BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 25 tháng 2, 2021

VỀ TẬP "64 BÀI THƠ HAY" VÀ NHỮNG TINH HOA - Nguyễn Thị Xuân

   
Nguyễn Thị Xuân   
GV Trường THPT Ba Đình, Hà Nội
           
 
Cuối mùa đông vừa qua, nhà thơ Phạm Ngọc Thái đã cho ra đời tập thơ mới, với tên đề: "64 BÀI THƠ HAY", Nxb Hồng Đức 2020. Tổng quát về tập thơ, nhà giáo Nguyễn Thị Hoàng - Nguyên GV Trường ĐH Sư phạm viết: 

    ... " 64 bài thơ hay là hay theo các cung bậc khác nhau. Hầu hết được rút ra từ trong "Tuyển thơ chọn lọc" đã xuất bản 2019... Trong đó có số bài hay vọt lên thành những đài thi ca tuyệt hay! ".

MẸ TÔI VÀ "LỜI NGƯỜI RA ĐI" – Đinh Hoa Lư



 THÀNH KÍNH PHÂN ƯU!
 
Trang web blog Bâng Khuâng xin thành kính phân ưu cùng nhà văn Đinh Hoa Lư (NH  Đinh Trọng Phúc), quý anh chị Đồng môn Nguyễn Hoàng: Đinh Thị Hiệp, Đinh Thị Minh Tâm và gia quyến !
Nguyện cầu hương linh Cụ bà sớm an nghỉ nơi cõi Phật !

 *
 
              MẸ TÔI VÀ “LỜI NGƯỜI RA ĐI”

                   (Thương nhớ ngày MẠ RA ĐI  23/2/2021)
                                                                Đinh Hoa Lư
 

Mẹ tôi thời 27 tuổi


Một chiều anh bước đi
Em tiễn chân anh tận cuối đồi
Nghe dặn lời
Rằng chiến đấu đừng sờn lòng
Rằng sóng gió đừng sờn lòng
Đừng nề gian khổ !...

                               Trần Hoàn
(Nhạc kháng chiến chống Pháp)
 
Một ngày con cháu về thăm mẹ tôi. Cả nhà tuy đông đúc nhưng mẹ tôi chẳng nhớ tên ai? Trí nhớ càng lúc càng thui chột, teo tóp dần dần dù cho những đứa con gần nhất. Căn bệnh Alzheimer gặm nhắm từng tế bào não của mẹ tôi từng ngày từng giờ... Từ phương xa tôi không còn hi vọng mẹ tôi nhớ ra tôi được nữa.
 
Lần cuối mẹ tôi còn nhớ ra tôi, còn bịn rịn lúc chia tay tôi do linh tính báo cho Mẹ biết rằng hình ảnh tôi sẽ chia tay trong trí nhớ Người vào một ngày tháng Sáu năm 2012.
 
Đúng vậy đã chín năm rồi, trí nhớ mẹ tôi 'ra đi' từ đó. Ngay cả  đứa em gái hay về chăm sóc Mẹ, người vẫn chập chờn lúc nhớ lúc không? Và hôm đó con cháu đoàn viên bên mẹ tôi, vui vẻ với mẹ tôi bảo mẹ tôi hát đi hát đi. Có ai ngờ, mẹ tôi lại hát bài ca kháng chiến mấy mươi năm trước, cái thời Kháng Chiến, thời mẹ tôi hay bao lứa thanh niên nam nữ nước nhà trong đó có mẹ tôi còn là con gái - một thời xuân sắc.




Qua video tôi nghe và nhìn thấy rõ ràng mẹ tôi hát bài LỜI NGƯỜI RA ĐI có câu còn nguyên không sai chữ nào:
 
"Ngày nào nghe tiếng chim
Ca líu lo trên cành hoa đào
Em nhủ thầm
Rằng bóng dáng người tình về
Về đến bến đò đầu làng
Là giờ anh về ! ..."
 
Ôi kỳ diệu thay! Con cái, tên tuổi và ngay tuổi mẹ tôi hôm đó 83 thì mẹ tôi nói mới... 38? Nhưng bài ca hơn 60 năm trước thì mẹ tôi lại nhớ. Phải chăng những ký ức còn lại nơi những tế bào tận cùng của não bộ mẹ tôi con bệnh Alzheimer chưa ăn đến? Phải chăng đó là những phần đời, những kỷ niệm xa xăm của một đời người còn lại ở đó? Bao kỷ niệm thơ ngây một thời con gái của mẹ tôi chôn chặt tận đáy lòng như 'bừng tỉnh' lại một lần cuối cùng của một đời người. Một người vợ và một người mẹ của những đứa con.

 


Những kỷ niệm càng xưa, như những lớp trầm tích lắng xuống vực sâu ký ức. Do nằm ở lớp cuối cùng nên con bệnh chưa kịp đưa móng vuốt quái ác đến kịp chăng? Chỉ có tên tuổi và hình ảnh con cái lần lượt mờ dần, nhạt dần trước tiên cho con bệnh thế kỷ đó thôi.
 
Một ngày xưa còn trong kỷ niệm, những người ra đi những lời dặn dò những trang hùng sử còn in dấu liệt oanh trong tim bao người thiếu nữ VN ngày xưa đó. Cho đến ngày già xế bóng lời ca từ đáy lòng mẹ bật ra cho con cháu nghe như lời dặn dò cho những kẻ kế tiếp ra đi Tôi rất cảm động nhưng rồi bỗng thấy buồn cho những ký ức còn đọng lại trong lòng mẹ tôi chẳng còn gì nữa, họa chăng vài mảnh vụn của Tiếng Xưa còn lắng lại ở tận đáy lòng của mẹ, Mẹ ơi...
 
                           Chiều nhớ mẹ và căn bệnh lu mờ trí nhớ Alzheimer
                                                          Đinh Hoa Lư
                                                            15/2/2016
                                           Edition ngày mẹ ra đi 23/2/2021

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2021

VỚI HIỆN THỰC ĐỂ TỒN TẠI LÀ ĐIỀU TẤT YẾU - Thơ Khaly Chàm


   
                Nhà thơ Khaly Chàm
 

với hiện thực để tồn tại là điều tất yếu
 
niệm thần chú ghép những hạt lửa
ngửa mặt nhìn hư vô sực nức mùi tử khí
ảo giác rối loạn nguyên tố thuyết ngũ hành
mặt trời định vị chẳng biết đang cười hay khóc
ý tưởng về chuyện tắt lửa đã qua hàng triệu năm
vi lượng nước mắt máu lấp lánh không ngừng
 
mặt đất tự lập trình uốn cong ước lệ
chuyển điệu tính hình dung âm dương nhã nhạc
nhân âm tiết run rẩy trong cuống họng bầu trời
trầm thánh kinh nhật tụng xác người
tiếng kèn bầu đám ma thè lưỡi liếm chơn hồn buồn bã
bóng đen nhát búa vang nhịp khô khốc trên mặt ván gỗ
và ta không hẹn trước điều gì
trong ly rượu suông niềm bi quan đang sủi bọt
 
thành phố với những ô cửa thường khóa trái
lũ sẻ nâu trên vòm lá hoang hoải phát rồ dại đói rã
chúng ướp ánh sáng vào tiếng hót thảng thốt khàn đục
thị dân đờ đẫn như loài hoa cúc rệu héo qua mấy ngày xuân
người ta rất ngại khi rời khỏi nhà bước ra phố xá
sợ đánh rơi trái tim bất cứ lúc nào không hề hay biết
chuẩn mực hàm ý sự mai táng hiện thực vào ký vãng u buồn
 
em, đã lâu lắm rồi phải không
chúng ta thinh lặng tự tách rời nhau
chẳng dám như hai con rắn lục đen quằn quại trong ngôi cổ mộ
nhưng không ngừng những mộng tưởng phi thường
nguyên khởi sự hoài nghi nụ hôn nhầy nhụa khả ái
ký ức rờ rẫm mằn mò khuôn mặt ta
dần tan chảy loang vào bóng tối của tiền kiếp
tiếng rên rỉ bám níu ngôn ngữ nguyện cầu
như thế, chúng ta đừng bao giờ hối hận em nhé
với hiện thực để tồn tại là điều tất yếu
 
                                                                  ttlocninh đêm 2/2021
                                                                          khaly chàm

NHỚ TRIÊNG ĐẬU HŨ – Đinh Hoa Lư


“Triêng” hay gánh đậu hũ   
 
Triêng - hay gánh - đậu hũ Huế và Quảng Trị của các o không khác gì nhau. Một đầu là hũ đậu, nó được bao quanh một lớp vải rơm để giữ nóng. Phía đầu gánh khác là cái thùng gỗ đựng những thứ cần thiết như chén muỗng, đường , chanh hay vài thứ lặt vặt khác. Thau nước rửa chén nằm dưới. Đôi ba miếng lá chuối, nổi bập bênh cho nước khỏi chao. Tôi không biết miêu tả thế nào thêm nữa cho tận tường gánh hàng nay, nhưng có điều tôi chưa quên là tiếng rao của mệ hay các o khác mỗi lần triêng hàng ngang ngõ:
 
    - Ai... đậu hũ khôông!?
 

O LỰU - Truyện ngắn của Ngô Hương Thủy


Nhà văn Ngô Hương Thủy


Năm tôi lên chín tuổi, mẹ mất. Chị Cả đi lấy chồng xa, chị Hai còn dại lại đang cắp sách đến trường, Ba tôi nhờ người bác tìm hộ một người giúp việc. Và o Lựu xuất hiện trong gia đình.
 

Thứ Ba, 23 tháng 2, 2021

LẮNG NGHE... - Thơ Trần Mai Ngân


  


LẮNG NGHE...
 
Tôi nghe quạnh hiu về nơi đây
Giữa Xuân trần thế đang mời bày
Lao xao ngàn hoa sắc hương bay
Tôi nhớ mãi mùi thơm xưa say...
 
Tôi nghe tiếng đời trôi qua tay
Hôm qua... hôm nay nắng xuân đầy
Ơn em có còn...có còn... hay ?
Đôi mắt đăm đắm tình rủi may...
 
Tôi thấy nụ cười ai hư vô
Mênh mông sương khói tựa mơ hồ
Gối tóc chiêm bao ta vào mộng
Ủ tình một đóa rất mênh mông
 
Hư không, hư không... ơi... em ơi
Mùa Xuân, mùa Xuân hay tàn Đông
Xin cho ru nhau cả tấm lòng
Mặc trời là Xuân hay tan Đông
 
Em ơi! có không, có không... không?
Sao tiếng đời vô vọng đợi trông
Chín tầng mây thinh không thinh không
Em có quay về... Tôi đợi mong!
 
                                       Trần Mai Ngân

TỨ TUYỆT VÔ ĐỀ, TRĂNG BẾN GÀNH HÀO - Thơ Nguyên Lạc


  
 
 
TỨ TUYỆT VÔ ĐỀ
 
1.
Chiều cuối năm lòng ta thương biết mấy
Nhu mì em và thủa ấy sao quên?
Góc phố xưa ta vội vàng hôn lén
Nên một đời mãi nhớ cái không tên!
 
2.
Thương biết mấy huyền nhung dài mây tóc
Sáng xuân hồng tha thướt áo ai bay
Mắt ai liếc khiến hồn ta điếng ngất
Nên thiên tai ám ảnh mãi một đời!
 

CHÙM THƠ “CŨNG ĐÀNH...” CỦA LÊ VĂN TRUNG


  


CŨNG ĐÀNH
 
thôi thì mình ta vậy
ly rượu buồn chao nghiêng
uống cho lòng đỡ nhớ
uống cho lòng nguôi quên
 
hạt mưa chiều oan nghiệt
rơi vỡ màu trăng non
người bao vòng sinh diệt
ta mấy cõi tồn vong
 
thôi đành lìa nhau vậy
chia cuối bãi đầu ghềnh
áo phai chiều lữ khách
tóc bạc trời oan khiên
 
giọt rượu buồn mỏi mệt
chảy hoài qua trăm năm
hành hương về cõi chết
còn bao nỗi thăng trầm
 
thôi thì mình ta vậy
ngồi đợi cuối trời thu
một phương người xa lắc
một phương ta bụi mù
 
chưa tàn cơn dâu bể
tình cõi Bắc trời Nam
trăng treo hồn cố xứ
bến trọ lòng ly hương
 
ta muôn vòng lận đận
người vạn nẽo lao đao
ai mõi mòn đứng gọi
lời vọng suốt nghìn sau
 
ta mỏi mòn đứng goi
dưới chân đồi nhân gian
lá buồn rừng năm cũ
rụng kín mồ tang thương
 
thôi đành lìa nhau vậy
đâu đó bến sau cùng
giọt rượu đời cay nghiệt
ta rót vào hư không
 
 Lê Văn Trung
(Đồng Nai 2002)
 

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2021

CHIỀU 30 TẾT NGHE TRẦN TRUNG ĐẠO HÁT - Thơ Châu Thạch


  
                          Nhà thơ Châu Thạch


CHIỀU 30 TẾT NGHE TRẦN TRUNG ĐẠO HÁT                       
Chiều ba mươi Tết
Nghe Trần Trung Đạo hát
Tôi đã sầu như người đã ra đi
Tiếng ca buồn chấp chới cánh thiên di
Đau lòng những rặng thuỳ dương xơ xác
 
Chiều ba mươi Tết
Nghe tiếng buồn của nhạc
Ở bên kia trái đất vọng trôi về
Tiếng ca sầu như tất cả tái tê
Tôi ở lại cũng tưởng mình vong quốc
 
Chiều ba mươi Tết
Sầu ngàn tơ trau chuốt
Trách ai người đã hoá lệ âm thanh
 Để trong tôi mùa đông bước không đành
 Xuân đang đến ngoài kia như muốn khóc
 
Chiều ba mươi Tết
Nhớ tháng ngày khó nhọc
Chiều ba mươi
Chất chứa những niềm riêng
Gió bên kia nơi hoa lệ mơ huyền
Người viễn xứ thổi hồn về rất lạnh!
 
                                    Châu Thạch

CHỢ XUÂN, TẾT TRỒNG CÂY – Thơ Đặng Xuân Xuyến


   
                              Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến


CHỢ XUÂN
(Tặng V)
 
Náo nức chợ xuân. Náo nức em
Chợ xuân ngày Tết lắm kẻ xem
Tíu tít em cười. Em thật lém!
Bứng cả trời Xuân tới chợ Chèm.
 
Chợ Chèm, 20 tháng 02-2021
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
 
 
TẾT TRỒNG CÂY
 
Tí ta tí tởn hò nhau diễn
Tích cũ "cây trồng" chả giống ai
Com lê cà vạt giầy bóng lộn
Tơn tớn mặt dày rõ là "oai".
 
Hà Nội, 18 tháng 02-2021
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

TÌNH YÊU LÍNH – Thơ Vĩnh Hoàng


  
                          Nhà thơ Vĩnh Hoàng

 
TÌNH YÊU LÍNH
 
Anh đã bảo thôi em đừng yêu lính
Mà cô đơn mà thương nhớ đong đầy
Và cuộc tình mang nhiều nỗi đắng cay
Vì nghiệp lính có lắm nhiều gian khổ
 
Nhưng em nói em thích đời sương gió
Tình có xa thì tình mới mặn nồng
Có cô đơn, có mòn mỏi chờ mong
Mới thấy đẹp trong phút giây hội ngộ
 
Anh đã bảo thôi em đừng yêu lính
Mà tình yêu có nhiều lắm thiệt thòi
Bước quân hành vẫn đi mãi không thôi
Tình mang nặng chưa có lần trao trọn
 
Nhưng em nói em yêu người lính trận 
Lính nhiều tình và chung thủy cùng em
Mặc tháng ngày vẫn mải miết hành quân
Tình yêu ấy riêng dành em tất cả
 
Anh đã bảo đời trai tình đôi ngả
Vừa tình nhà vừa nợ nước hai vai
Vẫn thương em nhiều lắm đó em ơi
Thôi xin hẹn ngày chúng mình tái ngộ.
 
                                         Vĩnh Hoàng

THÊU CÀNH GIÊNG HAI – Thơ Tịnh Bình


   


THÊU CÀNH GIÊNG HAI
 
Vài ba nõn búp xuân xanh
Đường tơ chỉ lá thêu cành giêng hai
Se duyên ong bướm mối mai
Ỡm ờ yếm thắm cầm tay phấn hường...
 
                                      TỊNH BÌNH
                                        (Tây Ninh)

CHÙM THƠ “UỐNG TRÀ XUÂN” CỦA NGUYÊN LẠC

 
 


ĐÓN XUÂN
 
Lữ khách đón xuân pha ấm trà
Tìm mùi hương cũ từng thiết tha
Nhớ về một thuở thân thương đó
Tuyết lạnh ngoài song cắt thịt da
 
Cô lữ đón xuân nhắp tách trà
Đâu mùi hương cũ? Chỉ phôi pha!
Bao năm rồi đó xuân xa xứ
Xuân của người ta! Riêng xót xa
 
Viễn xứ đón xuân đắng tách trà
Quê hương vời đó có nhớ ta?
Cố nhân. Cố lý. Thương nhớ lắm
Xuân có gì đâu? Mắt lệ nhòa!
 

Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2021

THÁNG GIÊNG – Thơ Ngọc Trinh


  
THÁNG GIÊNG
 
“Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần” *
Xuân vẫn thế tươi non màu lá mới
Xuân của tự lòng ta nghe phơi phới
Xuân của đất trời vạn vật tinh khôi
 
Trong mưa Xuân lất phất đầu hồi
Tiếng chim hát bài tình ca muôn điệu
Trong gió mới ngát hương hoa hàm tiếu
Nụ môi cười thơm mật ngọt thương yêu
 
Tháng Giêng ơi... ta muốn gởi đôi điều
Niềm tin và một tình yêu tha thiết
Đến cả những ai chưa từng quen biết
Sức Xuân nồng xua buốt giá đêm Đông
 
Hãy vững tin mặt trời vẫn còn hồng
Hãy chung sức chung lòng tay xiết lại
Hãy thắp sáng ngọn lửa tình nhân ái
Vì cộng đồng thế giới một ngày mai...
 
                                       Ngọc Trinh
 
......
 
* Vội vàng - Thơ Xuân Diệu

MÙA XUÂN – Từ Vũ phóng dịch từ truyện của Kim Yu-Jong


Tranh cắt của họa sĩ Phú Thảo (SàiGòn)


- Ba ơi, ba có nghĩ là... mùa xuân này thì...
Mỗi khi tôi, gãi đầu gãi tai, thử đề cập đến vụ đám cưới của tôi với con gái ông ấy (cũng phải nói thêm rằng tôi đã dư cái tuổi để bàn về chuyện này) thì y chang, chục lần như một, ông ta hỏi vặn lại tôi :
- Đồ vô dụng ! Trước khi nghĩ đến việc cưới hỏi thì cũng phải để nó lơn lớn một tý nữa chớ !
Chuyện "để nó lơn lớn" ám chỉ Ái Xuân, cô vợ tương lai của tôi.
 

Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2021

CHÙM THƠ “CÙNG...” CỦA LÊ VĂN TRUNG


  


CÙNG EM HOÀI PHỐ

(Tặng N.T.H để nhớ ngày về dự đám cưới cháu Ân ở Hội An)
 
đưa em qua khỏi Chùa Cầu
chưa nhìn thấy hết một màu rêu phong
có người về tự ngàn năm
hỏi con đường nhỏ sợ nhầm lối xưa
 
đưa em xuống bến sông Hoài
làm sao qua được cõi ngoài nhân gian
có ai gọi chiếc đò ngang
gởi câu thơ cổ buồn sang xứ người
 
đưa em dạo phố đời tôi
ai vô tình chạm vọng hồi chuông vang
có người ngồi cổng Chùa Ông
nhìn thăm thẳm cõi vô cùng Hội An
 
đưa em theo cuộc xoay vần
lá ngàn năm cũ đã vàng áo thu
có người hỏi phố xưa đâu
buồn tôi lạc giữa Chùa Cầu quạnh hiu
 
đưa em bến phố chợ chiều
bao dòng xuôi ngược tôi theo lối nào
có người mãi tận ngàn sau
không tìm thấy được nông sâu đời mình
 
đưa em vòng quẩn vòng quanh
viết câu thơ nối chút tình thiên thu
hỡi ơi trăm bể ngàn dâu
còn nguyên huyền bí nhiệm màu Đông phương.
 

CHỢ CHIỀU CAM BÌNH VÀ MỘT TIẾNG QUÊ ĐÃ MẤT - Đinh Hoa Lư

       Nhớ về mạ tôi - một thuở nhọc nhằn nơi cái chợ thôn xưa
                                                                            Đinh Hoa Lư
 
 
                                      Cảnh chợ Cam Bình vào buổi chiều khi tan chợ

Địa điểm chợ Cam Bình hiện nay, người viết nghe bà con kể lại rằng bỗng được dời từ chân dốc Trung Giang về, tức khoảng năm 1977. Khu chợ mới mang tên thôn Cam Bình có thể do người Quảng Trị muốn lưu lại cái tên Cam Lộ - Bình Long chăng? (xin xem hiệu đính phần cuối bài [1])