BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn NGÔN NGỮ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn NGÔN NGỮ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2022

NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ NGÀY XUÂN - Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức

                                                                             
元旦節 Tết Nguyên Đán
 
TẾT là do chữ TIẾT đọc trại ra mà thành. Theo "Chữ Nho... Dễ Học" TIẾT thuộc dạng chữ Hài thanh theo diễn tiến của chữ viết như sau:
 
    Kim văn            Đại Triện              Tiểu Triện            Lệ Thư
                        
Ta thấy:
         
Chữ TIẾT phần dưới là chữ TỨC chỉ Âm, phần trên là bộ TRÚC chỉ Ý, nên TIẾT có nghĩa gốc là các Mắt (đốt, lóng) của cây Tre; Nghĩa rộng là các đốt, các lóng, các mắt của thực vật; nghĩa rộng hơn nữa là "Các phần nhỏ của sự vật hay sự việc" nào đó. Như Mỗi năm chia làm 12 tháng, mỗi tháng có 2 TIẾT, vị chi một năm có 24 TIẾT như sau:
    
- Tháng Giêng có 2 TIẾT:    Lập xuân 立春,       Vũ thủy 雨水.      
- Tháng Hai có 2 TIẾT    :    Kinh trập 驚蟄,     Xuân phân 春分.    
- Tháng Ba có 2 TIẾT     :    Thanh minh 清明,    Cốc Vũ 穀雨.    
- Tháng Tư có 2 TIẾT     :    Lập hạ 立夏,            Tiểu mãn 小滿.
- Tháng Năm có 2 TIẾT  :    Mang chủng 芒種,   Hạ chí 夏至.     
- Tháng Sáu có 2 TIẾT    :   Tiểu thử 小暑,         Đại thử 大暑.     
- Tháng Bảy có 2 TIẾT    :   Lập thu 立秋,         Xử thử 處暑.     
- Tháng Tám có 2 TIẾT   :   Bạch lộ 白露,         Thu phân 秋分.      
- Tháng Chín có 2 TIẾT   :   Hàn lộ 寒露,           Sương giáng .     
- Tháng Mười có 2 TIẾT  :   Lập đông 立冬,      Tiểu tuyết 小雪.
- Tháng Mười Một có 2 TIẾT:   Đại tuyết 大雪,  Đông chí 冬至.
- Tháng Mười Hai có 2 TIẾT:   Tiểu hàn 小寒,    Đại hàn 大寒.
      
24 TIẾT nêu trên được gọi là KHÍ TIẾT 氣節, có nghĩa là Khí hậu và thời tiết căn cứ theo mùa màng của Âm lịch để trồng trọt canh tác, trong đó có TIẾT THANH MINH 清明節 vừa là Khí hậu thời tiết lại vừa là một trong những ngày LỄ TIẾT 禮節 trong năm. LỄ TIẾT là những cột móc, là những ngày LỄ theo truyền thống và phong tục tập quán của từng địa phương hay dân tộc, được gọi trại thành những ngày LỄ TẾT trong năm. Ngoài TẾT "THANH MINH trong Tiết tháng Ba" ra, ta còn có TẾT ĐOAN NGỌ 端午節 (Mùng 5 tháng 5), TẾT TRUNG THU 中秋節 (ngày Rằm tháng Tám), TẾT TRÙNG CỬU (hay TRÙNG DƯƠNG) 重陽節 (Mùng 9 tháng 9), TẾT NGUYÊN TIÊU 元宵節 (ngày Rằm tháng Giêng) và quan trọng nhất là TẾT NGUYÊN ĐÁN 元旦節 ngày Mồng một tháng Giêng.

Tóm lại, TIẾT khi được gọi là:         
- KHÍ TIẾT 氣節 thì có nghĩa là Khí hậu và thời tiết của mùa màng trong một năm.
 (Trong chữ Nho của ta KHÍ TIẾT còn có nghĩa là "Nghĩa khí và Tiết Tháo" của kẻ sĩ).   
Còn khi được gọi là:        
 - LỄ TIẾT 禮節 thì có nghĩa là những ngày LỄ TẾT ở trong năm.
 

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2022

“TRAU GIỒI” HAY “TRAU DỒI” ? – La Thụy



Mấy ngày nay, rảnh rỗi ngồi lướt net, đọc trên một số trang Facebook thấy bàn luận rôm rã về các từ ngữ “TRAU GIỒI” và “TRAU DỒI”. Phần nhiều những chủ trang face đó và những comments bên dưới đều cho rằng TRAU DỒI mới là từ ngữ đúng.
 
Tra Google để tìm kiếm, kết quả cho thấy:

"trau giồi" có 895 kết quả
"trau dồi" 12400 kết quả
 
Chỉ có trang face “Tiếng Việt giàu đẹp” và một số không nhiều trang mạng khác cho rằng TRAU GIỒI mới đúng
 
Tôi thử tra từ điển Hán Nôm về GIỒI và DỒI. Kết quả cho thấy:

GIỒI 𢬗
Chữ Nôm có bộ thủ (+6 nét) có trong từ TRAU GIỒI

DỒI
Chữ Nôm có bộ mễ (+9 nét) có trong từ MIẾNG DỒI
 
Thử tra các tự điển xem GIỒI, DỒI, TRAU, TRAU GIỒI (TRAU DỒI) được giải thích như thế nào?

* TỰ ĐIỂN VIỆT NAM của Ban Tu Thư Khai Trí:


GIỒI (đt)

Trau tria cho đẹp, cho bóng
Giồi mài, trau giồi, giồi phấn


GIỒI - TỰ ĐIỂN VIỆT NAM của Ban Tu Thư Khai Trí

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2022

A BÊ XÊ HAY A BỜ CỜ - Nguyễn Ngọc Chính

Những YouTuber VN khi quay những khu tên đường mới theo ABC hoặc các chung cư ở Saigon đến lô K, L, M... thì đọc lô Kờ, lô Lờ, lô Mờ ... mà đến lô S, R thì tránh không đọc lô Sờ, lô Rờ mà đọc lô Ết-Sờ, lô E-Rờ...

Tác giả Nguyễn Ngọc Chính

Trước tiên, xin xάc định, hành trὶnh ngôn ngữ tiếng Việt cό cột mốc thời gian Xưa và Nay được cᾰn cứ vào thời điểm Trước và Sau 1975 giữa bối cἀnh cuộc chiến hai miền Nam-Bắc. Qua loᾳt bài về hành trὶnh ngôn ngữ, tάc giἀ cό tham vọng phἀn ἀnh những giai đoᾳn lịch sử Việt Nam qua những thay đổi về ngôn từ trong cuộc sống hàng ngày.
 

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2022

NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ BẤT NGỜ "PHỤ MẪU" 父母 – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức



Nhân này LỄ CHA, xin được truy nguyên về sự hình thành của chữ PHỤ là CHA. Theo "Chữ Nho... Dễ học" thì chữ PHỤ thuộc dạng chữ mượn Tượng Hình để Chỉ Sự theo diễn tiến của chữ viết như sau:
                  
    Giáp Cốt Văn       Đại Triện             Tiểu Triện              Lệ Thư
                   

Ta thấy:
           
Giáp Cốt Văn và Đại Triện là hình tượng của một người đang cúi mình dang hai tay ra phía trước, một trên một dưới, ở giữa là một cây nọc dùng để xăm lổ để bỏ hạt giống gieo trồng. Đó là người lao động chính để nuôi sống gia đình, là hình tượng của NGƯỜI CHA trong xã hội nông nghiệp sơ khai. Đến Tiểu Triện thì các nét được kéo thẳng ra để tạo thành chữ viết, đến chữ Lệ của đời Tần thì chữ PHỤ đã giống như chữ viết hiện nay.
             
PHỤ là CHA, là Chồng của Mẹ trong gia đình; còn ngoài xã hôi PHỤ là những bậc đáng hàng Cha Chú, như Hương Thân Phụ Lão 鄉親父老 là nhóm từ dùng để chỉ "Những bậc trưởng thượng trong làng xóm". Sư Phụ 師父 là Thầy dạy, Thần Phụ 神父 là Ông Cha (trong nhà thờ)... Trong gia đình ta còn có:
     
TỔ PHỤ 祖父 là Ông Nội, NGOẠI TỔ PHỤ 外祖父 là Ông Ngoại, BÁ PHỤ 伯父 là Bác, THÚC PHỤ 叔父 là Chú, CỬU PHỤ 舅父 là Cậu... 
     
PHỤ khi đọc là PHỦ (dấu hỏi) còn dùng để chỉ những người già, người cao niên, được gọi một cách thân thiết và kính trọng, như:
     
ĐIỀN PHỦ 田父 : là Ông già làm ruộng, là Lão Nông ,là ông Nông dân già.
     
NGƯ PHỦ 漁父 : là Ông lão đánh bắt cá, là Ông Câu, là Ngư Ông.

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2022

VIẾT HOA VIẾT THƯỜNG CÁC DẤU TRONG CÂU - Nguyên Lạc


Tác giả bài viết Nguyên Lạc
 

VIẾT HOA HAY VIẾT THƯỜNG?
 
Viết hoa (upper case), viết thường (lower case) là một vấn đề tế nhị, cần bàn thảo kỹ lưỡng. Thấy một số bạn, nhất là các bạn trẻ ở VN viết hoa các chữ/từ một cách tùy tiện, tôi xin ghi ra đây vài ý riêng chủ quan mời các bạn cùng thảo luận.
 
1.
Hãy xét bài ca dao:

"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"
                  (Công Cha Nghĩa Mẹ)
 
Theo tôi, hai chữ “thái sơn” trong bài ca dao trên nên viết thường (lower case), Thái Sơn viết hoa (upper case) không chính xác.
Chắc các bạn sẽ hỏi tại sao?
 
Giải thích:
Vì nếu hai chữ thái sơn viết hoa, chúng ta sẽ đem hữu hạn thế cho vô hạn:
– “thái sơn” (viết thường, danh từ chung) là núi rất lớn, vô hạn (thái= rất bự, rất lớn; sơn= núi). Còn “THÁI SƠN” (viết hoa, danh từ riêng) là một ngọn núi bên Tàu, chỉ cao khoảng 1450m (đo được, hữu hạn). Vậy nếu viết hoa: THÁI SƠN thì không phải là hữu hạn thay cho vô hạn sao?
– Nghĩa mẹ= “nguồn nước chảy ra vô tận, không dứt”, đối với “THÁI SƠN” (viết hoa: danh từ riêng) đo được chỉ khoảng ngàn mét. So sánh ra thì công cha như số không. Sao bội bạc với cha quá thế?
– Còn nếu viết “thái sơn (viết thường: danh từ chung) = lớn, bự vô hạn”, công cha sẽ gần như bằng công mẹ.
Do điều này, ta phải dùng thái sơn danh từ chung (viết thường). Hai câu đó tôi nghĩ nên viết như vầy:
Công cha như núi... thái sơn (to vô cùng)
Nghĩa mẹ như nước… trong nguồn chảy ra (luôn không dừng).
– Xin nói thêm: Thái sơn, sơn hà (viết thường, danh từ chung) tượng trưng đất nước, tổ quốc; nếu chúng viết hoa (trở thành danh từ riêng) thì sẽ không còn nghĩa này nữa, mà thành tên ngọn núi Tàu, tên riêng vùng nào đó…
 

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2022

GỌI ĐẤNG TỐI CAO TOÀN NĂNG CỦA HỒI GIÁO LÀ “THÁNH ALLAH” CÓ SAI KHÔNG? – La Thụy



Một số người cho rằng gọi “Thánh Allah” là sai. Bởi vì Allah là  Thượng đế và là Đấng tối cao dĩ nhiên phải cao hơn Thánh. Tiêu biểu cho ý kiến này là học giả An Chi.
 
Trích từ bài viết của  An Chi:
 
“Allah không phải là thánh. Thế nhưng có rất nhiều người, kể cả các ‘nhà chuyên môn’, cứ gọi Ngài là thánh, ví dụ như: Người phụ nữ hét lên ‘Allahu akbar’ (Thánh Allah vĩ đại) khi tấn công hai người trong siêu thị bằng dao; Tin tức, hình ảnh, video clip mới nhất về Thánh Allah vĩ đại…
Chúng tôi từng thấy trên Facebook một nữ giảng viên đại học cũng gọi Allah là thánh!
Không, Allah không phải là thánh. Ngài là Thượng đế, là Đấng Toàn Năng”

                                                                                            An Chi

https://thanhnien.vn/lat-leo-chu-nghia-can-dung-tu-cho-chinh-xac-post1461088.html

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2022

TÂM VÔ TRỤ, CHÂN VÀ VỌNG – Đỗ Chiêu Đức


Tác giả bài viết Đỗ Chiêu Đức

Kính Thầy,
 
Nhân mùa PHẬT ĐẢN năm nay, để chào mừng đức Như Lai giáng sinh để trải nghiệm cuộc đời Sinh, Lão, Bênh, Tử, mà giác ngộ để độ hóa chúng sinh vượt qua khổ hải trầm luân đồng đăng bỉ ngạn...
 

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2022

NHỮNG CÂU ĐỐI THÚ VỊ TRƯỚC MIẾU THỜ ÔNG QUAN VŨ – Đỗ Chiêu Đức


Quan Thánh Đế Quân miếu vũ
          
QUAN THÁNH ĐẾ QUÂN MIẾU VŨ 關聖帝君廟宇 là nhóm từ chỉ chung các đền miếu thờ ông Quan Vũ 關羽 thời Tam Quốc. MIẾU VŨ 廟宇 là từ chỉ chung cho các "đình chùa miếu mạo"; nơi thờ cúng thần linh tiên phật. Nghĩa xưa MIẾU VŨ là nơi vua quan triều kiến hội họp; còn được gọi là LANG MIẾU 廊廟 hay TRIỀU ĐÌNH 朝廷, như trong bài hát nói Kẻ Sĩ của cụ Nguyễn Công Trứ có câu:
               
Trong LANG MIẾU ra tài lương đống.                 
Ngoài biên thuỳ rạch mũi can tương

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2022

NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ BẤT NGỜ: “PHỤ NỮ 婦女” – Đỗ Chiêu Đức




Chữ NỮ theo "CHỮ NHO...DỄ HỌC" là một trong 214 bộ của hệ thống chữ Nho, được hình thành theo lối Tượng Hình 象形 trong Lục Thư 六書 là sáu cách hình thành chữ viết, có diễn tiến như sau:
 
                     
Giáp Cốt Văn   Kim Văn      Đại Triện        Tiểu Triện        Lệ Thư
 

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2022

NGƯỜI VIỆT NÓI TIẾNG VIỆT - Phạm Đình Lân


Cung oán ngâm khúc, bản tiếng Nôm


Như tất cἀ cάc dân tộc khάc trên thế giới, người Việt Nam cό tiếng nόi từ lύc bὶnh minh lịch sử nhưng tiền nhân chύng ta không cό chữ viết. Đό là tὶnh trᾳng chung cὐa cάc dân tộc sống ở miền Nam sông Dưσng Tử đến thung lῦng sông Hồng, sông Mᾶ và sông Cἀ cάch đây 3000 nᾰm. Ở Trung Hoa cό lối 500 thổ ngữ khάc nhau nhưng tất cἀ cάc tộc đều cὺng chung một chữ viết.
 

Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2022

“DỚ DẨN” LÀ MỘT TỪ ĐÚNG CHÍNH TẢ

Nguồn:
https://www.facebook.com/ChinhTaTuVungTiengViet/posts/4373819952661392


Khi nhắc đến “dớ dẩn”, chắn hẳn chúng ta đều nghĩ rằng đây là biến âm của “vớ vẩn”, được hình thành do cách nói “v” thành “d” trong phát âm của người Nam Bộ. Tuy nhiên, có một sự thật thú vị rằng “dớ dẩn” vốn là cách viết đúng chính tả, đã được ghi nhận trong nhiều từ điển có uy tín.
 

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2022

TỪ VIỆT HÁN ĐẾN NGỮ VĂN, NGHĨ VỀ MỘT DANH XƯNG HỢP LÝ CHO MÔN HỌC TIẾNG VIỆT - Trần Kiêm Đoàn


Tác giả Trần Kiêm Đoàn

Môn học về tiếng mẹ đẻ của một dân tộc là giá trị tiêu biểu về tính nhân văn của con người và đất nước đó. Thử mở chương trình học về ngôn ngữ bản xứ của các nước có gia tài đồ sộ về ngôn ngữ và văn chương sẽ thấy rõ ràng sự nhất quán về danh xưng của môn học tiếng mẹ đẻ từ cấp tiểu học đến đại học của xứ đó: Trung Văn (中文), Anh Văn (English), Pháp Văn (Française)... Việt Văn (Ngữ Văn)! Các danh xưng Trung Văn, Anh Văn, Pháp Văn… đều có lịch sử suốt nhiều trăm năm; chỉ riêng lịch sử Ngữ Văn thì phải tính bằng số chục.

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2022

NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ BẤT NGỜ: "GIÁ ÁO TÚI CƠM, TU MI NAM TỬ, QUẦN THOA, CAN QUA, MÂU THUẪN" – Đỗ Chiêu Đức


Y GIÁ PHẠN NANG
 
              
GIÁ ÁO TÚI CƠM chữ nho là Y GIÁ PHẠN NANG 衣架飯囊. Y GIÁ là cái giàn cái giá để móc (máng) áo quần; PHẠN NANG là cái túi để đựng cơm. Cái GIÁ để máng ÁO và cái TÚI để đựng cơm chỉ có công dụng để làm được hai việc đó mà thôi. Thành ngữ nầy dùng để chỉ những người mà thân mình chỉ như cái giá để máng áo lên và cái bụng thì như cái túi để đựng cơm; tức là những con người chỉ biết MẶC QUẦN ÁO và ĂN CƠM, ngoài ra không biết làm gì nữa cả. Tóm lại, thành ngữ nầy dùng để chỉ những người VÔ DỤNG, không nên thân, không làm nên tích sự gì cả, chỉ biết mặc quần áo và ăn cơm mà thôi !
 

Thứ Hai, 28 tháng 3, 2022

NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG TIẾNG VIỆT – Đỗ Chiêu Đức

Tác giả Đỗ Chiêu Đức viết bài này nhằm trả lời bài “"NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG TIẾNG VIỆT” của Hà Thủy Nguyên.

https://ngoclinhvugia.wordpress.com/2015/08/08/nhung-tu-dung-sai-trong-tieng-viet-ha-thuy-nguyen/


Tác giả bài viết Đỗ Chiêu Đức

Dưới đây là những góp ý rất chân thành và khách quan của tôi, nhằm mục đích làm trong sáng và phong phú hơn tiếng Việt một cách thực tế, phù hợp với “tập quán ngôn ngữ” hằng ngày của cộng đồng người Việt nói tiếng Việt, chớ không lập dị hoặc bới lông tìm vết gì cả !  Trước tiên, xin đề cập đến từ “CHUNG CƯ hay CHÚNG CƯ” .
 
Trích bài viết:
CHUNG CƯ. Từ kép nầy được thành lập theo văn phạm Hán Việt vì tính từ đứng trước danh từ cho nên cả 2 từ phải đều là Hán Việt. Thế mà từ CHUNG Hán việt không có nghĩa là chung chạ mà có nghĩa là cuối cùng. Vậy chung cư 終居 không phải là nơi nhiều người ở chung mà là nơi ở cuối cùng, tức là mồ chôn hay nghĩa địa. Vậy phải đổi từ chung cư thành chúng cư 衆居 thì mới ổn.
 
Theo tôi nghĩ:
 
Từ CHUNG CƯ là từ được viết gọn lại của nhóm từ CÙNG CHUNG CƯ NGỤ, đã được quần chúng sử dụng từ trước đến nay, nghe đã quen tai, không cần thiết phải đổi lại thành CHÚNG CƯ, nghe vừa xa lạ vừa chói tai, vừa lập dị vừa không hợp với tập quán ngôn ngữ. Xin được giải thích…
 

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2022

NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ BẤT NGỜ: HẠNH, HÀNH, HÃNG, ĐỨC, NHIÊN – Tạp ghi và phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức


HẠNH      HÀNG     HÃNG

                                         
Chim chích mà đậu cành tre...
            
Đó là một vế trong CHỮ NHO... DỄ HỌC nói về bộ Xích, theo thứ tự trong 214 Bộ Thủ của chữ Nho như sau:
 
XÍCH: là Bước Chân Trái. Cũng có nghĩa là Bước Chậm rãi. XÍCH vừa là Bộ vừa là Chữ. Khi là Bộ, thường đứng bên trái và được gọi là "Song Nhân Bàng 雙人旁". Có nghĩa là Bộ gồm có 2 chữ Nhân chồng lên nhau . Những chữ được ghép bởi Bộ XÍCH thường chỉ về Đi Đứng, Đường xá, Hành vi của con người.
Ta còn có một biến dạng của bộ XÍCH là chữ SÁCH (còn đọc là XÚC) là Bước chân phải, nên XÍCH SÁCH 彳亍 : Bước chân trái một cái, bước chân phải một cái là đi Tản bộ, là đi Bách bộ, đi chầm chậm, như trong bai câu thơ của Lý Chí đời Minh:
 
踟蹰横渡口,    Trì trù hoành độ khẩu,            
彳亍上灘舟。 XÍCH SÁCH thướng than chu.
 
Có nghĩa:                   
 
Chần chừ trước bến đò ngang,             
NGẦN NGỪ bước xuống thuyền sang bến bờ.


Chim chích mà đậu cành tre...
 

Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2022

NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ BẤT NGỜ TRONG TRUYỆN KIỀU VÀ VĂN CHƯƠNG CỔ - Đỗ Chiêu Đức


            Tác giả bài viết Đỗ Chiêu Đức               

 
Nàng rằng: Thiên tải nhất thì,                                               
Cố nhân đã dễ mấy khi bàn hoàn.                                                 
Rồi đây bèo hợp mây tan,                                              
Biết đâu hạc nội mây ngàn là đâu ?!
     

Thứ Ba, 22 tháng 2, 2022

PHÂN BIỆT “CHIA SẺ” VỚI “CHIA XẺ” – Hoàng Tuấn Công



Trong tiếng Việt, “chia sẻ”“chia xẻ” là hai từ thường bị dùng lẫn lộn hoặc đánh đồng làm một, dẫn đến lỗi sai chính tả. Đáng chú ý, những người mắc lỗi này thuộc đủ mọi trình độ, kể cả người cầm bút chuyên nghiệp, có học hàm học vị cao. Thậm chí ngay cả người hoạt động trong lĩnh vực ngôn ngữ và biên soạn từ điển chính tả cũng nhầm lẫn, viết sai.
 

Thứ Tư, 16 tháng 2, 2022

NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ BẤT NGỜ: “THỜI TIẾT VÀ LỄ TIẾT”, “GIA TỘC TIÊN TỔ VÀ CỬU HUYỀN THẤT TỔ” – Đỗ Chiêu Đức


                                              Tác giả bài viết Đỗ Chiêu Đức                                                                                            

TỨ THỜI BÁT TIẾT canh chung thủy,                                           
Ngạn liễu đôi bồ dục điểm trang !        


Đó là đôi câu đối của Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến viết cho vợ chồng ông hàng thịt khi cận Tết; Vợ chồng nầy đã mang tặng cho cụ Nguyễn Khuyến một bát tiết canh và một đôi bồ dục (quả thận, miền Nam gọi là cật heo). Cụ đã xúc cảnh sinh tình viết đôi câu đối trên để tặng lại cho hai vợ chồng ông hàng thịt về treo trước của để mừng xuân đón Tết:
                  
四時八節更終始, TỨ THỜI BÁT TIẾT canh chung thủy,          
岸柳堆蒲欲點妝。 Ngạn liễu đôi bồ dục điểm trang.
 

Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2022

NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ BẤT NGỜ: “CHÚC, THỊ PHI, TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN, CHUNG THỦY” – Đỗ Chiêu Đức


CHÚC TẾT  

       
Gần Tết, ta hay nghe những lời chúc tụng lẫn nhau, chúc khỏe mạnh, chúc giàu sang, chúc sống lâu, chúc mua may bán đắt , chúc mọi điều như ý... Vậy, CHÚC là gì ? Ta sẽ truy nguyên để tìm hiểu nghĩa gốc của chữ CHÚC nầy nhé !
    
Theo "CHỮ NHO... DỄ HỌC" thì CHÚC thuộc dạng chữ tổng hợp của Tượng Hình, Chỉ Sự và Hội Ý, có diễn tiến chữ viết như sau :
 
                        
 Giáp Cốt Văn    Đại Triện     Tiểu Triện       Lệ Thư       Khải Thư