BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2022

CHIẾN DỊCH BẠO TÀN! – Đức Hạnh cùng quý thi hữu


Hình ảnh vệ tinh đoàn xe quân sự của Nga đang tiến về hướng Kiev, Ukraine ngày 28-2 - Ảnh: MAXAR TECHNOLOGIES

 
CHIẾN DỊCH BẠO TÀN!
 
Cuồng ngông cưỡng chiếm bại binh liền
Chiến dịch [1] ma tà phải ngã liên...
Những cảnh hoang tàn sau cuộc chiến
Phường Nga hoảng hốt giữa bao miền
Đồng minh củng cố quân toàn diện
Chiến hữu vùng lên địch đảo điên
Tướng sĩ anh hùng luôn thể hiện
Trừ tiêu ác quỷ vững con thuyền…
 
Đức Hạnh
05 10 2022
 
[1] Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.
 
 
THƠ HỌA:
 
 
THAM VỌNG NGÔNG CUỒNG!
[Bát vận đồng âm]
 
Tham vọng xâm lăng tổn thất liền
Tham tàn sáp nhập trổ bang liên…[1]
Toàn dân phản đối phường đê tiện
Thế giới khai trừ kẻ đảo điên
Tướng sĩ đầu hàng buồn trận tuyến
Tây phương cấm vận khổ toàn miền
Thiên tào xoá sổ phường gây chuyện
Thất đức giờ đây phải lụy thuyền..!
 
Anthony
Los Angeles - 06.10.2022
 
[1] "Tổng thư ký Guterres cảnh báo Nga đang "leo thang nguy hiểm" với kế hoạch sáp nhập sáp nhập 4 vùng của Ukraine (Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporozhye) vào lãnh thổ Nga - vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc"
 

LẠNH – Thơ Lê Phước Sinh


  
            Nhà thơ Lê Phước Sinh

 
 
LẠNH
 
Miền Nam rất dễ thương,
Trời lạnh làm sương nắng
Em,
gò má hồng đào
xuýt xoa như con trẻ...
 
            Lê Phước Sinh

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2022

PHONG LÀ GIÓ – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức


        
GIÓ từ chữ Nho gọi là PHONG , thuộc dạng chữ Hình Thanh, gồm chữ PHÀM ở phía trên và bên ngoài chỉ ÂM, bộ TRÙNG là Sâu Bọ ở dưới bên trong chỉ Ý, theo diễn tiến hình thành của chữ viết như sau đây:
 
       
Với hàm ý :
            
Phong động Trùng sinh 風動虫生 (Gió chuyển động thì côn trùng sinh sôi nẩy nở). Nên PHONG là GIÓ, mà...
 

VỚI THÁNG MƯỜI, CHỚM BẤC VỀ - Thơ Tịnh Bình


   
            Nhà thơ Tịnh Bình

 
VỚI THÁNG MƯỜI
 
Bầy sẻ cũ chuyện trò trên mái phố
Phía ban mai khung cửa sổ khép hờ
Thu lãng đãng bản tình ca dang dở
Với tháng Mười... Ai còn nhớ ai không?
 
Sớm mai này thôi tạnh nhé bão giông
Trời hửng nắng cõi tim nào ấm lại
Đóa hoa vàng ru lòng thôi hoang hoải
Thu ngọt ngào... Thu chưa vội đi xa
 
Với tháng Mười... Ai có nhớ riêng ta
Sao lá khóc trên cành hương nắng chín
Thu dợm bước phút giao mùa bịn rịn
Vụt bay lên bầy sẻ nhỏ hàng cây
 
Man mác gió cành khô đưa tay vẫy
Chút buồn thu... Rao bán có ai mua?
Ngỡ em xưa xõa tóc ngang trời cũ
Hoen mắt sương rơm rớm lệ tiễn mùa...
 

CHÙM THƠ VỀ CON – Phạm Ngọc Thái

       (Trích trong tập “Cha khóc con”, 2020)

  

 
THẾ LÀ HÀ NỘI VẮNG CON
 
Cha nhìn phố. Một sáng mùa đông chớm
Sương đêm còn vương vấn những cành cây
Người và xe rộn rã bước sang ngày
Không có con, cha ngồi trong quạnh quẽ
 
Biết đau thương làm khổ lòng con trẻ
Gượng vui nhưng cười được đâu con
Cha cũng chết rồi, Con ạ! Giữa thế gian
Linh hồn đang ở thiên đàng, bên con đó.
 
Hồ Tây sớm nay màn sương bay trắng xóa
Mặt nước chưa xanh, chỉ tăm cá sủi lên
Chẳng nhìn thấy khoảng trời trong
Mây lãng du bay vào miền vô cực
 
Bóng trẻ còn đâu đây quấn quít
Cha con mình hạnh phúc dạo bên nhau
Vẩn vơ mơ mộng giữa trời cao
Viết những dòng thơ ngợi ca cuộc sống.
 
Chỉ thiếu mình con thôi...
Đứng giữa Hà Thành hoang vu như mộ vắng
Cha gượng sống đây. Biết trụ nổi hay chăng?
Sợ không qua... còn bao chuyện dở dang
Thân già héo đau con, đất trời cùng tan hết.
 
Chả cách nào có thể còn gỡ được?
Con đi... đem cả hồn cha sống theo rồi
Giờ đến cuối cuộc đời
Giành viết “thơ khóc” mang con vào vĩnh cửu.
 
Ôi, Hà Nội!
Hồ Gươm, Tháp Rùa với hàng sấu buông bốn mùa dan díu
Người có buồn khi vắng bóng con tôi?
Xin gửi lời chia tay. Cùng con, tôi cũng đi rồi
Chỉ còn dấu quê hương trong miền xanh ký ức.
 
                                                           5.8.2019

VỚI LŨ SƯƠNG MÙ KỶ NGUYÊN HỖN MANG – Thơ Khaly Chàm


   

với lũ sương mù kỷ nguyên hỗn mang

ý thức rong ruổi trong bộ nhớ mặc định
những ngón tay của tiềm thức nhanh nhẹn khởi động
thời gian trắng xoay vặn ánh sáng
nhắm mắt tưởng tượng lũ ma nhìn tôi nghiện chữ
chẳng cần biết quang phổ phát tán tinh dịch lỏng siêu vi tự biến thiên trong ma trận màn hình
có thể, hiển nhiên sự bảo hòa dung lượng nguyên tố hạt nhân
...
khái niệm mùa mắc cạn trong vũng lầy văn chương
sao cứ phải ta thán mưa gió và nắng tạo ra bất thường thời tiết
tôi với khung ngày trung tính  dần khánh kiệt màu thiên thanh
suy gẫm thán khí không mùi mẫn cảm ở đâu
chúng ta là loài người như mụi than tuyệt đẹp
rất vui thích ấp ủ bệnh trạng xơ cứng não
rồi tất cả những khối u hiện thực di căn
hy vọng vào sự loãng tan phi thường trong bàng quang chứa đầy nước tiểu
...
đã từ lâu, tôi quên khêu bấc nến tạo hình nhọn hoắt chùm hạt lửa
để xuyên qua cái bóng mình mưu toan trốn chạy khỏi nỗi cô đơn
này em, có khi nào đã xúc cảm bởi mùi thơ tôi hoại thư
hãy nghĩ đó chỉ là một con nhộng rỗng khô biết chi cần tồn tại
xin đừng thở dài trước gương soi rồi bật khóc phát hiện dị bản mặt người
hãy lắng nghe bóng tối thì thầm với sự mòn ruỗng ước mơ
như thế đó, hãy ngồi xuống bên tôi đi nhé
tâm linh chứng giám hai bàn tay thực dụng dâng hiến lên thiên đàng những ảo ảnh đẫm sắc màu địa ngục
 
                                                                    tpsaigon 10/2022
                                                                         khaly chàm

XÔN XAO NGÀY CHỜ - Thơ Huỳnh Tâm Hoài, nhạc Nguyễn Hữu Tân, ca sĩ Quốc Duy trình bày.

    
            

      

BAO SÔNG BAO BẾN, CAO NIÊN, CHẢ - Thơ Chu Vương Miện


  

 
BAO SÔNG BAO BẾN
 
quê hương bậu biết bao sông bao bến
mà bậu than không có một bến bờ?
bao nhiêu năm bậu quên làng quên xóm
cũng chỉ vì mê mẩn kiếp mần thơ
bậu thả rong suốt một thời con gái
đường Nguyễn Du vàng những lá me
bậu sống thản nhiên theo quả sao rơi gió
bay quanh quanh rồi rơi xuống mặt hồ
hôm qua bậu đọc xong Hoa Ty Thố
hôm nay nửa chừng lá đỏ rừng thu
bậu lơ đễnh toàn cành trôi hết lá
trơ toàn cây lờ lững trái đang mùa
ta vô duyên gặp nửa đời nửa đoạn
theo mùa hè bật ngược cơn mưa
bậu làm cao giống con bọ ngựa
dơ hai càng chưa uýnh đã thua
mình quá giang nhau chuyến phà chuyến bắc
sang sông rộng rộng cẳng đi luôn
bên kia cái Vồn bên kia Cồn Phụng
Hậu Giang ơi kinh rạch chẩy ven đìa
nhắm mắt lâm râm đọc kinh cầu nguyện
cái cuộc đời dậu dậu xìn xìn
ta với bậu chẳng qua hai hạt nước
vừa văng lên từ mặt nước sông Hằng
 

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2022

MÙA THU GỬI ANH… - Thơ Trần Mai Ngân


   


MÙA THU GỬI ANH…
 
Anh! Mùa Thu mây trắng đã bay về
Em như chiếc lá vàng những ủ ê
Vụng về, vụng về… từ chối lời yêu
Dù biết hối tiếc sẽ nhiều… nhiều lắm!
 
Anh!
Mùa Thu nhuộm vàng cả chiều mê đắm
Và khi không còn gửi lời tin nhắn
“Anh - cơm trưa cá kho, canh rau đắng
Em ăn gì… nhớ vui vẻ nhiều nghe…!”
 
Trái tim em đàn bà nên rất nhẹ
Sẽ xáo trộn và bộn bề bởi nhớ
Hãy để yên cho mùa Thu qua cửa
Làm mây bay… bay mãi chẳng quay về
 
Anh! Giữ lại đi những nỗi đê mê
Đừng cột chặt để em vào ảo tưởng
Thu đến rồi đi không cầu, không cưỡng
Em là Thu… anh mây trắng qua trời!
 
                                  Trần Mai Ngân

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2022

NGƯỜI TÙ CHUNG THÂN VƯỢT NGỤC - Truyện ngắn của Tràm Cà Mau

Tràm Cà Mau, một cái tên đặc sệt miền Nam nhưng tác giả với tên thật Nguyễn Thiệp, lại sinh ra ở Quảng Trị, lớn lên ở vùng địa đầu giới tuyến từ cuộc phân chia Nam Bắc. Tràm Cà Mau đã từng xẻ chia những trằn trọc chung của những thế hệ bất hạnh vì chiến tranh.


Nhà văn Tràm Cà Mau

Sau một hồi nói chuyện qua điện thoại, Dung báo cho tôi:
“Bác biết chuyện gì xẩy ra cho ba cháu chưa?”
“Chưa. Chuyện gì?“
“Ba cháu đã vào chùa, xuống tóc đi tu từ hơn nửa năm nay. Ba cháu hiện tu ở một chùa gần thành phố bác ở. Ba cháu không cho ai biết chuyện ông đi tu. Dấu, không cho biết tu ở chùa nào. Cháu mới tìm ra. Cháu định tháng tới qua thăm, và rủ bác cùng đi luôn. Gặp bác chắc Ba cháu mừng lắm.”
“Bác cũng mong gặp ba cháu. Lâu rồi, ba cháu và bác chưa gặp lại nhau. À, tại sao ba cháu có quyết định đi tu? Sao lại phải dấu chuyện tu hành. Đi tu, chứ có phải đi tù đâu mà dấu diếm. Còn mẹ cháu thì sao?”

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2022

BÀI THƠ “PHONG” CỦA LÝ KIỆU – Đỗ Chiêu Đức


 
     
LÝ KIỆU 李嶠 (644-713) tự là Cự Sơn 巨山, Tán Hoàng 贊皇, danh sĩ đời Sơ Đường, người đất Hà Bắc, là cháu chắc của Nội Sử Thị Lang Lý Nguyên Tháo đời nhà Tùy. Tuổi trẻ tài cao, hai mươi tuổi đã đậu Tiến sĩ, làm quan đến chức Trung Thư Lệnh, tánh tình cương trực liêm chính. Vì làm nghịch ý Võ Hậu mà bị biếm làm Tư Mã Nhuận Châu, sau được triệu về làm Phụng Các Xá Nhân. Ông giỏi văn thơ, sánh ngang với Sơ Đường Tứ Kiệt Vương Bột 王勃、Dương Quýnh 楊炯、Lư Chiếu Lân 盧照鄰、Lạc Tân Vương 駱賓王 lúc bấy giờ; cùng với Tô Vị Đạo 蘇味道、Thôi Dung 崔融、Đỗ Thẩm Ngôn 杜審言 (Ông nội của Thi Thánh Đỗ Phủ) hợp xưng là “Văn Chương Tứ Hữu 文章四友. Trong một lần TỨ HỮU cùng dạo chơi trên núi Lư Phong Sơn, phong cảnh cỏ hoa trên núi rất đẹp, khi vừa lên đến đỉnh núi thì có một làn gió thổi thốc đến rất mát mẻ sảng khoái, Lý Kiệu bèn nổi hứng mà viết nên bài thơ về GIÓ như sau đây :
 

THANH THẢO, HÁT GIỮA GIÓ MƯA - Nguyễn Đức Tùng

(Lời tựa cho tập thơ “Hát Giữa Gió Mưa” của Thanh Thảo, 2022)
 
Nhà thơ Thanh Thảo

Thơ thức dậy mỗi ngày. Công việc của nó không chỉ là ghi lại đời sống, mà còn góp phần tạo ra một đời sống mới, trước đó chưa từng có. Thơ hồi phục mối quan hệ giữa xúc cảm và kiến thức, giữa kinh nghiệm và tâm linh. Tuy vậy một bài thơ vẫn giữ trong nó sự mất cân bằng hướng về phía trước, cái còn lại trong một bài thơ là một điều gì không được êm thấm, khác với sự ru ngủ. Thơ không phải là bài hát ru, vì thế. Đó là lối kể chuyện điềm tĩnh như không, mà chan chứa nỗi lòng, ai nghe cũng được, không nghe không sao.
 
lục bình ơi cho tôi trôi với
trôi lên rồi trôi xuống thôi mà
trong đầu tôi bao ý nghĩ bôn ba
làm sao hôm nay có ai đặt bài
kiếm một chút tiền còm cho trẻ nhỏ
kiếm một vài cánh hoa chầm chậm thả
lên trời
 

LỤT Ở HUẾ - Thơ Lê Phước Sinh


  
                Nhà thơ Lê Phước Sinh

 
LỤT Ở HUẾ
 
Ghen răng mà vô hậu,
năm làm Lụt nước tràn
Ơi Thủy Tinh có biết
giờ Thủy điện ké phần.
 
Ào ào trên Nguồn xuống
xả Đập lại lồi lên
ngụp-trồi-lặn... Dân hiền
chịu làm chi cho thấu.
 
Lụt đương nhiên phải Lội
- dẫu Đất phụ thêm Màu,
nhưng đêm ngày thức trắng
mắt mất ngủ xanh xao.
 
Xem Con Gái lội nước
xắn hai đùi vế cao...
 
            Lê Phước Sinh

XUÂN LÒNG, YÊU NGƯỜI – Thơ Lê Văn Trung


   


XUÂN LÒNG
 
Lòng đã vàng mai từ cuối chạp
Tình chưa hàm tiếu đợi xuân về
Em, con chim én phương trời cũ
Vỗ cánh bay hoài trong giấc mơ
Lòng đã trầm hương, đàn nhã nhạc
Câu thơ nhuộm thắm nhụy hương người
Có đôi bướm nhỏ vờn trong gió
Cứ hỏi thầm nhau chuyện lứa đôi
Lòng đã say nồng men rượu ngọt
Xin rót đầy trăng nguyệt ướm rằm
Đôi mắt tình như sương tuyết ngọc
Xuân về giăng thắm lụa vàng ươm
Em - hoa từ độ thầm khai nhụy
Em - trăng từ buổi lòng chớm xuân
Mà tôi vàng quá mùa đang chín
Như má thơm hương nụ phấn hồng.

NHỮNG BÀI THƠ VỀ THU (2) – Nguyên Lạc


   


VƯỜN THU XƯA
 
Vườn xưa vàng lá thu rơi
Chốn xưa hoang vắng
Mồ côi chân ngày!
Bão đời vèo một áng mây
Tìm em. chỉ thấy chiều bay lá vàng!
Một người cùng với mùa sang
Xuân thu sương điểm mơ màng dáng xưa
Còn gì đâu nữa mà mơ!
Lật trang ký ức mấy tờ bể dâu
 
Giữ nhe em? chớ phai màu
Triền môi hồng thắm
Lụa đào cúc hoa
Giữ nhe em? chớ phôi pha
Ngây thơ mắt biếc khiến ta một đời
 
Vườn xưa lệ lá thu rơi
Tiếng thu khe khẽ: người ơi đừng về!
Âm vang hiu hắt chiều tê
Con chim cô lẻ thiết thê gọi tình
 
Gọi tình. ta cũng gọi tình
Em ơi còn nhớ chúng mình vườn thu?
Mùa thu lâu lắm mùa thu
Tình thu ngày đó sương mù phương nao?!
 

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2022

EM ĐI NHƯ CHẠY TRỐN KHỎI ĐỜI TA, TỐI HẬU THƯ – Thơ Lê Mai Lĩnh


    
                           Nhà thơ Lê Mai Lĩnh
                      (Sương Biên Thùy)


EM ĐI NHƯ CHẠY TRỐN KHỎI ĐỜI TA
 
(Thơ dành cho những người thích đùa)
                                       Khùng thi sĩ

“Ta bấn loạn giữa triền sinh tử
Em cứ ung dung dứt áo ra đi”
           (Thơ Phan Xuân Sinh)
 
Đang giữa lúc bếp lửa tình ngùn ngụt
Và cuộc mây mưa ướt sũng gối chăn đêm
Em ra đi, đành đoạn dứt áo ra đi
Em theo ai, em ngon nhỉ, em theo ai?
Ừ, thì cứ ra đi
Ừ, thì cứ dứt áo ra đi
Rồi em sẽ thấy,
Không có ai ngon ăn hơn, gã thi sĩ khùng.
Ừ, thì em cứ ra đi
Nhưng tốt nhất là em nên về lại.
Từ em ra đi, trái tim này ta đã sửa sang
Đã sơn quét lại những màu mát, dịu
Trong căn phòng trái tim ta, bốn mùa không cần máy điều hòa không khí
Nhiệt lượng trái tim ta đủ làm em điên, tỉnh từng cơn
Cũng có lúc không tỉnh không điên
Mà em sẽ gục và nói lời cảm ơn thi sĩ:
Cảm ơn thi sĩ đã làm em gục.
Hãy cho em gục nhiều lần như thế, nghe, nghe thi sĩ.
 

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2022

CHÙA PHẬT LỒI - Hoàng Long Hải

                                Kể chuyện Quảng Trị "tui"
 
Tác giả Hoàng Long Hải

1./ Mới đây, xem trên Youtube, tôi thấy ông Lê Mạnh Thát nói chuyện "Phật Giáo đời Hai Bà Trưng". Câu chuyện làm "tui nhớ Quảng Trị tui", thời tui còn thơ ấu, tức là thời "Tây qua giăng giây thép", tàu bay Mỹ cũng chưa đến thả bom ở Quảng Trị, làm "sập cầu Ga".
 
​Ông Mạnh Thát bảo, đạo Phật truyền vào nước ta hai ngàn năm trăm năm, nhưng người Việt ta thì đã có bốn ngàn năm lịch sử. Đạo Phật, khi vào "nước ta" thì thẳng từ Ấn Độ qua, tới với người Chàm. Trong một số di tích của người Chàm còn lại, có ghi chữ Phạn.
 

CHÙM THƠ TÌNH MÙA THU CỦA PHẠM NGỌC THÁI


   


KÍ ỨC MÙA THU
 
Mùa thu khuấy lên bao kí ức
Xác thời gian trôi trên tóc em
Em đi trong trăng, mùa thu thổi gió
Lá vàng rơi mênh mông
 
Em đi qua mùa thu không gian
Trăng rãi đồi con gái
Nhớ đến lâu cái hương con gái
Nó thơm say và rất nhẹ nhàng
 
Đường dạo ấy trên đồi trăng sáng
Đêm chia tay em dúi cả vào anh
Để bóng lạc suốt đêm ngoài phố
Mây lãng phiêu mãi không về
 
Giờ đây chắc trên đồi thông đó
Gió vu vi và trăng vu vơ
Em đi trong trăng, mùa thu thổi gió
Mùa thu lang thang chẳng bến bờ...

HUẾ CỦA MỘT THỜI - Huy Phương



Huế không bao giờ là của tương lai, nơi đó là quá khứ, là những gì đã yên nghỉ, cùng với những linh hồn oan khuất chưa siêu thoát.
 
Trong giọng nói, có một cái gì đó gọi là rất Huế, đối với Quảng Nam-Ðà Nẵng, cách nhau một ngọn đèo thì có khác, cũng là điều đương nhiên, nhưng với Quảng Trị, chỉ cách mấy mươi cây số đường bằng, giọng Huế vẫn không lẫn vào đâu được. Dạ, dạ thưa tiếng nói nhỏ nhẹ dịu dàng.
 

VỀ ĐÂU – Thơ Ngô Đình Miên




"Về đâu, đâu cũng là đâu đó
Đâu cũng đìu hiu đất Hán Hồ"
                  (Nguyễn Bắc Sơn)
 
Nhớ một buổi chiều, tại Ma Lâm (huyện lỵ Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận), ngày cuối năm 1991, khi hết giờ làm việc, dọn bàn ghế ra khoảnh sân rộng phía trước của cơ quan, có trồng những cây sầu chiều (ngủ chiều, me tây), tôi cùng một vài anh em bày nhậu. Lúc đó, chỉ có rượu gạo nấu thôi, nhưng mà nghĩa tình...
 
Tối đó, tôi viết 4 câu thơ 5 chữ mở đầu cho bài thơ VỀ ĐÂU (*). Vậy mà cho miết tới năm 2021, tức 30 năm sau, tôi mới có đủ trải nghiệm và cảm xúc để hoàn thành bài thơ này. Nay đăng lại đây để nhớ...
 
 
VỀ ĐÂU
 
Đi về đâu về đâu
Ai người quen kẻ lạ
Cây sầu chiều khép lá
Hoàng hôn phiá trời xa...
 
Chân bước trên đường vắng
Dấu chân người xưa đâu
Cỏ cứ xanh thầm lặng
Lạnh lùng in bóng câu
 
Mây xa mờ núi gọi
Cuộc đời thức chiêm bao
Sóng cuộn trào biển nói
Tồn tại biết được sao
 
Đêm phủ đầy gió lạnh
Người trên xe trần gian
Có thể ngôi nhà ấm
Hay mùa đông lang thang
 
Túa máu đau trượt ngã
Sụp hầm chông tư duy
Mới nhận ra khác mã
Dị biệt gien nghĩ suy
 
Bóng tối và ánh sáng
Chợt hiện lòng người thôi
Chung chiều, trời bảng lảng
Bình minh không đợi nhau
 
Bất tri là vô tận
Dài đêm hun hút sâu
Dù ta nhìn lơ đãng
Vẫn biết em về đâu...
 
             Ngô Đình Miên
 
..............................
 
(*) Thầy Nguyễn Quang Tân có phổ nhạc đoạn 4 câu này thành ca khúc ngắn, thường được hát với guitar thùng trong những bữa rượu anh em ngành giáo dục ở huyện.