BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 21 tháng 11, 2023

CHÙM TỨ TUYỆT 11/2023 – Thơ Nguyễn Khôi


   
                         Nhà thơ Nguyễn Khôi

 
CHÙM TỨ TUYỆT 11 - 2023
 
-1, Thế giới hôm nay “nhị phân” đã rõ
Tổng thống Biden - Tập Chủ Tịch đánh cờ
Putin chỉ còn là Chủ trạm xăng, ôm kho bom Nguyên tử
Khủng hoảng kinh tài: nghèo đói nguy cơ.
 
-2, Thời tiết trớ trêu: đêm lạnh ngày nóng
Lũ lụt miền Trung: Huế ngập trong mưa
Sầu Riêng được mùa, lên ngôi khoai sắn
Nhà nông vui, còn áo ấm cơm no.
 
-3, Du lịch buồn: nổi danh “chặt chém”
Phú Quốc, Hạ Long làm mới “phá”… tưởng ăn to
Tam Đảo, Sapa còn đâu danh thắng
Nhà chen nhà, khách ngán, hết mộng mơ.
 
-4, Bất động sản, xem chừng bong bóng vỡ
Bao nhà tầng, khu đô thị bỏ hoang
“Cạp đất mà ăn” hết thời bơm thổi giá
Hết thời nhà mặt phố mở cửa hàng.
-5, “Lò Bác Trọng” vẫn bừng rực lửa
Thanh Hoá, Quảng Ninh… mấy Quan lớn đi đời
“Cải cách tiền lương” bao người đang ngóng
Những mong sao “giá” chớ vọt lên Trời ?!
 
                                   Hà Nội, 16/ 11/2023
                                        Nguyễn Khôi

NHỮNG THÁNG NGÀY, VỚI VÀM CỎ ĐÔNG - Thơ Đan Thụy


   


NHỮNG THÁNG NGÀY...
 
Nỗi buồn như ngày đông
nước mắt cho ta làm người tình
tóc chiều gom nhớ mùa hương bưởi
chắt lọc trên tay những tháng ngày
 
Xin anh đừng như con sóng vỗ
gieo thênh thang nỗi nhớ quay vòng
ngày trôi giữa nghìn trùng khắc khoải
anh và em
chợt hiểu... ngỡ ngàng
 
Là làn gió
hay làn sương khói
tình khói sương mỏng mảnh đời chiều
em chân thật như nắng hè khát bỏng
muốn thật nhiều
nhưng mùa đã qua mau
 
Tình chợt đến rồi đi vô biên quá
bóng hoàng hôn rót vọng tiếng sóng ngầm
anh im lặng quanh tiếng đời dâu bể
để trái tim lưu dấu những nợ nần
 

ĐƯA TIỄN MỘT MÙA THU – Thơ Lê Văn Trung


   

 
ĐƯA TIỄN MỘT MÙA THU
 
Em vội tiễn mùa thu tôi đi biệt
Nắng vườn xanh vài giọt đã phai vàng
Còn sót lại một chùm bông cúc nhỏ
Nhuộm sương chiều tiếc nuối sắc hương tan
 
Em vội tiễn mùa thu tôi đi biệt
Đường tương tư mỗi nhịp bước khuya về
Chiếc lá úa ngày xưa buồn trên tóc
Áo chưa vàng từ buổi lá bay đi
 
Em cầm giữ chi tôi mùa thu biếc
Trên bàn tay còn thơm cả hồn tôi
Em cầm giữ chi tôi lời thơ ngọc
Mà hương xưa còn ngọt đắm trên môi
 
Em phong kín màu trăng xanh hàm tiếu
Vườn thanh xuân khao khát nụ hoa rằm
Ai biết được trong hồn thu vời vợi
Tôi đợi chờ thương tiếc tuổi thơ tôi
 
Tôi gọi mãi mùa thu không trở lại
Để vàng phai nhuộm thắm nỗi mong chờ
Tôi gom nhặt mù sương mùa thơ dại
Tưởng hương người còn ướp chín cơn mơ.
 
                                             Lê Văn Trung

Thứ Hai, 20 tháng 11, 2023

ĐỌC “CHỜ ĐẾN THIÊN THU MỘT BÓNG NGƯỜI” THƠ PHƯƠNG TẤN - Châu Thạch


   
                                   Nhà thơ Phương Tấn

 
CHỜ ĐẾN THIÊN THU
MỘT BÓNG NGƯỜI
 
Chiều xuống sâu buông tiếng thở dài
Đêm Sài Gòn chạm bóng thu phai
Có cô gái nọ ngồi hong tóc
Ngỡ gió lùa mây xỏa xuống vai.
 
Sóng cuộn đời sông, sông bạc phếch
Giang hồ xếp vó tự bao năm
Nhớ em mình nhớ thời yêu mệt
Ngóng mãi bên đường bóng biệt tăm.
 
Ai lỡ đưa người qua bến sông
Hình như bến lạc sóng mênh mông
Sóng xô thuyền mắc bờ nước lạ
Mình, kẻ lạc loài giữa gió đông.
 
Và như pho tượng bên triền núi
Chờ đến thiên thu một bóng người
Chờ đến xuân già sông rã nhánh
Ô hay, mình cứ tuổi hai mươi.

                      (Sài Gòn 2017)
                        Phương Tấn

 
ĐỌC “CHỜ ĐẾN THIÊN THU MỘT BÓNG NGƯỜI” 
       THƠ  PHƯƠNG TẤN - Châu Thạch

           

Nhà thơ Phương Tấn được GS Nguyễn Đại Hoàng gọi là “Nhân vật văn chương” bởi những cống hiến của ông cho nền văn học nước nhà. Với tôi nhà thơ Phương Tấn còn là một “Chàng trai trẻ mãi” bởi trong bài thơ “Chờ Đến Thiên Thu Một Bóng Người” tác giả đã chờ em “chờ đến thiên thu”, đã chờ em “chờ đến xuân già xuân rã nhánh” mà vẫn thấy mình “Ô hay, mình cứ tuổi hai mươi”.
 
Thật vậy, đọc “Chờ Đến Thiên Thu Một Bóng Người” của Phương Tấn ta sẽ thấy tình yêu dầu có “Chạm bóng thu phai”, dầu có thành “Sông bạc phếch”, dầu có “Bóng biệt tăm”, dầu có “Xuân già rã nhánh”, dầu có “chờ đến thiên thu” thì nó vẫn tuổi hai mươi. Tất nhiên đó là thứ tình yêu lớn của những con tim si tình mà đời ca tụng như Kim Trọng, như Phạm Thái, như Hàn Mạc Tử và như Phương Tấn trong bài thơ nầy.
 
Đọc khổ thơ đầu của bài thơ ta thấy một Sài Gòn buồn, một nỗi buồn êm ái bàng bạc trong không gian, xỏa xuông vai, hong lên tóc và thấm thía vào tâm hồn:
 
Chiều xuống sâu buông tiếng thở dài
Đêm Sài Gòn chạm bóng thu phai
Có cô gái nọ ngồi hong tóc
Ngỡ gió lùa mây xỏa xuống vai.
 
“Chạm” là đụng nhẹ nhưng “Chạm” cũng là chạm trổ. “Thu phai” có thể hiểu là mùa thu phai lá, có thể hiểu màu thu đã nhạt, hay hiểu là đã cuối mùa thu cũng đúng. Vậy câu thơ “Đêm Sài Gòn chạm bóng thu phai” là đêm Sài Gòn vào cuối mùa thu, hoặc có hình bóng mùa thu trong quá khứ chạm khắc vào trong đêm Sài Gòn hiện tại. Nói rõ hơn, “Đêm Sài Gòn chạm bóng thu phai” có hai nghĩa. Một nghĩa là đêm Sài Gòn hiện tại đã vào độ cuối thu. Một nghĩa khác là đêm Sài Gòn hiện tại khắc ghi những kỷ niệm mùa thu Sài Gòn trong qúa khứ xa xưa.
 
Dầu hiểu như thế nào thì hình ảnh cô gái ngồi hong mái tóc của mình trong đêm mùa thu Sài Gòn đẹp vô cùng. Hình ảnh đó nên thơ hơn cô gái mặc áo lụa Hà Đông làm cho nắng Sài Gòn chợt mát. Nên thơ hơn bởi vì hình ảnh đó cùng với “tiếng thở dài” của Sài Gòn trong đêm len lỏi vào tâm hồn ta nỗi sầu nhè nhẹ vấn vương, vuốt ve nỗi nhớ một Sài Gòn xa xưa ngày nay không còn nữa.
 
Khổ thơ thứ hai là sóng gió, là lênh đênh, là chia ly với nỗi nhớ triền miên mà tác giả ôn lại đời mình trong đêm Sài Gòn:
 
Sóng cuộn đời sông, sông bạc phếch
Giang hồ xếp vó tự bao năm
Nhớ em mình nhớ thời yêu mệt
Ngóng mãi bên đường bóng biệt tăm.
 
Nhà thơ đã ví đời mình như con sông. Con sông có sóng cuộn đến bạc phếch là con sông lớn. Đời người như con sông lớn thì thăng trầm nhưng đầy ý nghĩa.
 
Câu thơ “Giang hồ xếp vó tự bao năm” bày tỏ thêm tư cách người trong thơ. Đó không là Dũng trong tiểu thuyết Đôi Bạn của Nhất Linh thì cũng là chàng trai được đưa qua sông của Thâm Tâm trong “Tống Biệt Hành”, hoặc là chàng tráng sĩ gọi đò trên Bến My Lăng của Yến Lan, hay có thể là một Phạm Thái dừng chân xếp vó để mài gươm dưới nguyệt. Dầu chàng là ai thì hình ảnh sóng trên sông lớn và xếp vó giang hồ cũng nói lên được tư cách anh hùng, hảo hán của một con người.
 
Con người hảo hán đó còn mang nặng một mối tình theo suốt cuộc giang hồ, với những thăng trầm của cuộc sống. Tình yêu đó có từ thời “Yêu mệt” có nghĩa là yêu nhiều, yêu say đắm. Tình yêu đó chia ly vì sao ta không biết nhưng để chàng trai giang hồ mang nặng trong tim và ngóng chờ mãi trên mọi nẽo đường phiêu linh của chàng.
 
Hai khổ thơ một và hai đưa ta vào một khung trời trầm lắng. Trong khung trời trầm lắng đó có tiếng thở dài của vạn vật hòa với tiếng sóng dậy lên trong lòng. Hình ảnh cô gái ngồi hong tóc xỏa xuống vai như gió lùa mây, hình ảnh sóng cuộn trên dòng sông lớn, rồi bước chân giang hồ, rồi xếp vó ngồi nhìn con đường xa xăm biệt bóng người, tất cả sự xao động như khắc vào hình bóng thu phai của một bức tranh tỉnh lặng. Điều đó khiến khi đọc thơ, ta nghe tiếng thở dài của buổi chiều xuống sâu lắng, tràn ngập trong lòng ta một thứ hương tình yêu thắm thiết trong trầm tư, tịch mịch, cô liêu. Thơ như thế là thứ thơ đem cho ta nỗi buồn diệu vợi, nỗi sầu quyện vào hồn ta thứ tình say đắm.
 
Rồi thì khổ thơ thứ ba là sự ân hận của một lần “Ai đã đưa người qua bến sông”. “Ai” chính là người ấy. Người ấy đưa ta qua sông để người ấy và cả ta “Như có tiếng sóng ở trong lòng”. “Người đi? Ừ nhỉ người đi thật”. Tâm trạng người đi và người đưa tiễn lúc ấy chẳng khác chi tâm trạng trong bài thơ Tống Biệt Hành của Thâm Tâm. Để rồi khi qua sông rồi thì “Hình như bến lạc sóng mênh mông”, người đi không quay về được nữa:
 
Ai lỡ đưa người qua bến sông
Hình như bến lạc sóng mênh mông
Sóng xô thuyền mắc bờ nước lạ
Mình, kẻ lạc loài giữa gió đông.
 
Bài thơ “Tống Biệt Hành” của Thâm Tâm thì không đưa người qua sông, còn khổ thơ nầy của Phương Tấn thì đưa người qua sông, nhưng chắc chắn tâm sự hai người đưa li khách đi đều giống nhau, đều phải nhận chịu nỗi đau và thổn thức như Thâm Tâm đã thổn thức: “Mây thu đầu núi, giá lên trăng/Cơn lạnh chiều nào đổ bóng thầm/Ngừng ở bên trời nghe tiếng khóc/Tiếng đời xô động tiếng lòng câm”. Thế nhưng khác với “Tống Biệt Hành” người đi thề không quay lại nếu chưa tròn chí lớn, còn đối với Phương Tấn thì người đi đã bị “Sóng xô thuyền mắc bờ nước lạ”, dầu muốn quay lại cũng chẳng thế nào quay lại!
 
Qua khổ thơ chót Phương Tấn biến thành hòn đá như hòn đá vọng phu, đứng chờ thiên thu bên triền núi, đợi người yêu của mình quay lại:
 
Và như pho tượng bên triền núi
Chờ đến thiên thu một bóng người
Chờ đến xuân già sông rã nhánh
Ô hay, mình cứ tuổi hai mươi.
 
Đây là một khổ thơ như sông núi hùng vĩ, như vách đá trường tồn, như tùng bách đứng sừng sững giữa phong ba, như mùa xuân chín, như dòng sông chảy mãi vô biên, như đất trời tán dương tôn vinh một mối tình tươi trẻ hoài qua năm tháng. Khổ thơ có 4 câu thơ kết, tuyệt vời cho một bài thơ hay, nó như lời thề non nước, nó như tiếng vọng ngàn thu, nó như một phán quyết cuối cùng mà thiên thu không làm lay chuyển được.
 
Bài thơ “Chờ Đến Thiên Thu Một Bóng Người” mở đầu bằng một tiếng thở dài của không gian chiều, đóng lại bằng một pho tượng đứng thiên thu bên triền núi, để nói về một khối tình thủy chung mãi mãi, một tình yêu sống mãi, trẻ mãi không già. Thứ tình đó nếu là tình yêu trai gái, thì sẽ là tầm thường với người có chí lớn. Đối với người từng giang hồ qua sóng nước mênh mông, bất đắc chí vì bị “Sóng xô thuyền mắc bờ nước lạ” thì tình yêu thiên thu đó để dành cho chí tang bồng của mình, vì sông vì núi, vì hạnh phúc con người, vì lý tưởng cao xa. Từ đó ta sẽ hiểu nối lòng của tác giả chờ đợi một người hay chờ đợi một Sài Gòn đẹp lại như xưa tùy theo ý của ta. Dầu ý ta hiểu thế nào thì bài thơ vẫn lung linh một khối ngọc tình làm ngây ngất mắt ta nhìn, tai ta nghe và tâm hồn ta đồng cảm.
                                                    
                                                                                     Châu Thạch

Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2023

TẢN VĂN MIÊN MAN… - Trần Mai Ngân



Có những ngày qua đi cùng nắng gió, đôi khi là bão giông em vẫn lặng im ở nơi này - nhớ N đầy tràn nhưng vẫn không gọi, không nói… Và cứ thế thời gian trôi đi, trôi đi từ những tháng năm đó.
Mùa Thu đã qua. Những con lũ tràn mênh mông về thành phố nhỏ xíu này cũng đã hết, trả lại những sinh hoạt bình thường, trả lại mặt đường khô ráo lặng câm.

Thứ Năm, 16 tháng 11, 2023

TÔ LÂN, NHÀ THƠ “LƯỜI BIẾNG” NHẤT - Trần Văn Phúc



Nhà thơ Tô Lân cả đời chỉ viết 1 bài thơ, một bài thơ chỉ có đúng 2 câu, nhưng hậu thế phải lấy đó làm bài học thuộc lòng.
 
“Cận thuỷ lâu đài tiên đắc nguyệt,
hướng dương hoa mộc dị vi xuân.”      
 
Trong lịch sử cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại, các nhà thơ là nhóm người được quan tâm nhiều nhất. Ngay cả hôm nay, cho đến ngàn vạn năm sau, đã và sẽ có những bài thơ được cất lên thành câu hát, có những ý thơ dạy cho con người hiện đại một số quy tắc ứng xử với thế giới xung quanh. Chẳng hạn như Lí Bạch, Đỗ Phủ, Lục Du và những nhà thơ khác.

BỎ 2 VIÊN ĐÁ LẠNH VÀO NỒI CƠM: KẾT QUẢ NGẠC NHIÊN!!!



Thoạt đầu nghe có vẻ lạ lẫm nhưng việc cho đá vào nấu cơm là một trong những phương pháp giúp cơm ngon hơn bội phần.
Chúng ta thường dùng nước lã, hoạc nước nóng nấu cơm chứ ít khi nghe cho thêm đấ lạnh để nấu. Vậy bạn hãy thử bỏ 2 viên đá lạnh vào nồi để nấu, kết quả sẽ hết sức bất ngờ.

ĐẠI BÀNG ARGENTINA LOÀI CHIM LỚN HƠN CẢ MÁY BAY



Vào thời cổ đại, trên trái đất có rất nhiều động vật biết bay, những loài động vật đó to lớn đến mức gần như có thể thống trị toàn bộ thế giới, ngay cả con người cũng không phải là đối thủ của chúng.
 
Loài chim lớn nhất mà loài người biết đến là đại bàng khổng lồ Argentina, đại bàng khổng lồ Argentina còn lớn hơn cả chiếc máy bay hiện tại, người ta ước tính nếu lúc này đại bàng khổng lồ Argentina bay trên không thì sẽ rất kinh ngạc.
 
1. Sự lớn lên và lối sống của đại bàng khổng lồ Argentina
 
Vào thời cổ đại, hầu hết các loài động vật có vú đều sinh sản bằng cách sinh trứng, và đại bàng khổng lồ Argentina, loài chim bay nặng nhất thế giới, cũng không phải là ngoại lệ. Do kích thước của đại bàng khổng lồ Argentina quá lớn nên đại bàng mẹ khổng lồ Argentina chỉ đẻ trứng hai năm một lần, còn trứng của đại bàng khổng lồ Argentina rất lớn, mỗi quả trứng sẽ nặng hơn một kg, và mỗi thời gian đẻ sẽ chỉ có 1 đến 2 quả trứng. Do đó, trứng của đại bàng khổng lồ Argentina lớn hơn trứng đà điểu hiện tại, và quá trình ấp trứng của đại bàng khổng lồ Argentina cũng đặc biệt khó khăn.
 

CHUYỆN VUI CÔ GIÁO DẠY HỌC SINH PHÂN BIỆT S/X



                    “Sờ cứng là sờ chim, sờ mềm là sờ bướm”...


Chắc các bạn đều đã có lúc nhầm lẫn giữa sờ cứng (S) và sờ mềm (X), nhất là cách phát âm của người Hà Nội không phân biệt 2 kiểu “sờ” này.
Riêng tôi, tôi không bao giờ nhầm vì từ khi còn nhỏ, tôi đã được cô giáo dạy cách phân biệt - rất đặc biệt - mà đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ rõ về buổi học đó.
 

TRĂNG VÔ PHIỀN – Thơ Tịnh Bình


  


TRĂNG VÔ PHIỀN
 
Ta về bạn với cùng ta
Chợt nghe cây cỏ lá hoa mỉm cười
Cùng nhau ngồi xuống thảnh thơi
Thong dong rót tách trà mời gió trăng
 
Ta về giặt áo rửa chân
Bao năm nhuốm bụi phong trần thế gian
Cúi nhìn mây trắng thênh thang
Sông xưa in bóng lỡ làng đục trong
 
Ta về gió lặng thuyền không
Hành trang nửa mảnh trăng cong nhu mì
Lửa lòng nhàn nhạt sân si
Niệm tâm từng niệm A Di nhiệm mầu
 
Ta về quên hết bể dâu
Sớm nghe chim hót đôi câu thật hiền
Chiều nghe nắng xuống bình yên
Trăng xa tỏa ánh vô phiền chiếu soi...
 
                                        Tịnh Bình
                                        (Tây Ninh)

BA BIẾN KHÚC VĂN CAO - Nguyễn Trọng Tạo



1.
Người gọi ông là “ba đỉnh núi sương mù”. Người gọi ông là “Dòng sông ba nhánh”. Người gọi ông là “Nghệ sĩ đa tài”. Người gọi ông là “Bậc tài danh thế kỷ”… Khi tôi gặp ông thì ông đã 57 tuổi, chòm râu dài phất phơ ngả bạc như tiên lão bảy mươi. Ông ngồi một mình trên đi-văng đệm vải cũ càng, mắt nhìn vào chén rượu gạo bình dân như chẳng chờ đợi một điều gì. Có lẽ ông đã ngồi như vậy mấy chục năm liền. Những chai rượu đầy vơi vơi đầy không nhớ đã bao lần.
 
Cũng không nhớ đã bao lần trên đất nước này và cả những nước khác, người ta đã hát vang bài ca của ông, bài Quốc ca Việt Nam mang hồn thiêng sông núi: Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốc. Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa.
 

Thứ Tư, 15 tháng 11, 2023

RAU CÀNG CUA – Truyện ngắn của Hương Đức



Ở một làng nọ, có một gia đình nghèo, đông con, người cha, chủ gia đình thì không may mất sớm, mọi việc trong ngoài đều do người mẹ đảm đương, lo toan. Do không có đất canh tác, người mẹ hàng ngày phải chạy vạy, mua gánh, bán bưng ngoài chợ để kiếm tiền, kiếm gạo đấp đổi qua ngày với một bầy con đang tuổi ăn, tuổi lớn.

Sau buổi chợ, bà dùng số tiền lời ít ỏi mua vội chút cá mắm, thịt thà ế về rồi chạy qua các vườn hàng xóm, xin hái những đọt rau, đọt lá hoang dại để nấu một nồi canh to, kho vội nồi kho với nước mắm mặn nhiều hơn thịt, cá... Mấy mẹ con xúm nhau cùng ăn cơm trong cảnh nhà lụp xụp, tềnh toàng vì thiếu bàn tay mạnh mẽ của đàn ông.

GIẤC MƠ MÙA ĐÔNG – Thơ Trần Mai Ngân


   
 
GIẤC MƠ MÙA ĐÔNG
 
Anh ơi! có nghe mùa Đông đã về
Mà em bỏ đi…
Như đám mây non bay trên bầu trời - bay xa, bay xa… xa anh!
 
Anh ơi! nơi đây mùa Đông mong manh
Mong manh như duyên đôi ta chẳng lành
Dù em có lúc đã đắm chìm
Trong men say khác lạ - mùi hương một cánh hoa…
 
Anh ơi! Đông sang thật rồi
Con đường loanh quanh hàng cây trụi lá - lòng em quạnh quẽ
Đêm - một mình cạn ly rượu ủ men nồng ngày thật là xưa…
 
Anh ơi! em mơ - em mơ… mơ anh
Mơ bầu trời mùa Đông hãy xanh
Nắng ấm sưởi bờ vai giá lạnh
Và anh không quên lời hò hẹn trước sau…
 
Em xin đắm chìm trong mùa Đông ngọt ngào
Có giấc chiêm bao diệu kỳ mang ta lại về nhau!
 
                                                   Trần Mai Ngân

Thứ Ba, 14 tháng 11, 2023

TÂM TÌNH CỦA DIỄN VIÊN, ĐẠO DIỄN LÊ CUNG BẮC (1946-2021) QUA TẬP HỒI KÝ "BỤI CÁT CHÂN MÂY" – Đỗ Tư Nhơn



Đại thi hào Nguyễn Du đã viết bài thơ Độc Tiểu Thanh Ký nhằm bày tỏ mối thương cảm, tri âm cùng người con gái đời Minh, tài hoa bạc mệnh, oan khiên, đau đớn. Khi kết thúc, ông đã không khỏi ngậm ngùi tự hỏi:
 
“Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”
 
Sự đồng cảm, tri âm là điều cần thiết vô cùng đối với văn nghệ sỹ, nghệ thuật. Hơn 70 năm sống giữa cuộc đời, gần 40 năm dấn thân, đam mê đi vào con đường sân khấu, điện ảnh, diễn viên - đạo diễn Lê Cung Bắc như chưa muốn dừng bước. Nhưng căn bệnh trầm kha, đột ngột cắt đứt dự phóng nghệ thuật của anh. Một tập hồi ký cuối đời đã được vội vàng kể ra bằng lời, đứt quãng, hụt hơi vì hóa trị, nhức nhói, đuối sức. Nhưng anh vẫn kiên cường chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng. Đó là tác phẩm BỤI CÁT CHÂN MÂY, được nhà văn Hồ Sĩ Bình trân quý biên tập để nhà xuất bản HNV ấn hành vào tháng 5 năm 2023, gần đến ngày giỗ lần thứ 2 của anh.
Chính trong thời gian ngắn, từ ngày 5-4-2021 cho đến trước khi anh từ giã trần gian, chỉ hơn hai tháng quằn quại trong cơn đau, anh đã kể lại cho diễn viên Hồng Ánh, Võ Sông Hương và chị Bùi Thị Giang (vợ anh) ghi âm.

Thứ Hai, 13 tháng 11, 2023

LIÊN KHÚC NỖI LÒNG THA HƯƠNG 4 - Nhạc Khê Kinh Kha, ca sĩ Bảo Yến trình bày

              
               
 
      

TÔI ĐỌC HỒI KÝ “BỤI CÁT CHÂN MÂY” CỦA ĐẠO DIỄN LÊ CUNG BẮC (1946 – 2021) – Hoàng Đằng



Gia đình anh Lê Cung Bắc gởi tặng tôi tập hồi ký “BỤI CÁT CHÂN MÂY” qua Ban Liên Lạc cựu học sinh trường Nguyễn Hoàng tại Quảng Trị.
 
Tôi đã nhận sách cách đây mấy ngày.
Tôi được tặng vì tình Nguyễn Hoàng - Lê Cung Bắc có học Nguyễn Hoàng từ Đệ Thất đến Đệ Tam (lớp 6 đến lớp 10 – 1959 - 1963) và tôi có dạy Nguyễn Hoàng từ 1965 đến 1970.
Tôi lấy làm tự hào và trân quý quà tặng.
Tôi đọc và viết ra mấy dòng này.

XA QUÊ ĐỜI TẠM SÂN GA... - Chùm thơ Đặng Xuân Xuyến


   
                  Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến

 
XA QUÊ...
(Kính tặng nhà thơ Trần Vấn Lệ)
 
Xa quê lâu ngày tưởng nhớ
Ai ngờ cứ dửng dưng quê
Chiều nay, hay tin núi lở
Cả làng vùi dưới chân đê...
 
Hôm tê, từ quê báo thế
Lũ dâng, dâng kín mái nhà
Người người hò nhau cứu tế
Lửa gần mà nước quá xa...
 
Hôm qua, thêm ba "tàu lạ"
Bắn chìm dân đảo Phú Lâm
Biển ta sắp là biển lạ
Dân ta nuốt lệ lặng thầm...
 
Ừ thôi, cứ bàn chân dậm
Ừ thì, cứ chặt nắm tay
Xa quê, thì đau thì thấm
Nước mắt ngược dòng mới hay...
 
Hà Nội, ngày 23 tháng 6.2021

 
SÂN GA
(Tặng nhà thơ Như Ý Gialai
Chủ nhiệm web Phố Núi Và Bạn Bè)
 
Ông lão ngồi sân ga
Lầm lũi đàn rồi hát
Trời đang mưa nặng hạt
Gió quẩn ngoài phố thưa.
 
Bà lão ngồi nhìn mưa
Tay lần lần tràng hạt
Tiếng đàn như muối xát
Ai oán từng nốt rung.
 
Bà lão người miền Trung
Ông lão người xứ Bắc
Hai phận đời cơ cực
Vịn đau mà nương nhau.
 
Trời bắt đầu mưa mau
Gió quẩn từng câu hát
Nụ cười trên môi nhạt
Thắt lòng mùi gió sương.
 
Hình như ông mất nương
Hình như bà mất ruộng
Đời gặp cơn ác mộng
Đói nghèo mà tha hương
 
Hà Nội, trưa 28 tháng 01.2019

TẠP LỤC THI 10, 11, 12 – Thơ Chu Vương Miện


   

 
TẠP LỤC THI 10
 
mới sanh ra thì đà khóc chóe
chết nhăn răng thì lại cười khì
thôi cuộc đời thác mắc để mà chi?
mà biết đặng thì thời quá trễ
chỉ rõ được 1 điều
đời là biển khổ
 
nhân chi sơ
tính bổn thiện
muốn ca 6 câu hay
muốn làm thơ hay
thì phải nghiện
thước phiện
tức nàng tiên nâu?
hay ả phù dung
hút vào một cặp
sướng tựa lên đồng
hồn xác phiêu diêu
tựa cõi non bồng
toàn là mây bay gió cuốn
toàn là tiên
ông?
 

Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2023

“CÔ VỤ” HAY “CÔ LỘ”, TỪ NGỮ NÀO ĐƯỢC VƯƠNG BỘT DÙNG? – La Thụy


Vương Bột (王勃) (647–675):
 
Trong một lần trà dư tửu hậu của anh em văn nghệ chúng tôi, khi đề cập đến “Đằng Vương Các Tự” của Vương Bột thấy nhiều trang mạng ghi:

“Lạc hà dữ CÔ LỘ tề phi
Thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc”
                                     (Vương Bột)

Nhiều người gật gù khen, nhưng một số anh em khác không đồng ý, họ cho rằng gọi CÔ LỘ là không đúng từ dùng của nhà thơ Vương Bột mà phải là CÔ VỤ mới đúng.

“Lạc hà dữ CÔ VỤ tề phi
Thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc”
                                     (Vương Bột)
 
Thế là là có cuộc tranh cãi vui nhộn. Mọi người đều cùng truy cập internet, kết quả tìm được thì CÔ VỤ và CÔ LỘ đều có cả, mà CÔ LỘ được tìm thấy nhiều hơn mới chết chứ!

Thứ Bảy, 11 tháng 11, 2023

TOÀN CHÂN THẤT TỬ, THẤT TINH BẮC ĐẨU TRẬN - Đỗ Trung Quân



Chịu ảnh hưởng văn hoá cổ Trung Quốc từ hình ảnh Trúc Lâm Thất Hiền. trong những tác phẩm kiếm hiệp (Đồ thật, không phải “giả Kim Dung” ) Kim Dung cũng thường xây dựng những Group 7 nhân vật. Hạng A là Toàn Chân Thất Tử những cao đồ thời cực thịnh của Toàn Chân giáo mà tổ sư Vương Trùng Dương chọn lọc, thu nhận (Mã Ngọc, Khưu Xử Cơ, Lưu Xử Huyền, Vương Xứ Nhất, Đàm Xử Đoan, Hách Đại Thông, Tôn Bất Nhị)
Võ Đang Thất Hiệp (Tống Viễn Kiều, Dư Liên Châu, Dư Đại Nham, Trương Tòng Khê, Trương Thuý Sơn, Hân Liên Đình, Mạc Thanh Cốc)
Hạng B là Giang Nam Thất Quái (Kha Trấn Ác, Chu Thông, Hàn Bảo Cân, Nam Hy Nhân, Trương A Sinh, Toàn Kim Phát, Hàn Tiểu Oanh)
Trở lại với Vương Trùng Dương, ông biết Thất Tử là những cao đồ của mình nhưng từng người tách riêng không đủ tuổi đối phó với Ngũ bá, nguy hiểm nhất vẫn là Tây Độc Âu Dương Phong.
 Vương Trùng Dương biết rõ sau ông, người duy nhất có thể đối đầu ngang đẳng cấp với Tây Độc là sư đệ Châu Bá Thông thì khổ thay lại hành tung bất định, hầu như thường không có mặt ở Toàn Chân giáo
Vương Chân nhân bèn đóng cửa thảo am hơn một niên, treo bảng miễn tiếp khách, miễn trà đàm, trà đạo, miễn cà phê cà pháo với giáo chủ họ Vũ ở Tây Nguyên. Chân nhân tập trung nghiên cứu và lập nên một tuyệt kỹ trấn môn, một trận pháp cho 7 cao đồ có tên “Thất Tinh Bắc Đẩu Trận”. Trận pháp phát triển  từ những phương vị biến hoá, dịch chuyển của chòm sao Bắc Đẩu.
Có trận pháp tuyệt kỹ trấn môn,Vương Chân Nhân yên tâm cỡi hạc lên trời.