BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2020

NHỮNG BÀI THƠ VỀ MƯA - Nguyên Lạc


      


NHỮNG BÀI THƠ VỀ MƯA 

I. Mưa

1.
Tôi hứng giọt mưa rơi
Nếm thử... mùi đăng đắng!
Lòng hình như... nằng nặng?
Quê hương hạn mưa chưa?

Trời bên đó đã mưa?
Anh nhớ em nhiều lắm
Nhớ mưa lăn má thắm
Môi em ướt anh hôn

Xuân nơi này mưa luôn
Mưa... mưa... như trút nước
Không mưa êm... lất phất
Ngày anh biết yêu em

Những cơn mưa thân quen
Thuở nao giờ đã mất
Nụ hôn mưa có thật?
Mưa ướt tóc em tôi

2.
Ngoài trời mưa... mưa rơi
Mưa như ai trút nước
Dội hồn tôi lạnh buốt
Biết nơi nào trốn đây?

Mưa ơi! Thôi ngưng rơi
Tôi nhớ môi xưa lắm
Mưa êm... ướt má thắm
Không dị hợm mưa đây

Mưa. mưa... suốt cả ngày
Mưa ngập đường xe chạy
Mưa mù mịt... tương lai!
Mưa ngăn đường ngăn lối

Chỉ chừa lại một lối
Lối hướng về em tôi
Lất phất nhẹ mưa rơi
Ướt tóc... hôn bối rối

Mưa ơi! Ngừng đi thôi
Mưa buốt lạnh lắm rồi
Tôi ơi! Ngừng đi thôi
Nhớ thêm chi? Đủ rồi!

II. Câu Nói Trong Mưa

Nhớ câu em nói trong mưa
"Em nào có biểu thương vừa thôi nha!"

Nhớ em quá xá quà xa
Mưa đang trút nước... em và câu xưa
Bao năm cứ ngỡ hôm qua
Tình yêu anh giấu bây giờ còn thơm

Tận sâu ngăn kín tâm hồn
Lâu lâu mở khóa... tay ôm tim mình
Nhớ mưa ướt tóc em xinh
Lăn tròn má thắm... uống tình môi ngoan

Bây giờ vẫn nhớ mùi hương
Cơn mưa câu nói có còn không em?
"Em nào có biểu anh thương?"
Thương chi cho lắm? Để vương một đời!

Mưa chi? Mưa mãi không thôi!
Mưa rơi có biết động tôi một trời?
Ngưng đi!
Tôi lạy mưa ơi!
Để tôi đừng nhớ ...
câu người trong mưa

III.  Lời Em Mưa Đó

Mưa ngoài đó vẫn còn mưa mãi
Mưa vẫn hoài có xóa được tình ai
Có xóa được dấu chân gót nhỏ
Mắt môi người hương vẫn khôn nguôi

Mưa ngoài đó vẫn mưa... mưa mãi
Ta một mình lần nữa sầu ai
"Thương lắm chi? Hôn vừa thôi nhé"
Lời tình vui mưa lất phất bay

Có chút buồn tiếng mưa ngoài đó
Có chút giận hờn người đã xa ta
Nhưng thương rất nhiều lời em mưa đó
Làm sao bây giờ? Nhớ có phôi pha?

Gió cứ thổi và mưa cứ mãi
Từng hạt sầu dòng chảy xót xa
Giận. buồn. thương trong ta quyện mãi
Biết khi nào...?
Gió táp mưa sa!

                                             Nguyên Lạc

CHIẾN TRƯỜNG CỔ KIM – Đức Hạnh & quý thi hữu


   


CHIẾN TRƯỜNG CỔ KIM
[Thtk]
“Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo *
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương” *
(Trích thơ: Bà Huyện Thanh Quan)

LỐI cổ ngày nao diễn kịch trường
XƯA rồi vẫn nhớ cảnh mù sương
XE vào tử địa trừ muôn hướng...
NGỰA tiến Thăng Long giữ mọi đường
HỒN vọng sơn hà khai chiến tướng
THU mời nghĩa sĩ dựng quê hương
THẢO dân…đuổi giặc tiêu bành trướng
NỀN CŨ LÂU ĐÀI BÓNG TỊCH DƯƠNG.

Đức Hạnh
11 05 2020

* Thu thảo: Cỏ mùa thu.
* Tịch dương: Mặt trời lúc chiều tối.


BÀI HỌA:


HƯƠNG TRẦM LẮNG
[Thtk]

LỐI vọng quân hành trải gió sương
XƯA kia chiến sĩ tỏ thao trường
XE đà quyết liệt gìn sông núi
NGỰA đã oai phong tiến những đường
HỒN nước khai nguồn trừ bọn phỉ
THU dòng trỗi sóng vọng quê hương
THẢO thơm ngào ngạt hương trầm lắng
NỀN CŨ LÂU ĐÀI BÓNG TỊCH DƯƠNG.

Nguyễn Ngọc Vinh
New York, 11 05 2020

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2020

ĐÔI CÕI, ĐI ĐI VỀ VỀ - Thơ Chu Vương Miện


        


ĐÔI CÕI

Thân Việt mà đầu lại ở Ngô
 Chiết Giang ờ ngó lại Giang Tô
Đêm đêm sóng vỗ duềnh Thượng Hải
Mà hong đời bạc kiếp thương hồ

Mưa gió phong trần đời lưu lạc
Lưng còng năm tháng nắng cùng mưa
Sóng vỗ bao thời lên bãi cát
Mà sao lòng biển vẫn chưa vừa ?

Ôi những chiếc thùng không còn rượu
Ngỗn ngang trôi nổi chả bến bờ
Dòng thô tiền chiến nào đâu đó
Sót lại trong hòn “Cô gái mơ”

VIDEO CLIP THƠ NHẠC DÁNG HOA - La Thụy, Mộc Thiêng

 
           


DÁNG HOA                        

Thuỳ mị trong chiều                          
Bên cầu soi bóng                         
Ta như lóng ngóng                        
Tim đập liên hồi                         
Thoáng nhìn đôi môi                       
Thắm trời hạ đỏ                        
Rặng mi biếc cỏ                        
Khoé mắt hồ thu                        
Hồn ta vỗ sóng                        

Chiều đông gió lộng                        
Đồng vọng âm ba                        
Diễm tuyệt dáng hoa                        
Bến bờ viễn mộng                        
Trùng khơi tình động                        
Man mác u hoài                         
Trầm mặc liêu trai ...  
                                     
               La Thuỵ


        
     Thơ: La Thụy                                    
     Nhạc: Mộc Thiêng                            
     Ca sĩ: Quốc Duy                         

    

CÁCH HUẤN LUYỆN VOI CHIẾN CỦA NHÀ NGUYỄN - Nhật Minh

Nhà Nguyễn được coi là có một trong những hệ thống tượng binh mạnh mẽ bậc nhất thời bấy giờ. Vậy làm sao họ chọn và đào tạo được những con voi chiến như vậy.

                                                          Tuyển chọn voi chiến


     CÁCH HUẤN LUYỆN VOI CHIẾN CỦA NHÀ NGUYỄN

Trong cuộc chiến tranh với vua Lê, chúa Trịnh (Đàng Ngoài), một mặt các chúa Nguyễn (Đàng Trong) tìm sự giúp đỡ của các giáo sĩ phương Tây, mặt khác chủ động củng cố lực lượng quân đội.
Ngoài pháo binh, voi chiến là nỗi khiếp sợ của quân sĩ phía Bắc. Để có được những chiến binh khổng lồ áp đảo đối phương, các nhà quân sự phía Nam bấy giờ đã áp dụng nhiều phương pháp tuyển chọn voi chiến kỹ lưỡng và có phần tàn nhẫn.

PHIẾM LUẬN NƯỚC LÀ THỦY - Đỗ Chiêu Đức


                 Ã„á»— Chiêu Đức
                            Học giả Đỗ Chiêu Đức


               PHIẾM LUẬN NƯỚC LÀ THỦY 
                                                                                     Đỗ Chiêu Đức
                
Nước là chất lỏng có ký hiệu là H₂O, từ Hán Việt là Thủy , thuộc dạng chữ Tượng Hình trong CHỮ NHO... DỄ HỌC, được hình thành theo diễn tiến của chữ viết như sau:


    Giáp Cốt Văn    Kim Văn      Đại Triện      Tiểu Triện      Lệ Thư
                
Ta thấy:
Từ Giáp Cốt Văn cho đến Đại Tiểu Triện đều là hình tượng của một dòng nước, 4 chấm 2 bên là tượng trưng cho dòng nước đang chảy. cho nên, có nước là có dòng nước chảy, như suối, khe, sông, biển ... và nơi nào có suối, khe, sông, biển là nơi đó có nguồn sống, có dân cư. Cái quần thể dân cư nầy sinh sống phát triển là nhờ dựa vào nguồn nước. Cho nên ông bà ta có câu “Uống nước phải nhớ nguồn”, và có phải vì thế mà dân ta gọi một Quốc Gia là Một Nước ? Không có nước sẽ không có người sinh sống và cũng sẽ không có quốc gia nào hình thành được cả!
 Nước mất thì nhà tan, quốc phá thì gia vong ! Không có nước sẽ không có nhà, mà không có Nhà thì cũng không thành... Nước ! Cho nên, ta lại có từ Nhà Nước để chỉ Chính Quyền của một Quốc Gia.

THƯƠNG ĐỦ MẤY NGHÌN NĂM – Thơ Nguyễn Thành Tâm


   
            Nhà thơ Nguyễn Thành Tâm
                            (Đại Ngàn)
            
                         
THƯƠNG ĐỦ MẤY NGHÌN NĂM

Ôm em đi
Giữa muôn ngàn xa cách
Vết thời gian đỏ mắt những ngược dòng
Ta nợ ta những khuyết đầy hư thực
Có góc nào không xước vết trầm luân

Hôn em đi
Giữa muôn vàn nghịch lý
Đáo hạn tình tự thuở hồng hoang
Ta nợ quên bao lần trở lại
Bàn tay này, chúa khắc vết làm tin

Có lẽ nào
Thử thách đến nghìn năm
Bát canh "Mạnh Bà" xa xót
Nhìn nhau cam lòng cách biệt
Ta nợ ta mâu thuẫn những an bài

Có lẽ nào
Chỉ chạm thơ thôi
Mạnh mẽ bên đời chỉ toàn câu chữ
Chẳng dám mở lòng, nghiêng rơi do dự
Ta lại chờ - nguyên vẹn một hồi sinh

Ôm em đi
Thương đủ mấy nghìn năm
Đừng uống hết bát canh khi qua dòng sông ấy
Đêm nay sen đẹp bên hồ. Ta hẹn lại
Chờ nhau - một kiếp nữa - luân hồi!

                                       Nguyễn Thành Tâm

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2020

NHÀ THƠ NGUYỄN KHÔI - Thơ Chu Vương Miện


        


NHÀ THƠ NGUYỄN KHÔI

Trần ai khoai củ
Theo bước chân Tây Tiến
Quang Dũng Thượng Lào
Mừng Lát Mường Hoa Mường Tè
Đồng Văn Mèo Vạc
Quê hương H’Mông Miêu Mèo
Người sau kẻ trước
Ruột tượng địu gạo nặng hai vai
Khiêng pháo qua đèo Tà Lặc
Thở dốc dở sống dở chết
Than “đời như con củ kak”
Giữa Sơn La và Lai Châu
Sương sớm vùng Châu Mộc
Sốt rét ngã nước
Bụng ỏng da chì
Chín đi về một
Rải rác biên cương mồ viễn xứ  “thơ QD”
Một thủa một thời nằm gai nằm đất
Cơm nắm muối vừng
Măng giang măng tre măng trúc
Vài năm về lại quê nhà
Lại leo qua đèo Ta Lặc
Vừa mệt
Vừa khát nước
Vừa khóc

                            Chu Vương Miện

“THẾ GIAN SAY” VÀ PHIẾM CHỈ TRÒ ĐỜI - Nguyễn Bàng


                  
                               Tác giả Nguyễn Bàng


       “THẾ GIAN SAY” VÀ PHIẾM CHỈ TRÒ ĐỜI

Thế Gian Say gọi là cuộc rượu một người cũng được hay cuộc rượu hai người cũng được. Một người vì bài thơ là lời của Đặng Xuân Xuyến nói về thế gian say. Hai người vì bài thơ có đề tặng nhà thơ Hoàng Xuân Hoạ khiến ta có thể hiểu là hai thi nhân đã đối ẩm với nhau rồi phiếm đàm về thế gian say và sau cuộc rượu thì nhà thơ họ Đặng ghi lại gửi tặng nhà thơ họ Hoàng. Dù hiểu cách nào thì Thế Gian Say cũng là một phiếm đàm về cái say rượu của người đời:

Thế gian say đòi đập chén trở cờ
Thế gian cười.
Thế gian khóc.
Thế gian mơ

Người đời say đòi “đập chén trở cờ” rồi cười, rồi khóc, rồi mơ, rồi thêm nữa:

Ngật ngưỡng bước.
Khành khạch cười.
Chửi cha thiên hạ dở!

Tôi từng nghe, cũng chính người đời đã phân ra ba loại say lớn trong thế gian: Loại thứ nhất, say như khỉ, hết “nhảy múa rồi đến ca hát hay chửi bới”, loại thứ hai, say như lợn, “nặng nề, trì trệ và muốn ngủ”, loại thứ ba, say như dê, “không có đầu óc, nhưng dâm đãng”.

Thế gian say trong thơ Đặng Xuân Xuyến thuộc loại thứ nhất, say rồi chửi cha thiên hạ. Thế thì có sao, thưa hai nhà thơ Đặng xuân Xuyến và Hoàng Xuân Hoạ? Chí Phèo kia, khi say hắn đã chửi tuốt luốt đấy thôi: “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại...”. Nhưng Chí Phèo chửi cả làng Vũ Đại đã thấm gì so với Trương Tửu và bạn ông khi say:

Chửi Đông, chửi Tây chửi tất cả

Hình như hai nhà thơ họ Đặng và họ Hoàng rất tương đắc khi chê “Thế gian say đòi đập chén trở cờ”. Tôi tra từ điển “trở cờ” nhưng không thấy mà chỉ có “trở” được định nghĩa “Đảo ngược vị trí đầu thành đuôi, trên thành dưới, trái thành phải hoặc quay ngược lại đi hướng khác”. Dù thế nào trở cờ cũng là xấu. Cái chén nó vừa đựng rượu cho mình uống giờ say đòi đập nó, không xấu thì là gì?

Bài thơ Thế Gian Say hay nhất ở câu cuối:

Rượu ba xu. Thế gian hóa thằng rồ!

Ngày xưa, tiền chi tiêu trong dân chúng là tiền gián, với một quan là 360 đồng, dưới đồng là hào, dưới hào là xu rồi đến chinh và kẽm. Ca dao Việt Nam có nhắc đến người nội trợ đi chợ:

Một quan tiền tốt mang đi
Nàng mua những gì mà tính chẳng ra
Thoạt tiên mua ba tiền gà...

Ngày nay, đồng tiền Việt Nam được lưu hành trong dân chúng, thấp nhất là tờ giấy bạc một nghìn đồng. Nhà thơ Nguyễn Khôi có kể về vợ mình đi chợ:

Nửa triệu tiền tốt mang đi
Em mua những gì?- máy tính thẩm tra

Xem vậy, rượu ba xu thời nào cũng là thứ rượu rẻ tiền nhất. Nên cái đáng cười người đời là đã phải uống cái thứ rượu mạt hạng ấy mà không biết mình là ai lại đòi đập chén trở cờ rồi cười, rồi khóc, rồi mơ và chửi thiên hạ để chính thế gian gọi là thằng rồ. Nhưng trong cái đáng chê cười ấy cũng nên có chút lòng thương xót vì họ toàn là dân nghèo khốn khó. Những kẻ giàu sang chơi những loại rượu Sake, Shochu, Whisky, Chivas… dẫu có say điên đảo vẫn có kẻ hầu người hạ và có ai dám bảo chúng hoá thằng rồ đâu. Bởi ở đời này, “ông” nào nói to, “ông” nào nhiều tiền thì “ông” ấy đúng!

Vả lại:

Thế gian còn dại chưa khôn
Sống mặc áo rách chết chôn áo lành

Vậy phiếm đàm về thế gian say thì cứ phiếm nhưng đừng quá chê trách họ.

NHỮNG BÀI THƠ TỨ TUYỆT CỦA NGUYÊN LẠC


       
                      Nhà thơ Nguyên Lạc


NHỮNG BÀI THƠ TỨ TUYỆT

1. Tím Cả Đoạn Trường

Sương rơi trắng cả con đường
Em rơi tím cả đoạn trường trong anh!
Tinh đầu sương khói mong manh
Nhân sinh dâu bể nỗi lòng trăm năm!

2. Nụ Cười

chợ đời gom nhặt sân si
lên chùa vấn Phật có gì đổi cho
mĩm cười hai chữ âu lo
về nhà mẹ hỏi ... Cười to thế à

3. Căn Bệnh Tình Yêu

Tình yêu căn bệnh lạ lùng
Ai mà nhiễm phải không khùng cũng điên
Điên thì ta hãy cứ điên!
Yêu thì ta cứ! Không tình sống chi?

 4. Tội Cho Qua

Gió lay rụng trái mù u
Giận ai bậu nói đi tu cho rồi?
Tội cho qua lắm bậu ơi!
Bậu đi tu chắc sự đời qua xong!

5. Cuộc Tang Thương

Chim quyên khản cổ khóc trùn
Anh hùng mạt vận lên rừng đốt than
Khói than che mất trăng vàng
Nhân sinh thống hận cuộc tang thương nào

6. Đêm Độc Ẩm Bên Hồ

Huơ tay khuấy bóng trăng vàng
Sao nghe tâm buốt vô vàn nỗi ai
Ngâm câu "đoạn thuỷ " vẫn hoài [*]
Nghiêng bầu uống cạn thở dài hư không!
...

[*] Trừu đao đoạn thủy thủy cánh lưu/ Rút dao chém nước, nước càng chảy mạnh (Lý Bạch)


7. Tiếng Vọng Chiều

Hắt hiu trĩu nặng tà huân
Ngút xa não vọng lũng ngàn câu thơ
"Nghìn năm mây trắng hững hờ"
Có không tâm động bến bờ tử sinh

8. Hoa Tím Bằng Lăng

Bằng Lăng hoa tím tôi về
Tìm em chỉ thấy lời thề đã phai
Đâu xưa áo trắng tóc dài ...?
Mùa hè sao lạnh tím ai nỗi lòng!

9. Quỳnh Mơ

Đêm em về với tôi
Đóa quỳnh mãn khai đợi
Hương quỳnh ngọt đẫm môi
Để ngày đừng mong đợi

10. Quên Chưa?

Níu tay người hỏi thu phai?
Thưa em thu đó vẫn hoài thu xưa!
Níu mây trời hỏi quên chưa?
Xuân thu hương sắc đủ vừa trăm năm!

                                       Nguyên Lạc

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2020

CÔ ẤY... – Thơ Trần Mai Ngân


    


CÔ ẤY... 

Đã bao lần...
Anh muốn nói với em về... “cô ấy”...
Nhưng...
Cứ ngập ngừng nỗi sợ hãi trong anh
Tuổi Năm Mươi anh không ngỡ được rằng
Tim rộn rã... tình yêu không nghĩ đến!

Rồi tháng năm dần qua như thắp nến
Cuộc tình xa thêm tuổi gấm thêu hoa
Với em, con... anh vẫn là chồng, cha...
Nhưng trái tim đã chia thành lối rẽ...

Có những đêm...
Em ngon giấc - anh nằm bên lặng lẽ
Giấu tiếng thở dài... anh nhớ cô ta
Cố nụ cười mà ánh mắt nhoà xa
Cô ấy nói: ta là điều không thể!

Và lần cuối rời xa nào đâu dễ
Nhưng quyết tâm... đến đi cũng âm thầm
Em ạ!... anh không lỗi cũng không lầm
Ngôi nhà mình vẫn màu hồng hạnh phúc!

Cô ấy xa... gửi lại lời cầu chúc
Cho chúng mình hạnh phúc đến trăm năm
Anh đau lắm nỗi buốt giá xa xăm
Như những vết dầm trong tim cứa máu...

Ngày tháng, tháng ngày trôi qua đau đáu
Ở trong anh mãi hình bóng cô ta...

                                       Trần Mai Ngân

Thứ Hai, 11 tháng 5, 2020

KHÔI ĐÌNH BẢNG, NGUYỄN KHÔI - Thơ Chu Vương Miện


       


KHÔI ĐÌNH BẢNG

Đời là con số 0
Cát bụi hoàn bụi cát
“Thơ Nguyễn Khôi”

Chả còn sót lại gì ?
Ngoài cái đèo Tà Lặc
Khác xa đèo Đà Lạt
Đang chờ ngày ra đi
Đang chờ người vĩnh biệt
Thơ văn làm cho vui
Xếp ngang cơm nếp nát
Sống càng già càng mệt
ở mãi lầu 13
y bồ câu nhà nước

Thơ làm cho đỡ buồn
Giống gạo tẻ gạo nếp
Đang giữa tám bó gập
Nhìn trời xanh quá cao
Nhìn đất đen quá thấp
Mọi thứ như phù vân
Bùi mù bay quá gấp

Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2020

ĐỜI SỐNG TÌNH DỤC QUÁI ĐẢN CỦA “HOÀNG ĐẾ” MAO TRẠCH ĐÔNG - Đoàn Mạnh Thế


                
                          Dịch giả Đoàn Mạnh Thế


ĐỜI SỐNG TÌNH DỤC QUÁI ĐẢN CỦA “HOÀNG ĐẾ” MAO TRẠCH ĐÔNG

(Đoàn Mạnh Thế lược dịch từ “Tình dục, dối trá và chính trị” của tác giả Pierre Lunel, nhà xuất bản L’Archipel, Paris 2012)

Mao Trạch Đông - vị “tân hoàng đế đỏ” - muốn được lưu danh theo truyền thống các hoàng đế Trung Quốc, nhất là truyền thuyết trường sinh bất tử nhờ quan hệ với một ngàn thiếu nữ đồng trinh. Mao hy vọng theo gót được vị tổ sư này. Mao say mê thu thập tất cả những tin tức loan báo việc phát hiện các loại dược liệu giúp hoạt động tình dục cho đến chín mươi tuổi.

DẤU XƯA TUY PHONG, BÌNH THUẬN - Phan Chính


           


DẤU XƯA TUY PHONG, BÌNH THUẬN

Qua ngữ liệu, nguồn gốc địa danh của một vùng đất người ta có thể hình dung được một phần nào quá trình hình thành và những dấu tích có giá trị lịch sử mà thời gian đã dần dần đánh mất. Tuy Phong ngày nay được biết đến là một nơi địa đầu của tỉnh Bình Thuận, khắc nghiệt của nắng gió nhưng được thiên nhiên bù đắp lại bằng nhiều di tích, danh thắng luôn là những dấu ấn vừa lôi cuốn vừa lạ lùng. Thời gian từ phủ nâng thành tỉnh Bình Thuận vào năm Minh Mạng thứ 13 (1832), chia làm hai phủ Ninh Thuận và phủ Hàm Thuận, cùng lúc lập thêm 2 huyện Tuy Phong và Tuy Định (theo tổ chức hành chính bấy giờ huyện trực thuộc phủ). Năm 1836, phủ Ninh Thuận (thuộc tỉnh Bình Thuận) có 2 huyện An Phước, Tuy Phong. Huyện Tuy Phong có 4 tổng Bình An, Nghĩa Lập, Tuy Tịnh và tổng đảo Phú Quý (Thuận Tĩnh) gồm 10 đảo lớn nhỏ.