BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 28 tháng 10, 2021

ÔNG KHAI TRÍ CỦA “SÀI GÒN, MỘT THỜI VANG BÓNG” - Trịnh Thanh Thủy


Nhà sách Khai Trí

Cάch đây 13 nᾰm khi nghe tin ông chὐ nhà sάch Khai Trί Nguyễn Hὺng Trưσng mất đi, giới yêu sάch Sài Gὸn ai cῦng bὺi ngὺi thưσng mến. Ngày 4 thάng 11, 2018 vừa qua, người vợ đầu ấp tay gối cὐa ông Khai Trί cῦng đᾶ mᾶn phần theo gόt ông về cōi tịnh, cὺng ông an giấc ngàn thu. Cụ bà Phὺng Thị Bông hưởng thọ 89 tuổi, mất tᾳi Little Sài Gὸn vào cuối mὺa thu.
 
Ông Bà Khai Trί trong toà soᾳn bάo Thiếu Nhi trước 75
 
Tôi đến viếng tang lễ cὐa cụ bà và gặp gỡ những người thân cὐa đᾳi gia đὶnh họ Nguyễn. Những tấm ἀnh slide show chiếu trên màn hὶnh nhà tang lễ đᾶ ghi lᾳi những kỷ niệm đẹp cὐa gia đὶnh và cụ ông, cụ bà như một nhắc nhở ân cần đến hὶnh bόng cὐa kẻ ra đi.

Ông Khai Trί ngồi trên giường đầy sάch

Tôi được dịp trὸ chuyện với người con trai thứ cὐa cụ là anh Nguyễn Hὺng Tâm và tὀ lὸng ngưỡng mộ cụ ông Khai Trί cὺng đức độ cὐa cụ khi cὸn sinh thời. Tiếng vang thσm ngάt về lὸng yêu thiếu nhi và mối tὶnh gắn bό cὐa cụ với sάch vở đᾶ khiến tôi quу́ trọng con người cụ dὺ tôi chưa gặp cụ bao giờ.
 

BÂNG KHUÂNG THÁNG MƯỜI – Thơ Nhật Quang


   


Bâng Khuâng Tháng Mười
 
Tháng Mười Thu ngát lối về
Hưong mềm mại gió tóc thề nghiêng bay
Long lanh ánh mắt mơ say
Chắt chiu hẹn ước… tháng ngày yêu thương
 
Tháng Mười dệt mộng tơ vương
Trao em một đoá diệu hương nồng nàn
Tình anh trăng sáng mơ màng
Đong đưa em giấc mộng vàng đêm Thu
 
Tháng Mười ấm áp lời ru…
Môi ngoan đắm đuối ngọt từ tiếng yêu
Tình Thu ủ ấp hương chiều
Chờ đêm Nguyệt mộng bao điều thầm trao…
 
Ươm vần thơ đắm ngọt ngào
Ru em vào giấc chiêm bao… tình nồng
Nâng niu nhẹ áng Thu hồng
Bâng khuâng tay chạm… mênh mông tháng Mười.
 
                                                            Nhật Quang
 

Thứ Tư, 27 tháng 10, 2021

CÁNH CÒ QUA SÔNG – Thơ Trần Mai Ngân


  


CÁNH CÒ QUA SÔNG
 
Chiều nay mênh mông mênh mông
Cánh Cò trắng bay qua sông qua sông
Nước lũ tràn về ngập đồng
Cánh Cò bay trong bão giông một mình…
 
Đôi cánh chao nghiêng tội tình
Chở lao đao nỗi buồn in bóng nước
Thân Cò lặn lội sau trước
Thương sáng chiều trăm vết xước đường bay…
 
À ơi… đôi cánh chẳng may
À ơi… chập chùng đường dài quạnh quẽ
Cánh Cò về - con chờ mẹ
Đường chông gai mẹ mạnh mẽ vượt qua…
 
Chiều nay mênh mông mênh mông
Cánh Cò trắng bay qua sông qua sông…
 
                                    Trần Mai Ngân

MƯA – Thơ Nguyên Lạc


 
 

MƯA
 
1.
Mưa chi? Mưa mãi không thôi!
Mưa ơi! Có biết động tôi một trời?
Tôi van mưa hãy thôi rơi!
Để tôi đừng nhớ một thời bể dâu
 
Mưa ơi! Ngừng đi thôi
Mưa buốt lạnh lắm rồi
Tôi ơi! Ngừng đi thôi
Nhớ thêm chi? Đủ rồi!
 
2.
Đêm nay gió len vào hồn cô lữ
"Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi" *
"Giọt mưa trên lá tiếng khóc chơi vơi" **
Tiếng ca dĩ vãng ngày đó xa rồi!
 
Sầu khúc mưa rơi nhung nhớ buồn ơi!
Tiếc thương thanh xuân mộng vỡ một thời
Một thời để yêu một thời để nhớ
Cần Thơ mưa đêm Cần Thơ yêu người
 
Ngoài trời mưa rơi thánh thót mưa rơi
Bùi ngùi lời than thôi mất nhau rồi
Buốt giá đời rồi sá chi thêm chút lạnh!
Mưa đời cứ rơi! Nặng hạt cứ rơi!
 
Cô lữ. Mưa đêm. Tí tách tiếng buồn
"Dạ Cổ Hoài Lang" sầu khúc đêm nao
Từ li mưa đêm trên bến Gành Hào 
Não nùng lời ca than trách bể dâu! 
 
Quê hương tôi ơi biết đến khi nào?
Mưa đời luân lạc mưa kiếp tha hương!
Thiên cổ nỗi sầu cùng ai chia sẻ ?
Tri kỷ còn đâu mà cạn Hồ trường!
 
Hồ trường thống hận Hồ trường
Nghìn trùng thăm thẳm quê hương!
"Trời Nam nghìn dặm thẳm, non nước một màu sương
Trai trẻ bao lăm mà đầu bạc, trăm năm thân thế bóng tà dương.
Vỗ gươm mà hát, nghiêng bầu mà hỏi, trời đất mang mang ai người tri kỷ,
lại đây cùng ta cạn một Hồ trường." ***
 
3.
Mưa... mưa... mãi mưa đi!
Mưa trôi mất xuân thì
Mưa Cần Thơ ngày đó
Mưa gác trọ tình si
Mưa Gành Hào một thuở
Mưa khóc tiễn người đi!
Dạ khúc mưa thê thiết
Hoài Lang khúc ai bi!
Cố nhân ơi vĩnh biệt
Nghìn trùng đành phân li

                   Nguyên Lạc
 
..............
 
* Giọt mưa thu - Đặng Thế Phong
** Giọt Mưa Trên Lá -Phạm Duy
*** Hồ Trường- Nguyễn Bá Trác
- Cửa Gành Hào thuộc huyện Đông Hải - tỉnh Bạc Liêu
 

PHẠM NGỌC THÁI VỚI BÀI THƠ LÃNG MẠN TUYỆT HAY - Nguyễn Đình Chúc

(Trích tập "Cánh đại bàng của thi ca đương đại VN", Nxb Thanh niên 2019)


   

             
VÁY THIẾU NỮ BAY
                        
Rõ ràng trong ngọc trắng ngà                  
Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên
                                        Nguyễn Du
                                         
Váy thiếu nữ bay để ngỏ
Một khoảng trời nghiêng ngửa bên trong
Gió réo rắt, nắng bồn chồn hơi thở
Tìm vào cung cấm của em...
 
“Bờ bãi con người” em trổ hoa, trái ngọt
Đến đế vương cũng khum gối cầu mong
Váy thiếu nữ bay lộ một lâu đài, điện ngọc
Nơi sự sống nhân quần tiến hoá muôn năm
 
Váy thiếu nữ bay mang cả hồn thời đại
Mênh mông bầu trời, say đắm thế gian
Có phải đó khúc quân hành nhân loại
Em giữ trong mình nguyên thuỷ lẫn văn minh
 
Váy thiếu nữ bay, để thấy đời còn có lý!
Sự sống anh cùng nhân thế tồn sinh
Dù dung tục vẫn thánh tiên bậc nhất
Khởi điểm cho các luồng chính trị toả hào quang.
                            
                                                 Phạm Ngọc Thái

TẠP GHI VÀ PHIẾM LUẬN: CHỮ PHẬN TRONG TRUYỆN KIỀU – Đỗ Chiêu Đức


Học giả Đỗ Chiêu Đức

 
PHẬN HỒNG NHAN có mong manh,                                
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương.
 
           
      
Trong chữ Nho, chữ PHÂN thuộc dạng chữ Hội Ý, vì được ghép bởi bộ BÁT là số 8 ở trên và bên dưới là bộ ĐAO là Cây Dao; với Hội Ý là : Cái gì đó được xắt 8 dao là đã CHIA nhỏ ra rồi. Nên nghĩa đầu tiên của PHÂN là CHIA. Trong tiếng Nôm ta có từ kép PHÂN CHIA. Khi đã chia thì nó sẽ Thành từng Phần một, cụ thể là 8 phần như chữ Hội Ý ở trên, nên ta lại có từ kép THÀNH PHẦN 成分. Bây giờ thì Động từ PHÂN được đọc thành Danh từ PHẦN (dấu huyền) để chỉ một đơn vị đã được chia ra. Đó là trong đời sống vật chất thực tại thực tế trước mắt; còn về đời sống tinh thần, tâm linh, tôn giáo và tín ngưỡng dân gian thì Thượng Đế, tức ông Trời cũng chia đời sống con người ra nhiều Thành Phần kể cả tâm linh và vật chất như cụ Nguyễn Du đã lý luận trong Truyện Kiều:
                     
Ngẫm hay muôn sự tại trời,                    
Trời kia đã bắt làm người có thân.                      
Bắt phong trần phải phong trần,                   
Cho thanh cao mới được PHẦN thanh cao. 
 
Cái "PHẦN thanh cao" đó là cái số PHẬN của con người, trong chữ Nho gọi là DUYÊN PHẬN 緣分. Chữ PHÂN bây giờ lại được đọc là PHẬN (dấu nặng) chỉ sự đặt để xếp đặt sẵn của "ông Trơi" để dành riêng cho ai đó. Bây giờ thì ta hãy lần lượt tìm hiểu xem cái THÂN PHẬN 身分 và cái PHƯỚC PHẦN 福分 của những vai nữ trong Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du đã được cụ diễn dịch như thế nào trong xã hội phong kiến ngày xưa...
  

NHẬN XÉT LAN MAN VỀ BÀI THƠ “HOA TÍM” CỦA DƯ BÌNH – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


LỜI NÓI ĐẦU
 
Chị Dư Bình - một bạn Facebook – có lẽ có cảm tình với cách nhìn nhận, đánh giá thơ ca của tôi nên đã nhắn tin cho tôi với lời yêu cầu:

“Em muốn được nghe ý kiến của nhà phê bình thượng thặng (chị đã quá khen) về một vài bài thơ (hoặc văn) anh thấy được nhất”
 
Ngoài việc bình thơ tôi thỉnh thoảng cũng góp ý kiến, nhận xét cho một số bài thơ bạn đọc gởi đến nên đã trả lời:

“Anh không bình thơ theo yêu cầu nhưng nếu em gởi cho anh bài thơ ưng ý nhất của em anh sẽ góp vài nhận xét về kỹ thuật thơ.”
 
Và trong số 2 bài thơ chị gởi đến tôi đã chọn Hoa Tím để “góp vài nhận xét”

Thứ Ba, 26 tháng 10, 2021

ĐÀNH – Thơ Quách Như Nguyệt


   
 

ĐÀNH

Đành nói xa anh dù em chẳng muốn
Đau khổ, nghẹn ngào nói chẳng ra hơi
Hồn bơi lội vẫy vùng không lối thoát
Tim, óc em vẫn cải vả rối bời
 
Đừng trách em sao đành lòng dứt bỏ
Anh yêu ơi, em biết phải làm gì?
Mối tình lớn, mối tình em yêu quí
Hạnh phúc càng nhiều khổ lụy càng cao
 
Run rẫy bờ môi, chẳng biết phải nói sao
Biết nói sao cho anh đừng vương vấn
Mối tình lớn lại là tình khổ não  
Anh yêu à, nhất định thoát trầm luân
 
Đành, thôi ta đành chia tay, chia tay
Hai ta đành tỉnh mộng dứt bi ai
Đành quên đi tình cuồng si dấu ái
Đành quên đi tình chẳng thể kéo dài 
 
Em khóc ngất thấy khó lòng đành đoạn
Đã bao lần nhất định muốn chia tay
Nhưng chẳng thể, lần này là có thể
Dẫu xa anh, nhớ mãi mối tình này
 
                       Quách Như Nguyệt
                        25 tháng 10, 2021

HOA HẬU ĐẦU TIÊN CỦA MIỀN NAM & CÂU THƠ "CÒN 2 CON MẮT KHÓC NGƯỜI 1 CON" CỦA BÙI GIÁNG – Đông Kha

Nguồn:
https://nhacxua.vn/hoa-hau-dau-tien-cua-mien-nam-va-cau-tho-con-2-con-mat-khoc-nguoi-1-con-cua-bui-giang/



Trong bài hát “Con Mắt Còn Lại” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, có câu hát: Còn hai con mắt khóc người một con...
 
Nhiều người cho rằng bài hát này được Trịnh Công Sơn được dựa theo 1 câu thơ trong bài thơ Mắt Buồn” của thi sĩ Bùi Giáng. Khi nghe bài hát “Con Mắt Còn Lại”, ai cũng hiểu nội dung của bài hát nói rằng có 2 con mắt, dùng 1 con mắt để khóc người, còn con mắt còn lại thì “nhìn cuộc đời tôi…”“nhìn cuộc tình phai…”
 
Tuy nhiên, nội dung gốc của câu thơ “còn hai con mắt khóc người một con” của Bùi Giáng có phải có ý nghĩa như vậy hay không?
Thực ra, ý nghĩa của câu thơ Bùi Giáng không phải là “tâm thần phân liệt” như vậy, mà “Còn hai con mắt khóc người một con” tức là Bùi Giáng đã dùng cả hai con mắt để khóc cho người đẹp đã có một đứa con, là “gái một con trông mòn con mắt”.
 

Thứ Hai, 25 tháng 10, 2021

GỬI MÙA HEO MAY – Thơ Tịnh Bình


  
         

GỬI MÙA HEO MAY
 
Neo chiếc lá chờ thu về lại
Bến heo may trơ bóng con đò
Mờ trăng cũ lạnh lòng sông vắng
Rụng vào khuya lệ vỡ sương nhòa
 
Mùa im tiếng lòng ta chực khóc
Đỉnh hoang vu thèm một tiếng cười
Bàn tay nắm mùa đi khô khốc
Lối rêu thôi đợi bước chân người
 
Chợt lảnh lót hiên ngoài ban sớm
Ấm lòng ta quen thuộc lời chim
Trong gió mỏng mùa về gọi cửa
Thoáng heo may se sắt đi tìm
 
Khung cửa khép chiêm bao vừa thức
Nụ hoàng hoa trao ước hẹn thề
Trên lá cũ bước mùa đang tới
Gửi heo may trầm mặc thu về...
 
                           TỊNH BÌNH
                            (Tây Ninh)
 

HỘI AN, HỒI SINH, HỘI NGỘ SAU CÙNG, HỠI NHỮNG TÌNH NHÂN CỦA LÃNG QUÊN - Thơ Lê Văn Trung


   


HỘI AN
 
Phố xưa Người bỏ về đâu
Viễn Lai Kiều Nỗi biển dâu Vẫn chờ
Tôi Người khách Cũ Nghìn xưa
Bước chân hụt giữa hai bờ Hoài giang.
 
 
HỒI SINH
 
Em uống đi! Ly rượu ái tình
Uống đi! Trời đất sẽ hồi sinh
Tôi về thắp lại vành trăng cũ
Nở trắng tinh khôi một đóa quỳnh.
   

VẪN CÒN ĐÓ... – Thơ Đan Thuỵ


   


VẪN CÒN ĐÓ...
 
Vẫn còn đó
lời nhẹ nhàng dấu kín
Thoảng đưa hương e ấp đóa đợi chờ
Ngày hôm qua còn đây đầy dấu ấn
Đã xa rồi... một thoáng nhớ mong manh 
 
 
Vẫn còn đó
trái tim gầy rung động
Nhịp lênh lang in dấu ngại ngùng
Chưa hẹn thề thăm thẳm lắng sâu
Như hoa nắng rơi rơi chiều nghiêng ngã
 
Vẫn còn đó
ánh mắt ngày... xưa ấy
Chạm vô tình sao bối rối... in sâu
Dõi trùng khơi hiên trời mây trắng quá
Khúc êm đềm chao cánh én mùa xuân
 
Ta còn đây
người nơi cuối ngả
Con dốc tháng năm chuyện cũ vui buồn
Bóng thời gian phũ phàng trong mắt nhớ
Ghềnh đá mòn con sóng bạc đẩy đưa
 
Sắp đi hết cuối đường khôn lớn
Mới nhận ra không thể xoá một người
Mỗi bước chân nối nhau con đường cũ
Bóng ai về nốt nhớ lại rung vang
 
                                    Đan Thụy
 
.....
 
Tên thật: Đàm Thị Hải
Hiện đang sống và làm việc tại
Công ty Tây Ninh SinCoCo
KM27, QL22B, Long Thành Nam
Hoà Thành - Tây Ninh
Điện thoại : 0918266282
Email : damhaitn@gmail.com
 

PHIẾM LUẬN “TIẾNG RAO HÀNG RONG XƯA” - Kha Tiệm Ly

(Bài nầy chỉ nói trong phạm vi Thành Phố Mỹ Tho xưa, nhưng có lẽ những nơi khác cũng không khác mấy).

 

Cái tựa có vẻ hơi dư chữ “hàng rong”, vì nếu hàng không bán rong thì không ai rao cả. Lại dư chữ “xưa”, bởi nếu bán hàng rong là phải rao, không xưa, nay gì hết! Hi hi! Nó “dư” cũng như tiếng rao của người bán hàng rong: Nó “có kinh có kệ”, có bổng có trầm vậy thôi: Thay vì nói: “Chè đây! Chè đây!”, thì người bán rao trong veo, lanh lảnh có bài bản như vầy: “Ai… ăn chè… đậu đen, bột khoai, nước dừa , đường cát ho…ô…ng?”
 

Chủ Nhật, 24 tháng 10, 2021

NGÀN TAY NGÀN MẮT, LỜI SUỐI REO – Thơ Tịnh Bình


   
                   Nhà thơ Tịnh Bình


NGÀN TAY NGÀN MẮT
 
Hàn huyên thôi vãn cuộc chờ
Thuyền trăng không đáy đâu bờ bến xưa
Người còn đi sớm về trưa
Khói sương lụy vướng nắng mưa dãi dầu
 
Một đàn chim nhạn về đâu
Mây trời dẫn lối bạc đầu tháng năm
Mùa trôi vun vút xa xăm
Cành khô lạc nước tím bầm hoàng hôn
 
Cuộc người quên cả dại khôn
Bên đường cỏ dại vùi chôn sương mù
Ngàn tay nâng đóa thiên thu
Ngàn con mắt xót lệ ru phận người...
 

TIẾNG MƯA CHIỀU PHỐ LẠ, VẪN MÃI DÒNG SÔNG – Thơ Nguyên Lạc


   

 
TIẾNG MƯA CHIỀU PHỐ LẠ
 
Tiếng mưa chiều phố lạ
Gọi dĩ vãng xa về
Mưa chiều nơi xứ lạ
Sao tiếng buồn lê thê?
 
Tiếng mưa chiều phố lạ
Gọi nhớ về mưa xưa
Mưa thu đêm gác trọ
Mưa ngăn lối đường về
Mưa quế trầm môi mật
Mưa quýnh quáng đê mê
 
Tiếng mưa chiều phố lạ
Nhớ bạn bè thời qua
Oan khiên rừng núi thảm
Ai tử biệt ai về?
 
Tiếng mưa chiều phố lạ
Mưa thiên cổ vọng về
Giọt mưa hay giọt lệ
Khóc kiếp đời lưu vong!
 
Mất nhau ngày khóc ngất
Có nói thêm cũng thừa
Xác còn hồn đã mất
Lệ đời nuốt đủ chưa?
 
Tiếng mưa chiều phố lạ
Vọng cố hương mù xa
Vinh nhục đời cơm áo
Còn gì chỉ phôi pha!
 
Mưa chiều nơi xứ lạ
Mưa thê thiết nghìn trùng
Tha hương mưa buồn lắm
Cố nhân biết hay không?
 

CHÙM THƠ THÁNG MƯỜI - Châu Thạch


  
                          Nhà thơ Châu Thạch 


EM THÁNG MƯỜI
        
Có phải vào tháng mười
Mình gặp nhau không nhỉ?
Anh gọi em tuyệt mỹ
Chính là em tháng mười!
 
Tháng mười trong nụ cười
Nhìn nhau chào nhau vội
Tháng mười em tinh khôi
Thông minh trên vầng trán
 
Tháng mười áo em sáng
Tháng mười màu khăn quàng
Tháng mười em thật sang
Tháng mươi em thật đẹp.
 
Tháng mười mùa thu khép
Trời sắp sửa vào đông
Sao đôi má em hồng!
Sao đôi môi em thắm!
 
Em tháng mười say đắm
Làm vui đời gian nan
Ta nhìn em mơ màng
Tháng mười mùa thu chín!!!
 

CÂU THƠ LỤC BÁT - Nguyễn Đức Tùng




Thơ lục bát là tâm hồn dân tộc: nếu thế thì tâm hồn ấy đang thay đổi. Lục bát như một nghệ thuật thơ ca cần thay đổi theo, tự làm mới, để tồn tại cùng dân tộc, một dân tộc vừa văn minh hơn vừa dung tục hơn, có học hơn nhưng bé bỏng hơn, dễ tổn thương.
Nghệ thuật thơ lục bát là nghệ thuật của câu thơ.
Câu thơ là một đơn vị ngôn ngữ đặc biệt, khác với câu văn phạm. Câu thơ là một sở hữu riêng của các nhà thơ mà các nhà văn không chia sẻ được. Sở hữu ấy, quyền năng ấy nằm ở chỗ tận cùng bên phải của câu.
Câu thơ là yếu tố mang tính âm nhạc, trong khi câu văn phạm mang tính ý nghĩa.
Mỗi câu thơ tạo ra khoảng cách giữa nó và câu sau. Rất ít câu văn xuôi đứng một mình, nhưng câu thơ có thể đứng một mình. Hơn nữa, đặc điểm của lục bát là hai câu đi kèm nhau, ít có câu nào giữ giá trị độc lập; chúng phụ thuộc nhau. Chúng ta hãy xem ví dụ sau đây trong Kiều:
 
Gìn vàng giữ ngọc cho hay
Cho đành lòng kẻ chưn mây cuối trời