La Thụy chân thành cám ơn ông Phan Chính, nguyên chủ tịch Chi Hội VHNT thị xã La Gi tặng tập sưu khảo LA GI ĐẤT XƯA DIỆN HẢI BỐI LÂM. Mạn phép được trích đăng bài viết thứ hai trong tập sưu khảo này.
ÂM VÀ NGỮ NGHĨA ĐỊA DANH LA GI
Địa danh La Gi xuất phát từ phần đất gồm các làng nằm ở cửa sông La Di (còn gọi là sông Dinh). Qua sách xưa, trong châu bản “Doanh điền biểu văn” của Nguyễn Thông năm 1877 và Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán Nhà Nguyễn soạn xong năm 1882 đã từng đề cập đến địa danh La Di gắn liền với vị trí địa lý tự nhiên ngày nay. Như vậy địa danh La Di từ khá lâu đã có trước làng Hàm Tân và sau đó là huyện Hàm Tân được thành lập vào năm 1916.Tuy nhiên, dưới thời Pháp thuộc bản đồ tỉnh Bình Thuận trong “Annuaire général de L’Indochine 1910” và các văn bản hành chánh của Tòa công sứ Bình Thuận đều viết “Ladi” thành “Lagi” tồn tại đến bây giờ.
Thông thường địa danh đều có liên quan đến địa vật, địa hình thiên nhiên, cầm thú hoặc từ sự sùng bái của con người. Nhưng trong quá trình “cộng cư” ngôn ngữ với người bản địa đã được Việt hóa trở thành ngữ âm địa phương rồi ghi chép lên bản đồ hoặc có phần do người dịch để phục vụ cho yêu cầu hành chánh đã làm sai lệch nguyên ngữ. Nếu cho rằng chữ La là yếu tố của một địa danh như La Chử, La Vang, La Hai, La Qua…từ miền Bắc đến miền Trung và riêng tại Bình Thuận cũng có La Gàn, La Bá, La Ngâu, La Dạ, La Ngà…thì chưa hẵn đây là những địa danh có từ tố La thường gặp ở dạng địa danh vùng miền. Ở Phan Rang có con sông tên La Gi cũng gọi là sông Dinh hay sông K’rong Pha (theo Sổ tay địa danh Việt Nam của Đinh Xuân Vịnh –NXB.ĐHQGHN-2002) để nghĩ đến nhiều hơn là ngữ âm của người Chăm. Trong “Địa danh học Việt Nam của PGS.TS. Lê Trung Hoa, NXB.KHXH-2011” nói đến nhóm địa danh gốc Chăm có quan hệ về ngữ âm, đó là từ “Lagi” vay mượn ngữ âm “Mưli”(?). Có một số bản đồ được lập dưới thời phong kiến, địa danh La Gi viết bằng mã chữ Hán Nôm dịch nghĩa thì từ Di đối với người Tàu xưa ám chỉ những nước nhỏ ở miệt phương đông cũng không có cơ sở nào hợp lý, còn các nghĩa khác lại càng khó hiểu hơn. Có thể coi địa danh La Di với La (ngữ âm người thiểu số) là thành tố của Di (chữ Hán), về mặt ngữ âm La kết hợp với ngữ nghĩa Di tưởng chừng vô lý nhưng thực tế có nhiều địa danh đã hình thành từ trường hợp đó. Cũng có thể do cách sao chép, lỗi viết (I thành L), phiên âm đưa vào văn bản hành chánh từ La nguyên gốc là Ia (nước, sông, suối…) mà người dân tộc Tây nguyên, Chăm đều dùng đứng trước một địa danh (như Ia Dom, Ia Grai (ở Gia Lai, Kontum), Ia Trang (Nha Trang), Ia Talai (Gia Lai)…Về chữ viết từ La Di thành Lagi có từ khi Pháp đô hộ cầm quyền, căn cứ vào ngữ âm, chữ Hán Nôm ghi trên bản đồ triều Nguyễn và được phiên âm để dùng làm địa danh hành chánh.
Từ chữ viết “La Gi” đã dẫn đến cách phát âm có khác nhau, đặc biệt với người ở xa đến, kể cả phát thanh viên các đài Phát thanh truyền hình trung ương đọc địa danh La Gi là “La-ghi”. Với dân bản xứ hoặc đã sống lâu năm ở đây đã quen đọc La Gi là La-di hoặc La-zi. Qua đó mới thấy từ phiên âm nguyên ngữ sang chữ viết thì chữ La Di là dễ nghe hơn.
Nói về địa danh La Di/ La Gi đã có từ giữa thế kỷ 19, còn làng Hàm Tân chỉ có tên từ phần đất làng Phước Lộc (cửa biển La Gi) tách ra và trở thành trú sở của huyện Hàm Tân được thành lập năm 1916 thuộc tổng Đức Thắng, phủ Hàm Thuận. Từ khi còn huyện Tuy Định và từ 1854- 1905 là Tuy Lý, địa bàn Hàm Tân/ La Gi bây giờ chỉ có các tên làng Phước Lộc, Tân Hải, Tân Nguyên, Tân Quý…(theo Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn Bình Thuận của Nguyễn Đình Đầu). Nói đến địa danh Hàm Tân cũng tương tự như La Gi. Huyện Hàm Tân ngày xưa thuộc phủ Hàm Thuận, nguyên là vùng đất ruộng có đông cư dân Chăm sinh sống. Từ “Hàm” nguyên gốc của người Chăm là “Hamu” tức ruộng, lân cận có Hamu Akăm (Ma Lâm), Hamu Lithit (Phan Thiết) và Hamu được Việt hóa, phát âm thành Hàm với các làng xã Hàm Đức, Hàm Phú, Hàm Trí, Hàm Chính…Theo đó địa danh Hàm Tân từ chữ Hamu (Hàm) của Chăm đã Việt hóa và kết hợp với từ Hán-Việt là Tân. Nếu căn cứ ngữ nghĩa của từ Hàm theo Hán-Việt thì không có quan hệ gì với chữ Tân là mới (hoặc bến sông, khách).
Lạm bàn về địa danh của một vùng đất cách đây trên cả trăm năm quả là phức tạp, đòi hỏi đến sự hiểu biết thấu đáo thuộc phạm vi mang tính khoa học độc lập này. Nhưng với tình cảm của những người đang sống và thừa hưởng các giá trị bản sắc văn hóa ở đây sẽ không khỏi băn khoăn, tự hỏi về lai lịch, nguồn gốc hình thành của địa phương vẫn còn nhiều điều chưa được khẳng định.
PHAN CHÍNH
ÂM VÀ NGỮ NGHĨA ĐỊA DANH LA GI
Địa danh La Gi xuất phát từ phần đất gồm các làng nằm ở cửa sông La Di (còn gọi là sông Dinh). Qua sách xưa, trong châu bản “Doanh điền biểu văn” của Nguyễn Thông năm 1877 và Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán Nhà Nguyễn soạn xong năm 1882 đã từng đề cập đến địa danh La Di gắn liền với vị trí địa lý tự nhiên ngày nay. Như vậy địa danh La Di từ khá lâu đã có trước làng Hàm Tân và sau đó là huyện Hàm Tân được thành lập vào năm 1916.Tuy nhiên, dưới thời Pháp thuộc bản đồ tỉnh Bình Thuận trong “Annuaire général de L’Indochine 1910” và các văn bản hành chánh của Tòa công sứ Bình Thuận đều viết “Ladi” thành “Lagi” tồn tại đến bây giờ.
Thông thường địa danh đều có liên quan đến địa vật, địa hình thiên nhiên, cầm thú hoặc từ sự sùng bái của con người. Nhưng trong quá trình “cộng cư” ngôn ngữ với người bản địa đã được Việt hóa trở thành ngữ âm địa phương rồi ghi chép lên bản đồ hoặc có phần do người dịch để phục vụ cho yêu cầu hành chánh đã làm sai lệch nguyên ngữ. Nếu cho rằng chữ La là yếu tố của một địa danh như La Chử, La Vang, La Hai, La Qua…từ miền Bắc đến miền Trung và riêng tại Bình Thuận cũng có La Gàn, La Bá, La Ngâu, La Dạ, La Ngà…thì chưa hẵn đây là những địa danh có từ tố La thường gặp ở dạng địa danh vùng miền. Ở Phan Rang có con sông tên La Gi cũng gọi là sông Dinh hay sông K’rong Pha (theo Sổ tay địa danh Việt Nam của Đinh Xuân Vịnh –NXB.ĐHQGHN-2002) để nghĩ đến nhiều hơn là ngữ âm của người Chăm. Trong “Địa danh học Việt Nam của PGS.TS. Lê Trung Hoa, NXB.KHXH-2011” nói đến nhóm địa danh gốc Chăm có quan hệ về ngữ âm, đó là từ “Lagi” vay mượn ngữ âm “Mưli”(?). Có một số bản đồ được lập dưới thời phong kiến, địa danh La Gi viết bằng mã chữ Hán Nôm dịch nghĩa thì từ Di đối với người Tàu xưa ám chỉ những nước nhỏ ở miệt phương đông cũng không có cơ sở nào hợp lý, còn các nghĩa khác lại càng khó hiểu hơn. Có thể coi địa danh La Di với La (ngữ âm người thiểu số) là thành tố của Di (chữ Hán), về mặt ngữ âm La kết hợp với ngữ nghĩa Di tưởng chừng vô lý nhưng thực tế có nhiều địa danh đã hình thành từ trường hợp đó. Cũng có thể do cách sao chép, lỗi viết (I thành L), phiên âm đưa vào văn bản hành chánh từ La nguyên gốc là Ia (nước, sông, suối…) mà người dân tộc Tây nguyên, Chăm đều dùng đứng trước một địa danh (như Ia Dom, Ia Grai (ở Gia Lai, Kontum), Ia Trang (Nha Trang), Ia Talai (Gia Lai)…Về chữ viết từ La Di thành Lagi có từ khi Pháp đô hộ cầm quyền, căn cứ vào ngữ âm, chữ Hán Nôm ghi trên bản đồ triều Nguyễn và được phiên âm để dùng làm địa danh hành chánh.
Từ chữ viết “La Gi” đã dẫn đến cách phát âm có khác nhau, đặc biệt với người ở xa đến, kể cả phát thanh viên các đài Phát thanh truyền hình trung ương đọc địa danh La Gi là “La-ghi”. Với dân bản xứ hoặc đã sống lâu năm ở đây đã quen đọc La Gi là La-di hoặc La-zi. Qua đó mới thấy từ phiên âm nguyên ngữ sang chữ viết thì chữ La Di là dễ nghe hơn.
Nói về địa danh La Di/ La Gi đã có từ giữa thế kỷ 19, còn làng Hàm Tân chỉ có tên từ phần đất làng Phước Lộc (cửa biển La Gi) tách ra và trở thành trú sở của huyện Hàm Tân được thành lập năm 1916 thuộc tổng Đức Thắng, phủ Hàm Thuận. Từ khi còn huyện Tuy Định và từ 1854- 1905 là Tuy Lý, địa bàn Hàm Tân/ La Gi bây giờ chỉ có các tên làng Phước Lộc, Tân Hải, Tân Nguyên, Tân Quý…(theo Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn Bình Thuận của Nguyễn Đình Đầu). Nói đến địa danh Hàm Tân cũng tương tự như La Gi. Huyện Hàm Tân ngày xưa thuộc phủ Hàm Thuận, nguyên là vùng đất ruộng có đông cư dân Chăm sinh sống. Từ “Hàm” nguyên gốc của người Chăm là “Hamu” tức ruộng, lân cận có Hamu Akăm (Ma Lâm), Hamu Lithit (Phan Thiết) và Hamu được Việt hóa, phát âm thành Hàm với các làng xã Hàm Đức, Hàm Phú, Hàm Trí, Hàm Chính…Theo đó địa danh Hàm Tân từ chữ Hamu (Hàm) của Chăm đã Việt hóa và kết hợp với từ Hán-Việt là Tân. Nếu căn cứ ngữ nghĩa của từ Hàm theo Hán-Việt thì không có quan hệ gì với chữ Tân là mới (hoặc bến sông, khách).
Lạm bàn về địa danh của một vùng đất cách đây trên cả trăm năm quả là phức tạp, đòi hỏi đến sự hiểu biết thấu đáo thuộc phạm vi mang tính khoa học độc lập này. Nhưng với tình cảm của những người đang sống và thừa hưởng các giá trị bản sắc văn hóa ở đây sẽ không khỏi băn khoăn, tự hỏi về lai lịch, nguồn gốc hình thành của địa phương vẫn còn nhiều điều chưa được khẳng định.
PHAN CHÍNH
3 nhận xét:
Từ Thành phố Hồ Chí Minh đến thị xã La Gi (Bình Thuận), khoảng 150 km. LA GI đọc /la zi/. Nhiều du khách thắc mắc nguồn gốc của địa danh này, họ gọi là La Ghi. Trong các văn bản cổ của triều Nguyễn viết về LA GI bằng chữ Hán, nếu phiên âm ra tiếng Việt thì đọc là LA DI. Các cựu quan thời Nguyễn để lại câu đối: “- La Di bình nguyên chi địa, diện hải bối lâm, sa bà thế giới, nông trang khả đạt / - Hàm Tân lập xã chi sơ, tiền Đinh nhi Nguyễn, thảo muội kinh doanh, công nghiệp dĩ thành”.(Dịch ý: La Di đất đồng bằng, mặt giáp biển, lưng tựa rừng, thế giới sa bà, nghề nông có thể đạt / Làng Hàm Tân buổi ban sơ, trước họ Đinh sau họ Nguyễn, cùng nhau khai khẩn lúc còn hoang vu, cơ nghiệp thành công).
"Về chữ viết từ La Di thành Lagi có từ khi Pháp đô hộ cầm quyền, căn cứ vào ngữ âm, chữ Hán Nôm ghi trên bản đồ triều Nguyễn và được phiên âm để dùng làm địa danh hành chánh." (Phan Chính)
Người Pháp đọc chữ D thành Đ (đê), nếu viết theo âm Hán Việt LA DI, thì người Pháp sẽ đọc là /la đi/ vì vậy họ viết thành LA GI để đọc cho gần đúng với ngữ âm của dân bản địa /la zi/
Nếu thêm dấu huyền vào hai tiếng LA GI thành LÀ GÌ và đọc /là zì/ có đọc /là ghì/ đâu!
Nhà thơ Phạm Tường Đại có bài thơ LA GI LÀ GÌ như sau:
LA GI LÀ GÌ?
Hỡi em La Gi là gì?
Là thiên di thuở hàn vi đất trời
Là con suối chảy giữa đời
Từ nguồn mang nước về khơi đong đầy
Là muôn chim đến hội bầy
Xây thành tổ ấm từ ngày hoang sơ
Là con thuyền chở ước mơ
Vượt phong ba đến bến bờ vinh quang
La Gi biển bạc non vàng
Trăng treo đỉnh Cú nắng tràn Đồi Dương
Hòn Bà lãng đãng khói sương
Dinh Thầy linh ứng bốn phương hội hè!
Phạm Tường Đại
Đăng nhận xét