BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2019

YÊU EM”, THƠ VUA ĂN MÀY MỘT BÀI THƠ TÌNH RẤT LẠ - Châu Thạch


           
                                 Nhà thơ Vua Ăn Mày


YÊU EM”, THƠ VUA ĂN MÀY MỘT BÀI THƠ TÌNH RẤT LẠ
                                                                                         Châu Thạch

Tôi năm nay đã 77 tuổi, thể xác và tâm hồn khô cằn. Thế nhưng cứ mỗi lần đọc thơ của Vua Ăn Mày thì lại thấy mình như thanh xuân trở lại. Với tôi, mỗi bài thơ của Vua Ăn Mày đưa tôi về trở với cái tuổi lãng mạn, yêu đời, yêu em và ngổ nghịch tràn đầy trong đường máu. Tôi thích đọc thơ của Vua Ăn Mày vì thơ ấy đem cho tôi một niềm vui được uống thi vị nồng say, như uống thứ men rượu, nói hơi cường điệu một chút, là thứ men rượu cải lão  hoàn đồng.
Hôm nay tôi đọc được một bài thơ của Vua Ăn Mày. Bài thơ nầy đem  so với những bài thơ khác của Vua, thì không hay bằng. Thế nhưng bài thơ rất lạ, lạ ở chỗ đây là một bài thơ tình trai gái, nhưng lại là một bài thơ yêu nước:  

CÁCH BỐ TRÍ TƯỢNG THỜ TRONG CHÙA MIỀN BẮC - Đặng Xuân Xuyến



Tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát tại chùa Đá, Đỗ Hạ, Quang Vinh, Ân Thi, Hưng Yên


CÁCH BỐ TRÍ TƯỢNG THỜ TRONG CHÙA MIỀN BẮC

(Trích từ VÀO CHÙA LỄ PHẬT NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT, Đặng Xuân Xuyến ; Văn Hóa Thông Tin ; 2006)

Các chùa miền Bắc thường theo Thiền phái Bắc tông nên cách bài trí tượng Phật đơn giản và khác với chùa miền Nam.
Một ngôi chùa Phật giáo ở miền Bắc phổ biến có 4 khu vực: Chính điện, Tiền đường, Nhà hành lang, Nhà tổ và nhà trai.

GIỚI THIỆU TẬP THƠ: BẠCH VÂN VÔ SỞ TRÚ - Nguyên Lạc


   
                                     (Ảnh bìa tập thơ)
                 

       GIỚI THIỆU TẬP THƠ: BẠCH VÂN VÔ SỞ TRÚ
                                                                           Nguyên Lạc

VÀI HÀNG TIỂU SỬ

Cảm ơn nữ sĩ Hạt Cát đã gởi tặng thi phẩm Bạch Vân Vô Sở Trú (Mây Trắng Thong Dong) như món quà quý.  Tập thơ in rất trang trọng và rất đẹp.
Xin được ghi ra đây vài hàng về tiểu sử của nữ sĩ:
 Hạt Cát tên thật Trần Thị Bạch Vân, bút hiệu thường dùng: Hạt Cát, Lăng Già Nguyệt, Sa Sa, Lạp Sa ... Cựu học sinh trường Trịnh Hoài Đức tỉnh Bình Dương, quê Lái Thiêu Việt Nam. Hiện đang sống ở Mỹ.
Tập thơ Bạch Vân Vô Sở Trú gồm 125 bài thơ chữ Hán đủ các thể loại, sau mỗi bài thơ chữ Hán, tác giả còn phiên âm ra Hán Việt và dịch ra thơ thuần Việt rất mượt mà. Về thơ chữ Hán, tác giả làm theo lối chữ phồn thể -  Lối chữ hiện được dùng tại Đài Loan, Hồng Kông, Singapore và trong các tác phẩm cổ của văn học Việt Nam. Thi sĩ Hạt Cát cho biết là chị đã học chữ Hán từ gia đình, từ bạn bè. Chị học và yêu thích chữ Hán, rồi làm thơ dễ dàng như làm bằng tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt.

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2019

SAO TRÊN RỪNG NGUYỄN ĐỨC SƠN - Nguyễn Phục nguyễn quang Huy


          
                            Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn


              SAO TRÊN RỪNG NGUYỄN ĐỨC SƠN

                                                       Nguyễn Phục nguyễn quang Huy

Hôm nay chúng ta cùng nói về một nhà thơ, ngông nghênh của miền Nam trước năm 1975.
Bút hiệu đã lạ rồi, thơ còn lạ hơn; có thể vì lạ quá nên ít ai biết về ông. Chỉ có những người mê đọc sách của 50 năm về trước, mới nhớ đến Nguyễn Đức Sơn.

NHÀ TÔI BẾN HỘ - Thơ Lương Mùi


    
                   Tác giả Lương Mùi


NHÀ TÔI BẾN HỘ
(Đường Gia Long Quảng Trị)

Nhà tôi bến Hộ cạnh bờ sông
Xung quanh ván ép mái tôn đồng
Tuy không đẹp mắt nhưng kín đáo
Ấm áp tình đầy mẹ con đông

Nhà tôi bến Hộ cạnh bờ sông
Đến mùa lụt đến nước dâng đồng
Cha theo chinh chiến xa biền biệt
Chỉ mẹ con tôi với mùa đông

Nhà tôi Quảng Trị cạnh bờ sông
Thạch Hãn quanh năm nước xuôi dòng
Uốn khúc quanh co chùa Sư Nữ
Lê Nguyên Nhan Biều có nhớ không?

Nhan Biều thuở ấy nhớ mênh mông
Hoa bắp ven sông trổ trắng đồng
Đầu mùa bắp nếp hương thơm ngọt
Bạn bè nghỉ học bơi qua sông

Mỗi thằng một trái nhanh tay bẻ
Nhóm bếp hừng than bắp nướng thơm
Cùng nhau lội ngược bơi về lại
Bây chừ hoài niệm lộng trời thương

                                       Lương Mùi
                                       21/10/2019

NGƯỜI PHÁP CŨNG NHỚ ÔNG ĐỒ XƯA… - Leopold Cadiere


               
                                 Chân dung Léopold Cadière 
                             Tranh: Họa sỹ Phan Ngọc Minh


NGƯỜI PHÁP CŨNG NHỚ ÔNG ĐỒ XƯA…
(Thầy Đỗ Trinh Huệ giới thiệu bài viết của ông Leopold Cadiere)

Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Hoá ra không phải Vũ Đình Liên tiếc nuối, mà một người Pháp vào những năm 1940 s, 1950 s cũng cùng tâm trạng.
Mời đọc một đoạn của Leopold Cadiere đăng trong tạp chí Sud- Est số 12 (1950)

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2019

CHÙM THƠ TÌNH THÔN NỮ DƯỚI TRĂNG - Phạm Ngọc Thái


   


NHÌN TRĂNG NHỚ EM

Nhìn mảnh trăng trời lại nhớ em
Trăng trôi miên man khi mờ, khi tỏ
Chúng mình đến với nhau, không còn thơ bé
Nhưng lòng tha thiết yêu thương.

Trăng giữa tháng khuyết dần, tình cứ tràn dâng
Cả tới khi không còn trăng nữa
Thì em vẫn bên... vành vạnh tỏ...
Đưa anh vào giấc mộng ru đêm.

Để cùng nhau say cảnh thần tiên
Cho quên hết biển đời ngang trái
Cuộc sống mưu sinh với bao mệt mỏi
Chân trời sẽ lụi tàn, nếu chẳng có tình em.

Ôi, mảnh trăng nhỏ bé giữa mênh mang
Vẫn soi ngập cõi không gian vô tận
Sâu tận cùng trái tim anh hưng phấn
Đêm nằm thao thức vấn vương.

Trăng không còn... Em vẫn hiện lên...
Dìu anh qua phong ba, bão táp
Trong giấc ngủ chập chờn đêm vĩnh tuyệt !
Anh đã bay về ôm lấy trăng em.

Áp môi hôn lên vầng nguyệt của Cưng
Nghe trái đất dưới thân mình rung chuyển
Lại thấy ảnh ông Tổng thống Hoa Kỳ đang cầu nguyện
Dân chủ - Cộng hòa ? chả Đảng nào sánh được hơn.

Cả nhân thế này chỉ một "mảnh trăng con"...
Sống mãi muôn đời, dù thay bao chủ nghĩa
Thức nhớ em hoài, trăng khuất không biết nữa
Nhìn khắp thiên hà... Càng da diết yêu thêm...

                                                     12.7.2019

GIẤC MƠ - Thơ Trần Mai Ngân


   


GIẤC MƠ

Thỉnh thoảng trong mơ em gặp anh...
Ngày cũ - tóc chúng ta còn xanh
Mộng lành treo tình yêu trĩu quả
Ngọt ngào anh làm chồng, em vợ...

Trong cơn mơ không chuyện duyên nợ
Nên trăm năm mình mãi cạnh nhau
Ngày nắng đẹp đêm đến đầy sao
Anh vẫn hát ru em giấc ngủ...

Trong đêm mơ trọn lòng ấp ủ
Mối tình nồng chẳng phải chia xa
Vòng tay vây chẳng thể nhạt nhoà
Đo từng tấc ngát hương da thịt...

Giấc mơ... ôi! Những đêm huyền tịch
Sao trời nghiêng ở cuối đôi chân
Và ánh trăng trượt nỗi bâng khuâng
Rơi mê đắm thảm tình yêu mật

Giấc mơ thế... đâu nhiều đâu thật
Chỉ vài lần in dấu trăm năm
Tỉnh mộng rồi thương chỗ ta nằm
Vẫn ấm mãi hương người hôm ấy!

                             Trần Mai Ngân

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2019

VĂN HỌC SỬ: MỘT GÓC NHÌN MỚI VỀ NGUỒN GỐC CHÂN THỰC CỦA TRUYỆN KIỀU (tiếp theo) - Lê Nghị


         
                            Tác giả Lê Nghị


VĂN HỌC SỬ: MỘT GÓC NHÌN MỚI VỀ NGUỒN GỐC CHÂN THỰC CỦA TRUYỆN KIỀU (tiếp theo)
                                                                                               Lê Nghị

Nhiều người nghĩ rằng tôi bài Tàu nên đưa ra tư tưởng cực đoan: Nguyễn Du tự vẽ nên truyện Kiều! Thực ra các vị đó chưa đọc hết những gì tôi đã viết. Có tích mới dịch ra tuồng. Đó là kinh nghiệm lâu đời cha ông truyền lại, tôi làm sao quên!?
Khảo sát của tôi là xác định phần nào Nguyễn Du đã mượn để chế biến, phần nào là sáng tạo.

                                           Các bản in Truyện Kiều thời Tự Đức

THƠ MƯA... - Quang Tuyết


    
                  Nhà thơ Quang Tuyết


THƠ MƯA...

Thì thôi em đi về
Mặc trời mưa ướt áo
Gió nghiêng tình giông bão
Đường xa đau gót hài

Ừ! Thì ta chia tay
Lối cỏ gầy da diết
Lòng người ai hay biết
Nên mãi tình nhạt phai

Mờ ánh đèn chấp chóa
Mưa cuốn người trong mưa
Dòng đời trôi... trôi mãi
Em một đời bơ vơ.

Ừ! thôi em về đây
Mơ gì chuyện mây bay
Biết duyên mình không thể...
Vấn vương chi tháng ngày.

Quay lưng là cúi mặt
Lời ai thoảng qua tai
Ừ mưa hoài không ngớt
Nên mắt môi hao gầy...

Mưa Sài Gòn chiều lang thang
              Quang Tuyết

HƯƠNG QUÊ - Thơ Đặng Xuân Xuyến


         
       Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến


HƯƠNG QUÊ

Hương cốm nhà bên duyềnh sang nhà hàng xóm
Cô bé thậm thò vắt ngang dải yếm
Níu bờ sông
Ơi ời “ra ngõ mà trông
Vi vút gió đồng...

Ngẩn ngơ
giấc mơ
Níu đôi bờ bằng dải yếm
Chuốt tóc mềm làm gối chăn êm
Áo tứ thân trải lá lót nằ
Gom gió lại để chiều bớt rộng...

Thẩn thơ
Tiếng mơ thầm thĩ
“Người ơi...
Người ơi...”
Dan díu lời thề
Ngõ quê líu quíu.

Hà Nội, chiều 31.08.2017
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

CHIỀU THU MỘNG TƯƠNG PHÙNG - Thơ Nguyên Lạc


       
                       Nhà thơ Nguyên Lạc


CHIỀU THU MỘNG TƯƠNG PHÙNG

Thu. Chiều. Moi hết tình tôi
Chắt chiu riêng giữ gởi mây đến người
Em giờ mất dấu mù khơi
Tôi giờ cô lữ kiếp đời tha phương!

Nhớ ơi nhớ một con đường
Thương ơi thương thắm phượng hồng trường xưa
Trắng dài lụa tóc nhung tơ
Đỏ môi giả bộ chua ngoa. điếng hồn

Biển dâu oan nghiệt đoạn trường!
Một thời xa đó mộng tàn thanh xuân!
Tìm đâu?
Ly biệt đã từng
Em ơi!
Chắc được tương phùng kiếp sau?

                                Nguyên Lạc

ƠI ÁO TRẮNG NGUYỄN HOÀNG 1970-1975 / Phan Quỳ


                            Tác giả Phan Quỳ


ƠI ÁO TRẮNG NGUYỄN HOÀNG 1970 - 1975

Đã bao ngày tháng im ắng trong tôi, chợt một hôm nao áo trắng quay về, rộn rã mừng vui, e ấp ngại ngần như thời con gái, thời mẹ may cho áo dài để thay đầm mặc đi học. Mẹ bảo nay con đã lớn rồi, mặc áo dài đi thôi. Thuở ấy mình mười ba, ơi ngại ngùng chi lạ. Đã đến giờ vào lớp mà cứ tần ngần mãi không thôi. Hai tà áo cứ vướng víu bước chân. Anh trai nhìn theo cười cười làm mình càng thêm lúng túng...

TRĂNG LU - Truyện ngắn của Ngô Hương Thủy





            TRĂNG LU
                                                                              Ngô Hương Thủy

Xóm Xẻo Lờ. Cái tên khiến những người nhạy cảm dễ đỏ mặt. Nhưng có hề chi. Nó được đặt và quen miệng từ thời cha ông… Nào là xóm Cầu Bà Banh, Cầu Bà Tành, Xẻo trầu, Xẻo Lờ…mộc mạc, giản dị như con nước ngày hai buổi lên xuống, như chuyện trai gái xưa nay, như chuyện của Út Năm và Bé Gái bây giờ.
Hai đứa biết nhau từ hồi còn ở truồng theo mấy ông anh chạy nhong nhong ngoài bờ ruộng hớt cá lia thia. Lớn chút nữa thì chơi trò vợ chồng làm nhà chòi đằng sau mấy đụn rơm. Cho đến khi biết mắc cở trong một lần tắm sông nhìn qua ngực Bé Gái thấy hai cái chũm cau phập phồng… Từ đó là những câu nói trỏng giữa hai đứa “Lấy cái gỗ đựng mấy con cá gô mới bắt đem về cho bà già kho tộ nè” hay “Ăn gau cải không? Non lắm. Tui bứt nghen.”

BUỔI NẮNG TÀN TƠ VẪN VƯƠNG - Thơ Lê Đình Hạnh


    


BUỔI NẮNG TÀN TƠ VẪN VƯƠNG
(Gởi đến quí cụ còn yêu cuộc đời này)

01.
Rồi đây chống gậy thăm người
Dám xin nhan sắc... mỉm cười bỏ qua.
“Trăm năm trong cõi người ta”
Mấy ai tránh được tuổi già còn...mê...


    

02.

Xin giữ tình em làm vốn quí
Giữa đời cạn kiệt cả đam mê.
Ngỡ đâu xơ cứng bên đời sống,
Chợt đá mềm chân một lối về.
Xin giữ tình em làm chút lửa,
Sưởi ấm hồn ta buổi nắng tàn.
Những tưởng “trơ gan cùng tuế nguyệt”
Thoát đời lận đận với nhân gian !
Gió mang theo nắng... sang sông hết
Bỏ lại con trăng giữa đại ngàn,
Bóng núi trầm tư nghiêng dáng đợi,
Hồn sông u uẩn trải ly tan.
Này em dẫu có nghìn năm tuổi,
Đá chỉ rong rêu chả “đá vàng”.

                             Lê Đình Hạnh

EM - Thơ Nhã My, nhạc Nguyễn Hữu Tân, video clip


          
                         Nhã My                             Nguyễn Hữu Tân và Huỳnh Tâm Hoài


        
 

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2019

ĐIỀU DUY NHẤT CUỐI ĐỜI EM NÊN BIẾT - Thơ Du Tử Lê


   

ĐIỀU DUY NHẤT CUỐI ĐỜI EM NÊN BIẾT

1.
khi em tới, băng ghế này đã có người ngồi.
phố thay da và, cây áo mới.
dù rất muốn, những con chim bồ câu già, lười chẩy thây
cũng chẳng thể nói gì với em
về kỷ niệm sót, rớt của đôi ta
hạnh phúc: - những cọng rác chứng gian, mục trong
tổ ấm hoác.
chỉ riêng trái tim ta còn băng ghế trống.
em có thể trở lại bất cứ lúc nào
điều duy nhất /cuối đời /em nên biết/

TRỞ VỀ MIỀN QUÁ KHỨ - Nguyễn Tường Việt

Tác giả Tường Việt, tức Nguyễn Tường Việt, con trai trưởng của nhà văn Nhất Linh. Ông viết bài này để đóng góp vào cuốn sách “Tự Lực Văn Đoàn và các cây bút hậu duệ”, được ra mắt tại Nam California vào ngày hôm nay, 15 tháng 9, 2019.

 


     TRỞ VỀ MIỀN QUÁ KHỨ

Chuyến bay của hãng hàng không Nhật Bản đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất vào lúc nửa đêm. Mục đích chuyến trở về lần này của chúng tôi (năm 2018) là muốn cháu Maya biết về quê nội của nó.
Sau chuyến bay dài mệt mỏi tôi ngủ một giấc ngon lành. Sáng hôm sau, trong lúc gia đình Tường Anh, cậu con trai của tôi lấy taxi đi tham quan Sài Gòn, tôi một mình tản bộ xuống phố tìm quán cà-phê.

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2019

THI SĨ ĐINH HÙNG VÀ VŨ HOÀNG CHƯƠNG, NHỮNG THIÊN TÀI BẠC MỆNH CỦA SÀI GÒN XƯA - Tô Kiều Ngân

                            
        

                                 Nhà thơ, nhà văn, nghệ sĩ thổi sáo Tô Kiều Ngân


THI SĨ ĐINH HÙNG VÀ VŨ HOÀNG CHƯƠNG, NHỮNG THIÊN TÀI BẠC MỆNH CỦA SÀI GÒN XƯA

Lịch sử văn học Việt Nam đã ghi nhận tên tuổi họ, nhưng trong biến thiên của lịch sử dân tộc không ít văn thi sĩ tên tuổi phải chìm nổi cùng vận mệnh đất nước…

Đinh Hùng và Vũ Hoàng Chương là những nhà thơ nổi tiếng từ hồi “phong trào Thơ Mới” thời tiền chiến. Họ đều là những “đại gia” trong làng thơ, nhưng cả hai không ai tự tạo dựng được cho mình một mái nhà mà suốt đời toàn đi ở nhà thuê.

GIAI THOẠI CỦA THI SĨ - Bùi Chí Vinh

Nguồn:
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=13905&rb=0101


            
                                     Nhà thơ Bùi Chí Vinh


GIAI THOẠI CỦA THI SĨ

Vừa rồi, sau khi ra mắt hai tập Thơ tình Bùi Chí Vinh và Thơ đời Bùi Chí Vinh trong nước lẫn trên mạng, tình cờ tôi được nghe một số giai thoại hay hoặc không hay của thiên hạ bàn tán về mình. Ðối với tôi, hay hoặc không hay đều vẫn là giai thoại. Nhưng giai thoại phải có cơ sở xác đáng, có thực tế chứng minh, có những người trong cuộc chứng kiến thì giai thoại đó mới trường tồn, truyền khẩu hợp lý và khoa học được. Những giai thoại đồn đại chung quanh hình tích, sự đi đứng, năng khiếu làm thơ ứng khẩu của tôi xuất hiện ngay từ sau giải phóng, lúc tôi còn rất trẻ, đang làm việc tại một tờ báo và chỉ mới 21 tuổi đầu. Giai thoại mỗi ngày mỗi phát triển thêm lúc tôi đi bộ đội, rồi đi giang hồ, rồi làm đủ mọi thứ nghề để sống, thậm chí cả giai thoại lúc tôi bày tỏ chính kiến của mình…

THỜI GIAN XIN LỖI... - Trần Mai Ngân


     
                                    Tác giả Trần Mai Ngân


THỜI GIAN XIN LỖI...

Có khi người ta phải vịn vào thời gian để sống!
Chờ đợi thời gian sẽ đem về lại yêu thương và trả lời rằng ta đã chọn đúng người trao gửi...

Cứ thế ta đợi chờ và đầy hi vọng!
Mỗi ngày rồi qua đi... Ta tự nhủ... ngày mai vậy. Ngày mai sẽ đến tốt đẹp hơn, sẽ mỗi ngày gần hơn và yêu thương sẽ trở về ở cạnh...

Cứ thế ta vui vẻ sống từng ngày!
Nếu mỗi ngày qua đi chỉ là sự im lặng và trống vắng. Ta hãy tự nhủ, không sao đâu... thời gian vẫn còn. Ta sẽ đợi ngày mai... ngày mai nữa... nữa...

TƯỞNG NHỚ VỀ NHẤT LINH ! - Trương Kim Anh

Nhà văn Trương Kim Anh ngay từ thời ấu thơ đã có nhiều kỷ niệm đẹp với "bác Nguyễn Tường Tam". Mời đọc bài viết của bà về nhà văn Nhất Linh.

           


Nhà văn Nhà văn Trương Kim Anh sinh 1946, tại Hà Nội, là ái nữ của nhà báo kiêm dịch giả Trương Bảo Sơn và nhà văn Nguyễn Thị Vinh. Năm 1953 theo cha mẹ di cư vào Nam, Trương Kim Anh lớn lên, đi học, lập gia đình ở Sài Gòn. Năm 1967-1974 bà theo chồng sống tại Nha Trang. Năm 1980 bà cùng chồng con định cư tại Na Uy. Trương Kim Anh bút hiệu Bạch Liên Trương Kim Anh, là dịch giả của một số truyện Dân Gian Na Uy của hai nhà văn nổi tiếng Peter Christen Asbjørnsen và Jørgen Moe; Căn Nhà Búp Bê của kịch tác gia Henrik Johan Ibsen… 

NHỮNG LỚP HỌC BAN C TRƯỜNG QUỐC HỌC CỦA TÔI (1973-1975) / Đoàn Minh Phú


           
                    Tác giả bài viết Đoàn Minh Phú


NHỮNG LỚP HỌC BAN C TRƯỜNG QUỐC HỌC CỦA TÔI
                                      (1973-1975)

Không như những bạn đồng môn trường Trung Học Quốc Học Huế cùng trang lứa, họ bắt đầu được học ngôi trường danh tiếng này qua kỳ thi tuyển vào các lớp đệ thất niên khóa 1968 – 1975, tôi vào học các lớp đệ nhị cấp ban C qua việc chuyển trường.

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2019

ĐỌC THƠ VỀ CHỢ QUÊ QUẢNG TRỊ CỦA VÕ VĂN HOA - Châu Thạch


         
        Nhà thơ Võ Văn Hoa và nhà bình thơ Châu Thạch   


ĐỌC THƠ VỀ CHỢ QUÊ QUẢNG TRỊ CỦA VÕ VĂN HOA
                                                                                      Châu Thạch

Tôi có người bạn văn viết về chợ thật là độc đáo, đó là ký giả Lương Minh với quyển sách “Chợ Tỉnh Chợ Quê” có một không hai giữa thời này. Tôi có người bạn làm bài thơ về chợ cũng tuyệt vời, đó là nhà thơ Lê Đình Hạnh với bài thơ “Kẻ Chợ” mà mỗi lần anh đọc lên thì bạn bè lắng nghe thích thú. Tôi cũng yêu 10 bài thơ viết về chợ của Anh Thơ, một nữ sĩ của thập niên 40 thế kỷ trước. Ngoài ra còn rất nhiều bài thơ về chợ khác xưa nay có thể làm cho ta thú vị.

VỀ ĐI EM - Thơ Đặng Xuân Xuyến


         
       Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến


VỀ ĐI EM
(Thương tặng TTQT)

Về đi em! Về ngắm trăng buông
Câu mái đẩy lèn sâu ký ức
Dựa vai anh ngắm đời rất thực
Cổ tích trầu cau đã hết nhựa rồi.

Em cứ về! Ừ! Một lần thôi
Dẫu nắng bên sông không còn chấp chới
Câu lý ngày xưa dẫu thôi diệu vợi
Ta tựa vai nhau nối lại câu hò.

Em cứ về! Đừng mải đắn đo
Về một lần thôi nằm nghe sông hát
Về một lần thôi rộn đêm gió mát
Nghe tiếng lòng khủa nước đêm trăng

Em cứ về! Ừ! Một đêm trăng...

Hà Nội, đêm 30.07.2016
ĐẶNG XUÂN XUYẾN