THIẾU
NỮ ĐÊM TRĂNG
(Bài
thơ viết trong chiến tranh)
Trống
Trường Thành lung lay bóng nguyệt
Khói
Cam Tuyền mờ mịt thức mây
(Chinh phụ ngâm)
Em là thiếu nữ đêm trăng
Anh người chiến sỹ xa xăm qua đèo
Bâng khuâng em đứng nhìn theo
Lòng anh như cũng trăm chiều ngổn ngang
Có thiếu nữ tựa cổng chờ ai đó?
Dưới trăng soi cái lán nhỏ ven rừng
Bước lặng lẽ đoàn quân không kịp ngó
Nhưng trong đêm, tim bỗng cũng ngập ngừng...
Ta muốn hỏi: Cô ơi, đây là nơi nào nhỉ?
Đã xa rồi! Có kịp trả lời đâu…
Vẫn vội vã đường dài không nghỉ
Bên ven rừng, im đứng... một giây lâu...
Chắc em có người thân nơi tiền tuyến
Mới đứng làm chiếc bóng tạc trong đêm
Không giọt lệ, chỉ lặng cười đưa tiễn
Đoàn quân đi! Em ở lại cùng trăng…
Giờ anh đã thôi đi. Nửa đời về với xóm
Các cuộc chiến tranh thế kỉ vẫn chập chờn
Vầng trăng sáng năm xưa, vọng Trường Thành bóng nguyệt
(*)
Và bao người con gái đã cô đơn!
Trên đường
ra trận
Hoà Bình, 1968
(*)
Trích ý trong “Chinh phụ ngâm”…
Vào
một tối trong những năm tháng còn chiến tranh, trên đường ra trận. Chúng tôi
hành quân qua một triền núi. Dưới trăng đêm vằng vặc... Bóng một thiếu nữ đang
đứng cô đơn, tựa mình vào chiếc cổng tre của một nông trường nào đó? Lặng lẽ
nhìn đoàn quân đi qua. Cảnh tình thơ mộng.
Quay lại nhìn bóng người con gái côi cút, bơ vơ?
Bao
cảm xúc dâng lên trong lòng… và tôi đã lẩm nhẩm làm bài thơ ngay trên dọc đường
hành quân ấy!
(Đoạn
thơ cuối, sau này tôi viết thêm)
Phải
chăng? Tấm hình người chinh phụ khi xưa vẫn còn đang in lại trong bóng hình em:
“Người thiếu nữ đêm trăng”!