BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2024

THUYỀN, TUỒNG CHÈO ĐỜI - Thơ Chu Vương Miện


  

 
THUYỀN
 
Thuyền đua thì lái cũng đua
Bè gỗ đi trước bè dừa theo sau
                           “Ca dao kéo”
 
Lòng vòng cũng chả tới đâu
Đi theo tới vụng nước sâu thì dừng
Mùa thu sen úa hồng ngâm
Ao bèo xơ xác chờ đông sương mù
Chuyện trời chưa nắng đã mưa
Chuyện người cà dật cà chua nhức đầu
Chuyện thuyền bè chuyện giăng câu
Đò ngang mấy chuyến chờ nhau mấy lần
 
Dứt tình rồi lại tới tang
Hết dòng sông nhỏ lại sang sông dài
Yêu nhau khoai củ khoai mài
Xa nhau không ngủ thở dài suốt đêm
Xa nhau hết cứng lại mềm
Gần nhau như thể chuồn chuồn ngô bay
Vậy
Đợi qua dông
No đầy bụng dìa
Đi trẻ
Về già
Lưng khòm đi chống nạng
Chốn nào cũng vậy
Có tiền là có nhai
Không tiền thì là bị với gậy
Có tiền là có Đức Phật gia hộ
Không tiền là ác quỉ bạn thân
Giầu sang chết có âm nhạc
Kèn trống phường bát âm
Có sư cụ niệm kinh
Đầy nhóc bạn bè ngừơi thân
Đầy chật cả sân chùa
Nghèo quá
Chết không ai đến
Chỉ có hai người phu đòn
Khiêng trên vai mang chôn
Không trống
Không kèn
Không hoa
Không ai khóc
Không láng giềng thân thích
chỉ có cái huyệt dưới đất
 

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2024

NÁO LOẠN NHẠC VIỆT! – Trần Hữu Ngư



Tôi nghe nhạc Phú Quang:   
Em ơi Hanoi phố, Hanoi ngày trở về, Nỗi nhớ mùa đông, Đâu phải bởi mùa thu, Mơ về nơi xa lắm… 
Tôi nhớ anh.
Anh sinh năm 1949, tại Phú Thọ, tên đầy đủ Nguyễn Phú Quang, tên thánh Phero Nguyễn Phú Quang. Qua đời năm 2021 tại Hanoi. 
Và nhớ một câu nói của: NÁO LOẠN NHẠC VIỆT! 
Tôi cũng đã nói nhiều về vấn đề này, nhưng hình như tôi không phải là nhạc sĩ, nên tôi nói không có ai nghe! Thôi, xin đăng lại ý kiến của cố nhạc sĩ Phú Quang, dù sao anh cũng là nhạc sĩ Hà Nội nổi tiếng, may ra nói còn có người nghe.
  
Sau 75, tôi nghe nhạc Phú Quang, Dương Thụ, Phó Đức Phương, Trần Tiến… nghe để thay đổi không khí, vì sợ nghe nhiều Boléro… bị lú! (như ông ca sĩ thiên thần có cánh ở Hà Nôi nói về người nghe Boléro) và nghe để so sánh giữa cũ và mới có gì lạ không?
  
Tôi đã nghe nhạc viết về Hà Nội từ những ngày còn rất trẻ, phải công nhận rằng những ca khúc viết về Hà Nội của nhạc sĩ bên này, hay bên kia, cũ hay mới đều hay. Tôi đã từng mê giọng ca Ngọc Tân trong những tình khúc viết về Hà Nội, trong đó có bài hát của nhạc sĩ Phú Quang.
  
Tiếc rằng nhạc sĩ Phú Quang qua đời rất trẻ (1949-2021). Anh ra đi, để lại cho thế hệ này và mai sau những nhạc phẩm khó quên: Em ơi Hà Nội phố, Đâu phải bởi mùa thu, Mơ về nơi xa lắm, Nỗi nhớ mùa đông
  
Trên trang mạng “Báo mới” tháng 2.2017, có đăng ý kiến của nhạc sĩ Phú Quang như sau:
  
“… Đài truyền hình Việt Nam đang làm náo loạn nhạc Việt!...
   Nói ra tôi sợ nhà đài Tuyền hình Việt Nam tự ái, không hài lòng nhưng quả thật truyền hình đang làm náo loạn môi trường sáng tác nhạc…”.
  
Và Phú Quang tiếp tục có ý kiến:
   
“… Có các ca khúc vừa được các nghệ sĩ trẻ viết xong đã được truyền hình, giới thiệu theo kiểu: Những bài hát Việt hay nhất. Tôi không hiểu họ căn cứ vào đâu, thử thách ở đâu, theo tiêu chuẩn, hội đồng thẩm định nào để nói rằng những bài hát đó vừa sáng tác là những bài hát Việt hay nhất, mà những bài hát đó thậm chí còn chưa tròn vành, rõ chữ rõ nghĩa.
  
Hay có những bạn trẻ mùa trước là thí sinh, mùa sau đã chễm chệ ngồi vị trí huấn luyện viên, giám khảo. Các vị giám khảo đó đôi khi còn hát sai lời, sai nhạc, thậm chí một nốt nhạc bẻ đôi không biết, không hề có kinh nghiệm, kiến thức cơ bản, nhưng người ngồi ghế bình luận nhận xét như ai. Như vậy là chúng ta đang khiến cho âm nhạc Việt đi xuống, thậm chí biến dạng và suy đồi…”
  
Đây là những lời tâm huyết, đúng và đủ của nhạc sĩ Phú Quang, mà các nhà Đài, TV, Nhạc sĩ, BTV, MC cần phải “phản tỉnh”. “Xin đừng làm náo loạn nhạc Việt”. Một lời nói đau quá cho những ai còn chút văn hóa, có lòng tự trọng, nhưng lại “Phớt tĩnh Ăng Lê” cho những MC lợi dụng Âm nhạc để đánh bóng tên tuổi mình. (Lợi dụng bài hát, để MC xuất hiện trên TV, và những bài hát được cho là hay đó, bây giờ nó ở đâu rồi? Thường thì “lời nói có cánh” của MC hay hơn bài hát!)
  
Riêng tôi, xin có ý một chút suy nghĩ như sau:  
Từ thời kỳ đầu những bài hát Việt đầu tiên ra đời cho đến năm 1975, chúng ta không có nhạc sĩ nữ (?). Sau 1975 xuất hiện nhạc sĩ nữ, điều này chứng tỏ sáng tác ca khúc là một thị trường hấp dẫn và dễ nổi tiếng, và nở rộ những năm gần đây như ca sĩ nữ kiêm luôn nhạc sĩ sáng tác ca khúc.
 
Bây giờ, ra ngõ là gặp nhạc sĩ, thức một đêm sáng ra thành nhạc sĩ, có không ít những ông bà nhạc này, xin lỗi, có người “chưa sạch nước cản”, không biết viết cái khóa Sol bắt đầu từ đâu, viết nhạc như kẻ mộng du, dùng những từ khó nghe, những nốt chói tai, viết theo kiểu làm dáng, đưa cái tôi kệch cỡm… vậy mà được nhà đài lăng xê là nhân tài, với những lời bình luận của phát thanh viên như có cánh, nhưng chưa kịp nghe nó đã biến mất!
   
Nhìn chung những loại bài hát này nó không khác gì một bài văn của những học sinh cấp một, cấp hai được ghép vào những nốt nhạc để thành một bài hát, mà báo đài cho là tài năng trẻ! Sáng tác ca khúc đâu có dễ, cuộc đời viết nhạc của Văn Cao, Đoàn Chuẩn… đâu có nhiều! (Nghe đâu Văn Cao có tới ba nhạc phẩm Trương Chi, nhưng cuối cùng ông chỉ chọn có một?).
  
Ngày nay Việt Nam có rất nhiều nhà phê bình âm nhạc, cả trong lẫn ngoài nước, cho nên mới có tình trạng ca sĩ trong nước và hải ngoại ngồi ghế giám khảo. Còn về lĩnh vực sáng tác nhạc thì “trăm hoa đua nở”, những nhạc sĩ chỉ có một vài bài nghe được, những ca sĩ có giọng hát chỉ “hơn giọng hát ở đám cưới”, vậy mà họ được lên TV thường xuyên, chương trình nào cũng có họ, lại còn mở lớp dạy ca sĩ hát hay, dạy sáng tác nhạc hay!
   
Việt Nam có một nền văn hóa cao nhất thế giới: Ở bất cứ nơi đâu chúng ta cũng bắt gặp ca sĩ, nhạc sĩ, thi sĩ, văn sĩ… có thể nói nhiều như “cá nuôi bè”. Lớp nhạc sĩ đàn anh, cha, chú… đã qua đời, hoặc còn sống nhưng không sáng tác được nữa, chỉ trông chờ vào lớp trẻ. Nhưng sau vài chục năm nay, những người yêu mến âm nhạc chờ đợi những bài hát hay, mới, nhưng họ thất vọng và tự hỏi, tương lai, bài hát Việt có còn nữa không?
  
Xin thành kính đốt cho nhạc sĩ Phú Quang một nén nhang lòng. Cám ơn anh đã lên tiếng vì một nền âm nhạc nước nhà.
  
                                                                                     Trần Hữu Ngư

LIÊU TRAI CHÍ DỊ - Trần Vấn Lệ



Lạ nhỉ!  Sáng nay ra phố sớm / thấy người ai cũng dáng co ro, áo thêm một lớp... hình như lạnh, tất cả vòng tay giống học trò!
 
Hay mình đang đi trong chiêm bao?  Hay mình đang bay trời đất nào?  Mình vẫn yên mà, đang tỉnh táo.  Cõi đời tĩnh lặng chẳng xôn xao!
 
Chắc mình lạc đường?  Lạc một mình.  Người ta là cái bóng cái hình... Lung linh trước mặt là hoa lá.  Mình lặng im đường phố lặng thinh...
 
Một hồi chuông buông boong boong boong.  Tiêng ngân nghe sao buồn buồn buồn... Hay mình không phải người đang sống mà chỉ là ma vất vưỡng vương...
 
Hôm qua thơ có vài câu sót... đâu có câu nào ẩm ướt đâu? Có nhớ áo ai dài lướt thướt, lẽ nào hoa cúc nở nương dâu?
 
Lẽ nào mình lạc vô trường cũ, khuynh diệp rung rinh tưởng dáng người, như có Bà Cai ra mở cổng, sân trường không thấy học trò chơi...
 
Bao nhiêu năm nhỉ, ngôi trường ấy / bát ngát mù sương những sớm chiều...Những sớm chiều sương Thầy Giáo cũ, nắng, mưa, không xóa được buồn hiu!
 
Buồn hiu.  Tình yêu.  Hay mơ?  Mong?  Mặt trời đừng mọc nữa, phương Đông, đừng nghe rắc rắc thuyền tan vỡ, đừng thấy Quê Hương sóng chập chùng...
 
Cảm tạ Bà Cai còn cái bóng.  Cảm tạ các em... người đi đường.  Sáng nay tôi biết mình yên ổn mà thật tình tôi sa mạc hoang...
 
                                                                                    Trần Vấn Lệ

NÓNG NẮNG – Thơ Lê Phước Sinh


  

 
NÓNG NẮNG
 
Chiều rải nắng đong đều khắp chốn,
nồi hong hơi đã tới độ bung xì.
Muốn chào cười nhưng cái miệng cũng méo,
làm răng đây cho cây cỏ xuân thì...?!
 
                                               Lê Phước Sinh

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2024

ĐỀ THI KÍCH DỤC – Phiếm luận của Chu Mộng Long



 Đề thi của Sở Giáo dục & Đào tạo Nghệ An.

"Câu 2: Trong khổ thơ thứ hai, tác giả đã chỉ ra những biểu hiện nào của cuộc sống tươi đẹp để THÚC DỤC ta "đứng lên đi"?"
Người ra đề (và hiển nhiên có cả bộ phận kiểm tra đề), không thể nói là vô ý viết sai chính tả từ THÚC GIỤC thành THÚC DỤC. Chính tả, trong chương trình của ông Thuyết, chỉ cần học lớp Ba là xong, còn lại học các loại Ngữ âm học, Từ vựng học, Ngữ pháp cấu trúc, Ngữ pháp chức năng, Ngữ dụng học, Phong cách học... như một nhà ngôn ngữ học uyên bác. Uyên bác vậy mà sai chính tả là vô lý.
 
Có thể những người làm đề có lý khi viết ra từ THÚC DỤC. Thúc dục đồng nghĩa với KÍCH DỤC. Dùng từ ấy, chỉ có thể hiểu như sau:
Khổ thơ thứ hai, hình tượng "mùa để hái" cũng là "mùa yêu thương". Không phải là sự yêu thương mang giá trị tinh thần trừu tượng mà yêu bằng quan hệ xác thịt để sinh nở. "Những yêu thương sai quả nở trên cành" là một ẩn dụ nói về kết quả của hoạt động tính dục. Nôm na là trai làm cho gái có bầu. "Mùa mơ non" là mùa gái tơ động dục. "Đứng lên đi", "cứ bước" có nghĩa sau hoạt động kích dục, cả trai gái đều cùng nhau động dục để sinh năm đẻ bảy. Giống như động vật ở mùa động dục vậy! Luật cấm tảo hôn nhưng không cấm các cô cậu học trò quan hệ tình dục trước tuổi.
 

CHUỘC LƯƠNG TÂM - Tác giả khuyết danh

Hôm nay gặp câu chuyện này trên mạng FB. Tôi đọc và mắt cứ nhòa đi theo từng dòng chữ...
Ở ngưỡng U70, tôi lại muốn được khóc òa như một đứa trẻ ...
Và lại thầm mong... Giá như các con trai của tôi vô tình đọc được câu chuyện này...


HỒI ỨC

... Cách đây hơn ba chục năm, hồi tôi học phổ thông cấp III, đồng hồ đeo tay còn là thứ xa xỉ phẩm khan hiếm. Một hôm, thằng bạn cùng bàn sắm được một chiếc đồng hồ mới toanh; nó đeo đồng hồ rồi xắn tay áo lên trông thật oách làm sao, khiến cả lớp phục lăn. Chỉ vài hôm sau đã thấy mấy thằng khác cùng lớp đua nhau sắm đồng hồ đeo tay. Ngay cả trong giấc mơ tôi cũng ao ước được như chúng nó: sắm một chiếc đồng hồ để mọi người trông thấy mà thèm.
 

KỸ THUẬT NGÂM THƠ CỦA HỒ ĐIỆP - nhacxua.vn biên soạn.



Nguồn:
https://nhacxua.vn/ky-thuat-ngam-tho-cua-ho-diep-bai-bao-nam-1974-ve-nu-nghe-si-ban-tao-dan/
                                 
(Bài báo năm 1974 về nữ nghệ sĩ ban Tao Đàn)

Trước năm 1975, ngâm thơ cũng là một lĩnh vực nghệ thuật rất được công chúng yêu thích. Người ngâm thơ được gọi là “ngâm sĩ”, họ có nhiều kỹ thuật ngâm thơ cần được trau dồi, học hỏi và rèn luyện sáng tạo không khác gì kỹ thuật ca hát bên tân nhạc – cổ nhạc. Trước 1975, có nhiều ban ngâm thơ như Mây Tần, Về Nguồn, mà nổi tiếng nhất là ban Tao Đàn của thi sĩ Đinh Hùng sáng lập năm 1955, quy tụ những nghệ sĩ ngâm thơ lừng danh là Quách Đàm, Hoàng Thư, Hồ Điệp, Thái Hằng, Thanh Hùng, sau có thêm Hồng Vân, Hoàng Oanh (ca sĩ). Giọng ngâm nữ nổi tiếng nhất Sài Gòn trước 1975 phải kể tới là Hồ Điệp:
 

HÀ NỘI ƠI RA SAO BÂY GIỜ - Thơ Trần Vấn Lệ




HÀ NỘI ƠI RA SAO BÂY GIỜ 
 
Một ngày,
như mọi ngày!  Hai mươi bốn giờ không bớt, cũng không thêm một chút!
Một ngày... như mỗi ngày!
Một ngày!  Như mọi ngày!
 
Có chuyện gì hôm nay?  Sao tôi ngồi lảm nhảm?  Có chuyện gì "ghê" lắm?
Động lòng tôi?
Hôm nay?
 
Hà Nội, kìa! (*)
Ô hay!  Sao tan hoang đến thế?
Không lẽ cảnh dâu bể Trời bày đến ngổn ngang?
Tôi nghĩ đến những kẻ lang thang...
Tôi không thấy báo viết!
 
Tôi cũng không nghe ai chết giữa tình cảnh thế này:  phố trốc gốc hàng cây, điện nhiều đường dây đứt....
Tôi không thấy chùa Phật.  Cũng không thấy Nhà Thờ.
Tôi chỉ thấy mưa.  Gió và giông vồ vập!
 
Tôi nhắm nghiền hai mắt, không muốn thấy gì thêm!  Tôi không muốn tôi điên!  Tôi không muốn tôi điên!
 
Một ngày Hà Nội khó quên khi Trời xô nghiêng thành phố!
Người ta lãng quên Phật, Chúa;
không ai lãng quên Thủ Đô!
 
Những tờ báo mới mua đều có đăng Hà Nội... Báo dìm những lời ca ngợi, báo chỉ nói gió mưa...
 
Tôi nhớ bốn câu thơ của Nguyễn Bính chi lạ:
 
"Hà Nội ba mươi sáu phố phường,
lòng chàng còn để một tơ vương.
Chàng qua chiều đó, qua chiều khác,
Ôi một người đi giữa đám tang!"
 
Một ngày ngổn ngang.  Hai mươi bốn giờ.  Bao nhiêu ước mơ.  Thủ đô, Thủ đô!  Một đô thị đứng đầu cả nước, không một ai dám nói ngược để cầu phước đức, tại sao?
 
Tôi nhớ lời một bài hát như ca dao:
 
“Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu
Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói bay theo mây chiều...
Hà Nội ơi !
Nào biết ra sao bây giờ?
Ai đứng trông ai bên hồ
Khua nước trong như ngày xưa...” (**)
....

Nào Biết Ra Sao Bây Giờ?
 
                                                                           Trần Vấn Lệ

NHẶT GIÙM CHO HẾT NHỮNG BUỒN VUI – Thơ Lê Văn Trung


  

 
NHẶT GIÙM CHO HẾT NHỮNG BUỒN VUI
 
Anh về gom nhặt lá vàng xưa
Mỗi lá rơi như có hẹn hò
Hẹn đến mùa sau người trở lại
Mỗi lá rơi là một giấc mơ
 
Anh ngồi trò chuyện với trăng khuya
Nhớ áo thu ươm màu dã quỳ
Có dăm chiếc lá rơi trên áo
Và áo người bay như nắng bay
 
Những vầng trăng tròn khuyết đời nhau
Xuân hạ thu đông lá đổi màu
Chiếc lá màu trăng vàng mấy thuở
Rơi từ tiền kiếp đến nghìn sau
 
 
Từ đó anh về nhặt lá rơi
Như nhặt cơn mơ tạ lỗi người
Xin hãy vì thơ mà trở lại
Nhặt giùm cho hết những buồn vui
 
                                  Lê Văn Trung
                                     05. 05. 24

EM ĐÓNG LẠI TRÁI TIM TÌNH KHÁNH KIỆT! – Thơ Trần Mai Ngân


  


EM ĐÓNG LẠI TRÁI TIM TÌNH KHÁNH KIỆT!
 
Em đóng lại câu thơ từ trái tim
Không viết nữa khi thật lòng đã hết
Còn trong hạ mà mùa thu giãy chết
Sao hắt hiu lạc lõng đến cô liêu
 
Em khấn Phật Trời xin để không yêu
Mùa phụ rẫy trắng dòng sông bến nước
Cố quên đi chuyện buồn vui sau trước
Cho nhẹ nhàng như cơn gió thoảng qua...
 
Bài thơ cuối viết nước mắt cứ nhoà
Lem ướt giấy mực buồn loang tan vỡ
Mộng ấp ủ nay đã đành lỡ dỡ
Xa nhau rồi gãy cánh thần tiên xuân...
 
Năm năm hay nhiều năm đã lưng chừng
Hư hao mắt môi gầy lời tạ tội
Dẫu đã biết một mai rồi sẽ vội
Cũng chia tay ta hai ngã đường tình
 
Bây giờ, bây giờ còn chỉ một mình
Em đóng lại trái tim tình khánh kiệt!
 
                                 Trần Mai Ngân

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2024

“CƠM CHIM” LÀ CƠM GÌ? – Hoàng Tuấn Công



Tục ngữ Việt Nam có câu “Ai nỡ ăn cướp cơm chim” (Dị bản “Ai nỡ ăn cướp cơm chim mắm vét”). Ngoài ra còn có thành ngữ “Ăn cướp cơm chim”, được nhiều sách thu thập và xếp vào diện tục ngữ (*).
Vậy “cơm chim” là cơm gì?
-Việt Nam tự điển (Hội Khai trí Tiến đức) giảng: “cơm chim” Cơm của chim ăn. Nghĩa bóng nói cái mồi nhỏ, cái lợi nhỏ: Ăn cướp cơm chim (hà-hiếp kẻ cô-cùng mà cướp giật lấy của cải không đáng là bao)”.
-Việt Nam tự điển (Lê Văn Đức): “cơm chim dt. Cơm cho chim ăn. • Mối lợi nhỏ bị giành-giựt, bị chận lấy: Ăn cướp cơm chim”.
-Từ điển Việt Nam phổ thông (Đào Văn Tập): “cơm chim. Cơm của chim ăn. Ăn cướp cơm chim: cướp cả phần của người nghèo khó”.
-Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên): “cơm chim • dt. Cái (thường là lợi lộc) quá ít ỏi, chẳng đáng là bao ví như cơm để cho chim ăn vậy: ăn cướp cơm chim (tng.)”.
-Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên – Vietlex): “cơm chim • d. [cũ] cơm rất ít ỏi, tựa như để cho chim ăn; thường dùng để ví cái tuy quá ít ỏi, chẳng đáng là bao nhưng lại rất cần thiết để nuôi sống”. “Suốt một tháng trời đầu tắt mặt tối mới lĩnh được năm đồng bạc mà nó lại ăn cướp cơm chim như thế, lương tâm của nó đâu nào?” (Vũ Trọng Phụng).
-Từ điển tục ngữ Việt (Nguyễn Đức Dương) thu thập “Ai nỡ ăn cướp cơm chim”, và chú thích “cơm chim” là “thứ cơm được rắc ra sân cho chim ăn”, rồi giảng: “Ai nỡ ăn tranh với chim vài hạt cơm cơm (ít ỏi) được vãi ra để nuôi sống nó. Hay dùng để khuyên mọi người là chớ có làm điều đê tiện với những ai yếu thể hơn kẻo dễ bị mang tiếng xấu với đời”.
Như vậy, đa số các cuốn từ điển đều thống nhất cách hiểu “cơm chim”“cơm cho chim ăn” hoặc “cơm rất ít ỏi, tựa như để cho chim ăn”.
 
Tuy nhiên, “cơm chim” không phải là “cơm cho chim ăn” (khái niệm này không tồn tại trong cuộc sống hàng ngày), mà là nắm cơm nhỏ, vừa lòng bàn tay, gọi là “cơm nắm chim chim”.
“Chim chim” vốn chỉ động tác của bàn tay nắm vào mở ra của trẻ con ở lứa tuổi chập chững. Chúng hiếu động, thích khám phá, nên khi nhìn thấy các loài gia cầm như chim bồ câu, gà vịt trong sân nhà thì hai bàn tay liên tục mở ra, nắm vào miệng gọi “chim chim”, như muốn bắt để chơi đùa. Khi bồng bế hay chơi với trẻ, người lớn cũng thường tập cho chúng vận động tay chân và tập nói bằng cách giơ bàn tay mở ra nắm vào, miệng nói “chim chim” hoặc nói “xôi xôi; nắm xôi nắm xôi”.
 

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2024

TÌNH THI SĨ (2) – Thơ Quách Như Nguyệt, nhạc Phan Hoành Đệ, ca sĩ Hà Thảo trình bày

      
     

TÌNH THI SĨ (2)
 
Sáng nay
Nhận được thơ tình
Thơ anh
Tỏ rõ mối tình thiên thu
*
Đọc rồi
Em khóc hu hu…
Cảm động ghê lắm
Anh ơi…   chẳng ngờ
*
Từ lâu
Lặng lẽ đọc thơ
Là người ái mộ
Đâu ngờ… được thương?
*
Vô thường
Tự nhắc em luôn
Tình anh thi sĩ
Như con chuồn chuồn
*
Chuồn chuồn
Chẳng chấp thị phi
Khi vui nó ở
Khi buồn nó đi
*
Buồn buồn
Em lại đọc thơ
Bài thơ tình quá
Làm mơ mộng hoài
*
Thôn đông ngồi nhớ thôn đoài
Em đây ngồi nhớ, mong tình dài lâu
*
Ấu ờ… tình nghĩa đậm sâu
Tình mình xa lắc, qua thơ ấy mà
Ấy vậy mà rất đậm đà
Cảm ơn anh đã mặn mà yêu em!
 
Quách Như Nguyệt

MỘT EM THÔI ĐÃ ĐƯỜNG THIÊN LÝ SUỐI NỞ HOA VÀNG THƠM NẮNG MAI – Trần Vấn Lệ



Đi tìm một nụ hoa hồng trắng, không thấy nên em hái nụ vàng. Em bảo anh cầm em thổi nhẹ, mỉm cười, em nói:  một ngày tan...
 
Hoàng hôn lúc đó nhìn em nói:  nước mắt ngươi còn xanh đại dương!  Em gục đầu lên bờ ruộng ngủ, em quên lúc đó có mù sương...
 
Em thành hoang đảo đêm sao hiện, anh thấy bàn tay em nở hoa, không phải hoa vàng em mới hái mà hoa xanh biếc ánh trăng tà...
 
Em-không-gian-mở bao trùm khắp bốn biển năm châu, cả mái đình.  Em đẹp đến nhành dương liễu cũng chiều em chơm chớp lá rung rinh...
 
Em đẹp đến anh cầm bút bẻ từ nay không động bước chân ai. Một em thôi đã đường thiên lý suối nở hoa vàng thơm nắng mai...
 
                                                                                      Trần Vấn Lệ

TÌNH THI SĨ (1) – Thơ Quách Như Nguyệt, nhạc Phan Hoành Đệ, ca sĩ Hà Thảo trình bày

   
      


TÌNH THI SĨ (1)
 
Anh nói ghét nghĩa là anh thương đó
Em biết mà anh yêu chẳng so đo
Tình thi sĩ cho nên tình rất đẹp!
Rất nên thơ vì yêu để mơ màng
 
Anh nói ghét, ghét em nhiều lắm lắm!
Còn nói rằng chớ tin những bài thơ
Những bài thơ ôi quá đỗi trữ tình
Anh đã làm tặng em nhiều nhiều lắm!
 
Anh nói ghét nghĩa là anh thương đó
Em cho là như thế đó anh ơi!
Nếu không thương, thơ không tình đến thế
Nếu không yêu, thơ không nhỏ lệ buồn!
 
Tình thi sĩ, tình yêu thương bàng bạc
Bay như mây, lãng đãng sợi tơ trời
Thương với ghét, ôi lằn ranh giới mỏng
Rất nhẹ nhàng nên tình chẳng trông mong
 
Tình thi sĩ, tình yêu không biên giới!
Ngôn ngữ thơ, ôi nhớ thương vời vợi!
Hiểu đại rằng anh nói ghét là …thương
Anh biết không đời huyễn ảo lẽ thường
 
Những bài thơ anh làm… thương với ghét!
Những bài thơ anh làm... ghét với thương!
 
                                  Quách Như Nguyệt

ẢO ẢNH QUÊ NHÀ, RU – Thơ Lê Văn Trung


  
 

ẢO ẢNH QUÊ NHÀ
 
Thương dòng nước miệt mài xuôi ra biển
Có còn nghe tiếng vọng thác ghềnh xưa
Thuyền ai neo ngàn năm sầu đứng đợi
Bến hoàng hôn lá đã rụng bao mùa
 
Ta, dòng nước cứ âm thầm chảy ngược
Vẫn hoài mong tìm quê quán cội nguồn
Nơi ta đã hân hoan chào mặt đất
Nơi vui đùa tắm gội suối yêu thương
 
Ôi mãi miết chảy ngược dòng sinh tử
Bờ nào cho ta dừng lại đôi lần
Hay bất lực chạy vòng quanh số phận
Trả vay cùng duyên nợ cõi nhân gian
 
Hay bất lực như bọt bèo trôi nổi
Bến bờ xa mờ mịt khói sương chiều
Lòng bạc trắng như mây chiều bạc trắng
Trôi bập bềnh trong suốt cõi chiêm bao
 
                                                 27.04.24

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2024

SÓI XÁM CÓ THỂ THỐNG TRỊ Ở BẮC MỸ NHƯNG TẠI SAO THẤT BẠI Ở ĐÔNG BẮC Á?




Sói xám được biết đến là một trong những loài động vật có vú thành công nhất, chúng phân bố rộng rãi ở bán cầu bắc, từ Âu Á đến Bắc Mỹ. Sói được coi là loài động vật rất đoàn kết, chúng sống theo nhóm và hành động cùng nhau, chúng tạo ra những bầy rất có tổ chức và kỷ luật, được coi là một sự tồn tại đáng sợ trong tự nhiên.
 
Sói xám sống ở các vùng khác nhau sẽ có số phận khác nhau, chẳng hạn ở Bắc Mỹ, chúng được coi là vua của các loài thú và thống trị khu vực địa phương. Tuy nhiên, ở Đông Bắc Á, sói xám lại bị hổ đánh gục và sự gia tăng dân số của chúng bị hổ ức chế nghiêm trọng.

Tại sao lại có khoảng cách như vậy?
 
Các khu vực thoáng đãng thuận lợi cho việc hình thành bầy sói lớn
Như chúng ta đã biết, một cá thể sói đơn độc không đáng sợ, nhưng bầy sói do chúng tạo thành thường bất khả chiến bại, vì vậy, điểm mấu chốt là liệu sói có thể hình thành bầy sói quy mô lớn ở một khu vực nhất định hay không.