BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn TÍN NGƯỠNG. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TÍN NGƯỠNG. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2020

CÁCH NHẬN BIẾT BAN THỜ TỨ PHỦ CÔNG ĐỒNG – Đặng Xuân Xuyến

 


(Trích từ VÀO CHÙA LỄ PHẬT NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT,
Đặng Xuân Xuyến; Văn Hóa Thông Tin; 2006)
 
 
Trong dân gian Việt Nam thờ phổ biến nhất là "Tứ phủ công đồng" (chư linh của bốn miền trụ: Trời, Rừng, Nước, Đất), với trung tâm là "Tam Tòa Thánh Mẫu".
 
Mẫu là quyền năng sáng tạo vũ trụ duy nhất nhưng lại hoá thân thành tam vị, tứ vị Thánh Mẫu cai quản các miền khác nhau của vũ trụ: Mẫu Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Thoải và Mẫu Thượng Ngàn. Tam tòa là bộ tượng các Thánh Mẫu trong các đền thuộc tín ngưỡng Tứ Phủ và thường được đặt ở nơi thâm nghiêm, sâu nhất (hậu cung có cửa ngăn).
Các Mẫu trở thành một hợp thể thần linh hỗ trợ cho cuộc sống đời thường.
 

Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2020

PHẬT GIÁO VỚI QUAN NIỆM PHÙ HỘ ĐỘ TRÌ - Đặng Xuân Xuyến

 


Việt Nam là một dân tộc lấy đạo hiếu làm đầu nên tín ngưỡng thờ cúng, nhất là thờ cúng gia tiên được dân gian tín trọng.

Với người Việt, cái chết chỉ chấm dứt sự tồn tại và hoạt động của thể xác con người còn linh hồn người chết sẽ luôn hiện hữu và có “mối liên hệ vô hình” với các thành viên trong gia đình, theo dõi và bảo trợ cho người thân tránh rủi ro, bất trắc, gặp được điều may mắn. Vì quan niệm như thế nên người Việt lập bàn thờ để cúng lễ tổ tiên, làm nơi trú ngụ cho linh hồn người chết, đồng thời cũng cầu mong sự phù hộ độ trì của người đã chết cho những người còn sống; coi đấy như là thước đo về đức hiếu - nghĩa của con người. 

Thứ Ba, 6 tháng 10, 2020

MẪU ĐÀO NƯƠNG: VỊ SƯ TỔ CỦA MÔN HÁT CHÈO - Đặng Xuân Xuyến

 

                                       Lễ hội Đào Nương

Đền Mẫu hay còn gọi là đền Đào Nương, nằm bên đường 39B, thuộc địa phận xã Đào Đặng, tổng Cao Cương, huyện Tiên Lữ, phủ Khoái Châu, nay là làng Đào Đặng, xã Trung Nghĩa, thành phố Hưng Yên.

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020

CHÙA CHUÔNG, ĐỆ NHẤT DANH LAM PHỐ HIẾN - Đặng Xuân Xuyến

 

                                     Cổng tam quan chùa Chuông

Chùa Chuông có tên chữ là Kim Chung Tự, được xây dựng từ thời Hậu Lê và trùng tu quy mô lớn vào năm 1707, được mệnh danh là "Phố Hiến đệ nhất danh thắng".

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2020

ĐỀN CỬA ÔNG, NƠI THỰC HÀNH TÍN NGƯỠNG VỀ CÔNG DANH, SỰ NGHIỆP - Đặng Xuân Xuyến

 

Đền Cửa Ông được bố trí trên các ngọn đồi không cao lắm, phía trước hướng ra vịnh Bái Tử Long, sơn thủy hữu tình. Ảnh: Lê Phương.

Đền Cửa Ông là nơi thờ Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng, một tướng lĩnh thời Trần đã lập nhiều công lớn trong cuộc chiến chống quân Nguyên xâm lược. Ông là con trai của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn và Thiên Thành công chúa.

Tương truyền, trước khi thờ tướng Hưng Nhượng vương quân Trần Quốc Tảng, đền Cửa Ông là miếu thờ ông Hoàng Cần, người địa phương có nhiều công đánh phá giặc cướp, được các triều đại phong kiến phong "Khâm sai Đông Đạo Tiết chế".

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2020

ĐỨC THÁNH CHỬ ĐỒNG TỬ VÀ LỄ HỘI ĐA HÒA - Đặng Xuân Xuyến


Cách Hà Nội chừng 25km dọc theo đê sông Hồng, có hai ngôi đền thờ Đức Thánh Chử Đồng Tử. Một ngôi đền nằm ở địa phận thôn Đa Hòa, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên bên dòng sông Hồng nhìn ra bãi Tự Nhiên nơi nàng công chúa Tiên Dung xinh đẹp, con gái vua Hùng thứ 18 kỳ ngộ và nên duyên với chàng Chử Đồng Tử nghèo khó. Một ngôi đền nữa thuộc địa phận thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, nơi chàng Chử Đồng Tử cùng nhị vị phu nhân hóa về trời. 

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2020

CHÙA TÂY PHƯƠNG - NGÔI CHÙA THỜ TỰ NHIỀU VỊ PHẬT TỔ NHẤT Ở VIỆT NAM - Đặng Xuân Xuyến

 

                                         Tam quan chùa Tây Phương

Chùa Tây Phương được xây dựng lần đầu vào đời Cao Biền (865-875). Sang niên hiệu Chính Hòa (1680-1705), Tây Vương Trịnh Tạc cho sửa lại chùa và xây thêm tam quan. Sau lần trùng tu này chùa bị phá. Đến triều Tây Sơn, vào 2 năm 1788, 1789, chùa được xây dựng lại trên nền cũ, tọa lạc tại núi Tây Phương, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (cũ).

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2020

ĐỀN KIẾP BẠC VÀ NIỀM TIN CẦU PHÚC, TRỪ TÀ, BAN CON, BAN CHỨC - Đặng Xuân Xuyến


                                                       Cổng đền Kiếp Bạc

                                            
Trong tâm thức dân gian, Hưng Đạo Đại Vương được vinh danh là đức Thánh Trần và đồng nhất Ngài với Ngọc Hoàng thượng đế, từ đó tạo nên một dòng Đạo Nội - đạo Thanh Đồng, mà đức Thánh Trần là giáo chủ.

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2020

NHẬN BIẾT CHƯ PHẬT QUA HÌNH DÁNG TƯỢNG THỜ - Đặng Xuân Xuyến

Trích từ VÀO CHÙA LỄ PHẬT - NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT của Đặng Xuân Xuyến; Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin 2006


Vào chùa lễ Phật, cho dù ở ngoài đời mỗi người một tâm tính nhưng khi đứng trước Ban thờ Phật, mọi bon chen, toan tính của đời thường dường như không còn nữa mà thay vào đó là những khuôn mặt hướng thiện, những ánh mắt trong sáng, chan chứa niềm tin gửi nơi cửa Phật.

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2020

CHÙA BÁI ĐÍNH, QUẦN THỂ CHÙA LỚN NHẤT ĐÔNG NAM Á - Đặng Xuân Xuyến



Chùa Bái Đính là một quần thể chùa được báo giới tôn vinh là một quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á. thuộc địa phận xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Chùa Bái Đính cũng chính là nơi Đinh Tiên Hoàng Đế lập đàn tế trời cầu mưa thuận gió hòa, sau này tiếp tục được vua Quang Trung chọn để làm lễ tế cờ động viên quân sĩ trước khi ra Thăng Long đại phá quân Thanh... Nơi đây nằm ở vùng đất hội tụ đầy đủ yếu tố nhân kiệt theo quan niệm dân gian Việt Nam, đó là đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần.

Thứ Năm, 3 tháng 9, 2020

CHÙA LÁNG (HÀ NỘI) THỜ THIỀN SƯ TỪ ĐẠO HẠNH


                                 Cổng tam quan ngoài của chùa Láng

Chùa Láng, hay còn gọi là Chiêu Thiền tự, thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh, tọa lạc ở cuối phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

ĐỀN CỜN - NGÔI ĐỀN LINH THIÊNG BẬC NHẤT ĐẤT NGHỆ AN - Đặng Xuân Xuyến


                                 Toàn cảnh đền Cờn. Ảnh: Hồ Đình Chiến

Đền Cờn được dân gian truyền tụng là một ngôi đền linh thiêng bậc nhất ở đất Nghệ An. Đền tọa lạc tại làng Phương Cần, xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh khoảng 75km.

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2020

ĐẠO MẪU VÀ TÍN NGƯỠNG THỜ TAM PHỦ, TỨ PHỦ QUA TRẬT TỰ CÁC GIÁ HẦU - Đặng Xuân Xuyến


       
Hệ thống thần linh trong thần điện của tín ngưỡng Thờ Mẫu Tứ Phủ với đầy đủ các hàng:
Chư phật, Vua Cha, Thánh Mẫu, Quan Lớn, Tứ Phủ Chầu Bà, Tứ Phủ Ông Hoàng, Thánh Cô và Thánh Cậu. - Nguồn hình: Internet


Đạo thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời và rất thuần Việt. Nói đến Đạo Mẫu người ta có thể liên tưởng ngay đến việc tôn vinh những vị nữ thần tối cao mà người ta tôn là Thánh Mẫu hay Quốc Mẫu, tuy nhiên trong đạo thờ Mẫu, người ta không chỉ thờ riêng các vị Mẫu mà còn tôn thờ cả một hệ thống các vị thánh với một trật tự chặt chẽ (thể hiện trong các giá hầu đồng khi thỉnh các vị Thánh Mẫu, Chúa Bà, Quan Lớn, Chầu Bà, Quan Hoàng, Tiên Cô, Thánh Cậu...).

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2020

PHỦ GIẦY VÀ TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU - Đặng Xuân Xuyến


           Thánh Mẫu Liễu Hạnh, người đứng đầu hệ thống Tam phủ, Tứ phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu


Phủ Giầy là tên gọi của quần thể di tích tín ngưỡng truyền thống của người Việt thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Phủ Giầy trước có tên cổ là Kẻ Giầy, cho tới khi bà Chúa Liễu Hạnh được suy tôn là Mẫu nghi Thiên hạ thì Kẻ Giầy được đổi thành Phủ Giầy.

Trong quần thể di tích Phủ Giầy có 2 đền (Phủ) lớn, gắn chặt với tín ngưỡng thờ Mẫu là: Phủ Tiên Hương (Chính phủ) và phủ Vân Cát.

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

THỜ TỨ BẤT TỬ GỒM NHỮNG VỊ THẦN NÀO - Đặng Xuân Xuyến


                          Tứ bất tử Việt Nam qua nét vẽ hiện đại. Nguồn: Pinterest.com

Ngoài việc thờ Thành Hoàng, thờ Phật, tín ngưỡng cổ truyền Việt Nam còn tục thờ Tứ Bất Tử. Đó là các vị thần: Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

1. Tản Viên

Tản Viên là thần núi Sơn Tinh dựa theo truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Là vị thần biểu thị cho sức mạnh đoàn kết của người Việt Nam xưa, nhằm ứng phó với thiên tai như: lũ lụt, gió mưa…

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2020

ĐỀN MẪU HOA DƯƠNG, LINH THIÊNG VỀ CẦU DUYÊN, CẦU CON - Đặng Xuân Xuyến


                               Cổng đền Mẫu. (Nguồn Báo Hưng Yên)

Đền Mẫu, còn gọi là đền Hoa Dương, toạ lạc ở phố Bãi Sậy, phường Quang Trung, thành phố Hưng Yên, được xây dựng vào thời Trần Nhân Tông, niên hiệu Thiệu Bảo nguyên niên (1279), được dân gian tín là linh thiêng có tiếng.

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2020

ĐỀN THỜ TỐNG TRÂN - CÚC HOA Ở PHÙ CỪ, HƯNG YÊN - Đặng Xuân Xuyến


                                      Nghi môn đền Tống Trân, Phù Cừ, Hưng Yên


ĐỀN THỜ TỐNG TRÂN - CÚC HOA Ở PHÙ CỪ, HƯNG YÊN

Tục truyền rằng, vào thời nhà tiền Lý (bia Văn Miếu ở Hưng Yên ghi là thời Trần) ở xã An Đô, tổng Võng Phan, huyện Phù Dung (nay là thôn An Cầu, xã Tống Trân, huyện Phù Cừ) có một người họ Tống, tên gọi Thiệu Công thuộc dòng dõi thi thư, lấy vợ người xã Phù Oanh cùng huyện Phù Dung, tên là Đào Thị Cuông. Vợ chồng sống rất nhân từ, hay làm điều thiện... nên nhà Trời đã sai thiên sứ xuống đầu thai. Mang thai 11 tháng, bà Đào Thị Cuông mới sinh một cậu bé khôi ngô, tuấn tú vào ngày rằm tháng Tư năm Bính Ngọ.

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2020

NGHI THỨC DÂNG HƯƠNG LỄ PHẬT, LỄ MẪU - Đặng Xuân Xuyến



Không ít người vào chùa lễ Phật thường sửa lễ nào hoa, quả, xôi, giò, bia, rượu, vàng mã... rồi khấn khứa cầu xin đấng Thế Tôn ban tài tiếp lộc cho gia đình được an khang thịnh vượng. Họ mặc nhiên cho rằng, đó là sự thành tâm của họ nhưng họ đâu có nghĩ đến câu dân gian thường nói: “Ăn chay niệm Phật” nên việc dâng lễ bằng rượu, bia, giò, chả... cúng dường Chư Phật là không đúng với giáo lý nhà Phật.

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2020

KÍCH HOẠT VẬN HÔN NHÂN QUA CÁC SAO ĐÀO, HỒNG, HỈ - Đặng Xuân Xuyến


       


Trong cuốn ĐIỀM BÁO VÀ KIÊNG KỴ TRONG DÂN GIAN, xuất bản năm 2006, người viết đã giới thiệu thuật tránh muộn vợ muộn chồng theo kinh nghiệm dân gian để hóa giải việc “trai già gái ế”, tưởng là đơn giản (với nhiều người) nhưng lại khó khăn, “nan giải” (với một số người) trong việc tìm kiếm cơ duyên cho cuộc sống lứa đôi.

Bài viết KÍCH HOẠT VẬN HÔN NHÂN QUA CÁC SAO ĐÀO HOA, HỒNG LOAN VÀ THIÊN HỶ này, cũng bàn về vấn đề “trai muộn, gái muộn”, nhưng viết theo góc nhìn và cách “hóa giải” của khoa Tử Vi.

Hy vọng bài viết ít nhiều sẽ có ích với những ai biết số, muốn lựa theo số để tình duyên và hôn nhân được cải thiện.

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2020

NUÔI CÁ CẢNH THEO PHONG THỦY - Đặng Xuân Xuyến


     


         NUÔI CÁ CẢNH THEO PHONG THỦY

Bể cá cảnh có nước là yếu tố thủy trong phong thủy học, có tác dụng điều hòa âm dương, tăng cường sinh khí và có thể thúc đẩy khí cát hoặc khí hung nên cách bài trí bể cá vô cùng quan trọng.

Nếu bài trí phù hợp với phong thủy thì tài lộc chảy đến, phát tài chẳng mấy chốc, còn ngược lại thì tài vận sẽ liên tục bị tán tài, suy giảm.

Theo kinh nghiệm dân gian thì người có bát trạch thiếu thủy, hợp thuỷ thì nên nuôi cá cảnh, còn người có bát tự kỵ thủy thì không nên nuôi cá cảnh. Nếu nuôi cá cảnh thấy có tác dụng thúc đẩy tài vận hưng vượng thì nên nuôi, ngược lại thấy gia vận ngày một suy đi thì nhanh chóng không nuôi cá cảnh nữa.