BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2024

BÁNH DA LỢN? – Matthew NChuong

 
           
Ghi chú lai rai cho nhẹ đầu...: "BÁNH DA LỢP"
Quí bạn đều nghe nói riết quen luôn, "bánh da lợn". Ủa, trong Nam gọi "heo" chớ đâu bao giờ gọi "lợn" (cách gọi ngoài Bắc, chỉ cùng một con vật)? Vậy, loại bánh này phải chăng có gốc từ ngoài Bắc nên gọi "bánh da lợn"? Hoàn toàn KHÔNG phải.
Ngoài Bắc, không có món này, mà chỉ ở miền Nam mới có món này đó đa!
 
Do đó, cách gọi "lợn" - trong "bánh da lợn" - không hề mang nghĩa tương đương với "heo". Vậy, "lợn" từ đâu ra?
Cách gọi gốc là BÁNH DA LỢP, ghi bằng chữ Nôm (đây là tiếng thuần Việt): bánh (𥹘) da (𤿦) lợp (). "Bánh da lợp" là loài bánh được cấu tạo có mấy lớp được lợp lại.
Nhưng vẫn lấn cấn, sao "lợp" lại biến âm thành "lợn"?
Có một lý do, đáng chú ý: Ký tự (lợp, lớp) được mượn theo cách thức "dị âm dị nghĩa". Tức mượn nguyên dạng chữ Hán , "dị âm": âm Hán-Việt là "lập", còn Nam âm là "lợp, lớp".
Còn "dị nghĩa"? Thật bất ngờ, "lập" này nghĩa là "chuồng heo", "chuồng lợn"!
 

Thành thử "BÁNH DA LỢP", bà con nghe mấy thầy "có chữ" giảng giải "lợp" là "lập", là chuồng heo, lợn, nghe ngồ ngộ lắm đa!
 
Nếu nói ..."bánh da heo", tưởng bánh làm bằng da con heo sẽ thành tưởng bở, không phải vậy! Còn nói "bánh da lợn" (chú ý: hồi trước, người trong Nam chưa quen nghe "lợn" theo nghĩa là "con heo"), nghe vui tai.
Rao bán "bánh da lợp", mà rao mềm giọng cũng dễ thành "bánh da lợn", hơn nữa đây còn là "nói chữ" như mấy thầy giảng giải. Càng hay, nghe dzui dzui, ngon lành!
 
** Bây giờ, nói riết quen rồi, "bánh da lợn". Xin nhớ: "lợn" này không dính một miếng gì với "heo" hết, mà gốc là từ "Bánh da LỢP".
 
                                                                            Matthew NChuong 

Không có nhận xét nào: