Các 阁” là lầu các, lầu gác; “các hạ 阁下” có nghĩa đen là ở dưới lầu gác.
Về lai lịch của từ “túc hạ”, có liên quan đến một câu chuyện đau buồn:
Đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công nước Tấn gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, gặp được một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi theo giúp. Về sau, Tấn Văn Công trở về làm vua, phong thưởng cho những người có công nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi không oán giận gì, về nhà đưa mẹ vào núi ở ẩn. Tấn Văn Công nhớ ra, cho người đi tìm. Vì Giới Tử Thôi không chịu ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng để ép ông phải ra; cuối cùng, hai mẹ con ông đều chết cháy. Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm. Tấn Văn Công còn sai người chặt một khúc gỗ nơi cây Tử Thôi ôm đem về cung làm thành đôi guốc. Mỗi khi tưởng nhớ đến Giới Tử Thôi bèn nhìn xuống chân, than rằng: Đau xót thay, túc hạ!
“Tại hạ” là từ gốc Hán (nguyên ngữ 在下, có nghĩa đen là ở bên dưới). “Tại hạ” là
lời khiêm xưng.
Người Trung Quốc xưa thường dùng “khu khu tại hạ” 區區 在下 để biểu thị lời khiêm xưng, “khu khu” cũng có thể thay thế cho “tại hạ”.
Khu khu 區區: tầm thường, nhỏ bé.
“Tại
hạ”
thường dùng nhiều trong Hí khúc Trung Quốc,
hiếm gặp trong chính sử, thuộc lối xưng gọi không sách vở cho lắm. Còn có thuyết
nói “tại hạ” là lời tự xưng của dân
giang hồ. Mà thực tế, đọc truyện kiếm hiệp Tàu, ta thấy các nhân vật trong truyện
thường tự xưng là “tại hạ” khi đối thoại.
Từ này có xuất xứ từ chuyện thời xưa ở Trung Quốc khi
vào bàn tiệc, bậc tôn trưởng ngồi ở bên trên, cho nên người ta tự xưng mình là
“tại hạ” (tức kẻ ngồi ở bên dưới) một cách khiêm nhường.
Theo Chiết tự chữ Hán
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét