Nói biết, thì hẳn là phải biết rồi. Tên tuổi như Tô Thùy Yên, làm sao mà không biết cho được. Nhưng chú tâm đọc, thì thú thiệt, tôi cũng chỉ đọc khoảng hơn mười năm nay.
Còn tại sao trước đây thì không? Thiệt tình, tôi cũng chẳng hiểu nữa. Có lẽ vì ông không in thơ chăng? Hay là do thơ ông khó đọc, không dành cho lứa đôi và tuổi hoa mộng? Có thể. Và chắc cũng do nhiều nguyên do khác nữa.
Biết sớm hay biết muộn, yêu thích nhiều hay yêu thích ít, thì hẳn, ai cũng phải thừa nhận, thơ Tô Thùy Yên vững chãi, sừng sững, một mình một cõi, dù năm tháng có qua đi.
Cũng hơn mười năm trước, trên trang facebook, có một người bạn trẻ, Lê Hoàng Tuấn Kiệt, thư sinh, nho nhã, khiêm tốn, là thầy giáo dạy môn vi tính, vậy mà cậu lại am hiểu văn chương, đặc biệt là thơ, một cách tinh tường, làm tôi hết sức ngạc nhiên.
Cậu như một thư viện cổ. Mỗi ngày, cậu đưa lên trang một bài thơ hay, của một trong các nhà thơ tài hoa tại miền Nam trước 1975. Nguồn ở đâu, thì chịu. Cậu ấy có bí mật riêng của mình. Như ma xó vậy đó.
Mấy năm gần đây, Tuấn Kiệt để avatar là ảnh của Tô Thùy Yên, và, chỉ đăng gần như duy nhất, không thêm ai nữa, ngoài thơ Tô Thùy Yên.
Mà càng thuộc thơ ổng, thì tôi lại càng nhận ra, Tô Thùy Yên, ổng quả là một nhà thơ lớn, một ngọn núi lớn, sừng sững, đầu đội gió sương, chân dậm đất bằng, mắt nhìn bốn trời, ưu tư, lặng lẽ.
******
2.
Mấy bữa trước, khi tôi viết về Hồ Dzếnh, em Kiệt có nhắn tin cho tôi, em trông chờ bài viết của chị yêu về Tô Thùy Yên đó nha. Đáp lại lời Kiệt, tôi gõ mấy icon nhăn răng cười.
Tôi đọc qua văn bản đó và cảm thấy nó không hay bằng bài Tháng Chạp Buồn do Phạm Tín An Ninh thuộc, lúc còn ở tù chung với Tô Thùy Yên, và chép lại sau ngày ra tù. Bài này, cũng không nằm trong Thơ Tuyển và Thắp Tạ.
Nhưng rồi nghĩ đi nghĩ lại, tôi vẫn quyết định lấy bài của em Kiệt, và đăng lên dưới đây.
Vốn học hành dang dở nên ra đứng bờ cuộc đời ngó xuống hư vô
Khi mùa hạ đốt bừng lên những hàng đuốc phượng
Từng làm ít nhiều chuyến đi vì sinh kế hay vì giang hồ bằng xe hơi, xe lửa hoặc bằng chân
Đã trải qua vài ba cuộc tình duyên bao giờ cũng đáng buồn nên không thích kể
Có sống ngoài chiến khu nên rồi bỏ Việt Minh
Đến cất lời ngợi ca cuộc đời, xứ sở, anh em, ái tình, thịnh trị
Và chỉ cất lời ngợi ca cho người sành điệu muốn nghe
Cha mẹ tội cho con tính tình rộng rãi. Tôi cho tôi thêm một chút ngang tàng
Nên coi tâm hồn là một cánh đồng không cấm đoán, không mời mọc
Người ta tự do ra vào và toàn quyền chặt phá hoặc nâng niu
Nên tôi làm thơ theo ý riêng tôi. Còn báo chí có thông lệ đăng bài ký tên người trích lục
Và họ bảo sao viết Cánh Đồng Con Ngựa Chuyến Tàu? Họ chỉ được mặc suốt đời mỗi bộ đồng phục
Còn làm thơ, theo ý riêng tôi, nghĩa là dịch thuật tâm hồn, nghĩa là nói về con cháu chúng ta
Nghĩa là ngợi ca loài người hiền hậu
Nghĩa là thúc giục đám đông nổi giận chống cường quyền
Nghĩa là nghe ngóng nơi đại dương còn thiêm thiếp cuộc sửa soạn âm thầm của bao cơn sóng cuồng vạm vỡ
Nghĩa là có mặt trong mọi hành vi lớn nhỏ của đời mình
Nghĩa là giúp mọi con người sống đủ hai mươi bốn giờ mỗi ngày, nghĩa là giúp họ tìm thấy họ.
3.
Bài thơ đơn giản, chẳng phức tạp, bóng gió, xa xôi gì, nên dễ hiểu mà, phải không.
Ngay từ tựa bài thơ, tác giả đã cho bạn đọc biết rằng, bài thơ này, viết về ông ấy.
Bài thơ này, tôi tự giới thiệu tôi.
Hay, nói một cách trang trọng hơn, thì bài thơ này được hiểu là tuyên ngôn của Tô Thùy Yên về mình.
Khi một ai đó viết về cái tôi của họ thì cũng khoan vội kết luận, rằng họ là người vị kỷ, họ chỉ quan trọng họ, họ là người kiêu ngạo.
Cũng có thể, nhưng chỉ một phần. Phần lớn hơn, theo tôi, là do họ muốn trình bày rõ về quan điểm của họ với mọi người chung quanh, về ý thức trách nhiệm của họ với Tổ Quốc, gia đình, xã hội và văn chương.
Thường là, trong một không vui nào đó, trong một hiểu lầm nào đó, trong một tranh cãi nào đó, không thể nói hết lời, thì họ mượn thơ để bày tỏ.
Và cũng có thể chẳng bởi một lý do nào cả. Muốn viết, thích viết, thì họ viết thôi.
Nhưng như một vận vào, Tô Thùy Yên, từ bắt đầu thuở làm thơ, đã tuyên bố, đã chính thức mang, gánh lên vai, một sứ mệnh, và ông đã thực hiện tròn sứ mệnh ấy trước khi từ giã cõi đời - Tôi là Tô Thùy Yên, là thi sĩ, là người chép sử tương lai.
******
4.
Một trong những đặc điểm dễ nhận ra thơ của Tô Thùy Yên là bài thơ ông viết thường rất dài.
Có những bài dài gần hai trăm câu. Bài Chiều Trên Phá Tam Giang mà tôi sắp đề cập tới đây cũng dài một trăm năm mươi sáu câu.
Trong bài này, trước hết, ông, người lính miền Nam, độc thoại, và người nghe là người lính phía bên kia chiến tuyến. Một độc thoại rất hay và gây nhiều xúc động. Ông nhìn vào cuộc chiến Nam Bắc và cảm thương cho đất nước mình, cảm thương dân tộc mình, xót xa, đau đớn trước những cái chết vô ích và cả vô nghĩa bởi bom đạn không có mắt, bất dung. Đôi bên đều làm những việc như nhau, yếu hèn, khờ khạo, quay cuồng và đều bị mắc chung vào, vướng chung vào guồng quay của con đường lịch sử.
Ông cũng độc thoại với người yêu, là đoạn mà tôi sắp chép ra sau đây, được nhạc sĩ Trần Thiện Thanh phổ thành ca khúc Chiều Trên Phá Tam Giang bất hủ. Và, phần cuối là ông độc thoại với chính ông về nỗi chết, về vai diễn hề của mình và nhìn ra, bầy ác thú chung quanh cũng đang hãi hùng, dáo dác:
Chiều trên phá Tam GiangAnh sực nhớ emNhớ bất tậnGiờ này thương xá sắp đóng cửaNgười lao công quét dọn hành langNhững tủ kính tối omGiờ này thành phố chợt bùng lênĐể rồi tắt nghỉ sớm(Sài Gòn nới rộng giờ giới nghiêmSài Gòn không còn buổi tối nữa)Giờ này có thể trời đang nắngEm rời thư viện đi rong chơiDưới đôi vòm cây ủ yên tĩnhViền dòng trời ngọc thạch len trôiNghĩ tới ngày thi tương lai thúc hốiCăn phòng cao ốc vàng võ ánh đènQuyển sách mở sâu đêmNghĩ tới người mẹ đăm chiêu, đứa em quái quỷNghĩ tới đủ thứ chuyện tầm thườngMà cô gái nào cũng nghĩ tớiRồi nghĩ tới anh, nghĩ tới anhMột cách tự nhiên và khốn khổGiờ này có thể trời đang mưaEm đi nép hàng hiên sướt mướtNhìn bong bóng nước chạy trên hèNhư những đóa hoa nở gấp rútRồi có thể em vào một quán nước quenNơi chúng ta thường hẹn gặpBuông tâm trí bập bềnh trên những đợt lao xaoGiữa những đám ghế bàn quạnh quẽNghĩ tới anh, nghĩ tới anhCơn nghĩ tới không sao cầm giữ nổiNhư dòng lệ nào bất giác rơi tuônNghĩ tới, nghĩ tới một điều hệ trọng vô cùngCủa chiến tranh mà em không biết rõNghĩ tới, nghĩ tới một điều hệ trọng vô cùngMột điều em sợ phải nghĩ tớiGiờ này thành phố chợt bùng lênChiều trên phá Tam GiangAnh sực nhớ emNhớ bất tận
Tình yêu trong thời chiến thật buồn. Lúc nào cũng là nỗi nhớ nhau, đằng đẵng. Lúc nào cũng là nỗi sợ hãi không thể thốt ra thành lời, như trong bài Kỷ Vật Cho Em mà Phạm Duy phổ từ thơ của Linh Phương, anh trở về hòm gỗ cài hoa, anh trở về bằng chiếc băng ca, trên trực thăng sơn màu tang trắng.
******
5.
Cứ mười người được hỏi, thích nhất bài thơ nào của Tô Thùy Yên, thì gần như đủ mười, đều trả lời, thích bài Ta Về:
Ta về - một bóng trên đường lớnThơ chẳng ai đề vạt áo phaiSao bỗng nghe đau mềm phế phủ?Mười năm, đá cũng ngậm ngùi thayVĩnh biệt ta-mười-năm chết dấpChốn rừng thiêng im tiếng nghìn thuMười năm, mặt sạm soi khe nướcTa hóa thân thành vượn cổ sơTa về qua những truông cùng pháNếp trán nhăn đùa ngọn gió mayTa ngẩn ngơ trông trời đất cũNghe tàn cát bụi tháng năm bayChỉ có thế. Trời câm đất nínĐời im lìm đóng váng xanh xaoMười năm, thế giới già trông thấyĐất bạc màu đi, đất bạc màuTa về như bóng chim qua trễCho vội vàng thêm gió cuối mùaAi đứng trông vời mây nước đóNgàn năm râu tóc bạc phơ phơMột đời được mấy điều mong ước?Núi lở sông bồi đã lắm khiLịch sử ngơi đi nhiều tiếng độngMười năm, cổ lục đã ai ghi?Ta về cúi mái đầu sương điểmNghe nặng từ tâm lượng đất trờiCảm ơn hoa đã vì ta nởThế giới vui từ mỗi lẻ loiTưởng tượng nhà nhà đang mở cửaLàng ta, ngựa đá đã qua sôngNgười đi như cá theo con nướcTrống ngũ liên nôn nả gióng mừngTa về như lá rơi về cộiBếp lửa nhân quần ấm tối nayChút rượu hồng đây, xin rưới xuốngGiải oan cho cuộc biển dâu nàyTa khóc tạ ơn đời máu chảyRuột mềm như đá dưới chân taMười năm chớp bể mưa nguồn đóNgười thức nghe buồn tận cõi xaTa về như hạt sương trên cỏKết tụ sầu nhân thế chuyển dờiBé bỏng cũng thì sinh, dị, diệtTội tình chi lắm nữa, người ơi!Quán dốc hơi thu lùa nỗi nhớMười năm, người tỏ mặt nhau đâyNước non ngàn dặm, bèo mây hỡiĐành uống lưng thôi, bát nước mờiTa về như sợi tơ trời trắngChấp chới trôi buồn với nắng hanhAi gọi ai đi ngoài quãng vắng?Phải, ôi vàng đá nhắn quan san?Lời thề truyền kiếp còn mang nặngNên mắc tình đời cởi chẳng raTa nhớ người xa ngoài nỗi nhớMười năm, ta vẫn cứ là taTa về như tứ thơ xiêu tánTrong cõi hoang đường trắng lãng quênNhà cũ, mừng còn nguyên mái, váchNhện giăng, khói ám, mối xông nềnMọi thứ không còn ngăn nắp cũNhà thương khó quá, sống thờ ơGiậu nghiêng cổng đổ, thềm um cỏKhách cũ không còn, khách mới thưaTa về khai giải bùa thiêng yểmThức dậy đi nào, gỗ đá ơi!Hãy kể lại mười năm mộng dữMột lần kể lại để rồi thôiChiều nay, ta sẽ đi thơ thẩnThăm hỏi từng cây những nỗi nhàHoa bưởi, hoa tầm xuân có nở?Mười năm, cây có nhớ người xa?Ta về như đứa con phung pháKhánh kiệt đời trong cuộc biển dâuMười năm, con đã già như vậyHuống mẹ cha, đèn sắp cạn dầuCon gẫm lại đời con thất bátHứa trăm điều, một chẳng làm nênĐời qua, lớp lớp tàn hư huyễnHạt lệ sương thầm khóc biến thiênTa về như tiếng kêu đồng vọngRau mác lên bờ đã trổ bôngCho dẫu ngàn năm, em vẫn đứngChờ anh như biển vẫn chờ sôngTa gọi thời gian sau cánh cửaNỗi mừng ràn rụa mắt ai sâuTa nghe như máu ân tình chảyTự kiếp xưa nào tưởng lạc nhauTa về dẫu phải đi chân đấtKhắp thế gian này để gặp emĐau khổ riêng gì nơi gió cátHè nhà, bụi chuối thức thâu đêmCây bưởi xưa còn nhớ trắng hoaĐêm chưa khuya lắm, hỡi trăng tà!Tình xưa như tuổi già không ngủBước chạm khua từng nỗi xót xaTa về như giấc mơ thần bíTuổi nhỏ đi tìm những tối vuiTrăng sáng lưu hồn ta vết phỏngTrọn đời, nỗi nhớ sáng không nguôiBé ơi, này những buồn vui cũHãy sống, đương đầu với lãng quênCon dế vẫn là con dế ấyHát rong bờ cỏ, giọng thân quenTa về, như nước tào khê chảyTình đẩu mười năm luống nhạt mờThân thích những ai giờ đã khuất?Cõi đời nghe trống trải hơn xưaNgười chết đưa ta cùng xuống mộĐêm buồn, ai nữa đứng bờ aoKhóc người, ta khóc ta rơi rụngTuổi hạc, ôi ngày một một haoTa về như bóng ma hờn tủiLục lại thời gian kiếm chính mìnhTa nhặt mà thương từng phế liệuNhư từng hài cốt sắp vô danhNgồi đây, nền cũ nhà hương hỏaĐọc lại bài thơ buổi thiếu thờiAi đó trong hồn ta thổn thức?Vầng trăng còn tiếc cuộc rong chơiTa về như hạc vàng thương nhớMột thuở trần gian bay lướt quaTa tiếc đời ta sao hữu hạnĐành không trải hết được lòng taTô Thùy Yên(07. 1985)
******
6.
Ta Về có ba mươi mốt khổ thơ, nhân cho bốn, tổng cộng là một trăm hai mươi bốn câu thơ.
Tôi không copy rồi paste mà tôi chép từng câu, từng
câu. Chép như vậy, rất có lợi. Mỗi lần chép, là mỗi lần ta cảm thêm, mỗi lần ta
hiểu thêm.
Như hôm nay, chẳng hạn. Vừa chép mà tôi cứ vừa tấm tắc, người ta khen Tô Thùy Yên là bậc thầy của chữ, kể cũng đúng quá chừng chớ chẳng phải không. Ổng giỏi chữ. Chữ đã nhiều thì chớ, lại còn được chọn lọc kỹ càng, nên không chỉ hay mà còn đúng, còn xác đáng khi đặt vào dòng, khiến câu thơ chặt chịa, giềng mối, chắc chắn, khó chuyển lay.
Khi Tô Thùy Yên qua đời, tiếc một tài năng quá lớn, rất nhiều người làm văn chương cùng các nhà phê bình, nhà văn, nhà thơ khắp nơi, bày tỏ lòng thương tưởng. Họ nhắc tới ông, nhắc tới khối lượng thơ đồ sộ mà ông đã để lại cho đời.
Và nhắc tới cả bài thơ Ta Về.
******
7.
Trong bài Ta Về, có câu “ta về” và từ “mười năm” được lập đi lập lại suốt.
Ta về đâu? Thì về nhà chớ về đâu nữa. Nhưng bộ dạng lúc trở về này, coi bộ mới thảm thương làm sao, hồn vía tác giả thì như tận đẩu đâu, còn xác thân thì xiên xiên, vẹo vẹo, mọi thứ, như vừa trải qua một cơn mộng lớn, hoang phế, tiêu điều đến khó tin: Ta về như tứ thơ xiêu tán / Trong cõi hoang đường trắng lãng quên / Nhà cũ, mừng còn nguyên mái, vách / Nhện giăng, khói ám, mối xông nền.
Ta về đâu? Thì về với cha mẹ chớ về đâu nữa. Có điều, sau mười năm, thì nay, cha đã già, mẹ đã yếu lắm rồi, cả hai đều phập phù như bấc đèn dầu cạn. Nhà tổ tiên, cha mẹ, giờ cũng đã tan tác, tiêu sơ: Ta về như đứa con phung phá / Khánh kiệt đời trong cuộc biển dâu / Mười năm, con đã già như vậy / Huống mẹ cha, đèn sắp cạn dầu.
Ta về đâu? Thì về với vợ con chớ về đâu nữa. Về với sự thủy chung, như rau, như cỏ trên đồng. Về với hòn vọng phu, ngàn năm, ngàn kiếp: Ta về như tiếng kêu đồng vọng / Rau mác lên bờ đã trổ bông / Cho dẫu ngàn năm, em vẫn đứng / Chờ anh như biển vẫn chờ sông.
Ta về đâu? Thì về chốn cũ để gặp lại người cần gặp chớ sao. Về với mối tình oan trái, nơi gởi gắm trái tim vốn nhiều đớn đau mà cũng lắm phút giây vô vàn hạnh phúc: Ta về dẫu phải đi chân đất / Khắp thế gian này để gặp em / Đau khổ riêng gì nơi gió cát / Hè nhà, bụi chuối thức thâu đêm.
Ta về đâu? Thì về nơi chốn sinh ra ta, về với nơi mà một thời tuổi thơ ta từng sống, về với những ngày vui tưởng chừng bất tận, về với cuộc sống từng một thời không biết lo âu hay sợ hãi chi: Ta về như giấc mơ thần bí / Tuổi nhỏ đi tìm những tối vui / Trăng sáng lưu hồn ta vết phỏng / Trọn đời, nỗi nhớ sáng không nguôi.
Ta về đâu? Thì về xóm cũ ngày xưa, nơi ta từng ở, nơi cho ta tưới tắm bằng dòng mát rượi, để tâm hồn ta được mọc lá, trổ cành, đam mê thơ tứ, nơi ta từ đó, trở thành người ghi chép lịch sử bằng thơ: Ta về, như nước tào khê chảy / Tình đẩu mười năm luống nhạt mờ / Thân thích những ai giờ đã khuất? / Cõi đời nghe trống trải hơn xưa.
Ta về đâu? Thì về thăm lại bạn bè xưa, mừng cho người còn sống sót và thắp nén nhang tủi thương cho những đồng đội, giờ đây, cũng chẳng biết đang nằm nơi đâu trên mảnh đất nhiều bất hạnh này: Ta về như bóng ma hờn tủi / Lục lại thời gian kiếm chính mình / Ta nhặt mà thương từng phế liệu / Như từng hài cốt sắp vô danh.
******
8.
Còn mười năm, đó là mười năm gì mà nhắc đi nhắc lại mãi thế. Thưa, mười năm đó là mười năm trong tù, từ một ngàn chín trăm bảy mươi lăm đến một ngàn chín trăm tám mươi lăm.
Đó là mười năm đầy xót xa: Đá cũng ngậm ngùi thay.
Đó là mười năm tệ hại: Mười năm chết dấp, chốn rừng thiêng im tiếng nghìn thu.
Đó là mười năm tủi hờn, cay đắng: Mặt sạm soi khe nước, ta hóa thân thành vượn cổ sơ. Thế giới già trông thấy, đất bạc màu đi, đất bạc màu. Cổ lục đã ai ghi, lịch sử ngơi đi nhiều tiếng động. Chớp bể mưa nguồn đó, người thức nghe buồn tận cõi xa.
Đó là mười năm đáng sợ, sống đây mà cứ cứ ngỡ là mơ: Người tỏ mặt nhau đây. Ta vẫn cứ là ta. Mộng dữ.
Và, đó là mười năm ngậm ngùi: Con đã già như vậy, huống mẹ cha, đèn sắp cạn dầu.
******
9.
Suốt cả bài thơ mấy mươi khổ như vậy, đọc tới đọc lui, chỉ thấy nỗi mừng mừng tủi tủi trong nghẹn ngào và còn nhiều ấm ức. Mừng là vì còn sống và ra tù. Tủi là vì, nhiều bạn bè, người thân nay đã không còn nữa. Cảnh cũ, người xưa cũng hoang tàn, đổ nát, thay đổi nhiều. Cha mẹ quá già, mà đầu con thì cũng bạc phơ phơ.
Bài thơ có một số khổ đặc biệt hay. Hay là bởi nó lớn lao và bao la quá. Hay còn là bởi vì nó làm người đọc nghẹn ngào, rưng rưng xúc động. Cứ nghẹn thế thôi, và chẳng nói được gì thêm.
Ra tù, tưởng gặp lại người thân, thì mọi nỗi buồn, nỗi đau, sẽ được chấm dứt từ đây, nhưng lầm. Buồn thì có vơi buồn rồi đó, nhưng cái nỗi cô đơn, trống vắng ấy mà, nó tràn lan, nó xâm chiếm lục phủ ngũ tạng, nó ăn sâu vào xương vào tủy. Về thì về với người thân thiệt, nhưng những gì tác giả từng có trước đây, từng tạo dựng được trước đây, thì hoàn toàn, bây giờ, mất hết: Ta về - một bóng trên đường lớn / Thơ chẳng ai đề vạt áo phai / Sao bỗng nghe đau mềm phế phủ? / Mười năm, đá cũng ngậm ngùi thay.
Ông toàn mạng và gặp lại được người thân, trong khi biết bao đồng đội khác, hoàn cảnh thương tâm hơn, nên ông cho rằng, đó là sự may mắn từ thượng đế, từ trời đất ban cho. Trong sự xúc động ấy, ông cảm ra được lượng từ tâm của đất trời. Ông biết ơn vì điều đó, nên muốn cảm ơn cả từ cánh hoa. Dẫu cho sự lẻ loi của mình vẫn còn hiện diện, thì quan trọng hơn vẫn là niềm vui của gia đình, của đoàn viên, sum họp: Ta về cúi mái đầu sương điểm / Nghe nặng từ tâm lượng đất trời / Cảm ơn hoa đã vì ta nở / Thế giới vui từ mỗi lẻ loi.
Người miền Nam thường có phong tục, đến một nơi nào mới, hoặc trong nhà có người vừa hết bệnh, hay có người ở tù ra vì những nỗi oan khuất, để cảm ơn đất trời, ông bà tổ tiên, người ta thường cúng tạ. Khi cúng tạ, người ta có nhiều mâm, mâm thiên, mâm ông bà, mâm thổ thần, cả mâm cho những người khuất mày khuất mặt nữa. Và người ta thường rưới rượu xuống đất là để khấn mời những vong, những oan hồn không nơi nương tựa, cùng về hưởng chén rượu nhạt với dương trần, độ cho người còn sống tai qua nạn khỏi.
Đó là một tập tục hàng nhiều trăm năm nay: Ta về như lá rơi về cội / Bếp lửa nhân quần ấm tối nay / Chút rượu hồng đây, xin rưới xuống / Giải oan cho cuộc biển dâu này.
Bếp lửa nhân quần là sự đoàn viên, sum họp ấm áp sau mười năm cha mẹ phải xa con, vợ phải xa chồng, con phải xa cha, bạn bè phải xa nhau. Và giải oan cho cuộc biển dâu này là lời khấn xin với đất trời, khấn xin tổ tông, khấn xin cả những vong linh còn vất vưởng đâu đó, chứng giám cho, và thương giùm cho. Xin cho từ đây, không còn những đau khổ, không còn những hoạn nạn, không còn phải chia xa.
Không còn những ức oan, khuất tất.
******
10.
Có một số người cho rằng, Ta Về của Tô Thùy Yên có tác dụng “hòa giải”.
Tôi đọc tới đọc lui bài Ta Về. Đọc luôn cả những tản mạn, ghi chép về tác giả trong những cuộc trà dư tửu hậu lúc Tô Thùy Yên còn sinh thời bên hải ngoại. Tôi chẳng thể tìm đâu ra, dù đã cố gắng hết sức, yếu tố “hòa giải” có trong Ta Về của Tô Thùy Yên.
Ai cho hòa mà hòa? Làm sao mà hòa được khi còn quan niệm kẻ thắng người thua? Còn hể hả ăn mừng ngày chiến thắng?
Nếu có, thì đó là “hóa giải”.
Hóa giải, tức, quên đi, cho qua. Cố gắng quên đi. Cố gắng cho qua. Quên đi, cho qua mà sống tiếp, mà sống nốt.
Cố mà quên đi những đau thương, trải đã mấy mươi năm. Cố mà cho qua những mất mát, trải đã gần nửa thế kỷ. Hoá giải cho chính mình với nỗi tủi hờn mười năm tù tội: Ta về khai giải bùa thiêng yểm / Thức dậy đi nào, gỗ đá ơi! / Hãy kể lại mười năm mộng dữ / Một lần kể lại để rồi thôi.
Nghĩa là bây giờ, mọi thứ cũng đã lỡ làng rồi. Chuyện gì phải xảy ra thì cũng đã xảy ra. Kiếp người hữu hạn, buồn hoài thì cũng chẳng thay đổi được gì, thôi thì gắng quên, gắng mà nguôi ngoai vậy: Ai đó trong hồn ta thổn thức? / Vầng trăng còn tiếc cuộc rong chơi.
Nhiều người thương ông, như tiểu luận gia Đặng Tiến chẳng hạn. Đặng Tiến tiếc tài ông, sợ bị thiên hạ lãng quên, mà đã lên tiếng bằng một bài viết rất dài, viện dẫn cả nhà thơ Thanh Thảo, viện dẫn cả Trần Đĩnh, chỉ với một thiết tha, Tô Thùy Yên xứng đáng là một nhà thơ Việt, một nhà thơ Việt Nam, xứng đáng ghi vào lịch sử văn học nước nhà thay vì chỉ coi ông là một nhà thơ lưu vong.
Cái gì của mình, ắt thuộc về mình. Tài năng là tài năng, dù có bao vùi dập. Nhân sĩ là nhân sĩ, dẫu có bao biển dâu. Rồi lịch sử sẽ chứng nhận và ghi lại trăm năm, ghi lại ngàn năm, đủ hết, hôm qua, hôm nay, không thiếu phần ai cả.
Còn Tô Thùy Yên ư? Ổng đang thong dong bay qua trời, nhìn xuống nhân gian mỉm nụ cười độ lượng và không gian ngân vang, hai câu thơ ông viết trong bài Ta Về:
6.
Ta Về có ba mươi mốt khổ thơ, nhân cho bốn, tổng cộng là một trăm hai mươi bốn câu thơ.
Như hôm nay, chẳng hạn. Vừa chép mà tôi cứ vừa tấm tắc, người ta khen Tô Thùy Yên là bậc thầy của chữ, kể cũng đúng quá chừng chớ chẳng phải không. Ổng giỏi chữ. Chữ đã nhiều thì chớ, lại còn được chọn lọc kỹ càng, nên không chỉ hay mà còn đúng, còn xác đáng khi đặt vào dòng, khiến câu thơ chặt chịa, giềng mối, chắc chắn, khó chuyển lay.
Khi Tô Thùy Yên qua đời, tiếc một tài năng quá lớn, rất nhiều người làm văn chương cùng các nhà phê bình, nhà văn, nhà thơ khắp nơi, bày tỏ lòng thương tưởng. Họ nhắc tới ông, nhắc tới khối lượng thơ đồ sộ mà ông đã để lại cho đời.
Và nhắc tới cả bài thơ Ta Về.
******
7.
Trong bài Ta Về, có câu “ta về” và từ “mười năm” được lập đi lập lại suốt.
Ta về đâu? Thì về nhà chớ về đâu nữa. Nhưng bộ dạng lúc trở về này, coi bộ mới thảm thương làm sao, hồn vía tác giả thì như tận đẩu đâu, còn xác thân thì xiên xiên, vẹo vẹo, mọi thứ, như vừa trải qua một cơn mộng lớn, hoang phế, tiêu điều đến khó tin: Ta về như tứ thơ xiêu tán / Trong cõi hoang đường trắng lãng quên / Nhà cũ, mừng còn nguyên mái, vách / Nhện giăng, khói ám, mối xông nền.
Ta về đâu? Thì về với cha mẹ chớ về đâu nữa. Có điều, sau mười năm, thì nay, cha đã già, mẹ đã yếu lắm rồi, cả hai đều phập phù như bấc đèn dầu cạn. Nhà tổ tiên, cha mẹ, giờ cũng đã tan tác, tiêu sơ: Ta về như đứa con phung phá / Khánh kiệt đời trong cuộc biển dâu / Mười năm, con đã già như vậy / Huống mẹ cha, đèn sắp cạn dầu.
Ta về đâu? Thì về với vợ con chớ về đâu nữa. Về với sự thủy chung, như rau, như cỏ trên đồng. Về với hòn vọng phu, ngàn năm, ngàn kiếp: Ta về như tiếng kêu đồng vọng / Rau mác lên bờ đã trổ bông / Cho dẫu ngàn năm, em vẫn đứng / Chờ anh như biển vẫn chờ sông.
Ta về đâu? Thì về chốn cũ để gặp lại người cần gặp chớ sao. Về với mối tình oan trái, nơi gởi gắm trái tim vốn nhiều đớn đau mà cũng lắm phút giây vô vàn hạnh phúc: Ta về dẫu phải đi chân đất / Khắp thế gian này để gặp em / Đau khổ riêng gì nơi gió cát / Hè nhà, bụi chuối thức thâu đêm.
Ta về đâu? Thì về nơi chốn sinh ra ta, về với nơi mà một thời tuổi thơ ta từng sống, về với những ngày vui tưởng chừng bất tận, về với cuộc sống từng một thời không biết lo âu hay sợ hãi chi: Ta về như giấc mơ thần bí / Tuổi nhỏ đi tìm những tối vui / Trăng sáng lưu hồn ta vết phỏng / Trọn đời, nỗi nhớ sáng không nguôi.
Ta về đâu? Thì về xóm cũ ngày xưa, nơi ta từng ở, nơi cho ta tưới tắm bằng dòng mát rượi, để tâm hồn ta được mọc lá, trổ cành, đam mê thơ tứ, nơi ta từ đó, trở thành người ghi chép lịch sử bằng thơ: Ta về, như nước tào khê chảy / Tình đẩu mười năm luống nhạt mờ / Thân thích những ai giờ đã khuất? / Cõi đời nghe trống trải hơn xưa.
Ta về đâu? Thì về thăm lại bạn bè xưa, mừng cho người còn sống sót và thắp nén nhang tủi thương cho những đồng đội, giờ đây, cũng chẳng biết đang nằm nơi đâu trên mảnh đất nhiều bất hạnh này: Ta về như bóng ma hờn tủi / Lục lại thời gian kiếm chính mình / Ta nhặt mà thương từng phế liệu / Như từng hài cốt sắp vô danh.
******
8.
Còn mười năm, đó là mười năm gì mà nhắc đi nhắc lại mãi thế. Thưa, mười năm đó là mười năm trong tù, từ một ngàn chín trăm bảy mươi lăm đến một ngàn chín trăm tám mươi lăm.
Đó là mười năm đầy xót xa: Đá cũng ngậm ngùi thay.
Đó là mười năm tệ hại: Mười năm chết dấp, chốn rừng thiêng im tiếng nghìn thu.
Đó là mười năm tủi hờn, cay đắng: Mặt sạm soi khe nước, ta hóa thân thành vượn cổ sơ. Thế giới già trông thấy, đất bạc màu đi, đất bạc màu. Cổ lục đã ai ghi, lịch sử ngơi đi nhiều tiếng động. Chớp bể mưa nguồn đó, người thức nghe buồn tận cõi xa.
Đó là mười năm đáng sợ, sống đây mà cứ cứ ngỡ là mơ: Người tỏ mặt nhau đây. Ta vẫn cứ là ta. Mộng dữ.
Và, đó là mười năm ngậm ngùi: Con đã già như vậy, huống mẹ cha, đèn sắp cạn dầu.
******
9.
Suốt cả bài thơ mấy mươi khổ như vậy, đọc tới đọc lui, chỉ thấy nỗi mừng mừng tủi tủi trong nghẹn ngào và còn nhiều ấm ức. Mừng là vì còn sống và ra tù. Tủi là vì, nhiều bạn bè, người thân nay đã không còn nữa. Cảnh cũ, người xưa cũng hoang tàn, đổ nát, thay đổi nhiều. Cha mẹ quá già, mà đầu con thì cũng bạc phơ phơ.
Bài thơ có một số khổ đặc biệt hay. Hay là bởi nó lớn lao và bao la quá. Hay còn là bởi vì nó làm người đọc nghẹn ngào, rưng rưng xúc động. Cứ nghẹn thế thôi, và chẳng nói được gì thêm.
Ra tù, tưởng gặp lại người thân, thì mọi nỗi buồn, nỗi đau, sẽ được chấm dứt từ đây, nhưng lầm. Buồn thì có vơi buồn rồi đó, nhưng cái nỗi cô đơn, trống vắng ấy mà, nó tràn lan, nó xâm chiếm lục phủ ngũ tạng, nó ăn sâu vào xương vào tủy. Về thì về với người thân thiệt, nhưng những gì tác giả từng có trước đây, từng tạo dựng được trước đây, thì hoàn toàn, bây giờ, mất hết: Ta về - một bóng trên đường lớn / Thơ chẳng ai đề vạt áo phai / Sao bỗng nghe đau mềm phế phủ? / Mười năm, đá cũng ngậm ngùi thay.
Ông toàn mạng và gặp lại được người thân, trong khi biết bao đồng đội khác, hoàn cảnh thương tâm hơn, nên ông cho rằng, đó là sự may mắn từ thượng đế, từ trời đất ban cho. Trong sự xúc động ấy, ông cảm ra được lượng từ tâm của đất trời. Ông biết ơn vì điều đó, nên muốn cảm ơn cả từ cánh hoa. Dẫu cho sự lẻ loi của mình vẫn còn hiện diện, thì quan trọng hơn vẫn là niềm vui của gia đình, của đoàn viên, sum họp: Ta về cúi mái đầu sương điểm / Nghe nặng từ tâm lượng đất trời / Cảm ơn hoa đã vì ta nở / Thế giới vui từ mỗi lẻ loi.
Người miền Nam thường có phong tục, đến một nơi nào mới, hoặc trong nhà có người vừa hết bệnh, hay có người ở tù ra vì những nỗi oan khuất, để cảm ơn đất trời, ông bà tổ tiên, người ta thường cúng tạ. Khi cúng tạ, người ta có nhiều mâm, mâm thiên, mâm ông bà, mâm thổ thần, cả mâm cho những người khuất mày khuất mặt nữa. Và người ta thường rưới rượu xuống đất là để khấn mời những vong, những oan hồn không nơi nương tựa, cùng về hưởng chén rượu nhạt với dương trần, độ cho người còn sống tai qua nạn khỏi.
Đó là một tập tục hàng nhiều trăm năm nay: Ta về như lá rơi về cội / Bếp lửa nhân quần ấm tối nay / Chút rượu hồng đây, xin rưới xuống / Giải oan cho cuộc biển dâu này.
Bếp lửa nhân quần là sự đoàn viên, sum họp ấm áp sau mười năm cha mẹ phải xa con, vợ phải xa chồng, con phải xa cha, bạn bè phải xa nhau. Và giải oan cho cuộc biển dâu này là lời khấn xin với đất trời, khấn xin tổ tông, khấn xin cả những vong linh còn vất vưởng đâu đó, chứng giám cho, và thương giùm cho. Xin cho từ đây, không còn những đau khổ, không còn những hoạn nạn, không còn phải chia xa.
Không còn những ức oan, khuất tất.
******
10.
Có một số người cho rằng, Ta Về của Tô Thùy Yên có tác dụng “hòa giải”.
Tôi đọc tới đọc lui bài Ta Về. Đọc luôn cả những tản mạn, ghi chép về tác giả trong những cuộc trà dư tửu hậu lúc Tô Thùy Yên còn sinh thời bên hải ngoại. Tôi chẳng thể tìm đâu ra, dù đã cố gắng hết sức, yếu tố “hòa giải” có trong Ta Về của Tô Thùy Yên.
Ai cho hòa mà hòa? Làm sao mà hòa được khi còn quan niệm kẻ thắng người thua? Còn hể hả ăn mừng ngày chiến thắng?
Nếu có, thì đó là “hóa giải”.
Hóa giải, tức, quên đi, cho qua. Cố gắng quên đi. Cố gắng cho qua. Quên đi, cho qua mà sống tiếp, mà sống nốt.
Cố mà quên đi những đau thương, trải đã mấy mươi năm. Cố mà cho qua những mất mát, trải đã gần nửa thế kỷ. Hoá giải cho chính mình với nỗi tủi hờn mười năm tù tội: Ta về khai giải bùa thiêng yểm / Thức dậy đi nào, gỗ đá ơi! / Hãy kể lại mười năm mộng dữ / Một lần kể lại để rồi thôi.
Nghĩa là bây giờ, mọi thứ cũng đã lỡ làng rồi. Chuyện gì phải xảy ra thì cũng đã xảy ra. Kiếp người hữu hạn, buồn hoài thì cũng chẳng thay đổi được gì, thôi thì gắng quên, gắng mà nguôi ngoai vậy: Ai đó trong hồn ta thổn thức? / Vầng trăng còn tiếc cuộc rong chơi.
Nhiều người thương ông, như tiểu luận gia Đặng Tiến chẳng hạn. Đặng Tiến tiếc tài ông, sợ bị thiên hạ lãng quên, mà đã lên tiếng bằng một bài viết rất dài, viện dẫn cả nhà thơ Thanh Thảo, viện dẫn cả Trần Đĩnh, chỉ với một thiết tha, Tô Thùy Yên xứng đáng là một nhà thơ Việt, một nhà thơ Việt Nam, xứng đáng ghi vào lịch sử văn học nước nhà thay vì chỉ coi ông là một nhà thơ lưu vong.
Cái gì của mình, ắt thuộc về mình. Tài năng là tài năng, dù có bao vùi dập. Nhân sĩ là nhân sĩ, dẫu có bao biển dâu. Rồi lịch sử sẽ chứng nhận và ghi lại trăm năm, ghi lại ngàn năm, đủ hết, hôm qua, hôm nay, không thiếu phần ai cả.
Còn Tô Thùy Yên ư? Ổng đang thong dong bay qua trời, nhìn xuống nhân gian mỉm nụ cười độ lượng và không gian ngân vang, hai câu thơ ông viết trong bài Ta Về:
Ta về như hạc vàng thương nhớMột thuở trần gian bay lướt qua.
Sài Gòn ngày 30.09.2024
Phạm Hiền Mây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét