Tác giả Nguyễn Bàng
“THẾ GIAN SAY” VÀ PHIẾM CHỈ TRÒ ĐỜI
Thế Gian Say gọi là cuộc rượu một người cũng được hay
cuộc rượu hai người cũng được. Một người vì bài thơ là lời của Đặng Xuân Xuyến
nói về thế gian say. Hai người vì bài thơ có đề tặng nhà thơ Hoàng Xuân Hoạ khiến
ta có thể hiểu là hai thi nhân đã đối ẩm với nhau rồi phiếm đàm về thế gian say
và sau cuộc rượu thì nhà thơ họ Đặng ghi lại gửi tặng nhà thơ họ Hoàng. Dù hiểu
cách nào thì Thế Gian Say cũng là một phiếm đàm về cái say rượu của người đời:
Thế
gian say đòi đập chén trở cờ
Thế
gian cười.
Thế
gian khóc.
Thế
gian mơ
Người đời say đòi “đập
chén trở cờ” rồi cười, rồi khóc, rồi mơ, rồi thêm nữa:
Ngật
ngưỡng bước.
Khành
khạch cười.
Chửi
cha thiên hạ dở!
Tôi từng nghe, cũng chính người đời đã phân ra ba loại
say lớn trong thế gian: Loại thứ nhất, say như khỉ, hết “nhảy múa rồi đến ca hát hay chửi bới”, loại thứ hai, say như lợn, “nặng nề, trì trệ và muốn ngủ”, loại thứ
ba, say như dê, “không có đầu óc, nhưng
dâm đãng”.
Thế gian say trong thơ Đặng Xuân Xuyến thuộc loại thứ
nhất, say rồi chửi cha thiên hạ. Thế thì có sao, thưa hai nhà thơ Đặng xuân Xuyến
và Hoàng Xuân Hoạ? Chí Phèo kia, khi say hắn đã chửi tuốt luốt đấy thôi: “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ
rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà
nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức
mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại...”. Nhưng Chí Phèo chửi cả làng Vũ
Đại đã thấm gì so với Trương Tửu và bạn ông khi say:
Chửi
Đông, chửi Tây chửi tất cả
Hình như hai nhà thơ họ Đặng và họ Hoàng rất tương đắc
khi chê “Thế gian say đòi đập chén trở cờ”.
Tôi tra từ điển “trở cờ” nhưng không
thấy mà chỉ có “trở” được định nghĩa “Đảo
ngược vị trí đầu thành đuôi, trên thành dưới, trái thành phải hoặc quay ngược lại
đi hướng khác”. Dù thế nào trở cờ cũng là xấu. Cái chén nó vừa đựng rượu
cho mình uống giờ say đòi đập nó, không xấu thì là gì?
Bài thơ Thế Gian Say hay nhất ở câu cuối:
Rượu
ba xu. Thế gian hóa thằng rồ!
Ngày xưa, tiền chi tiêu trong dân chúng là tiền gián,
với một quan là 360 đồng, dưới đồng là hào, dưới hào là xu rồi đến chinh và kẽm.
Ca dao Việt Nam có nhắc đến người nội trợ đi chợ:
Một quan tiền tốt mang đi
Nàng mua những gì mà tính
chẳng ra
Thoạt tiên mua ba tiền
gà...
Ngày nay, đồng tiền Việt Nam được lưu hành trong dân
chúng, thấp nhất là tờ giấy bạc một nghìn đồng. Nhà thơ Nguyễn Khôi có kể về vợ
mình đi chợ:
Nửa
triệu tiền tốt mang đi
Em
mua những gì?- máy tính thẩm tra
Xem vậy, rượu ba xu thời nào cũng là thứ rượu rẻ tiền
nhất. Nên cái đáng cười người đời là đã phải uống cái thứ rượu mạt hạng ấy mà
không biết mình là ai lại đòi đập chén trở cờ rồi cười, rồi khóc, rồi mơ và chửi
thiên hạ để chính thế gian gọi là thằng rồ. Nhưng trong cái đáng chê cười ấy
cũng nên có chút lòng thương xót vì họ toàn là dân nghèo khốn khó. Những kẻ
giàu sang chơi những loại rượu Sake, Shochu, Whisky, Chivas… dẫu có say điên đảo
vẫn có kẻ hầu người hạ và có ai dám bảo chúng hoá thằng rồ đâu. Bởi ở đời này, “ông” nào nói to, “ông” nào nhiều tiền thì “ông”
ấy đúng!
Vả lại:
Thế
gian còn dại chưa khôn
Sống
mặc áo rách chết chôn áo lành
Vậy phiếm đàm về thế gian say thì cứ phiếm nhưng đừng
quá chê trách họ.