BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2018

LẠI BÀN VỀ HAI CHỮ DẠY ĐỜI - Nguyên Lạc


       
                            Tác giả Nguyên Lạc

        LẠI BÀN VỀ HAI CHỮ DẠY ĐỜI
                                                Nguyên Lạc

Lời nói đầu
Sau khi đăng bài  "Bàn Về Hai Chữ Dạy Đời" Nguyên Lạc tôi nhận được rất nhiều phản hồi đóng góp của các bạn. Tôi xin ghi ra nguyên văn vài phản hồi tiêu biểu, gợi ý cho tôi viết tiếp bài này để giải thích rõ sự nguy hại từ cách dạy đời "khôn ranh",  "khôn lỏi ", "láu cá vặt" của các ngài phía trước tên mình thường cố tình ghi thêm những chữ khác. Tôi nhớ thầy tôi, Nguyễn Hiến Lê,người nổi tiếng về các sách "Học Làm Người"  phía trước tên cụ không có ghi gì c
-- Tùng Nguyễn:
"Me-xừ TS Lê Thẩm Dương này nổi tiếng ở ngoài Bắc chuyên dạy, thuyết trình về các vấn đề kinh tế cho sinh viên và các nhà quản lý ở các công ty. Cũng có cái hay nhất định, nhưng ông ta nổi tiếng ở phong cách dạy những thủ đoạn láu cá vặt trong thương trường. Kiểu GS này trước 1975 ở Saigon thì chắc chắn bị sinh viên tẩy chay,không ai thèm dự!"
-- Huỳnh Xuân Tùng:
"Lão Tiến Sĩ đa cấp này chuyên thuyết dụ tri thức trẻ VN theo lối khôn vặt, lừa mị người khác chứ không dạy họ yêu thương, bao dung và đồng cảm nhau. Vì nếu trí thức mà đoàn kết với nhau thì chế độ này có mà... loạn!"

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2018

MỘT MÙA XUÂN - Thơ Kha Tiệm Ly


   


MỘT MÙA XUÂN

Ta bỗng thấy mặt trời nghiêng ánh lửa,
Vùng giang sơn nhỏ bé rạng huy hoàng.
Cả trăm ngàn hồn quân giặc than van:
Ôi khủng khiếp, một giống nòi uy dũng!

Tứng ánh thép, từng chiếc đầu rơi rụng,
Quân kỳ bay làm ngợp vía quân thù
Đống Đa một thuở,
Oanh liệt ngàn thu!
Ai gây hấn, mang hờn căm về nước?
Ai xâm loàn, cho xương ngất biên khu?

Áo vải cờ đào,
Hồ Thơm Nguyễn Huệ,
Ra chút uy linh , danh lừng bốn bể.
Lời ban ra, muôn tướng sĩ cúi đầu.

Sau lưng bạch tượng,
Ngàn vạn vó câu.
Quyết đem máu tẩy bao trang nhục sử.
Dựng mùa xuân hoa trăm sắc muôn màu

Trời cao ngân ngất,
Đất rộng thênh thênh,
Lũ chàng Tôn sao chẳng tìm đường chạy,
Qua chi sông Hồng cho xác nổi lênh bênh?

Hồ Thơm Nguyễn Huệ,
Áo vải cờ đào.
Người đã tạo một mùa xuân vĩ đại,
Cho bây giờ và mãi mãi về sau
Áo vải cờ đào,
Hồ Thơm Nguyễn Huệ.

Vó ngựa rung rinh trời phương bắc
Ánh gươm mờ mịt mấy tầng sao
Ngàn năm dấu ngựa dù rêu phủ,
Mà nước sông Hồng vẫn đỏ au!

                            Kha Tiệm Ly
                                   1963

TẠP CÚ 1, KẸO KÉO, TẠP CÚ 8, GIỐNG NHAU - Thơ Chu Vương Miện


       


TẠP CÚ 1

sáng nắng chiều mưa
sáng con thỏ chiều con rùa
ngồi nhiều hơn đi, nằm nhiều hơn ngồi
mọi thứ mọi chuyện
đều là gió thoảng mây trôi
từ bỏ mình
trà rượu không
chút nước lạnh trong bình
-
thân em như con cào cào
lúc ngoài đồng lúa, lúc vào nồi cơm
nồi đồng nằm cạnh ổ rơm
cũng qua một kiếp thờn bơn méo mồm
nồi đồng thỏi gạo tám thơm
mùi bay ngan ngát bốn phương quê nhà

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2018

CÁI TÊN CỦA TÔI - Đào Dân

Xin cảm ơn anh Đào Dân - người con của làng An Thái, Quảng Trị đã nhắc lại những kỷ niệm một thời thơ ấu hồn nhiên trên quê hương Quảng Trị !

   

        CÁI TÊN CỦA TÔI
                            Đào Dân

Tôi ra đời vừa sau cái mà nhiều người gọi là “cách mạng mùa thu”, nên ba tôi, một người theo cách mạng nhiệt thành, đã đặt tên cho tôi là Dân, Đào Tân Dân. Công dân mới. Vậy mà khi lớn lên tôi lại theo phe phản cách mạng, phe “ngụy”, một cách có ý thức.
Có lẽ sự đời có sự mầu nhiệm nào đó, hay chỉ là do số phận nên tôi không được làm “công dân mới”?

ĐỌC “VÀNG THU TA RỤNG…” THƠ THỤY SƠN - Châu Thạch


          
               Nhà bình thơ Châu Thạch


ĐỌC “VÀNG THU TA RỤNG…” THƠ THỤY SƠN
                                                                      Châu Thạch

Đọc cái đầu đề “Vàng Thu Ta Rụng…” chắc không ai hiểu gì. Đọc qua khổ một của bài thơ thì hiện lên trong mắt ta cả nỗi sầu hanh hao từ tiền kiếp. Lá cũng có linh hồn và lá trong thơ là hóa thân của một vị chân tu bị đọa từ kiếp trước bởi sơ hở trên con đường tu tập:

Quên choàng y áo chân tu
Qua sông để rớt kinh thư thuở nào
Đọa làm kiếp lá hanh hao
Vàng thu ta rụng xanh xao nỗi buồn

TRỞ LẠI HẠNH HOA - Thơ Lê Ngọc Phái


      
          Nhà thơ Lê Ngọc Phái


TRỞ LẠI HẠNH HOA
                   
Hạnh Hoa thôn! Giáo đường chiều chuông đổ
Bước chân về bỡ ngỡ trước thềm xưa
Bóng tà dương dần khuất nẻo xa mờ
Làn gió thoảng hằn đau từng nỗi nhớ!

Hạnh Hoa ơi! Ngày xanh không còn nữa
Khói lam buồn lối cũ vẫn còn vương
Hồn thu rơi lãng đãng giữa đêm trường
Nghe lảo đảo bàng hoàng cơn mộng tưởng.

Hạnh Hoa ơi! Men đời say ngất ngưởng
Gót giang hồ phiêu lãng chốn rừng phong
Vườn nhà ai vẫn chúm chím nụ hồng
Mà chẳng biết về đâu người năm cũ!

Hạnh Hoa ơi! Dòng sông buông tiếng thở
Con đê dài nhớ thuở trắng bờ lau
Tiếng quốc kêu đồng vắng vọng bên cầu
Tim lạnh buốt như giọt sầu hóa đá!

Hạnh Hoa thôn! Nắng vàng bay theo lá
Bao năm rồi trở lại với quê ta
Trời hoàng hôn man mác ánh trăng ngà
Bao kỷ niệm những ngày xưa yêu dấu!

                                        Lê Ngọc Phái

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2018

SOI... - Thơ Tịnh Đàm


             
                            Nhà thơ Tịnh Đàm


SOI...

Soi tôi,
Một ánh mắt buồn
Một môi điềm đạm
Vẫn luôn mỉm cười !
Một khuôn mặt
Kém sắc tươi
Gầy hao như thể...
Đợi người vuốt ve.

Soi tôi,
Cánh võng sau hè
Đong đưa...
Dỗ mộng
Mà nghe xót lòng !

Đời vui,
Được mấy ước mong ?
Trò đùa số phận
Rớt trong tay người !

Bây giờ,
Soi bóng tôi ơi...
Tuổi hoàng hôn
Đếm ...
Đầy vơi nỗi niềm !

TỊNH ĐÀM
(Hóc Môn, TP.HCM)

CHÙM THƠ HUY UYÊN VỀ QUẢNG TRỊ (tt)


 
                  Nhà thơ Huy Uyên


QUẢNG TRỊ, HẸN MỘT NGÀY VỀ

Không về đâu ơi người em Quảng-trị
biền biệt xa quê góc bể chân trời
ai bỏ đi giọt lệ tình cố-lý
để tháng ngày hoài mãi với chơi vơi.

Đã tới vụ mùa phải không em gái
nụ cười xưa còn lại chút ấm lòng
một người đi, đi hoài đi mãi
để rồi ai ở lại đợi chờ, trông.

Chiều về em có ngồi lại bên sông
nhớ ai xưa mà vọng-sầu-cố-xứ
mai độ vào xuân chín nụ
hỏi anh có về, có nhớ em không ?

Đường về Hải-lăng ngập ngừng mây kéo
phố Đông-hà nghiêng mấy quán chợ buồn
qua Cam-lộ tình mây trôi mấy nẽo
để ai đi mà hát khúc Triệu-phong thôn.

Không về đâu ơi người em Quảng-trị
mai xa người theo nổi nhớ quê-hương
em có đứng bên đường
đợi anh về không nhỉ ?
từ lúc nắng lên cho tới chiều buông.

Ơi em gái quê có trái tim thật buồn
bao năm chờ người đi không trở lại.

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2018

CÓ GÌ LÀ LẠ?, MUỘN TRĂNG -Thơ Lê Ngọc Phái


      
                 Nhà thơ Lê Ngọc Phái


CÓ GÌ LÀ LẠ?

Gió đêm lành lạnh sương thao thức
Hình như trời đã chớm heo may
Thời gian lặng lẽ trên màu tóc
Sợi khói đời ta mỏng mỗi ngày!


MUỘN TRĂNG

Tóc giờ nắng lệch đường ngôi
Bờ lau cũng trắng nửa trời gió đêm
Hoa quỳnh quên nở, kìa em
Mình anh lặng thức bên thềm muộn trăng...

                                            Lê Ngọc Phái

TRƯỚC THỀM BẢY MƯƠI - Đức Hạnh và Thi Hữu


                  
                        Thi hữu Đức Hạnh 


TRƯỚC THỀM BẢY MƯƠI
    “Tung hoành trục khoán”

Sáu bốn mùa thu hoa mộng nở
Men đời thế sự nghĩa tình khơi

Sáu tư ngưỡng cửa nhớ đường dài..
Bốn tiết giao hòa cảnh chẳng phai
Mùa hạ xôn xao cành phượng thắm
Thu đông rạng rỡ tiếng lòng say
Hoa vờn bướm lượn dòng sông hát
Mộng trải mây trôi bóng Nguyệt cài
Nở đóa chân thơ cùng quý hữu
Men Đời Thế Sự Nghĩa Tình Khơi.

                                    Đức Hạnh
                                 10. 08. 2018

NHỚ VỀ MẸ CHA - Thơ Nhật Quang


   


NHỚ VỀ MẸ CHA
(Thân tặng những người còn Mẹ Cha)

Chiều nghe gió vọng tiếng Thu
Bâng khuâng chợt nhớ lời ru…năm nào
Ầu…ơ,  tiếng mẹ ngọt ngào
Ru con tròn giấc, bước vào thời gian

Nương dâu mẹ gánh lầm than
Thân cò lặn lội, vai mang kiếp nghèo
Biển đời cha cõng cheo neo
Mong đàn con dại mai theo kịp đời

Nay con khôn lớn thành người
Công cha, nghĩa mẹ vợi vời Thái sơn
Rưng rưng mắt lệ trào tuôn
Hai phương trời nhớ, nỗi buồn đầy vơi

Cầu mong cha mẹ yên vui
An khang, trường thọ sống đời với con
Đóa hồng trên ngực sắt son
Mùa Vu Lan đến, mong tròn nghĩa ân.

                                         Nhật Quang
                                           (Sài Gòn)

BÀN VỀ HAI CHỮ DẠY ĐỜI - Nguyên Lạc


       
                     Tác giả Nguyên Lạc   
            
LỜI DẠY ĐỜI

Tình c vào trang nhà của ông TS Lê Thẩm Dương [1], đọc được lời dạy đời của ông cho các người trẻ, các sinh viên như thế này (Nguyên Lạc tôi ghi nguyên văn)

"Sư tử thấy một con chó điên liền nhanh chóng tránh mặt
Sư tử con nói:" Cha dám sống chết đánh nhau với hổ, cùng báo so tài. Sao lại tranh né một chó điên, mất mặt quá!"
Sư tử cha hỏi:" Con thấy đánh thắng một chó điên vinh quang lắm sao?"
Sư tử con lắc đầu
-- "Lại để cho chó điên cắn cho thì có xui xẻo không?"
Sự tử con gật đầu.
-- " Như vậy chúng ta trêu trọc chó điên làm gì?"
BÀI HỌC: Người nào đó không xứng làm đối thủ của bạn, tốt nhất đừng tranh luận với những người không có tố chất, chỉ cần mỉm cười rồi rời xa họ, đừng để cho họ cắn bạn...(sic) TS. Lê Thẩm Dương
 Thấy có quá nhiều người trẻ, sinh viên hít hà khen thưởng và ca tụng)
Tôi xin tặng ông Lê Thẩm Dương thêm chuyện này cho " đủ bộ tam sên" (ngôn ngữ đời thường  trước 75)

EM CÒN Ở LẠI BÊN SÔNG - Thơ Huy Uyên


    
           Nhà thơ Huy Uyên


EM CÒN Ở LẠI BÊN SÔNG       
    
1-
Từ ngày Nguyện còn ở lại
người về ôm kín thương yêu
lòng xưa ai đem ra trải
bơ vơ cánh nhạn kêu chiều.

Sẽ là chiều đi không tới
đợi người qua sông quá buồn
mõi mắt tìm đò qua vội
mùa hè đã chết bên sông.

Nguyện,ta gọi hoài gọi mãi
bóng em giờ quá xa xăm
giữa tim ta ngàn dấu đạn
bên gốc cây già sương giăng .

Em còn nhớ chi đời ta
dặm lòng theo người em gái
hẹn hò thôi khuất ngày xưa
em đi lấy chồng đi mãi.

BỔN PHẬN QUÝ ÔNG CHỒNG - Đức Hạnh và Thi Hữu


   


THÂN PHẬN NGƯỜI ĐÀN BÀ

Hỡi chị em ơi, có biết không ?
Một bên con khóc, một bên chồng.
Bố cu lổm ngồm bò trên bụng,
Thằng bé hu hơ khóc dưới hông.
Tất tả những là thu với vén
Vội vàng nào những bống cùng bông.
Chồng con cái nợ là như thế,
Hỡi chị em ơi có biết không ?

           HỒ XUÂN HƯƠNG

KÍNH HỌA:


BỔN PHẬN QUÝ ÔNG CHỒNG
Khi yêu Chàng nhớ, nhớ gì không?
Ký bản “chung thân” nghĩa vợ chồng,
Nhân giống Lạc Hồng thời nở giống
Gieo mầm quí tử phải trườn hông.
Lợi quyền phấn khởi khi ra mống,
Nghĩa vụ nồng nàn lúc trổ bông.
Đóng thuế cho đều nào để ngóng,
Đêm về Thiếp ngại cảnh phòng không !
                                            Đức Hạnh
                                          06. 08. 2018

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2018

TẢN MẠN VỀ BÀI THƠ "KỶ VẬT CHO EM" DO PHẠM DUY PHỔ NHẠC - Linh Phương


     

Khi giới thiệu Nhà Thơ LINH PHƯƠNG, một số câu hỏi của bạn đọc về Bài thơ “Kỷ vật cho em” và chúng tôi đã đề nghị anh viết vài giòng và anh đã nhận lời, chúng tôi cũng mong nhận nhiều ý kiến liên quan. Tất cả những vấn đề này VCV xem như là tư liệu riêng và trong khi chờ đợi những đánh giá chúng tôi cho rằng bài thơ này là một trong những bài thơ phản chiến trong đô thị miền nam.           
                                                                               Văn Chương Việt 
  
Nhận được e-mail anh Nguyễn Hòa vcv đề nghị viết về những sự kiện quanh bài thơ Kỷ Vật Cho Em (KVCE) mà nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc gây xôn xao giới yêu thơ, yêu nhạc một thời trước năm 1975. Thực tình tôi không biết khởi đầu từ đâu, và viết những sự kiện gì, bởi rất nhiều sự kiện và mình có nên viết hay không ?
                                                                                      Linh Phương 

          
                     Nhà thơ Linh Phương  


          TẢN MẠN VỀ BÀI THƠ KỶ VẬT CHO EM 
          DO PHẠM DUY PHỔ NHẠC
                                                                   Linh Phương

Nhận được email của anh Nguyễn Hòa đề nghị viết về những sự kiện quanh bài thơ "Kỷ vật cho em" mà nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc gây xôn xao giới yêu thơ, yêu nhạc một thời trước năm 1975, thực tình tôi không biết khởi đầu từ đâu và viết những sự kiện gì, bởi rất nhiều sự kiện và mình có nên viết hay không?
Thôi thì kể lan man một vài chuyện về bài thơ đó vậy! Xuất xứ bài thơ của tôi đăng trên nhật báo Độc Lập vào năm 1970 với tựa đầu tiên "Để trả lời một câu hỏi", để tặng người con gái tên Hương. Trang sáng tác của tờ báo này do Âu Lăng (tức nhà thơ Trần Dạ Từ, chồng của nhà văn Nhã Ca) phụ trách. Tôi thường xuyên đăng bài ở trang báo này, có thể nói một tháng 30 ngày thì bài của tôi xuất hiện khoảng hơn 20 ngày với tên Linh Phương, Vương Thị Ái Khanh và Phạm thị Âu Cơ.