BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2019

QUẺ DỊCH: CÁCH LẬP VÀ GIẢI ĐOÁN (bài cuối) - Nguyên Lạc


              
                                       Tác giả Nguyên Lc  


             QUẺ DỊCH: CÁCH LẬP VÀ GIẢI ĐOÁN 
                                       (Bài cuối) 
                                                                 Nguyên Lạc

LẬP VÀ GIẢI QUẺ CHO VIỆT VƯƠNG CÂU TIỄN

Lời dẫn:
"Kinh Dch là thsách vì hng quân tmà làm ra, không phi là ca hng tiu nhân. Trương Hoành Cnói: “Kinh Dch chmưu tính cho quân t, không mưu tính cho tiu nhân”.
Kinh Dch là thsách do shư không làm ra. Trước khi chưa có hào vch, Dch thì là mt lhn nhiên, người ta là tm lòng im lng.  Đến khi đã có hào vch, mi thy hào y là thế nào, hào kia là thế nào. nhưng mà vn  theo nhng cái  rng,  tĩnh ấy  làm ra Tượng S.  Vì vy nó mi linh thiêng!.
Trong Kinh Dch, đi khái Dương thì lành (tốt) mà Âm thì d (xấu). Đôi khi cũng có Dương dmà Âm lành! Tuy nhiên, vì có vic nên làm, cũng có vic không nên làm.  Nên làm mà không làm, không nên làm mà clàm, thì dù Dương cũng xấu. Trong Kinh Dch, hào Dương phn nhiu lành, hào Âm phn nhiu d!  Tuy nhiên, cũng cần phải xem ngôi vca chúng ra sao!
Trong Kinh D
ch, chcó “trinh cát”, chưa có chnào không “trinh” mà “cát”; chnói “li trinh”, ch chưa tng nói “li bt trinh”. Như quKin (Càn) tt lm, nhưng mà dưới li nói “li trinh”. Nghĩa là ngay thng, trung chính  thì li, không ngay thng, trung  chính thì không li.
Coi Dch nên da chc vào Tượng mà coi. Xét Tượng S (Thoán tượng) đích đáng trước, sau đó mới nói Lý (Thoán truyện, Thoán từ). Nhờ vậy  mi khi sai lch. Nếu không, vic không có thc chng thì cái Lý suông dsai.
Kinh Dch nên đc lúc lòng mình trng rng, không nên giý kiến riêng. Cn phi gicho lòng mình sáng sa, êm , yên lng, thì tnhiên đo lý lưu thông, mi bao quát được rt nhiu nghĩa lý.
Xem Kinh Dch phi bn ngày xem mt qu:  mt ngày xem li Qu (Thoán  Tượng, Thoán t) , hai ngày xem sáu hào ( Hào từ) và mt ngày xem tổng quan (gm tt c lại)  mi tinh tường!
Kinh Dch đi khái mun cho người ta tu tnh!. Hc Kinh Dch không phi đi khi gp vic mới xem, mi s! Ngay nhng lúc an bình, cũng nên nghiền ngm nhng đo lý ca nó , so vi đa vca mình hiện tại , suy ra nên hành x thế nào cho thích đáng. Cho nên: “Lúc yên thì xem Tượng mà ngm Li , lúc hành đng thì xem sbiến đi mà ngm li chiêm đoán ”.(Kinh Dịch - Ngô Tất Tố)
Trên đây là những lời người xưa đã dặn dò, chúng ta nên thuộc nằm lòng khi nghiên cứu về Dịch.
                                                                                   
ỚC VIỆT CỦA CÂU TIỄN

Năm Tân Mùi 770 Tr.cn, nhà Chu ngày càng suy yếu, vua nhà Chu lúc bấy giờ là Chu Bình Vương dời đô sang Lạc Ấp, nội bộ cung đình thường xảy ra tranh chấp thế lực, . Vì vậy mà các nước chư hầu không chịu triều cống cho vua nhà Chu như thường lệ: 3 năm một lần triều cống lễ vật nhỏ, và 5 năm triều cống lễ vật lớn. Một số nước chư hầu còn cả gan lấn chiếm lãnh địa của nhà Chu.
Trong khi đó về phần các nước chư hầu thì ra sức củng cố thế lực, tiến hành chiến tranh thôn tính lẫn nhau rất ác liệt, và trong đó có 5 nước lớn là Tề, Tấn, Tần, Tống, Sở thôn tính nhiều nước nhỏ xung quanh và trở thành những nước mạnh nhất thời bấy giờ, mà sử thường gọi là thời kỳ “Ngũ bá” trong suốt cả một thời gian dài. Về sau còn thêm nước Ngô và nước Việt ở phía Nam sông Dương Tử, tạo nên thất hùng (7 nước hùng cường) một thời,.
Cuối thời Xuân Thu, vua nước Ngô là Hạp Lư dùng một vong thần của nước Sở là Ngũ Tử Tư, Ngũ Tử Tư làm tướng quốc của nước Ngô, vì có thù riêng với vua của nước Sở đã giết cha và anh trai của mình, cho nên Ngũ Tử Tư ra sức giúp vua Ngô là Hạp Lư, đem quân đánh nước Sở, giành được đại thắng, oai danh lừng lẫy. Sau khi đánh thắng nước Sở, Hạp Lư lại tiếp tục đem quân đi đánh nước Việt của Câu Tiễn (Câu Tiễn làm vua từ năm 502 Tr.cn – 462 Tr.cn) Câu Tiễn thân chinh đem quân ra chống đỡ, quân Ngô thua to, vua Hạp Lư chết.

ĐỌC “RÉT BÂN NHỚ MẸ”, NGÀY 8 THÁNG 3 - Đặng Xuân Xuyến


          
              Nhà thơ Hạt Cát Diệu Sinh Bùi Cửu Trường


       ĐỌC “RÉT BÂN NHỚ MẸ” - NGÀY 8 THÁNG 3


RÉT BÂN NHỚ MẸ

Rét Bân vương má con hạt mưa
Kiểu mưa Bân này dễ ho, mẹ ạ
Chân mẹ ấm không / rét Đài sương giá?
Tay mẹ cóng không / rét Lộc buốt tê?

Mẹ ơi!
Từ hồi Mẹ đi
quanh con hơ hoác trống.

Mưa Bân chắt lọc
từ li ti hương xuân rất trong
Tình mẹ ấm nồng
gom nhặt từ tháng ngày vất vả
tháng ngày ngược xuôi tất tả
lần hồi mẹ áo nâu sờn...

Mưa Bân rất tròn
mỏng dày xếp giọt
Trời thương Nàng Bân, Trời ban rét ngọt
Con xin Trời cho con nắng tươi
cho con thấy nụ cười
nhóng nhánh hạt na đen của mẹ.

Rét Bân rất nhẹ
Đủ lùa thông thống tháng ba.
Đủ cuốn tuổi đông con
về Mẹ chốn bao la
Tìm hơi ấm Mẹ.

Hà Nội, 08 tháng 03.2019
BÙI CỬU TRƯỜNG

Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2019

SAY CỐ NHÂN - Thơ Trần Mai Ngân


   
 
SAY CỐ NHÂN

Rót một ly gọi nhau cố nhân
Một ly xin lỗi hết ân cần
Con đường thẳng tắp xa nhau mãi
Mùa hạ cháy nồng hay xuân phai

Rót một ly ta say, ta say
Bóng em trong đáy cốc hay ai
Chiều nay giăng tím chiều hôm ấy
Em đến bên trời ta mơ hoa

Rót một ly xin lỗi nhạt nhoà
Ký ức bây giờ như vệt tro
Rải trên sông lạnh làm tang chế
Khóc một thời yêu "dáng hoa" xưa...

Rót một ly uống hết không chừa
Nỗi đau, nỗi nghẹn bình rượu đắng
Khứa nát linh hồn ta như dao
Nhớ em ta uống cạn nghìn sau...

Cứ thế ta uống cùng gió sương
Tình em... xin nợ một vết thuơng
Rót thêm ly nữa sầu cô quạnh
Em biết gì không... sao xa nhau !

Em biết vì sao ta xa nhau
Em biết gì không sao xa nhau !

                       Trần Mai Ngân
                           9-3-2019

VỢ MÌNH - Thơ Nguyễn Khôi


      
                 Nhà thơ Nguyễn Khôi


VỢ MÌNH
                     
Chợt trông cứ tưởng Ô sin
Té ra mẹ hĩm... càng nhìn càng thương
Vợ người váy ngắn ngát thơm
Vợ mình quần lửng phơi rơm, băm bèo
Vợ người ngực nở phiêu diêu
Vợ mình vú thõng tong teo với mình
Hết thời tươi, quá thời xinh
Mái gianh bếp lửa ân tình ngày đêm
Thân thương một tiếng gọi "em"...

                             Nguyễn Khôi
                                (Quê 8/3)  

MẤY DÒNG TÂM TƯ - Thơ Tịnh Đàm


        
             Nhà thơ Tịnh Đàm


MẤY DÒNG TÂM TƯ
(Để nhớ một người bạn thân đã mất)

Trà thơm
Lại vắng bạn hiền
Sao nghe đắng đót nỗi phiền muộn tôi !

Nghĩa tình xưa...
Duyên tận rồi !
Mình tôi chiếc bóng
Sầu thôi phận người !

TỊNH ĐÀM
(Hóc Môn, TP. HCM)

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2019

CUỘC ĐỜI NHÀ VĂN DUYÊN ANH – Vĩnh Phúc

Nguồn:  chinhhoiuc.blogspot.com

Nhà văn Duyên Anh qua cái nhìn của một người bạn thân, Vĩnh Phúc - Senior Producer của đài BBC. Đây là bài viết của Vĩnh Phúc từ Luân Đôn. Phần tiểu sử ở cuối bài và hình ảnh trong bài của Nguyễn Ngọc Chính.

          
                           Nhà văn Duyên Anh (trước 1975)


             CUỘC ĐỜI NHÀ VĂN DUYÊN ANH
                                                                   Vĩnh Phúc

Hôm nay, mở e-mail, tôi thấy một bài, tựa đề 20 năm nhà văn Duyên Anh lìa cõi tạm. Tôi ngồi lặng người, để mặc cho bao nhiêu ký ức về Duyên Anh chợt dồn dập trở về.
Tôi còn nhớ như in, chiều ngày 30 tháng chạp năm Bính Tý, từ Luân Đôn tôi bàng hoàng nhận được tin Duyên Anh qua đời ở Paris ngày hôm trước. Tính theo dương lịch thì là ngày 6/2/1997.
Tang lễ cử hành 10 giờ sáng 14-2-1997, hỏa thiêu lúc 14 giờ cùng ngày. Cuối cùng, tôi đi tới quyết định phải kể lại những điều tôi biết về Duyên Anh, để giúp những người ái mộ nhà văn hiểu rõ hơn về anh, đồng thời đính chính những hiểu lầm của người đời, do vô tình hay cố ý.



     

            

ĐÙA VỚI NHAU NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8 THÁNG 3 - Nguyên Lạc


    


ĐÙA VỚI NHAU NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8 THÁNG 3

1.

Lê Nghị:

Tháng 3 ngày 8 tới chi?
Năm nay biết được tặng gì không ta!?

Nguyên Lạc họa theo:

Tặng cho em một con gà
Anh chai Minh Mạng tửu nha... say đời?
Say tình say rượu say tôi
Để xem giường bốn có rồi ra ba? [*]
Giỡn cho vui các bạn ta
Nhưng mà có thể xem ra... cột buồm!

Lê Nghị:

Ngày xưa như sắt như đồng
Như đinh đóng cột như rồng phun mưa
Bây giờ như cải muối dưa
Mười thang Minh Mạng vẫn chưa ngẩng đầu!
                                    (Ca dao Quảng Nôm)

Nguyên Lạc họa:

Thế nên ta mới phải rầu!
"Tung hoành hống hách" còn đâu hở trời?[+]
...........
[+] Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.
(Nhớ rừng - Thế Lữ)

                                                                         (Nguyên Lạc)

2.

Lê Nghị:

Quen nhau tóc thuở còn xanh
Đến nay hai mái phải đành nhuộm thôi!

Nguyên Lạc họa theo:

Nhuộm màu! Tình chẳng phai phôi
Anh ơi có biết tình tôi vẫn đầy?

***

Happy Happy Women' s Day: Chúc mừng Ngày Quốc Tế Phụ nữ!

                                                                            Nguyên Lạc
...........
[*] Lấy chồng từ thuở mười lăm
Chồng chê tôi bé chẳng nằm cùng tôi
Đến năm mười tám đôi mươi
Tôi nằm dưới đất chồng lôi lên giường
Một rằng thương, hai rằng thương
Có bốn chân giường gẫy một còn ba
                                         (Ca dao)

XUÂN THỜI - Thơ Lê Kim Thượng


        
               Nhà thơ Lê Kim Thượng


XUÂN THỜI 

Xuân thời mình ở bên nhau
Gió đưa hương bưởi, hương cau qua rèm
Gối đầu ngủ mộng tay em
Nửa mơ, nửa tỉnh, say mèm liêu trai
Lời yêu thủ thỉ bên tai
Rất gần hơi thở, cho dài tiếng yêu
Tóc che ngang mặt diễm kiều
Nắng Xuân rơi nhẹ, nắng chiều xiên xiên
Gió lùa tóc gió bay nghiêng
Áo Bà Ba tím, dáng hiền mảnh mai
Chiều hoang loang tím bờ vai
Tay anh mười ngón đan cài lãng du
Mắt chiều đọng bóng mù u
Tiếng em xa vắng... tiếng ru dịu dàng...
Chia tay, chiều đã muộn màng
Sương đêm trước mặt, trăng vàng sau lưng
“Bụng sao bụng nhớ người dưng...”
Lấy nhau chưa đặng... nửa chừng lo âu
Chưa thành Chú Rễ, Cô Dâu
Chỉ chưa rượu trắng, trầu cau thôi mà?...

Thứ Tư, 6 tháng 3, 2019

ĐIỆU VALSE BUỒN,Thơ Hồng Thúy, nhạc Phạm Mạnh Cương, ca sĩ Ngọc Mỹ


        


ĐIỆU VALSE BUỒN

Thềm xưa mầu trăng úa
Nghiêng soi một nhánh sầu
Những hạt trăng vụn vỡ
Rơi giữa dòng đêm sâu

Mùa thu chưa thay áo
Sao Đông buốt giá đầy
Những hàng cây sương tuyết
Lạnh… buồn cả trời mây

Âm thầm ta nhớ hoài
Từ độ trăng tóc thề
Hẹn hò xanh mộng ước
Môi quỳnh ngát hương mê

Vườn xa… chân vắng lặng
Còn ai... khua lối về
Mùa qua đi rất vội
Dặm ngàn muôn tái tê

Gửi em bài tình ca
Phượng hồng vẫn mơ say
Lời nào… mềm trang giấy
Lời yêu… đến muôn đời

Đàn thương nhớ không nguôi
Điệu luân vũ chơi vơi
Đưa ta từng kỷ niêm
Mộng mị về bên người …


                   Hồng Thúy


       

Thơ: Hồng Thúy
Nhạc:Phạm Mạnh Cương
Ca sĩ:Ngọc Mỹ
Hòa âm:Đỗ Hải
PPS: Hùng Đặng