BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 6 tháng 5, 2021

BẮC NINH THI THOẠI (Kỳ 1) – Nguyễn Khôi

Bắc Ninh thi thoại của Nguyễn Khôi (Đình Bảng) đã tái bản nhiều lần ở Việt Nam, độc giả trong và ngoài nước đánh giá cao giá trị nghệ thuật của tác phẩm này. Xin trích một số chương giới thiệu cùng bạn đọc.




Bài Thứ 1 – SUY NGHĨ VỀ THƠ
 
Thơ – là một bài văn gồm những câu ngắn, dài (có vần hoặc không vần) có thanh âm từ điệu của một thứ tiếng mà nhà thơ sáng tác ra, thường theo những niêm luật nhất định. Người ta thường hay nói “thơ ca”, nhưng cũng cần phân biệt sự khác nhau giữa thơ và ca. Nếu Ca diễn tấu ca ngợi một cái đẹp thì Thơ với ý tứ sâu xa, với cấu trúc độc đáo được kết tinh từ cái đẹp đó làm cho mọi người ngây ngất chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền diệu tâm linh rất thơ đó.
 

NỖI NHỚ CỐ HƯƠNG – Thơ Nguyên Lạc


  
                           Nhà thơ Nguyên Lạc


NỖI NHỚ CỐ HƯƠNG
 
1.
Bao năm không về quê cũ
Nhớ xanh lúa trổ đòng đòng
Lam chiều "cánh cò bay lả"
"Chín chiều chim vịt nhớ mong" [1]
 
Cố hương trong hồn vẫn mãi
Mơ theo con nước lớn ròng
Hoa trôi một dòng tím thẫm
Thương ơi thôi đã xa xăm!
 
2.
Em tôi giờ đây vẫn đợi?
Tình tôi còn nhớ hay không?
Sang sông sáo giờ đã vội?
Xuân thu người đã theo chồng?
 
Bao năm lòng này vẫn nhớ
Tuyết sương đã nhuộm thời gian!
Tha hương tháng ngày cơm áo
Trong tôi tình vẫn rộn ràng!
 
3.
Mai đây có về chốn cũ
Tìm đâu mỏng mảnh hình hài?
Xuân xanh em giờ vẫn mãi?
Hay còng lưng bạc tháng ngày?
 
Mai đây người về quê cũ
Bạc đầu vẫn mãi hương xưa
Nước lớn bịp than rạch cũ
"Không lời chèo chống mỏi mê" [2]
 
4.
Bao năm không về quê cũ
Nhớ ơi mùa gió chướng về
Tha hương từ ngày bão lũ
Buồn ơi chưa vẹn câu thề!
 
Chiều nay bên hè phố lạ
Nhớ ai cùng nỗi thương quê
Cao ốc đèn vàng đèn đỏ
Lữ khách lòng bỗng ê chề!
 
Mai này người muôn năm cũ
Tìm về thăm lại cố hương
Có giống nỗi buồn Từ Thức?
Hụt hẫng "Ngẫu Hứng Hồi Hương"? [3]
 
                                      Nguyên Lạc
..........
 
[1] Con cò bay lả bay la/ Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng - Dân ca
Chiều chiều chim vịt kêu chiều/ Bâng khuâng nhớ bạn, chín chiều ruột đau - (ca dao)
[2] Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi/Buôn bán không lời chèo chống mỏi mê - (ca dao)
[3] Từ Thức Về Trần; Hồi Hương Ngẫu Hứng - Hạ Tri Chương

PHIẾM LUẬN VỀ CHỮ ĐỒ - Đồ Gàn



Trong tiếng Việt không có chữ nào có nhiều nghĩa và nhiều ứng dụng bằng chữ “Đồ”. Chữ này chiếm một địa bàn rộng lớn vì nó được dùng để chỉ tất cả những dụng cụ tiện nghi mà con người sáng tạo ra để đáp ứng đời sống vật chất cho chính mình. Ví dụ như: Cái bàn, cái tủ, cái giường, cái ghế là… đồ đạc trong nhà. Cái cày, cái cuốc, cái xẻng là… đồ làm vườn, làm ruộng. Cây súng, lưỡi gươm, cung nỏ là… đồ binh khí. Con búp bê, trái banh, cỗ bài là… đồ chơi.

Thứ Tư, 5 tháng 5, 2021

MƯỜNG MÁN, DÒNG SÔNG QUÊ HƯƠNG – Thơ Lý Hạ Liên


Dãy nhà phố bên hữu ngạn sông Mường Mán
                                  

MƯỜNG MÁN, DÒNG SÔNG QUÊ HƯƠNG
 
Con sông nhỏ chảy qua thành phố nhỏ
Soi bóng tháp in nghiêng
Soi vòm lá hồn nhiên
Vườn bông và ghế đá
Mường Mán
Cái tên nghe rất lạ
Bên này sông
Em nhớ
Nhà anh bên kia sông
 
Mường Mán
Con sông chia đôi bờ Phan Thiết
Với tình yêu da diết
Nơi chúng mình được sinh ra
 
Xưa
Mỗi ngày ta qua cầu đi chơi đi học
Thuở đó
Chúng mình đang còn là lũ nhóc
Chưa hề biết đón đưa
 
Ta gọi tên con sông xưa
Đi qua ngày tuổi nhỏ
Dần lớn lên theo những mùa Phượng đỏ
Tắm tưới hồn ta bằng yêu thương
 
Khi những cánh chim rời xa quê hương
Bay theo đời khát vọng
Ta có nghe lòng sông dậy sóng
Có hay chăng sông nhớ cánh chim trời ?
 
Một ngày
Tiễn bạn xa đời
Thôi hết còn tao ngộ
Bên kia sông chợ phố
Thấp thoáng kỷ niệm xưa
Lòng chợt đổ cơn mưa
Nghèn nghẹn
 
Mường Mán
Con sông chảy qua đời ta
Một thời em đi xa
Anh thôi không về nữa !!!
 
                 Lý Hạ Liên
                    05.5.21
 
* Ngày nhỏ tôi nghe người ta gọi tên sông là Mường Mán.
Bây giờ là sông Cà Ty, và còn có những cái tên khác nữa...
 

ANH HÃY VỀ ĐÂY – Thơ Phan Quỳ


   
                        Nhà thơ Phan Quỳ


ANH HÃY VỀ ĐÂY
(Mến tặng những người xa quê)
 
Anh hãy về đây với cố hương
Cùng em đi lại những cung đường
Tìm chút dư âm ngày tháng cũ
Nghe trong hơi gió những yêu thương
 
Anh hãy về đây một ngày xuân
Ngắm mai vàng rực một góc sân
Anh kể em nghe đời lưu lạc
Tự độ xa quê mấy tủi hờn.
 
Anh hãy về đây một ngày hè
Sân trường sắc phượng cùng tiếng ve
Và hãy cùng em vào lớp học
Trông ngoài cửa sổ những hàng me.
 
Anh hãy về đây một chiều thu
Cùng em nghe lá khẽ rơi vừa
Anh nhặt cho em chùm hoa tím
Cài lên mái tóc đã lưa thưa
 
Anh hãy về đây một ngày đông
Khi cơn gió lạnh thổi đầy đồng
Lặng nghe bao lời trong im ắng
Anh khoác cho em chiếc áo hồng
 
Anh hãy về đây nhấp chén say
Cùng em uống cạn những vơi đầy
Nhục vinh xin hãy vào quá khứ
Mây trắng quê mình vẫn mãi bay.
 
Anh ở nơi nào anh có hay
Áo trắng quê mình vẫn mãi bay...
 
                                   Phan Quỳ

THUYỀN NHÂN – Thơ Lê Phước Sinh


                                                            
            Nhà thơ Lê Phước Sinh


THUYỀN NHÂN
 
Mỗi Chúng ta là một Thuyền Nhân
lênh đênh Biển
Đời định hướng.
người Thuyền trưởng đóng vai Thủy thủ
vững tay chèo
nhảy sóng
vượt phong ba.
Hành trình
ấu thơ
sáng, tối
tuổi già.
Da sạm nắng
tóc bềnh bồng
chuyển bạc.
Bờ xa kia
vọng tiếng đàn giọng hát...
 
         LÊ PHƯỚC SINH
 

GỞI CƠN MƯA HẠ - Thơ Tịnh Bình


   
 

GỞI CƠN MƯA HẠ
 
Ướt hạ rồi hỡi bầy mưa lơ đãng
Lối em qua rụng cánh tím bằng lăng
Ta cúi nhặt những sầu vương man mác
Áo trắng học trò tóc ngắn bâng khuâng
 
Miền hạ đỏ ve tần ngần đứt quãng
Lối về trưa thương nhớ một mùa hoa
Mái trường cũ buồn thiu phố huyện
Biết nói gì khắc khoải phút chia xa...
 
Phượng rưng rức màu hoa như khát cháy
Ơi ngày xưa xa lắc phía mù khơi
Em tóc ngắn chắc gì còn nhớ nữa
Mùa tơ vương mây hạ tím ven trời
 
Ngang lối vắng rụng từng chùm mưa cũ
Xam xám khoảng trời xao xuyến mộng ngày qua
Chợt gặp ta ngập ngừng men lối gió
Trên đỉnh trời vừa khuyết dấu mưa sa...
 
                                        TỊNH BÌNH
                                          (Tây Ninh)

MƯA QUÊ HƯƠNG VÀ NGÀY VỀ BÊN MẸ - Đinh Hoa Lư


Tác giả Đinh Hoa Lư


Nước Mỹ hàng năm vẫn có ngày Lễ Mẹ bên nhà thì có ngày Vu Lan để nhớ về công ơn mẹ hiền. Lại một lần nữa, ngày Mother's Day năm 2021 này là ngày đầu tiên đánh dấu năm đầu tiên mấy anh em con MẤT MẸ.

DỌC ĐƯỜNG GIÓ BỤI, ĐOẢN KHÚC 1-5 (TRONG 100 ĐOẢN KHÚC) – Thơ Khaly Chàm


   
                           Nhà thơ Khaly Chàm


100 đoản khúc: dọc đường gió bụi
 
1.
ngọt lời một chút, nghe em
đừng như lửa sấm cháy mềm đời nhau
hôm nay ảo mộng ngày sau
choàng ôm gió đắng trắng màu thời gian
 
2.
điên mê, ta ngã dịu dàng
gục đầu thơ khóc nhòa trang sử tình
phù trầm trổ nụ tâm kinh
môi khô mấp máy, ngôn tình khói sương
 
3.
hoài thai với cõi vô thường
rướn mình, kết tụ mùi hương lên trời
thưa em: giả tưởng rối bời
hình ta cổ quái, ơn đời và em!
 
4.
một đời bại chiến nhìn đêm
xác bên vực tối nhịp tim loạn cuồng
mặt trời, nhìn sững tay buông
cũng đành quy phục nghe chuông gọi hồn
 
5.
chơn thần ngậm gió vô ngôn
tay vờn ngón máu vẽ hồn thơ điên
mắt tình bùa lưỡi linh thiêng
trườn qua ảo giác hồn nhiên bật cười
 
                                       khaly chàm

Thứ Hai, 3 tháng 5, 2021

CHÙM THƠ “ĐÊM...” CỦA LÊ VĂN TRUNG

           
    
 

ĐÊM ĐỢI NGÀY MONG
 
Nghe đêm khua động bóng ngày
Áo hoa vườn cũ hương bay trắng ngần
Đêm chìm theo mộng vừa tan
Tiếng chim cuống quýt gọi đàn trong sương
 
Em về theo dặm vàng trăng
Còn vương mấy sợi mây giăng bên trời
Đêm trầm từng giọt đêm vơi
Bàn tay nguyệt hái nụ cười cài hoa
 
Ôi da thịt quá lụa là
Ươm vào đêm bỗng ngọc ngà nắng mai
Đêm vơi cho giọt sương đầy
Trong đôi mắt của mộng ngày chờ nhau.
                         

CHIỀU HỒ TÂY – Thơ Đặng Xuân Xuyến


   


CHIỀU HỒ TÂY
 
Ai phả vào chiều một dấu yêu
Để ai tẩn ngẩn một nét Kiều
Ồ kìa loáng thoáng ven rặng liễu
Một tiếng cười reo lảnh lót chiều!
 
            Hồ Tây, chiều 30-04-2021
             ĐẶNG XUÂN XUYẾN

ANH ĐƯA EM VỀ QUÊ ANH LẦN NỮA – Thơ Phan Quỳ


   
 

ANH ĐƯA EM VỀ QUÊ ANH LẦN NỮA
 
Em à,
Anh đưa em về quê anh lần nữa
Đường ta đi phố thị đã lên đèn
Anh tìm lại trong vùng trời lưu luyến
Chút hương tình vương mãi những êm êm.
 
Ơi em,
Hãy độ lượng như lòng anh mong mỏi
Em thương anh thương cả mối tình anh.
Thời vụng dại trao một người em gái,
Má môi hồng, áo trắng, tóc mây xanh.
 
Rồi anh xa khi người còn ở lại
Anh ra đi để mãi những mong chờ
Anh gục đầu đêm gọi những cơn mơ
Hình bóng cũ đầy ắp về tâm tưởng.
 
Anh trôi dạt về bao miền vất vưởng
Nhờ có em níu giữ bước giang hồ
Anh muốn nói lời cảm ơn lần nữa
Em dịu dàng, anh gọi có em thưa.
 
Anh muốn cầm tay em chút nữa
Hơi ấm nào lan toả giữa đời anh
Đây dòng sông đây con đường tuổi nhỏ
Nơi quê hương anh sống với êm đềm.
 
Anh muốn được hôn em lần nữa
Dù bao ngày ta đã bên nhau
Anh cúi xuống, chú ve con ầm ĩ
Cháy lên trời sắc phượng vĩ nao nao.
 
Em,
Tha thứ không khi lòng anh vẫn nhớ ???
Một chút thôi lúc trở lại quê nhà.
Bao dịu êm trong một lần bão nổi
Rồi anh về... còn lại...
những trôi xa...
 
                                       Phan Quỳ 

THÁNG MẤY ANH NHỚ EM! – Thơ Trần Mai Ngân


                                   
                                 Nhà thơ Trần Mai Ngân


THÁNG MẤY ANH NHỚ EM!
 
Tháng Giêng về đem mùa xuân đến em gặp anh...
Tháng Hai xa cho thương nhớ thật đầy...
Tháng Ba hương Ngọc Lan và đêm biển mặn
Tháng Tư, tháng Năm ấp ủ tình nồng lời anh nói trăm năm...
 
Nụ hôn đầu vòng tay khép chặt
Tháng Sáu mắt trong mắt, môi trong môi...
Mùa hè cháy đỏ trời màu hoa phượng, tình yêu lứa đôi
Con ve hết hồn kêu vang, mặc kệ... đôi tình nhân quyện chặt... quyện thật chặt...
 
Tháng Bảy, tháng Tám rồi tháng Chín về
Vòng quay đê mê, đê mê...
Đêm thuỵ du anh hát ru
À ơi! Tình ơi!...
 
Tháng Mười, tháng Mười Một, tháng Mười Hai
Anh rót mật vào tai - tình sẽ không phai
Một năm, hai năm... sáu năm... rồi nhiều năm...
Quay lại tháng Giêng em không còn anh
 
Anh có nhớ chăng, anh có nhớ chăng tháng nào mình của nhau
Đừng phai mau... anh ơi! xin đừng phai mau...
Tháng nào là của nhau... tháng nào tình đi mau...
Anh ơi... Xin đừng anh ơi... anh ơi...!
 
                                                                         Trần Mai Ngân

Chủ Nhật, 2 tháng 5, 2021

CẢM ĐỌC BÀI THƠ "QUA SÔNG" CỦA TÔ THÙY YÊN – Nguyễn Khôi

Tô Thùy Yên sinh 1938 tại Gò Vấp, Gia Định; Tốt nghiệp Đại học Văn Khoa Sài Gòn, Thiếu tá QLVNCH, là một trong những Nhà thơ lớn (cùng lứa với Thanh Tâm Tuyền) ở Sài Gòn trước 1975. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông bị nhà cầm quyền cầm tù ba lần, tổng cộng gần 13 năm. Cuối năm 1993 cùng gia đình sang Hoa Kỳ định cư theo dạng tù nhân chính trị ở Saint Paul, Minnesota rồi sau chuyển về sống ở Houston, tiểu bang Texas. Ông mất ngày 21 tháng 5 năm 2019 tại Texas. 

Nguyễn Khôi, tác giả bài bình thơ, trước năm 1975 vốn là người phía chiến tuyến đối nghịch với Tô Thùy Yên. Ông Nguyễn Khôi đề nghị chúng tôi đăng lại bài bình thơ này từ trang web BẠN VĂN NGHỆ (đã đăng từ năm 2013)

 
Tác giả bài viết Nguyễn Khôi
 

Thơ Việt Nam ta xưa nay hiếm có bài tả về một trận đánh...? Năm 1948 có bài "Tây Tiến" của Quang Dũng, và trước 1975 có bài "Qua sông" của Tô Thùy Yên.
 
Thôi, hãy đặt sang bên những gì là "địch/ta" (quan điểm, lập trường, bên này, bên kia) - coi như người đứng ngoài cuộc, cảm nhận theo kiểu "nghệ thuật vị nghệ thuật"... ta thử đọc bài "Qua sông" của Tô Thùy Yên xem Thơ đích thực ra sao ?
 

TẢN MẠN VỚI “CON TIM ỐM ĐÓI” THƠ LÊ THỊ QUỲNH DUNG - Châu Thạch


 
                  Nhà thơ Lê Thị Quỳnh Dung


CON TIM ỐM ĐÓI
 
Trong cơn mơ ta thấy mình trẻ lại
Cũng bao người cũng vậy cũng như ta
Ta thấy bình minh thấy bóng tùng già
Thấy hoàng hôn nhỏ từng giọt đỏ
 
Không biết uống
Vỡ cả đời không biết uống
Để đấy mà trông
Trông rượu chảy trong hồn
Mùi nho thơm
Mùi dâu chín bâng khuâng
Cho cảm giác mình còn tỉnh táo
 
Ngồi một góc nhìn cuộc đời xông xáo
Họ đi đâu xe và cộ dập dìu
Chuyện mưu sinh chuyện muôn thuở ngoài kia
Duy góc tối chỉ có mình tư lự
 
Sống chậm lại
Dầu tay chưa chống gậy
Tập buông xuôi
Cho nước chảy qua cầu
Mình nhớ gì nhớ cũng thật lâu
Là khờ khạo là con tim ốm đói.
 
                   Lê Thị Quỳnh Dao
 
 *

Nhà bình thơ Châu Thạch


TẢN MẠN VỚI “CON TIM ỐM ĐÓI” THƠ LÊ THỊ QUỲNH DUNG 
                                                                                       Châu Thạch
 
Bài thơ “Con Tim Ốm Đói” quả là khó hiểu. Khó hiểu nhưng tôi thấy hay bằng thứ cảm giác mập mờ không dễ nói ra ngay được. Vậy bây giờ, xin hãy cùng tôi đi vào từng khổ thơ, để tìm cho ra, làm sáng tỏ phần nào cái hay mà ta cảm nhận được mập mờ từ lúc ban đầu.
 

TỪ CHUYỆN CƠM CHÁY VÀ KHỦNG HOẢNG DƯ THỪA CỦA VỊ GIÁC – Đinh Hoa Lư



Hạt gạo sau khi bị lột trần nấu chín để trở thành các "nàng cơm" trắng dẻo nõn nà nay thân  phải đem nướng trên chảo lửa, hóa kiếp thêm một lần nữa để thỏa mãn cho vị giác con người... nhưng chắc gì đủ thỏa mãn cho tâm lý đòi hỏi cái lạ hơn ngon hơn?
 

Thứ Bảy, 1 tháng 5, 2021

TÔ THÙY YÊN NGỌN GIÓ LẠ THƯỜNG SẼ THỔI TỚI – Nguyễn Đức Tùng


 
Con người có thể bị số phận vây khổn, bị lỗi lầm săn đuổi, bị thời gian ruồng bỏ, nhưng khi đêm tối xuống, vầng trăng là của hắn.
 
Vầng trăng còn tiếc cuộc rong chơi
 
Thơ Tô Thùy Yên là một đứa trẻ. Đó là tấm lòng thương yêu đối với cuộc đời.
Con người là sự sống tự ý thức về nó. Không những ý thức về nó mà còn về người xung quanh, về những mối quan hệ, ý thức về sự yếu đuối của cá nhân, cô đơn, sự cần thiết của người khác. Con người biết rằng khi tách khỏi nhân loại, tồn tại đơn lẻ, cuộc sống trở nên không thể chịu đựng được. Con người chỉ có thể tìm ra bản thể của mình trong mối quan hệ với người khác. Toàn bộ những quan hệ ấy đặt trên một điều cốt lõi, khởi thủy và kết thúc, đó là tình yêu. Không có nó, mọi thứ khác sụp đổ.
 
Trời dậy sáng
Như một lời nói mới
Hồng loang đám ruộng xa, hồng lên khóm tre cao
Mặt trời xao xuyến mọc
Ôi có hừng đông nào chẳng làm ta muốn khóc
Một ngày nữa xuống với đời ta
Vui biết mấy
Mà cũng buồn biết mấy
 

Thứ Sáu, 30 tháng 4, 2021

VÀI CẢM NHẬN KHI XEM PHIM BỐ GIÀ (WEB DRAMA) CỦA TRẤN THÀNH – Đặng Xuân Xuyến


Poster phim Bố Già

BỐ GIÀ (Web drama) là bộ phim giải trí, đậm đặc chất thương mại, thực hiện rất kỹ ngay từ khâu viết kịch bản. Từ việc quy tụ các ngôi sao "ăn khách", các "hiện tượng mạng" đã được Trấn Thành cẩn thận "đo chân đóng giày" (cho diễn viên thể hiện) với từng hình tượng nhân vật để hút fan tới rạp, đến việc lồng quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ... vào phim đều được tác giả kịch bản kiêm nhà sản xuất Trấn Thành khéo léo "bày binh bố trận" theo đúng chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp.