BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2019

TÌNH THU - Đức Hạnh & Thi Hữu


    


TÌNH THU

Mùa thu lãng mạn trải tơ vàng
Bỗng nhớ thu tình chở mộng sang
Mỗi độ thu về cây đổi sắc
Dòng thu lệ đổ lá tuôn hàng
Thuyền yêu sóng lộng buồn thu cảnh
Biển hát thu cười đẹp những trang
Phấn khởi nàng Thu chào bạn hữu
Cùng thu thưởng ngoạn khắp thôn làng…

Đức Hạnh
20 08 2019


THƠ HỌA


 TÌNH THU
(Bát điệp thu)

Nắng thả vào thu những sợi vàng
Cho hồn ta rộn đón thu sang
Màu no ấm thu bày mẩy lúa
Thu đẹp tươi kệ sắp đẫy hàng
Buồn với đất nhờ thu đổi cảnh
Vui cùng thu đời được thay trang
Thu đem lại những lời ca ngọt
Ta ngợi thu trải khắp xóm làng.

Tau Dotrong
Bắc giang, 20/8/2019

THƯƠNG NHỚ MẸ - Thơ Quách Như Nguyệt


         

THƯƠNG NHỚ MẸ 

Bao nhiêu bài thơ con làm
Chưa bài nào con làm cho mẹ
Hôm nay đọc những bài thơ về mẹ,
của bạn bè, con cảm thấy xót xa
Đúng quá đúng những bài thơ ngợi ca
Nước mắt con tuôn trào
Thấy thổn thức, thấy nhớ thương vật vã!

Hai mươi năm kể từ ngày mẹ mất
Con lạc loài, hụt hẫng lắm mẹ ơi!
Không còn mẹ, ai dậy dỗ trên đời
Những lúc khổ chẳng còn ai tâm sự
Ai khuyến khích, ai mừng con khá giả
Ai nghe con chia sẻ chuyện âu sầu.. 

Khi quấn khăn tang mầu buồn trắng lên đầu,
dẫu vẫn biết… từ đây mình mất mát
Đâu ngờ rằng mất nhiều quá mẹ ơi!

Không có ai hiểu con bằng mẹ hiểu
Mất mẹ rồi, trống vắng biết bao nhiêu
Thèm mẹ mắng, nghe mẹ cười hớn hở
Mất thật rồi… ai nâng đỡ, thương yêu
Mẹ thương con, tình thương vô điều kiện
Mẹ thương con tình mẹ chẳng bến bờ

Bao nhiêu tuổi vẫn là con của mẹ
Mẹ mất rồi con bé bỏng với ai
Bao nhiêu tuổi vẫn là con gái mẹ
Thèm dụi đầu vào nách mẹ, ôm vai

Hoa hồng trắng con ngậm ngùi cài áo
Cài hàng năm vào ngày lễ Vu Lan
Nhớ mẹ yêu con đã khóc nghẹn ngào
Tháng Bẩy ta mùa Vu Lan báo hiếu
Mẹ còn đâu mà đền trả, mẹ yêu… 

Mẹ yêu ơi hôm nay con nhớ quá
Nhớ mẹ hiền, con nhớ quá mẹ ơi!
Ngày hiền mẫu không còn mẹ trên đời
Thương nhớ mẹ, mẹ của con, mẹ hỡi…

                           Quách Như Nguyệt


         

THU LẠNH, ĐỢI NGÂU - Thơ Đặng Xuân Xuyến


        
      Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến


THU LẠNH

Người đã đi rồi, đi quá xa
Bỏ ta ở lại với quê nhà
Hôm nay về lại thăm làng Đá
Ngơ ngẩn chiều tà ta với ta…

Giếng nước còn trong, bậc đã rêu
Chênh chao chiều vọng tiếng cu gù
Tháng chín thôi mà... sao đã lạn
Thu vàng vồi vội rải nắng hanh.

Ừ, trách gì đâu, chỉ nhớ thôi
Người đi thì cũng đã đi rồ
Nào ai biết được duyên mà đợ
Mây tím lưng trời, thôi, cũng thôi.

Hà Nội, chiều 20.10.2017
ĐẶNG XUÂN XUYẾN


   

ĐỢI NGÂU
(Tặng út Hiền)

Nghiêng vành nón
giấu buồn theo sóng gợn

Đã Ngâu đâu
mà rưng rức chân cầu

Ngoái đầu lại
bụi bạc màu hoa cải

Trăng rủ buồn
vàng võ ngón tay thon.

Hà Nội, 08 tháng 08.2017
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

THU ĐẾN - Thơ Đoàn Giang Đông


        
         Nhà thơ Đoàn Giang Đông


THU ĐẾN

Thu đã đến rồi có phải không?
Sao còn nghe nắng Hạ hoa nồng
Nghe con chim hót sau vườn chuối
Trốn nắng lâu rồi cứ ngóng trông

Ừ thì chắc vậy tối hôm qua
Tôi đã nằm nghe tiếng vạc xa
Nghe tiếng ai về trong giấc ngủ
Như lời êm ái khúc tình ca

Còn em nắng Hạ vương vào mắt
Cháy cả vành môi những tháng ngày
Em có mơ Chiều Thu gió đến?
Để làm mát lại giấc nồng say

Còn tôi thì vẫn bên sông vắng
Ngắm nước sông trôi nhớ nắng Hè
Nhớ buổi gặp em nơi cuối phố
Chiều tàn đêm xuống đợi sương về

Ồ kìa Thu Đẹp đến rồi em
Cứ để Hồn Lâng dưới bức rèm
Cho kẻ Rồng Mơ về chốn cũ
Nằm nghe Thu Động mãi đêm đêm

                        Đoàn Giang Đông
                           Đầu Thu 2019

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2019

ĐỌC “NGƯỜI Ở LẠI BÊN SÔNG”, THƠ PHAN THẠCH GIANG - Châu Thạch


            
                              Nhà thơ Phan Thạch Giang


           ĐỌC “NGƯỜI Ở LẠI BÊN SÔNG”, 
           THƠ PHAN THẠCH GIANG  
                                                             Châu Thạch

Đọc cái tựa đề “Người Ở Lại Bên Sông” ta cứ nghĩ đến ông lái đò của một bến sông nào đó như “Bến My Lăng” của Yến Lan chăng, hay là một cô lái đò chờ đợi đến già người qua sông một dạo khi cô còn ở tuổi thành xuân. Không! Bài thơ không có dòng sông và không có người lái đò nào cả. Bởi vì dòng sông đó không phải là một dòng sông xanh nên dòng trôi không là nước. Dòng trôi chỉ là bụi phấn: 

“Sao em không về cùng ta để xây một tượng đài ?
Vâng ! Một tượng đài bên dòng sông bụi phấn. Phải không em ?
Bao nhiêu năm qua rồi - bụi phấn trường xưa vẫn rơi mãi trong lòng
Tượng đài người đưa đò.”

BÂY GIỜ THÁNG MẤY? -Thơ Phan Thạch Nhân


       
                   Tác giả Phan Thạch Nhân


BÂY GIỜ THÁNG MẤY?

Này em! Bây giờ tháng mấy?
Mà nghe hơi lạnh đêm về
Đi qua thời gian ta thấy
Đường trần như một cơn mê
Bên đời, quán cốc cà phê
Lá rơi bay lượn quanh lề
Ta nghe niềm đau trong lá
Thu về bóng rũ lê thê.

Này em! Có nghe thu tàn
Chiều hoang lạnh lùng bến lạ
Ta vương nỗi niềm của đá
Âm thầm nhẹ gót chân qua
Thấm thoát đi qua mùa mưa
Dốc đời gập ghềnh bỡ ngỡ
Tưởng chừng hụt hơi tắt thở
Nắng thu loang lổ bên thềm.

Này em! Sương rơi khắp phố
Gió lạnh rùng mình, thiết tha
Ta mơ tìm về tuổi nhỏ
Đam mê lứa tuổi học trò
Ta mơ mực tím đầy tay
Vô tư lọ lem trên áo
Ta mê áo trắng thơ ngây
Thiên thu màu tím hiền hoà
Tiếng trống trường xưa năm ấy
Sách đèn ngày đó chưa xa.

Này em! Cúc vàng trước ngõ
Xinh như màu áo em thơ
Lung linh nhẹ nhàng theo gió
Bướm ong tung cánh vỡn vờ
Thời gian thu tàn mấy bận
Áo xưa phai nhạt mấy màu
Sang sông mưa buồn tắt nắng
Đến mùa ngồi nhớ thương nhau.

Chia tay thu vàng đi nhé!
Sương mù phủ lối lưa thưa
Nắng vàng đong đưa sót lại
Vương buồn man mác thềm xưa
Thu đi vương sầu tê tái
Tìm về nơi chốn thiên thai
Mi cong u buồn khép lại
Sương đêm giá buốt canh dài.

                       21/8/2019
                 Phan Thạch Nhân

TRẦN GIAN ƠI, TA CÒN BAO LÂU NỮA - Thơ Nguyễn Đình Hạnh


    
     Tác giả Nguyễn Đình Hạnh


TRẦN GIAN ƠI, TA CÒN BAO LÂU NỮA

Em ở đâu để chiều nay úa nắng,
Cây rũ buồn và ve cũng im hơi,
Gió phương nao mây tỏa bóng bên trời,
Ta hiu quạnh chất ngất hồn thương nhớ.

Em có nghe trong âm thầm lá úa,
Tiếng thời gian khắc khoải chết trong ta.
Đêm lênh đênh lòng phố vắng ơ hờ,
Ngày ngất tạnh những cung đường mỏi mắt.

Ta đã hẹn từ muôn ngàn kiếp trước,
Sao kiếp này vẫn trắc trở muôn trùng
Ôi mỏi mòn ôi thương nhớ mênh mang,
Em có biết ta hao gầy úa héo,

Ta thèm chết những đêm về theo dấu,
Bước chân em… chìm giữa lối trăng sao.
Linh hồn ta… nguyên vẹn một niềm đau,
Ôi Thượng đế… mang con… về đất hứa.

Trần gian ơi, ta còn bao lâu nữa,
Bao lâu chờ… bao lâu ngóng trông nhau
Còn bao lâu… hay còn đến bạc đầu,
Và hết kiếp mãi sầu mong thương nhớ.

                             Nguyễn Đình Hạnh

KHÔNG ĐỀ - Thơ Phan Quỳ


    
                 Tác giả Phan Quỳ


KHÔNG ĐỀ

Ta về xếp lại xưa sau,
Vời trong bóng đổ, nhuốm màu thời gian.
Xuân qua rồi mấy thu tàn
Tịch dương mấy bận, vội vàng bóng câu.
Ta về nghe hạt mưa mau
Nghe cơn nắng hạ trên màu mây xanh
Một mai gom lại chút tình
Ta về chăm chút cho mình với ai?
Ngàn lau xa khuất dặm dài
Đâu rày thưa vắng hình hài , dạ vâng?
Tìm trong hơi gió ân cần
Thoảng nghe nhỏ nhẹ một lần hỏi han.
Tìm trong đáy nước vừa tan
Khuôn trăng còn lại muôn ngàn vỡ mau.
Ta về xếp lại xưa sau
Nghe từng rơi rụng nhuốm màu thời gian.
Về đâu là đổ hàng hàng
Thu sang mấy độ, đông tàn mấy phen.
Hoàng hoa vương lại bên thềm,
Bên song mình nhớ hạt mềm sương bay...

                                               Phan Quỳ

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2019

ĐỌC “BỊN RỊN TRẦN GIAN” CỦA LÊ THỊ QUỲNH DUNG VÀ “PHỤNG HIẾN” CỦA BÙI GIÁNG - Châu Thạch


        
                    Nhà bình thơ Châu Thạch


ĐỌC “BỊN RỊN TRẦN GIAN” CỦA LÊ THỊ QUỲNH DUNG VÀ  “PHỤNG HIẾN” CỦA BÙI GIÁNG
                                                                                    Châu Thạch

Sẽ có người không đồng ý khi tôi đem thơ Lê Thị Quỳnh Dung và Bùi Giáng để cạnh nhau. Họ sẽ cho rằng sự so sánh nầy thật là khập khiễng. Thật ra tôi chỉ muốn tá khách hai bài thơ vào nhau để được nhìn hai cái đẹp được trọn vẹn từ những góc cạnh của nó. Tôi không hề muốn so sánh mức độ cao thấp, vai vế trên văn đàn, hay nhiều hoặc hay ít của mỗi bài thơ. Cái đó tùy cảm nhận của mỗi cá nhân, người đọc sẽ tự thấy khi thưởng thức nó. Hai bài thơ của hai tác giả ở thời đại khác nhau, ý tưởng thơ họ giống nhau mà phong cách thơ họ khác nhau, cùng bin rịn trần gian và cũng phụng hiến trần gian. Tiếng lòng họ giống nhau nhưng tiếng thơ họ khác nhau, như hai loại đàn riêng biệt cùng hòa âm một cung đàn, vọng vào hồn ta một bản nhạc vàng êm ái.   
Đầu tiên ta hãy nghe cả hai nhà thơ thương tiếc và bịn rịn trần gian nầy nếu họ phải lìa đời:

TRỪ QUÂN XÂM LƯỢC – Đức Hạnh & Thi Hữu


   


TRỪ QUÂN XÂM LƯỢC

Loài yêu xảo quyệt ra đường lưỡi *
Bọn phỉ cuồng ngông trỗi ý tà
Nổi loạn tham tàn qua bãi Chính **
Mưu đồ khả ố đoạt Hoàng Sa…
Đằng Giang bẫy thả nghe còn khiếp! ***
Sĩ Nghị mình chui tởn tới già ? ****
Lịch sử ngàn năm đầy dũng khí
Quân Tàu hãy nhớ! Kẻo thành ma…

Đức Hạnh
05 08 2019

* Đường lưỡi bò, còn gọi đường chín đoạn do Trung Quốc tự vẽ ra không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển
** Bãi Tư Chính thuộc phạm vi quản hạt của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
*** Trận thủy chiến lừng danh của dân tộc ... Cọc gỗ đóng trên sông Bạch Đằng, dùng để chống quân Nguyên...
**** Đã có không ít những viên tướng nổi danh của Trung Quốc trong lịch sử phải nếm trái đắng khi đến Việt Nam
- Tôn Sĩ Nghị - tháo chạy trong ống đồng
- Thoát Hoan - chui vào rọ tre mới chạy thoát
- Lưu Hoằng Tháo - bỏ mạng vì khinh địch

CHÙM TỨ TUYỆT (2) - THÁNG 8-2019 - Thơ Nguyễn Khôi


       
                 Nhà thơ Nguyễn Khôi


CHÙM TỨ TUYỆT (2) - THÁNG 8-2019
                        
*1- Thương chiến Mỹ - Trung chưa phân thắng bại
Putin tọa sơn "đục nước béo Cò"
Tập Cận Bình run "năm con số 9"
"Động loạn Hồng Kông" tan vỡ mộng mơ...
                            
*2- Vẫn đẹp nhất là Mùa thu Hà Nội
Nắng mật ong thơm suối tóc em bay
Rừng lá vàng hong rợp đường Hoàng Diệu
Vừng đỏ hồ Gươm, Liễu biếc hồ Tây.
                           
*3- Cả Đất nước tưng bừng ngày Độc Lập
Đường Bắc - Nam mong "Cao tốc" vươn xa...
Anh "Đồng Chí" luôn gây trò "bắt nạt"
Biển Đông này đâu phải của Trung Hoa ?
                           
*4- Năm nắng nóng vượt tầm kỷ lục
Mừng Kinh doanh, sản xuất vẫn tăng đều
- Nhưng Bóng Đá thua Phnôm Pênh rồi đấy
Muốn thành Rồng hay Cò Vạc... chớ Kiêu ?
                            
*5- Em yêu quý, nhớ chăng ngày sơ tán
Tết ăn mừng " nồi Sắn luộc" mà vui
Thằng Mỹ cút, lại tiếp 3 cuộc chiến
Nay hòa bình... đâu đã được thảnh thơi !?!
                          
              Hà Nội, mừng 9/8 và 2/9/2019
                           Nguyễn Khôi

CHONG ĐÈN ĐỌC VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH - Nguyên Lạc


       


CHONG ĐÈN
ĐỌC VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH
(Bài thơ viết cho ngày rằm tháng bảy để tưởng niệm)

Đêm quánh đặc tiếng thời gian tích tắc
Chong đèn khuya đọc lại truyện tử sinh
                                        (Nguyên Lạc)

"Còn chi ai quí ai hèn
Còn chi mà nói ai hiền ai ngu
Một phen thay đổi sơn hà
Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu" *

Chong đèn. đọc truyện Nguyễn Du
Câu thơ trêu khổ. thiên thu lệ người!
Lệ xưa. tháng bảy sụt sùi
Người nay. mùa đến. có vui được nào?

Tháng tư ngày ấy. năm nao
Quê hương tan vỡ. biển dâu kiếp đời!

Tiền nhân. thảm thiết khóc người
Ta. nay đêm muộn. mượn lời thơ xưa
Chiêu hồn tháng bảy. mưa thưa
Thở dài. tiếng gió lạnh thừa đêm nay!

Khêu đèn. cho nỗi sầu dài
Đọc trang thơ cổ. khóc ai mùa về!
"Chúng sinh thập loại" buồn thê!
Thời gian tích tắc. tái tê điếng lòng!

Lưng tròng số kiếp trầm luân
Khép trang thơ cổ
Nến hồng lụn tim!

                                  Nguyên Lạc
.........

[*] Lời thơ "Văn tế thập loại chúng sinh" - Nguyễn Du

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2019

GIẢI MÃ VŨ KHÍ CÓ “HỎA LỰC KHỦNG KHIẾP” THỜI BẤY GIỜ CỦA VUA QUANG TRUNG - Vũ Đình Thanh

Nguồn:
https://www.nguoiduatin.vn/giai-ma-thu-vu-khi-khung-nhat-the-gioi-cua-hoang-de-quang-trung-a445633.html

Nhận được bài viết của kỹ sư tên lửa Vũ Đình Thanh nhân kỷ niệm ngày mất của vị anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ. Nhận thấy những phân tích của kỹ sư Vũ Đình Thanh dựa trên những nghiên cứu nghiêm túc của một nhà khoa học, chúng tôi trân trọng gửi đến độc giả bài viết như một tài liệu tham khảo, kính mong độc giả đón nhận.
                                                                Báo điện tử Người Đưa Tin


GIẢI MÃ VŨ KHÍ CÓ “HỎA LỰC KHỦNG KHIẾP” THỜI BẤY GIỜ CỦA VUA QUANG TRUNG


                                   Tượng đài tưởng nhớ vua Quang Trung.

Là một kỹ sư tên lửa, hiện đang làm việc cho một tập đoàn nghiên cứu và sản xuất tên lửa tại châu Âu, sau một thời gian dài tìm hiểu kỹ lưỡng các vũ khí thời vua Quang Trung, tôi rất mong muốn truyền tải một sự thật mà người Việt Nam chúng ta nên biết và có quyền biết: vua Quang Trung là nhân vật rất đặc biệt về công nghệ sản xuất vũ khí. Chính ông là người đã sản xuất những vũ khí “khủng” nhất thế giới thời đó.
                                                                       Kỹ sư Vũ Đình Thanh

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2019

“VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH” CỦA ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU


       


           “VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH” 
           CỦA ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU

Tháng bảy âm lịch - mùa Vu Lan báo hiếu, cũng là mùa xá tội vong nhân. Và theo tục lệ tiết tháng 7, người sống sắm lễ vật để cúng tế, đọc văn khấn kêu gọi các vong hồn “Sống đã chịu một đời phiền não/ Thác lại nhờ hớp cháo lá đa…” đến dự lễ cúng thí thực và đọc văn khấn chiêu hồn để các cô hồn đến hưởng lễ vật cúng tế, rồi tới các chùa để nghe tụng kinh niệm Phật Bài, cầu nguyện cho các cô hồn được giải thoát trong dịp lễ Vu lan để có thể giải thoát đi đầu thai, hay thoát khỏi kiếp luân hồi. Bài văn khấn lễ cúng thí thực được sư thầy, thầy cúng đọc là bài “Văn tế thập loại chúng sanh” của đại thi hào Nguyễn Du.
Bài “Văn tế thập loại chúng sanh” của đại thi hào Nguyễn Du là một áng thơ hay. Nó còn có những cái tên khác như “Chiêu hồn thập loại chúng sanh”, “Văn chiêu hồn”, “Chiêu hồn ca”, “Kinh chiêu hồn”…
Văn tế khác điếu văn. Điếu văn - là bài văn đọc khi đến viếng người vừa chết, chưa mai táng, để an ủi người thân của người vừa chết, gởi lời thương xót cùng kỷ niệm với người chết.
Văn tế có thể là văn vần, văn xuôi, hay một bài văn biền ngẫu (có nhiều câu đối nhau thành từng cặp) là bài văn tụng khi cúng tế người đã chết nhằm tỏ lòng kính trọng, thương tiếc người quá cố

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2019

BỊN RỊN TRẦN GIAN - Thơ Lê Thi Quỳnh Dung


       
                     Tác giả Lê Thi Quỳnh Dung


BỊN RỊN TRẦN GIAN

Nếu bảo tôi hãy cuốn gói lên đi về thế giới khác
Thì tần ngần tôi còn tiếc trần gian
Lúc ra đi đâu tiếc bạc tiếc vàng
Bởi tôi nghèo và từng tay trắng

Tôi chỉ ngại bên kia - thế giới khác
Không ánh trăng, không nước chảy diệu kỳ?
Không đất đá muôn màu lên hoa đẹp
Không câu hát ngọt ngào sâu lắng
Tặng dân gian trên sân khấu cuộc đời
Không cả đắng cay trong lời nhạc
lưu luyến chân người và chua xót lên môi.

Không những điều chưa nói nên lời
Chỉ ánh mắt yêu nhau từng hiểu
Dầu chỉ thoáng chốc thôi
Như món quà nhận biếu
Trần gian đầy món nợ nhân văn
Không những tình bạn buổi lang thang
Tâm tư trao nhau lời chia xẻ
Không những khúc thương à ơi người mẹ trẻ
Tiễn chồng đi không thấy ngày trở về
Ôm con mình lên tận đỉnh sơn khê
Lòng hoá đá và tình yêu hoá đá.

Tôi sống và lớn lên giữa đống tro tàn đổ nát
Tự vượt lên mình tìm số phận vui may
Luôn thất bại tôi tìm trong cô quạnh
Niềm thơ yêu mà bồi đắp tâm hồn

Nếu phải ra đi
Lòng rất bồn chồn
Chưa nói hết những điều suy nghĩ
Đôi tay trần còn nhiều mộng mị
Nên chưa thể nào viết trọn ý nhân gian.

Sao nhặt sao thưa nhìn tôi kiểu chập chờn
Tôi cúi xuống âm ỉ buồn câm lặng
Râm ran lắm thôi mình ra ngõ vắng
Nhìn cá vàng thơ thẩn một mình thôi

Dẫu có đơn côi nhưng mình tự tại
Yêu trần gian theo lối của riêng mình.
Trần gian này muôn vẻ kiếp nhân sinh
Mỗi một vẻ đoạ lòng nhau nhiều vẻ

Xin giữ cho nhau những lời chân thật
Tự đáy lòng lên nhạc lên thơ
Trần gian này còn lắm bụi mờ
Thì ít ra góc riêng mình chiu chắt.

Trần gian này còn đấy thu mơ
Dẫu hoà bình đánh đổi bằng cái chết.
Trần gian này còn đấy bụi mờ
Vẫn đẹp lắm, gợi hồn thơ bay nhảy.

                       Lê Thi Quỳnh Dung