BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2019

MỘT BÀI THƠ VỊNH ẢNH KHÔNG ĐỀ TUYỆT HAY - Châu Thạch


   


KHÔNG ĐỀ 
        
Đi hết núi anh tìm mà chưa gặp
Hoàng hôn tím tiếp tiếp bình minh hồng
Rét mướt mùa đông nắng nung mùa hạ
Anh vẫn chưa tìm được lá diêu bông !

Tới cảnh danh lam anh cầu khẩn Phật
Lại đụng đầu với những sắc không
Mang từ bi anh đi tìm gặp Chúa
Chúa bảo tình con Chúa cũng đau lòng

Anh cứ đi, đi mãi tới đầu sông
Đến tận man thiên nước chảy xuôi dòng
Anh chợt nhận ra một điều rất thật
Tay Em sau lưng dấu lá diêu bông.              

                                        ZuLu DC

TẶNG EM CHIẾC LÁ VÀNG - Thơ Quách Như Nguyệt, nhạc và hòa âm: Nguyễn Thanh Hùng


       
                      Nhà thơ Quách Như Nguyệt


TẶNG EM CHIẾC LÁ VÀNG

Chiếc lá nào tôi muốn tặng riêng em   
Chiếc lá mùa thu, chiếc lá vàng                          
Tôi đem ép vào thơ mùa thu trước                     
Mùa thu này mang đến tặng, trao em                

Chiếc lá đơn sơ cầm trong tay                            
Chiếc lá dường như có mây bay                         
Bỡ ngỡ, bồi hồi em cảm động                           
Quà nghèo, em có ngạc nhiên không?             

Chiếc lá vàng mang đến tặng em cưng                       
Chiếc lá thu mưa, thương mấy cho vừa             
Chiếc lá khô còn thơm mùi hoa sữa                    
Ướp tình tôi còn ngơ ngác ươm mơ         

Tặng lá vàng xin đổi chút tình dư
Yêu anh nha, xin hãy đừng do dự
Đừng chần chờ, đừng ngại ngần, tư lự
Hãy yêu anh, xin em chớ ưu tư

Nhẹ nhàng thôi một chút tình thật nhẹ
Như lá vàng bay, thoảng lay trong gió
Nhẹ nhàng thôi tình tưởng không mà có
Nhẹ nhàng thôi, nếu không yêu thì thương

Nhẹ nhàng thôi… tình như mây, như sương
Nhẹ nhàng thôi… tình thật đẹp chẳng ngờ!

                                    Quách Như Nguyệt


       

Nhạc và hòa âm: Nguyễn Thanh Hùng
Ca sĩ: Nguyễn Anh Tuấn
Thơ: Quách Như Nguyệt

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2019

TẢN MẠN TÂM SỰ QUA THEO DÕI MỘT CUỘC TRANH LUẬN - Lê Nghị


             
                            Tác giả Lê Nghị


TẢN MẠN TÂM SỰ QUA THEO DÕI MỘT CUỘC TRANH LUẬN
                                                                                      Lê Nghị

Cuối tuần được đọc các ý kiến thân hữu tranh luận xung quanh hai cụm từ “miên trường”“bóng tà huy bay” thấy vui, mở rộng thêm kiến thức, nghe được thông tin nhiều chiều. Thật ra những bài này cũng tương tự nhiều bài khác, mình đã đọc vài lần, nhưng không bình luận. Lý do không phải sợ mất lòng một phía mà sợ bị ném đá từ cả hai phía. Hi,hi. Nhưng đã trình bày thì thật lòng, hiểu sao nói vậy, quý ACE thông cảm.

TRUYỆN NGẮN “CÂY TÁO ÔNG LÀNH” - Hoàng Cát

Có nhiều người nghe câu chuyện về “Cây táo ông Lành” của Hoàng Cát nhưng chưa đọc được nguyên văn… Xin post lại truyện ngắn này với lời kết án của Tạp chí Cộng sản vào thời gian tác phẩm ra đời. Có lời bình ngắn gọn của Nguyễn Trọng Tạo sau này…


             
                 Nhà thơ Hoàng Cát (bên trái) cùng nhà thơ Xuân Diệu.

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2019

ALEXANDRE DE RHODES VÀ SỰ TƯỞNG TƯỢNG VỀ LỊCH SỬ CẬN ĐẠI CỦA NỀN SỬ HỌC VIỆT NAM - Khôi Nguyễn

Nguồn:
https://usvietnam.uoregon.edu/vi/2019/11/27/alexandre-de-rhodes-va-su-tuong-tuong-ve-lich-su-can-dai-cua-nen-su-hoc-viet-nam/?fbclid=IwAR0FFflok2L4KV0VHhyeOPGCeRDdWh1xRklsnPm2Z6LmzdKGIE2Oe_VUHj4

               
                         Alexandre de Rhodes Ảnh: Internet


ALEXANDRE DE RHODES VÀ SỰ TƯỞNG TƯỢNG VỀ LỊCH SỬ CẬN ĐẠI CỦA NỀN SỬ HỌC VIỆT NAM

                                                                  Tác giả: Khôi Nguyễn 
                                                              (Đại học Oregon, Hoa Kỳ)

Gần đây, thành phố Đà Nẵng muốn lấy tên Alexandre de Rhodes để đặt tên đường phố. Một số trí thức, trong đó có nhiều người giảng dạy lịch sử trong môi trường đại học, viết thư phản đối, cho rằng Alexandre de Rhodes là một nhà truyền giáo mang tư tưởng thực dân, là kẻ có tội với Việt Nam. Lá thư của họ khiến cho thành phố Đà Nẵng rút lại ý định.
Tuy vậy, những người phản đối ấy hoàn toàn dựa theo những niềm tin có tính tưởng tượng về Alexandre de Rhodes nói riêng và hình ảnh “Tây phương” nói chung, được kiến tạo từ trước 1975 ở miền Bắc.
Bài viết này nhắc lại một cách ngắn gọn những tưởng tượng về lịch sử ấy để gợi mở cho chúng ta suy nghĩ về sử học, giáo dục và chính trị đương đại.

CHÚNG TA MẤT HẾT CHỈ CÒN NHAU, VỊNH TRANH GÀ LỢN - Thơ Vũ Hoàng Chương


   

Theo ông Hoàng Tấn, nhà thơ Vũ Hoàng Chương làm bài thơ “Chúng Ta Mất Hết Chỉ Còn Nhau” tặng nghệ nhân Quách Thị Hồ, người hát ca trù hay nhất Việtnam (danh hiệu NSND), xưa từng là bạn cố tri của nhà thơ Vũ Hoàng Chương.
Hát ca trù cần có “đàn đáy”, do đó nội dung bài thơ sau đây đầy ắp những từ hát cô đầu, âm thanh vang tiếng “sênh, đàn, phách”.


    


CHÚNG TA MẤT HẾT CHỈ CÒN NHAU

Sáng chưa sáng hẳn tối chưa đành
Gà lợn om sòm cả bức tranh
Rằng vách có tai thơ có họa
Biết lòng ai đỏ mắt ai xanh

Dấu hỏi xoay quanh trọn kiếp người
Sên bò nát óc máu thắm rơi
Chiều nay một dấu than buông dứt
Đanh đóng vào săng tiếng trả lời

Chúng ta mất hết cả rồi sao ?
Cả đến âm thanh một thuở nào !
Da trống tơ đàn ôi trúc phách
Đều khổ như khúc hát gầy hao

Đàn mang tiếng đáy mà không đáy
Mất hết rồi sao sợi nhớ thương
Tay phách từ lâu nay lạc phách
Không còn đựng mãi bến Tầm Dương.

Hơi ca nóng đã tan thành tuyết
Để tiếp vào cho nó đỡ xanh
Bạc mệnh hỡi ai hoàn mệnh bạc
Đâu còn ấm nữa rượu tàn canh ?

Hay là đêm ấy Ngưu lìa Chúc
Xé nát mình ra hoen mắt ai?
Còn có gì đâu cho mắt trống
Đập lên hoang vắng đến ghê người !

Âm thanh mất hết còn chi đâu ?
Gắng gượng cho thêm hồn nhọc đau
Ba kiếp long đong ngồi chụm lại
Chúng ta mất hết chỉ còn nhau.

                          Vũ Hoàng Chương

TIẾNG NÓI VÀ CHỮ VIẾT CỦA VIỆT NAM - Hoàng Đằng


                
                                    Tác giả Hoàng Đằng


          TIẾNG NÓI VÀ CHỮ VIẾT CỦA VIỆT NAM
                                    (Ngôn ngữ và văn tự)
                                                                               Hoàng Đằng

Thời gian này, có ý kiến trái chiều về việc lấy tên giáo sĩ Francisco De Pina và giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre De Rhodes) đặt tên cho hai con đường nào đó tại Đà Nẵng.
Qua những ý kiến đưa ra, tôi thấy đang có sự lẫn lộn giữa TIẾNG NÓI và CHỮ VIẾT (Ngôn ngữ và văn tự) ngay cả trong giới trí thức.

KHÁM PHÁ HỒ TÂY: NHÀ TRANH, GỐC LIỄU CỦA THẠCH LAM - Nguyễn Ngọc Tiến


                                     Nhà văn Thạch Lam và các tác phẩm tiêu biểu


       KHÁM PHÁ HỒ TÂY: 
       NHÀ TRANH, GỐC LIỄU CỦA THẠCH LAM 
                                                                   Nguyễn Ngọc Tiến

Hồ Tây gắn liền với những văn sĩ tài hoa bậc nhất của thi đàn Việt Nam, từ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, cho đến sau này là Thạch Lam, tác giả của “Hà Nội ba sáu phố phường”. Nhà văn yểu mệnh này có căn nhà soi bóng xuống Hồ Tây, đã đi vào thơ bạn bè mà không hề tô vẽ: Tây Hồ có danh sĩ/ Nhà thì ở nhà tranh/ Cửa trúc cài phên gió/ Trước thềm bóng liễu xanh…”
  

KHÁM PHÁ HỒ TÂY: PHAN KẾ BÍNH VÀ “ĐÊM TRĂNG CHƠI Ở HỒ TÂY” - Nguyễn Ngọc Tiến


                                                         Học giả Phan Kế Bính


KHÁM PHÁ HỒ TÂY: PHAN KẾ BÍNH VÀ “ĐÊM TRĂNG CHƠI Ở HỒ TÂY
                                                                    Nguyễn Ngọc Tiến

Thụy Khuê là làng bên Hồ Tây có truyền thống văn học. Làng có văn chỉ ở cạnh đình Đoài. Về học hành, có ông Nguyễn Đoan (1473 - ?) đỗ tiến sĩ đời vua Lê Hiến Tông (1502). Đến đời Nguyễn, ít người đỗ đạt hơn, chỉ có gia đình cụ Tú nho sinh ra Phan Kế Bính là học hành cao hơn cả. Bài ký Đêm trăng chơi Hồ Tây của ông có thể coi là một áng văn tuyệt bút viết về thắng cảnh lừng danh này của Thăng Long - Hà Nội.

QUỐC HIỆU ĐẠI NGU THỜI NHÀ HỒ MANG Ý NGHĨA GÌ? - Nguyễn Thanh Điệp




Theo Từ điển bách khoa Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt:

Đại Ngu (大虞) là quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ, tồn tại từ năm 1400 đến khi cha con Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương bị bắt năm 1407.
Quốc hiệu Đại Việt được đổi thành Đại Ngu vào tháng 3 năm 1400 khi Hồ Quý Ly lên nắm quyền. Sau đó vào tháng 4 năm 1407, nhà Hồ bị thất bại trước nhà Minh, và tên Đại Ngu không được dùng làm quốc hiệu từ thời điểm đó. Sau khi nhà Hậu Lê chiến tranh giành lại độc lập, quốc hiệu của Việt Nam đổi lại thành Đại Việt.
Chữ “Ngu” () trong quốc hiệu “Đại Ngu” (大虞) của nhà Hồ có nghĩa là “sự yên vui, hòa bình", không phải chữ "Ngu" () mang nghĩa là "ngu ngốc". “Đại Ngu” có thể hiểu là ước vọng về một sự bình yên rộng lớn trên khắp cõi giang sơn.

Có một thuyết khác cho rằng họ Hồ là con cháu Ngu Thuấn, là một trong Ngũ Đế nổi tiếng ở Trung Hoa thời thượng cổ. Sau này con Ngu Yên là Vĩ Mãn được Chu Vũ Vương của nhà Chu phong cho ở đất Trần, gọi là Hồ công Mãn, sau dùng chữ Hồ làm tên họ.[cần dẫn nguồn] Hồ Quý Ly nhận mình là dòng dõi họ Hồ, con cháu Ngu Thuấn, nên đặt quốc hiệu là Đại Ngu.


QUỐC HIỆU ĐẠI NGU THỜI NHÀ HỒ MANG Ý NGHĨA GÌ?
                                                                          Nguyễn Thanh Điệp

Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, Hồ Quý Ly trước có tên Lê Quý Ly, tự là Lý Nguyên, sinh năm Ất Hợi (1335), quê ở tỉnh Thanh Hóa ngày nay. Hồ Quý Ly có 2 cô làm phi tần của Trần Minh Tông, một bà sinh ra Trần Nghệ Tông, một sinh ra Trần Duệ Tông, nhờ đó nên được vua Trần tin dùng.


Theo sách “Việt Nam sử lược”, từ lúc làm vua cho tới khi làm thái thượng hoàng, Trần Nghệ Tông một mực tin dùng Hồ Quý Ly, bất chấp mọi sự can ngăn của hoàng thân quốc thích.


Theo sách “Lịch triều hiến chương loại chí”, sau khi thượng hoàng Trần Nghệ Tông qua đời năm 1394, Hồ Quý Ly ngày càng chuyên quyền. Đến tháng 3/1400, ông phế bỏ cháu ngoại là vua Trần Thiếu Đế tự xưng làm vua.


Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, sau khi lên ngôi, Hồ Quý Ly cho xây dựng kinh đô mới ở Vĩnh Lộc (Thanh Hoá) đổi tên nước thành Đại Ngu và tập trung xây dựng quân đội. Hồ Quý Ly đổi quốc hiệu nước ta từ Đại Việt sang Đại Ngu, với mong muốn xây dựng một quốc gia phồn thịnh. Đại Ngu theo tiếng Hán còn có nghĩa “Sự yên vui, hoà bình”.


Theo “Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục”, Hồ Quý Ly từng cho thống nhất lại chuẩn đo lường để buôn bán; quy định người đỗ thi Hương phải qua kỳ thi Toán pháp mới được thi Hội; lưu thông tiền giấy.


Không được nhân dân ủng hộ, nhà Hồ nhanh chóng thất bại như Hồ Nguyên Trừng đã nói: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo”.


Theo sách “Việt Nam sử lược”, nhà Hồ trị vì từ năm 1400-1407, trải qua 2 đời vua gồm Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương. Sau khi kháng chiến thất bại, cha con Hồ Quý Ly bị bắt.

                                                                            Nguyễn Thanh Điệp

Nguồn:
https://news.zing.vn/quoc-hieu-dai-ngu-thoi-nha-ho-mang-y-nghia-gi-post1019016.html

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2019

SỰ THẬT LOÀI CHIM “BẮT CÔ TRÓI CỘT” KỲ LẠ CỦA VIỆT NAM - Hà Nguyễn

Không chỉ có tên gọi độc đáo, loài chim bắt cô trói cột còn là loài chim có nhiều đặc điểm kỳ lạ của Việt Nam. Ở Việt Nam, chim bắt cô trói cột có ở hầu hết các nơi từ vùng núi rừng đến vùng đồng bằng.


    
             Chim bắt cô trói cột có tên khoa học là Cuculus micropterus.
                                                       Ảnh: wordpress.
      

SỰ THẬT LOÀI CHIM “BẮT CÔ TRÓI CỘT” KỲ LẠ CỦA VIỆT NAM 
                                                                           Hà Nguyễn

 
Đây là loài chim cu cỡ trung bình, con trống và con mái có vẻ ngoài khá giống nhau. Ảnh: thienduongcacanh.

 
Trên thế giới, chim bắt cô trói cột phân bố ở châu Á, từ Pakistan, Ấn Độ, Sri Lanka đến Indonesia ở phía nam và Trung Quốc. Ảnh: thienduongcacanh.

 
Chim bắt cô trói cột thường sống trong rừng, ở độ cao trên 3.600m. Ảnh: blogspot.

 
Chim bắt cô trói cột có nửa thân trên màu trắng trong khi nửa dưới có nhiều vạch trắng đen. Chim non trong tổ có miệng màu đỏ cam và viền màu vàng. Ảnh: pinimg

 
Loài chim kỳ lạ này thích sống trong các khu rừng thường xanh và xanh tạm thời, tuy nhiên chúng cũng sống trong các khu vườn và bụi cây. Ảnh: birdwatchingvietnam.

 
Ở Việt Nam, chim bắt cô trói cột có ở hầu hết các nơi từ vùng núi rừng đến vùng đồng bằng. Ảnh: pinimg.

                                                                                        Hà Nguyễn


Nguồn:
https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/su-that-loai-chim-bat-co-troi-cot-ky-la-cua-viet-nam/20191201023213526  
                                                                           

CẢM NHẬN KHI ĐỌC TẬP THƠ “SÓNG NGẦM” CỦA NGÔ NGUYỄN - Đặng Xuân Xuyến


                   
                        Tác giả bài viết Đặng Xuân Xuyến


Nhận được tập thơ Sóng Ngầm cũng đã mươi ngày nhưng bận quá nên chiều nay tôi mới “lôi” Sóng Ngầm ra đọc. Giở đi giở lại, cứ vẩn vơ ý nghĩ: thơ tình của nhà thơ tuổi đã xấp xỉ 80 không biết cái “khoản yêu” kia có được “hùng hục như trâu húc bờ” hay chỉ “lả lướt” vài ba nét nhấn nhá cho có chút vị gọi là hương yêu? Nghĩ thế nên tôi chưa vội đọc mà lẩn thẩn ngồi đếm xem tập thơ có bao nhiêu bài. Vâng. Tập thơ nho nhỏ, xinh xinh với 80 bài, đa phần là những bài thơ ngắn, số đông là thơ tình. Đúng như tiêu đề của tập thơ: SÓNG NGẦM - Thơ tình ** Ngô Nguyễn đã trình làng.

NGHE THƠ LÊ ĐÌNH HẠNH QUA TIẾNG NGÂM KIM LOAN - Châu Thạch


            
                             Nghệ sĩ ngâm thơ Kim Loan


NGHE THƠ LÊ ĐÌNH HẠNH QUA TIẾNG NGÂM KIM LOAN
                                                                                         Châu Thạch

Nghệ sĩ ca ngâm Kim Loan, tên thật Hồ Nguyên Hằng, là nghệ sĩ ở đẳng cấp nào tôi không được biết, nhưng sự mến mộ của giới văn nghệ sĩ Quảng Nam Đà Nẵng đối với cô thì rất nhiều. Hầu như không có lễ hội nào, hoặc buổi giao lưu văn thơ nào mà Kim Loan không được mời đến.
Kim Loan ca ngâm giọng Huế. Khi nghe Kim Loan hát tôi thường nghĩ đến dòng sông Hương chảy êm đềm, soi bóng hoàng thành. Khi thiên hạ vổ tay rôm rốp tán thưởng Kim Loan, tôi lại nghĩ đến tiếng sóng biển dội lên bờ, nơi cửa Thuận An.
Cái Huế của Kim Loan pha một chút Quảng Nam - Đà Nẵng, làm cho giọng hát không thánh thót cao vời mà trầm lắng hết vào lòng người những tình cảm được thổ lộ trong ca từ.

TẠ TỪ THIÊN GIỚI - Truyện vui của Ái Nhân


          
                             Tác giả Ái Nhân


          TẠ TỪ THIÊN GIỚI

Hắn lên Thiên Đình nhiều lần rồi, lần nào cũng được các tiên nữ xúm lại. Người thì yêu cầu Hắn đọc thơ, kẻ lại ngẩn ngơ như bị thôi miên, có nàng thẫn thờ rơi lệ.  Có lần mấy nàng cỏn rủ Hắn tắm chung ở suối Mộng Mơ…Hắn thường viện lý do đòi về.
   Bạn bè làng Phây bảo hắn ngốc, có đứa thô thiển còn bảo hắn ngu. Nhưng Hắn chỉ tủm tỉm cười,… “Chúng mày biết ‘éo’ gì mà nói”
Và lần này khi thấy lũ con gái ngơ ngác, biếng ăn vì Hắn, không đừng được trực tiếp Ngọc Hoàng vời gọi Hắn.
   Ngọc Hoàng mời Hắn đọc thơ để thỏa lòng khao khát của các con gái Người.

TÌNH KHÚC RU EM - Thơ Nhật Quang


    
                  Nhà thơ Nhật Quang


TÌNH KHÚC RU EM
(Cho người tôi yêu…)

Bôn ba quá nửa dòng đời
Yêu thương ngọt, đắng vợi vời… phù du
Hành trình về chốn thiên thu
Còn vai em tựa, ta ru… nỗi buồn

Tìm quên đi những giận hờn
Cho đêm vùi giấc chập chờn… thế nhân
Em từ trong một định phần
Trăm năm ta kiếp tiền căn, đã rồi

Thăng trầm, sóng gió nổi trôi
Còn môi em ngát hương ngời tình chung
Dừng chân phiêu lãng… trập trùng
Ta về ủ ấp... duyên đừng nhạt phai

Nồng nàn khẽ tựa bờ vai
Ru tròn ước mộng… tháng ngày có nhau
Ngỡ như sương nhuộm áo nhàu
Hay đâu nước mắt thấm màu ái ân.

                                   Nhật Quang

HÃY SỐNG... - Thơ Bùi Thị Minh Loan


   
              Nhà thơ Bùi Thị Minh Loan


HÃY SỐNG...

Nếu một ngày
Tôi không còn trên đời này nữa
Mọi thứ vẫn bình thường
Sự sống vẫn sinh sôi
Nhịp đời vẫn trôi
Như chưa từng có tôi hiện diện.

Nếu một ngày
Tôi đứng trên bục cao danh vọng
Tôi cũng chỉ là tôi
Một con người bình thường
Bằng xương bằng thịt
Chứ nào phải Tiên, Bụt, Thánh, Thần?

Kiếp nhân sinh
Phải trải qua trầm luân bể khổ
Mới tôi luyện con người
Giống như lửa thử vàng
Dù nung trong lửa
Vẫn là vàng, vẫn sáng, vẫn nguyên.

Thế cho nên
Thôi. Hãy quên những gì không vui
Những nỗi đau, ngậm ngùi
Những bất công ngang trái
Bởi lẽ cuộc đời
Luôn tồn tại những điều trái khoái.

Đừng cố gắng
Tìm kiếm và đòi lẽ công bằng
Rồi ưu tư phiền muộn
Đời người ngắn ngủi lắm
Đừng quá nặng lòng
Hãy sống cho những gì đang có.

Yêu thương!

                 Bùi Thị Minh Loan

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2019

THĂM NHÀ “BÁ KIẾN” NỔI TIẾNG CỦA LÀNG VŨ ĐẠI - Minh Hiếu

Ngôi nhà hơn 100 năm tuổi của Bá Kiến được cố nhà văn Nam Cao miêu tả trong tác phẩm “Chí Phèo” từ lâu trở thành điểm tham quan của du khách.



Ngôi nhà Bá Kiến tọa lạc trên một khu đất rộng gần 900 m2 tại làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu (huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)


 Chủ nhân đầu tiên của ngôi nhà là cụ Trần Duy Hanh, một lái buôn giàu có. Vào khoảng những năm 1910, cụ thuê hơn 20 thợ tài hoa làm nghề mộc ở Cao Đà, phủ Lý Nhân về làm mấy tháng ròng rã mới xong. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)


Hiện nay ngôi nhà đang được giao cho UBND xã Hòa Hậu phụ trách trông coi, đón tiếp du khách về tìm hiểu, tham quan góp phần cho việc nghiên cứu sự nghiệp nhà văn Nam Cao. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)


 Sau khi trải qua 7 đời chủ, đến tháng 11/2007, ngành Văn hóa - Thông tin Hà Nam đã mua lại ngôi nhà này với giá 700 triệu đồng từ vợ ông Trần Hữu Hoà và giao cho Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Lý Nhân quản lý. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)


Hiện nay ngôi nhà đang được giao cho UBND xã Hòa Hậu phụ trách trông coi, đón tiếp du khách về tìm hiểu, tham quan góp phần cho việc nghiên cứu sự nghiệp nhà văn Nam Cao. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)



Xưa kia ngôi nhà cổ có nhiều thứ rất đáng giá như tranh, ảnh, hoành phi, câu đối cổ…, nhưng bị bán và mối mọt hết. Ngôi nhà từng “suýt” bị xẻ gỗ và một lần bị giặc Pháp đốt nhưng đều được ngăn cản kịp thời. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)



Đây cũng là ngôi nhà gỗ đặc biệt công phu mà khắp cả phủ Lý Nhân và các tỉnh lân cận thời này đều chưa có. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)


Nhà có 3 gian thiết kế theo phong cách truyền thống nông thôn Việt Nam, với 4 hàng cột với 16 cây cột to làm từ gỗ lim. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)


Ngôi nhà đã hơn 100 năm tuổi nhưng mái ngói vẫn chưa phải tu sửa, và không bị dột nát. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)


Cho đến nay, ngôi nhà vẫn giữ giữ được nguyên trạng nét kiến trúc cổ xưa và trở thành điểm tham quan lý tưởng cho du khách. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)



Đến nay ngôi nhà này vẫn tồn tại và được ví như một "báu vật" của làng Vũ Đại. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)

                                                             Theo Minh Hiếu (Vietnam+)

Nguồn:
http://baoxaydung.com.vn/tham-quan-nha-ba-kien-noi-tieng-cua-lang-vu-dai-267887.html

“NHÀ TÔI”, CHIÊU ĐẸP CỦA YÊN THAO - Nguyễn Khôi


            
                                Nhà thơ Yên Thao


Yên Thao (Nguyễn Bảo Thịnh), sinh năm 1927, quê Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội. Năm 1946, anh đi Bộ đội, có Thơ nổi tiếng cùng thời với Quang Dũng, Tất Vinh, Hồng Nguyên...

Năm 1949, anh công tác ở Văn nghệ Liên khu 3, trong một lần cùng đơn vị tham gia đánh  một "đồn" quân Pháp ven sông ở một Làng Đồi; trong lúc chờ nổ súng, anh trò chuyện với một Chiến sĩ quê ở ngay Làng Đồi (địch đang chiếm đóng), mà phía bên ấy còn có mẹ già, vợ trẻ cùng giàn hoa Thiên lý... Qua câu chuyện của đồng đội kể, Yên Thao rất xúc động, đồng cảm liên tưởng cứ như câu chuyện của chính mình, thế là trong đầu anh cảm hứng xuất thần một "tứ thơ" vụt hiện : NHÀ TÔI... Bài thơ được mọi người chép tay, thuộc lòng, nhanh chóng truyền bá vào tới tận Nam Bộ kháng chiến, không chỉ với lính xuất thân nông thôn mà cả với lính thành phố cũng thấy thấp thoáng trong bài thơ những nét hợp với mình.