BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2024

KỸ THUẬT NGÂM THƠ CỦA HỒ ĐIỆP - nhacxua.vn biên soạn.



Nguồn:
https://nhacxua.vn/ky-thuat-ngam-tho-cua-ho-diep-bai-bao-nam-1974-ve-nu-nghe-si-ban-tao-dan/
                                 
(Bài báo năm 1974 về nữ nghệ sĩ ban Tao Đàn)

Trước năm 1975, ngâm thơ cũng là một lĩnh vực nghệ thuật rất được công chúng yêu thích. Người ngâm thơ được gọi là “ngâm sĩ”, họ có nhiều kỹ thuật ngâm thơ cần được trau dồi, học hỏi và rèn luyện sáng tạo không khác gì kỹ thuật ca hát bên tân nhạc – cổ nhạc. Trước 1975, có nhiều ban ngâm thơ như Mây Tần, Về Nguồn, mà nổi tiếng nhất là ban Tao Đàn của thi sĩ Đinh Hùng sáng lập năm 1955, quy tụ những nghệ sĩ ngâm thơ lừng danh là Quách Đàm, Hoàng Thư, Hồ Điệp, Thái Hằng, Thanh Hùng, sau có thêm Hồng Vân, Hoàng Oanh (ca sĩ). Giọng ngâm nữ nổi tiếng nhất Sài Gòn trước 1975 phải kể tới là Hồ Điệp:
 

HÀ NỘI ƠI RA SAO BÂY GIỜ - Thơ Trần Vấn Lệ




HÀ NỘI ƠI RA SAO BÂY GIỜ 
 
Một ngày,
như mọi ngày!  Hai mươi bốn giờ không bớt, cũng không thêm một chút!
Một ngày... như mỗi ngày!
Một ngày!  Như mọi ngày!
 
Có chuyện gì hôm nay?  Sao tôi ngồi lảm nhảm?  Có chuyện gì "ghê" lắm?
Động lòng tôi?
Hôm nay?
 
Hà Nội, kìa! (*)
Ô hay!  Sao tan hoang đến thế?
Không lẽ cảnh dâu bể Trời bày đến ngổn ngang?
Tôi nghĩ đến những kẻ lang thang...
Tôi không thấy báo viết!
 
Tôi cũng không nghe ai chết giữa tình cảnh thế này:  phố trốc gốc hàng cây, điện nhiều đường dây đứt....
Tôi không thấy chùa Phật.  Cũng không thấy Nhà Thờ.
Tôi chỉ thấy mưa.  Gió và giông vồ vập!
 
Tôi nhắm nghiền hai mắt, không muốn thấy gì thêm!  Tôi không muốn tôi điên!  Tôi không muốn tôi điên!
 
Một ngày Hà Nội khó quên khi Trời xô nghiêng thành phố!
Người ta lãng quên Phật, Chúa;
không ai lãng quên Thủ Đô!
 
Những tờ báo mới mua đều có đăng Hà Nội... Báo dìm những lời ca ngợi, báo chỉ nói gió mưa...
 
Tôi nhớ bốn câu thơ của Nguyễn Bính chi lạ:
 
"Hà Nội ba mươi sáu phố phường,
lòng chàng còn để một tơ vương.
Chàng qua chiều đó, qua chiều khác,
Ôi một người đi giữa đám tang!"
 
Một ngày ngổn ngang.  Hai mươi bốn giờ.  Bao nhiêu ước mơ.  Thủ đô, Thủ đô!  Một đô thị đứng đầu cả nước, không một ai dám nói ngược để cầu phước đức, tại sao?
 
Tôi nhớ lời một bài hát như ca dao:
 
“Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu
Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói bay theo mây chiều...
Hà Nội ơi !
Nào biết ra sao bây giờ?
Ai đứng trông ai bên hồ
Khua nước trong như ngày xưa...” (**)
....

Nào Biết Ra Sao Bây Giờ?
 
                                                                           Trần Vấn Lệ

NHẶT GIÙM CHO HẾT NHỮNG BUỒN VUI – Thơ Lê Văn Trung


  

 
NHẶT GIÙM CHO HẾT NHỮNG BUỒN VUI
 
Anh về gom nhặt lá vàng xưa
Mỗi lá rơi như có hẹn hò
Hẹn đến mùa sau người trở lại
Mỗi lá rơi là một giấc mơ
 
Anh ngồi trò chuyện với trăng khuya
Nhớ áo thu ươm màu dã quỳ
Có dăm chiếc lá rơi trên áo
Và áo người bay như nắng bay
 
Những vầng trăng tròn khuyết đời nhau
Xuân hạ thu đông lá đổi màu
Chiếc lá màu trăng vàng mấy thuở
Rơi từ tiền kiếp đến nghìn sau
 
 
Từ đó anh về nhặt lá rơi
Như nhặt cơn mơ tạ lỗi người
Xin hãy vì thơ mà trở lại
Nhặt giùm cho hết những buồn vui
 
                                  Lê Văn Trung
                                     05. 05. 24

EM ĐÓNG LẠI TRÁI TIM TÌNH KHÁNH KIỆT! – Thơ Trần Mai Ngân


  


EM ĐÓNG LẠI TRÁI TIM TÌNH KHÁNH KIỆT!
 
Em đóng lại câu thơ từ trái tim
Không viết nữa khi thật lòng đã hết
Còn trong hạ mà mùa thu giãy chết
Sao hắt hiu lạc lõng đến cô liêu
 
Em khấn Phật Trời xin để không yêu
Mùa phụ rẫy trắng dòng sông bến nước
Cố quên đi chuyện buồn vui sau trước
Cho nhẹ nhàng như cơn gió thoảng qua...
 
Bài thơ cuối viết nước mắt cứ nhoà
Lem ướt giấy mực buồn loang tan vỡ
Mộng ấp ủ nay đã đành lỡ dỡ
Xa nhau rồi gãy cánh thần tiên xuân...
 
Năm năm hay nhiều năm đã lưng chừng
Hư hao mắt môi gầy lời tạ tội
Dẫu đã biết một mai rồi sẽ vội
Cũng chia tay ta hai ngã đường tình
 
Bây giờ, bây giờ còn chỉ một mình
Em đóng lại trái tim tình khánh kiệt!
 
                                 Trần Mai Ngân

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2024

“CƠM CHIM” LÀ CƠM GÌ? – Hoàng Tuấn Công



Tục ngữ Việt Nam có câu “Ai nỡ ăn cướp cơm chim” (Dị bản “Ai nỡ ăn cướp cơm chim mắm vét”). Ngoài ra còn có thành ngữ “Ăn cướp cơm chim”, được nhiều sách thu thập và xếp vào diện tục ngữ (*).
Vậy “cơm chim” là cơm gì?
-Việt Nam tự điển (Hội Khai trí Tiến đức) giảng: “cơm chim” Cơm của chim ăn. Nghĩa bóng nói cái mồi nhỏ, cái lợi nhỏ: Ăn cướp cơm chim (hà-hiếp kẻ cô-cùng mà cướp giật lấy của cải không đáng là bao)”.
-Việt Nam tự điển (Lê Văn Đức): “cơm chim dt. Cơm cho chim ăn. • Mối lợi nhỏ bị giành-giựt, bị chận lấy: Ăn cướp cơm chim”.
-Từ điển Việt Nam phổ thông (Đào Văn Tập): “cơm chim. Cơm của chim ăn. Ăn cướp cơm chim: cướp cả phần của người nghèo khó”.
-Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên): “cơm chim • dt. Cái (thường là lợi lộc) quá ít ỏi, chẳng đáng là bao ví như cơm để cho chim ăn vậy: ăn cướp cơm chim (tng.)”.
-Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên – Vietlex): “cơm chim • d. [cũ] cơm rất ít ỏi, tựa như để cho chim ăn; thường dùng để ví cái tuy quá ít ỏi, chẳng đáng là bao nhưng lại rất cần thiết để nuôi sống”. “Suốt một tháng trời đầu tắt mặt tối mới lĩnh được năm đồng bạc mà nó lại ăn cướp cơm chim như thế, lương tâm của nó đâu nào?” (Vũ Trọng Phụng).
-Từ điển tục ngữ Việt (Nguyễn Đức Dương) thu thập “Ai nỡ ăn cướp cơm chim”, và chú thích “cơm chim” là “thứ cơm được rắc ra sân cho chim ăn”, rồi giảng: “Ai nỡ ăn tranh với chim vài hạt cơm cơm (ít ỏi) được vãi ra để nuôi sống nó. Hay dùng để khuyên mọi người là chớ có làm điều đê tiện với những ai yếu thể hơn kẻo dễ bị mang tiếng xấu với đời”.
Như vậy, đa số các cuốn từ điển đều thống nhất cách hiểu “cơm chim”“cơm cho chim ăn” hoặc “cơm rất ít ỏi, tựa như để cho chim ăn”.
 
Tuy nhiên, “cơm chim” không phải là “cơm cho chim ăn” (khái niệm này không tồn tại trong cuộc sống hàng ngày), mà là nắm cơm nhỏ, vừa lòng bàn tay, gọi là “cơm nắm chim chim”.
“Chim chim” vốn chỉ động tác của bàn tay nắm vào mở ra của trẻ con ở lứa tuổi chập chững. Chúng hiếu động, thích khám phá, nên khi nhìn thấy các loài gia cầm như chim bồ câu, gà vịt trong sân nhà thì hai bàn tay liên tục mở ra, nắm vào miệng gọi “chim chim”, như muốn bắt để chơi đùa. Khi bồng bế hay chơi với trẻ, người lớn cũng thường tập cho chúng vận động tay chân và tập nói bằng cách giơ bàn tay mở ra nắm vào, miệng nói “chim chim” hoặc nói “xôi xôi; nắm xôi nắm xôi”.
 

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2024

TÌNH THI SĨ (2) – Thơ Quách Như Nguyệt, nhạc Phan Hoành Đệ, ca sĩ Hà Thảo trình bày

      
     

TÌNH THI SĨ (2)
 
Sáng nay
Nhận được thơ tình
Thơ anh
Tỏ rõ mối tình thiên thu
*
Đọc rồi
Em khóc hu hu…
Cảm động ghê lắm
Anh ơi…   chẳng ngờ
*
Từ lâu
Lặng lẽ đọc thơ
Là người ái mộ
Đâu ngờ… được thương?
*
Vô thường
Tự nhắc em luôn
Tình anh thi sĩ
Như con chuồn chuồn
*
Chuồn chuồn
Chẳng chấp thị phi
Khi vui nó ở
Khi buồn nó đi
*
Buồn buồn
Em lại đọc thơ
Bài thơ tình quá
Làm mơ mộng hoài
*
Thôn đông ngồi nhớ thôn đoài
Em đây ngồi nhớ, mong tình dài lâu
*
Ấu ờ… tình nghĩa đậm sâu
Tình mình xa lắc, qua thơ ấy mà
Ấy vậy mà rất đậm đà
Cảm ơn anh đã mặn mà yêu em!
 
Quách Như Nguyệt

MỘT EM THÔI ĐÃ ĐƯỜNG THIÊN LÝ SUỐI NỞ HOA VÀNG THƠM NẮNG MAI – Trần Vấn Lệ



Đi tìm một nụ hoa hồng trắng, không thấy nên em hái nụ vàng. Em bảo anh cầm em thổi nhẹ, mỉm cười, em nói:  một ngày tan...
 
Hoàng hôn lúc đó nhìn em nói:  nước mắt ngươi còn xanh đại dương!  Em gục đầu lên bờ ruộng ngủ, em quên lúc đó có mù sương...
 
Em thành hoang đảo đêm sao hiện, anh thấy bàn tay em nở hoa, không phải hoa vàng em mới hái mà hoa xanh biếc ánh trăng tà...
 
Em-không-gian-mở bao trùm khắp bốn biển năm châu, cả mái đình.  Em đẹp đến nhành dương liễu cũng chiều em chơm chớp lá rung rinh...
 
Em đẹp đến anh cầm bút bẻ từ nay không động bước chân ai. Một em thôi đã đường thiên lý suối nở hoa vàng thơm nắng mai...
 
                                                                                      Trần Vấn Lệ

TÌNH THI SĨ (1) – Thơ Quách Như Nguyệt, nhạc Phan Hoành Đệ, ca sĩ Hà Thảo trình bày

   
      


TÌNH THI SĨ (1)
 
Anh nói ghét nghĩa là anh thương đó
Em biết mà anh yêu chẳng so đo
Tình thi sĩ cho nên tình rất đẹp!
Rất nên thơ vì yêu để mơ màng
 
Anh nói ghét, ghét em nhiều lắm lắm!
Còn nói rằng chớ tin những bài thơ
Những bài thơ ôi quá đỗi trữ tình
Anh đã làm tặng em nhiều nhiều lắm!
 
Anh nói ghét nghĩa là anh thương đó
Em cho là như thế đó anh ơi!
Nếu không thương, thơ không tình đến thế
Nếu không yêu, thơ không nhỏ lệ buồn!
 
Tình thi sĩ, tình yêu thương bàng bạc
Bay như mây, lãng đãng sợi tơ trời
Thương với ghét, ôi lằn ranh giới mỏng
Rất nhẹ nhàng nên tình chẳng trông mong
 
Tình thi sĩ, tình yêu không biên giới!
Ngôn ngữ thơ, ôi nhớ thương vời vợi!
Hiểu đại rằng anh nói ghét là …thương
Anh biết không đời huyễn ảo lẽ thường
 
Những bài thơ anh làm… thương với ghét!
Những bài thơ anh làm... ghét với thương!
 
                                  Quách Như Nguyệt

ẢO ẢNH QUÊ NHÀ, RU – Thơ Lê Văn Trung


  
 

ẢO ẢNH QUÊ NHÀ
 
Thương dòng nước miệt mài xuôi ra biển
Có còn nghe tiếng vọng thác ghềnh xưa
Thuyền ai neo ngàn năm sầu đứng đợi
Bến hoàng hôn lá đã rụng bao mùa
 
Ta, dòng nước cứ âm thầm chảy ngược
Vẫn hoài mong tìm quê quán cội nguồn
Nơi ta đã hân hoan chào mặt đất
Nơi vui đùa tắm gội suối yêu thương
 
Ôi mãi miết chảy ngược dòng sinh tử
Bờ nào cho ta dừng lại đôi lần
Hay bất lực chạy vòng quanh số phận
Trả vay cùng duyên nợ cõi nhân gian
 
Hay bất lực như bọt bèo trôi nổi
Bến bờ xa mờ mịt khói sương chiều
Lòng bạc trắng như mây chiều bạc trắng
Trôi bập bềnh trong suốt cõi chiêm bao
 
                                                 27.04.24

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2024

SÓI XÁM CÓ THỂ THỐNG TRỊ Ở BẮC MỸ NHƯNG TẠI SAO THẤT BẠI Ở ĐÔNG BẮC Á?




Sói xám được biết đến là một trong những loài động vật có vú thành công nhất, chúng phân bố rộng rãi ở bán cầu bắc, từ Âu Á đến Bắc Mỹ. Sói được coi là loài động vật rất đoàn kết, chúng sống theo nhóm và hành động cùng nhau, chúng tạo ra những bầy rất có tổ chức và kỷ luật, được coi là một sự tồn tại đáng sợ trong tự nhiên.
 
Sói xám sống ở các vùng khác nhau sẽ có số phận khác nhau, chẳng hạn ở Bắc Mỹ, chúng được coi là vua của các loài thú và thống trị khu vực địa phương. Tuy nhiên, ở Đông Bắc Á, sói xám lại bị hổ đánh gục và sự gia tăng dân số của chúng bị hổ ức chế nghiêm trọng.

Tại sao lại có khoảng cách như vậy?
 
Các khu vực thoáng đãng thuận lợi cho việc hình thành bầy sói lớn
Như chúng ta đã biết, một cá thể sói đơn độc không đáng sợ, nhưng bầy sói do chúng tạo thành thường bất khả chiến bại, vì vậy, điểm mấu chốt là liệu sói có thể hình thành bầy sói quy mô lớn ở một khu vực nhất định hay không.
 

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2024

TRẬN THƯ HÙNG VÙNG HẠ - Bùi Trung



Ở một vùng quê xa lắc lơ cuối thập niên 70, cái tin võ sư Nguyễn Văn cùng gia đình hồi hương từ vùng đất Võ lâm Bình Định đã làm cho cả làng xóm xôn xao lại càng nôn nao hơn khi hay tin võ sư đã xin được phép mở lớp dạy võ Lâm cho đám thanh niên địa phương.
 
Học trò của thầy Nguyễn ưu tiên cho các thanh niên cơ quan, vóc dáng thầy bặm trợn, cơ bắp cuồn cuộn như hộ pháp thầy hay mời bạn bè thân quen hay các môn sinh đấu nhưng chẳng ai dám đấu với thầy dù chỉ là đấu tập.
 

NHẬT KÝ TINH SƯƠNG – Trần Vấn Lệ


 
Hôm nay như hôm qua, ngói mái nhà chưa nắng.  Chim biết gì, đều vắng?  Ôi buổi sáng buồn hiu!
 
Hôm qua, thường lệ chiều, Tin Thời Tiết... êm ả.  Sáng hôm nay rất lạ, tin thời tiết sai rồi?
 
Coi như cái chuyện trời, cái chuyện đất... khó nói? Nhà Thờ, Chùa không đợi giờ vui mới rung chuông!
 
Vẫn là tiếng boong boong. Vẫn hoa tàn hoa  nở  Mỗi ngày bay theo gió... mà gió có nhiều đâu!
 
Buổi sáng không bồ câu gục gù trên mái ngói!  Buổi sáng không thấy khói bay lên mùi cà phê...
 
Thế là chưa mùa Hè!  Chỉ hôm qua thoáng thoáng...Chỉ hôm qua áo mỏng choàng cho ngày hôm qua?
 
Tương lai đúng còn xa (Xa từ đâu không biết!).  Những lời hứa không thiệt?  Những ngày về, chiêm bao?
 
*
Ông Thầy Chùa xanh xao, áo cà sa thêm rộng.  Ông Cha, cái hình bóng của gác chuông Nhà Thờ...
 
Hôm nay như bao giờ... lá cờ trong sương sớm!  Không có gió để lượn nó buồn như giọt sương!
 
                                                                                     Trần Vấn Lệ

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2024

HƯU MIÊN – Thơ Lê Phước Sinh


  

 
HƯU MIÊN
 
Sương khuya làm lạnh ánh Trăng,
đưa con mắt ngái tráo trân hững hờ.
Trời xanh cũng phải làm lơ,
cho thời gian chết bụi bờ nơi nao.
 
Lê Phước Sinh

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2024

DANH CA THÁI HIỀN - Long Đàng



Thái Hiền (tên đầy đủ là Phạm Thị Thái Hiền, sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958 tại Sài Gòn) là một nữ ca sĩ Việt Nam tại hải ngoại, là người con thứ năm - đồng thời là trưởng nữ của nhạc sĩ Phạm Duy và ca sĩ Thái Hằng. Thái Hiền bước chập chững bước vào con đường nghệ thuật từ đầu những năm 70 dưới sự dìu dắt của bố.
 
Trước 1975

Ca sĩ Thái Hiền người gốc Hà Nội nhưng lại sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, cô bắt đầu con đường ca hát từ năm 13 tuổi với những bài Bé Ca mà nhạc sĩ Phạm Duy viết dành riêng cho con gái của mình.
Đến năm 1974, khi Julie rời The Dreamers sang Pháp thì Thái Hiền trở thành giọng nữ chính của ban nhạc. Và cô nhanh chóng trở thành một ngôi sao ở độ tuổi thiếu niên nhờ những bài Bé Ca, Nữ Ca và sau này là Thiền Ca, Đạo Ca được bố là nhạc sĩ Phạm Duy viết riêng cho giọng hát của mình.
Khi bắt đầu được yêu mến với Nữ ca, những bài hát cho tuổi mới lớn, là lúc cô rời Việt Nam theo cha.
 

TÌNH YÊU KHÔNG CHE KHÔNG GIẤU – Thơ Trần Vấn Lệ


  

 
TÌNH YÊU KHÔNG CHE KHÔNG GIẤU
 
Rừng thưa...rừng thưa...
Rừng mỗi ngày một thưa!
Người ta phá rừng, người ta băm đất,
trồng cà phê lên, uống, quên, quên đi quá khứ!
 
Bốn ngàn năm Sử - một hơi thuốc lào!
rồi thở cái phào, đồng bào... quên tuốt.
Thế Kỷ Hăm Mốt mới một phần tư,
Thời gian còn dư để người ta chết!
 
Con chim hoành hoạch hót mấy tiếng buồn
bay đi trong sương, rừng yêu thương trống
Gió chiều lồng lộng thổi bay hoàng hôn...
Gió chiều lồng lộng thổi bay rừng thưa!
 
*
Em về chiều mưa, em che nón lá
nước mắt lả chả mưa mà trời mưa...
Mắt em không khô không hề khô nữa!
Không ai bên cửa chờ em chải đầu...
 
Khung cửa gỗ dầu hình như đã khóc?
Mưa chảy hàng dọc, mưa chảy hàng ngang...
Không chiếc lá vàng nào rơi trên gạch!
Sân nhà ai sạch?  Lòng người ai dơ?
 
Rừng thưa rừng thưa rừng thưa dần.
Câu thơ nối vần, vần thơ lỗi nhịp
Dân ta tiền kiếp tội gì Phật ơi...
Cái nón em tơi, áo tơi em tả!
 
Quê Hương thương quá những cánh rừng thưa...
cho mưa cho mưa hết ngang rồi dọc
cho em ngồi khóc nhớ cái bóng trưa...
nhớ anh trong thơ, những bài thơ cũ!
 
Ai xa Quê Hương
Không Ai Che Giấu
Nỗi Buồn Quê Hương
Những Cánh Rừng Thương! 
 
                                                 Trần Vấn Lệ

HOÀI NIỆM MÙA HOA TI-GÔN, TIẾNG THẠCH SÙNG ĐÊM – Thơ Tịnh Bình


  


HOÀI NIỆM MÙA HOA TI-GÔN
 
Trang thơ hạ đâu rồi phượng vĩ
Mưa chợt nhòa ướt tiếng ve kêu
Chiếc ô nhỏ tròn xoe cuối phố
Bằng lăng áo tím rộn mùa yêu
 
Ti-gôn chúm chím cười trong gió
Ngây thơ e ấp sắc hồng phai
Ta chợt nhớ ngày xưa hỡi nhỏ
Trò chơi đám cưới tóc hoa cài
 
Mưa hờn dỗi chút nỗi niềm bỏ ngỏ
Phố liêu xiêu hoang vắng ánh ban chiều
Những vòng xe biết về đâu trăm ngã
Người chẳng buồn sao mắt cứ đăm chiêu
 
Mưa gõ nhịp chú ve sầu thôi hát
Hoa Ti-gôn ngưng kể một chuyện tình
Dưới hiên xưa dáng hoa hình tim vỡ
Tưởng nhỏ năm nào nhoẻn miệng nụ cười xinh...

THÔI LÀ HẾT, THUYỀN - Thơ Chu Vương Miện


  

 
THÔI LÀ HẾT
 
Thằng tỉnh cùng thằng khùng
Đều làm thẩn làm thơ
Đều chết tiệt
Thẳng tỉnh làm thơ dở ẹc
Thằng khùng làm thơ cà chua cà chớn
Để bọn đầu óc cà dzựt đọc
Thơ văn chừ sáng tác ra
Chinh mình không đọc
Chó mèo không đọc?
Chờ thiên hạ đọc?
Thằng tỉnh biết điều không làm phiền một ai?
Còn thằng khùng không còn cái đầu
Nên làm phiền lung tung
Nhưng lại không cho vậy là làm phiền?
Trốn biệt trên rừng xanh
Múa gậy vườn hoang
Mặt mày lơ lơ láo láo
Đời không ra đời
Tu đạo không ra tu đạo
Ghé vào am thiền kiếm chút cháo
Phong uế vào thi ca
Tầm nhìn nửa thú nửa người
Nửa thiền nửa điên?
 

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2024

RỒNG BIỂN XANH: LOÀI SÊN BIỂN ĐẸP VÀ ĐỘC

Rồng biển xanh (Glaucus atlanticus) là một loại động vật thân mềm được gọi là hải sâm. Mặc dù có vẻ ngoài vô cùng ấn tượng nhưng trên thực tế, loài vật này hiếm khi dài hơn ba cm. Nó có thể được tìm thấy trôi dạt trên bề mặt Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương ở vùng biển ôn đới và nhiệt đới.
 
Không giống như những loài hải sâm khác ăn bọt biển và san hô, Glaucus atlanticus ăn các loài siphonophores có nọc độc cực cao. Thông qua những xúc tu nhỏ nằm trong miệng, rồng biển xanh bám vào con mồi và có thể ăn thịt nó. Loài sên này có màu xanh lam hoặc xanh lam-xanh lục với các sọc màu đen và trắng. Màu sắc sặc sỡ của chúng giúp chúng ngụy trang trong môi trường sống và cảnh báo kẻ thù về chất độc.
 
Rồng biển xanh sống trên bề mặt đại dương, sử dụng bọt khí trong bụng và sức căng bề mặt của nước để nổi. Màu xanh của loài vật này không chỉ để cho đẹp. Sên hải thần tận dụng màu sắc của nó khi nó nổi trên bề mặt đại dương. Mặt màu lục lam của nó hướng lên trên để ngụy trang trên màu xanh của biển, trong khi mặt màu bạc hướng xuống dưới để ngụy trang trên bề mặt sáng của nước.

Rồng biển xanh có cơ thể mềm mại, dài và hẹp. Chân của chúng ngắn và có ngón chân nhọn, giúp chúng bám vào các bề mặt. Sinh vật này có một bộ hàm răng nhỏ nhưng sắc nhọn, được sử dụng để ăn con mồi.