, 5 tháng 6, 2021

SỰ TÍCH LÁ DIÊU BÔNG – Hoàng Cầm




"Bài thơ "Lá diêu bông" tôi viết về một câu chuyện có thật, câu chuyện về mối tình đầu tiên trong đời tôi. Vào một đêm năm 1959, khoảng 3 giờ sáng, tôi chợt tỉnh giấc rồi thao thức không ngủ lại được.
 

Thứ Năm, 3 tháng 6, 2021

SÀI GÒN TIA NẮNG ĐẦU TIÊN CỦA NGÀY GIÃN CÁCH - Chùm thơ Trần Mai Ngân




SÀI GÒN TIA NẮNG ĐẦU TIÊN CỦA NGÀY GIÃN CÁCH
 
Yếu ớt và hững hờ trên cành lá xanh xao
Những bông hoa muôn màu cúi đầu lặng lẽ
 
Bình minh mà sao tiếng chim kêu nhạt tẻ
Khu phố lặng thinh chìm trong ngột ngạt
Người nhìn người đôi mắt cứ hoài nghi...
 

MÙA HẠ TRÔI XA – Thơ Tịnh Bình


   
            Nhà thơ Tịnh Bình

                                                                                            
MÙA HẠ TRÔI XA
 
Ta về tìm lại dư âm cũ
Đường phượng bay đâu thấy người xưa
Trống tan trường mơ hồ quá đỗi
Mùa hạ ơi xin vọng chút âm thừa
 
Sao tiếc mãi một thời vụng dại
Áo học trò đàn bướm tinh khôi
Trang vở trắng hồn nhiên dòng mực tím
Lá thuộc bài... ngơ ngẩn nhớ đâu đâu...
 
Ta về tìm lại... xa xưa lắm...
Má lúm đồng tiền khóe môi duyên
Nghe sau vành nón lời thưa thốt
Tóc dài tha thướt nụ cười hiền
 
Ta về... chẳng thấy ta xưa nữa...
Khoảng trời thơ mộng tuổi hoa niên
Trách chi mùa hạ trôi xa lắc
Giọt mưa gầy ướt tiếng ve nghiêng...
 
                                   TỊNH BÌNH
                                     (Tây Ninh)
 

MUA ĐỨA CON LAI – Đinh Hoa Lư


Những đứa bé hai giòng máu sau ngày tàn cuộc chiến           
 
 
ĐI MỸ
 
Tên hai vợ chồng Đào và Mận nghe "hay hay" do hai loại trái cây này gần gũi nhau lại cũng là tên của hai người.
 
Nghề bán bánh mỳ thịt nguội và bánh mỳ xá xíu không giàu hơn ai nhưng cũng nuôi đủ mấy đứa con. Công nhân về đây xây đập càng lúc càng đông. Bánh mỳ nóng dòn cùng xíu kho theo kiểu Quảng Trị cùng một ít pate thịt nguội nên công nhân ưa mua ăn sáng. Giá bình dân lại ngon nên xe mỳ của hai vợ chồng bán rất chạy hàng. Gần trưa là hết sạch hơn trăm ổ mỳ.
 

DỌC ĐƯỜNG GIÓ BỤI, ĐOẢN KHÚC 31 -35 (TRONG 100 ĐOẢN KHÚC) – Thơ Khaly Chàm


   
                   Nhà thơ Khaly Chàm

 
trích đoản khúc: dọc đường gió bụi
 
31.
nghiệp duyên, bĩ cực, luân hồi
kinh thư tẩm rượu, giấy bồi lận lưng
bẩm sinh một kiếp lừng khừng
cuộc chơi thoát xác vui mừng hò reo
 
32.
nhân danh chữ nghĩa ngoằn ngoèo
xé toang thể phách gửi theo hồn kiều
nhoài lên níu giữ tín điều
ô hay, sắc tướng mỹ miều thật sao
 
33.
buồn, bao giờ đủ mà chào
hãy mang mặt nạ nhìn nhau cả cười
trần truồng khốn nạn cuộc chơi
ngứa rần tư tưởng kiếp đười ươi câm
 
34.
mù lòa tính chuyện trăm năm
đút tay vào túi lương tâm gật gù
ngày đêm bất biến thiên thu
khi nào mửa máu mà ru căn phần
 
35.
vòng đời lẩn quẩn cuồng chân
chỉ tìm nhát búa… âm tần đóng đinh
nhẹ bay sương khói ảo hình
cuối cùng nhận diện chính mình, trời ơi!
 
                                             khaly chàm
 

“NUỐI TIẾC TÌNH YÊU THUỞ BAN MAI” THƠ PHẠM NGỌC THÁI – Nguyễn Thị Hoàng


  
                 Nhà thơ Phạm Ngọc Thái
                                                                                          
 
CON ĐƯỜNG PHƯỢNG ĐỎ
 
Em mang màu phượng đỏ ra đi...
Anh tha thẩn dọc hè phố nhỏ
Nơi kỉ niệm của mối tình sinh nữ
Xác ve còn bám ở thân cây.
 
Con đường phượng đỏ đêm nay
Mây lãng du bay, trời xanh vô định
Những cánh hoa rung trong hoài niệm
Nghe lòng thổn thức đâu đây...
 
Phượng đã cháy lên một thời
Nửa tóc bạc rồi, nửa mái xanh phơ phất
Tới một ngày chúng cũng tàn úa hết
Ta sẽ thành ông bà lão, em ơi!
 
Con đường tình đẫm giọt sương rơi
Gió vẫn xạc xào, vi vút thổi
Giá hồi ấy chúng mình lấy nhau rồi sinh năm đẻ bảy
Thì đâu còn phượng để anh ru?
 
Em đã mang màu phượng ấy ra đi...
 
PHẠM NGỌC THÁI
(Trích tập "64 bài thơ hay", Nxb Hồng Đức 2020)

GIỚI THIỆU TẬP TRUYỆN THƠ “DIỆU TÂM CA” CỦA NHÀ THƠ TÂM NHIÊN – Châu Thạch


Tâm Nhiên qua nét vẽ của Trịnh Tài

“DIỆU TÂM CA”, một tác phẩm của nhà thơ Tâm Nhiên mà với trí tuệ thô thiển của mình tôi tạm hiểu là một “khúc ca về Chân Tâm Vi Diệu”. Tôi thường tự nhận văn thơ của mình chỉ như tiếng gáy của con Dế tầm thường dưới cỏ, vậy cho nên với Diệu Tâm Ca, một tác phẩm thơ đồ sộ với 648 trang sách, chứa đựng triết thuyết huyền vi thâm thúy của đạo Phật, tôi không dám nhận xét gì, chỉ xin giới thiệu về sách, như tường thuật vô tư những gì mình đọc.
 

Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021

MỘT MẢNH TÌNH CHUNG THỦY - Ngô Viết Trọng




“Khô héo lá gan cây đỉnh Ngự,
Đầy vơi giọt lệ nước sông Hương
Quê người đành gởi thân trăm tuổi
Cuộc thế mong gì nợ bốn phương!”
                          (Thượng Tân Thị)
 
Mùa hè năm 1914 vua Duy Tân lại ra nghỉ mát ở Cửa Tùng. Lần này triều đình chỉ định quan thượng thư Bộ Học kiêm Cơ Mật Viện đại thần Hồ Đắc Trung theo hầu ngự. Năm này vua cũng vừa bước lên tuổi mười bốn. Hai hôm trước khi đi, vua nói với ông Trung:
- Năm nào đi nghỉ mát tôi cũng tắm, cũng bơi, cũng nằm phơi nắng trên cát một mình thật buồn tẻ quá. Nghe nói thầy có mấy người con trai cũng đang nghỉ hè, bảo họ đi chơi với tôi cho có bạn được không?
Ông Trung ngập ngừng:
- Đa tạ hoàng thượng đã chiếu cố đến đám trẻ của hạ thần. Chỉ sợ chúng quê mùa dốt nát chưa thông lễ nghĩa lỡ xúc phạm oai trời hạ thần lại mang tội.
- Thầy ngại cho con ra tắm biển có thể gặp chuyện nguy hiểm chứ gì? Chắc thầy chưa rõ Cửa Tùng là một bãi biển đẹp, mát mẻ và yên bình nhất ở Trung Kỳ? Người Pháp vẫn mệnh danh Cửa Tùng là Nữ hoàng của những bãi tắm (La Reine des plages) mà! Tắm và nghỉ ngơi ở đó tốt cho sức khỏe lắm. Thầy yên chí đi!
- Vậy xin phép hoàng thượng cho hai con trai của hạ thần là Hồ Đắc Điềm và Hồ Đắc Di cùng đi cho vui. Nếu chúng vụng về sơ sót điều gì xin hoàng thượng lượng thứ.
- Không sao. Điềm với Di chắc xuýt soát tuổi tôi?
- Tâu vâng, chúng chỉ trội hơn hoàng thượng một hai tuổi!
- Quá tốt! Kế Điềm với Di còn người nào nữa không?
- Tâu, còn hai đứa. Nhưng lại đều là con gái.
- Chắc các em đều còn nhỏ?
- Tâu vâng. Một lên mười, một mười hai.
- Như vậy đâu còn nhỏ lắm? Thầy nên cho hai em đi chơi luôn để hai em vui chứ! Mọi thứ cần thiết tôi sẽ cho người lo giúp, thầy khỏi bận tâm.
- Tạ ơn hoàng thượng!
 

XUÂN KHÊ THÔN, ƠN LÃO ĐƯA ĐÒ – Đinh Hoa Lư



Cuối năm 1975 có mấy trại tù cách Làng Nại Cửu Phường khoảng vài cây số (làng này Ái Tử ngó lên hướng núi). Chúng tôi nhờ đi lấy kẽm gai ngoài phi trường cũ nên tôi có đi vô thăm chùa Ái Tử. Có ai đó thấy tôi và nói với gia đình tôi ở Mỹ Tho rằng tôi còn sống.

TÌNH – Thơ Tịnh Bình


  
             Nhà thơ Tịnh Bình

 
TÌNH
 
Bận chi lời gió gieo neo
Thương nhau chín núi mười đèo cũng qua
Sầu chi vời vợi trăng xa
Còn trong nhung nhớ riêng ta với mình...
 
                                          TỊNH BÌNH
                                            (Tây Ninh)

BÀN THÊM VỀ CÂU 'TAM NAM BẤT PHÚ' – Đặng Xuân Xuyến



Năm 2012, khi viết "Mạn Đàm Về Câu ‘Tam Nam Bất Phú’ ", tôi có đưa ra vài ý kiến:
 
"Qua kiểm chứng những gia đình có 3 anh em trai (chỉ 3 anh em trai rất hiếm gặp, mà cơ bản có thêm chị em gái) tôi thấy thường xảy ra (ít nhất là 2/3) các tình huống
 
- Bất hòa trong gia đình, kể cả sau này khi 3 anh em trai đã yên bề gia thất.
- Tai họa xảy ra cho 1 trong 3 người con trai: Nặng thì có người chết sớm (thường là chết trẻ, chưa có con cái), nhẹ thì bị tàn tật như thối tai, què chân hoặc những chứng bệnh nan y khó chữa...
- Đường hôn nhân của 1 trong 3 anh em trai gặp phải trắc trở, thiếu may mắn, không được trọn vẹn.
 
Có lẽ, đây mới là điều mà cổ nhân đúc kết: Nhà có 3 anh em trai thì khó có được sự phú quý, phúc thọ.