BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn HỒI KÝ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn HỒI KÝ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 13 tháng 3, 2017

AI LÀ TÁC GIẢ KỊCH THƠ BÓNG GIAI NHÂN - Hồi ký của Hoàng Cầm

ĐÍNH CHÍNH NHỮNG NHẦM LẪN TRONG VĂN HỌC
                                 Gửi Yến Lan, một nỗi nhớ, một niềm thương
                                                              Ký tên Hoàng Cầm  

              
                            Nhà thơ Hoàng Cầm


            AI LÀ TÁC GIẢ KỊCH THƠ BÓNG GIAI NHÂN  
                                                                         Hoàng Cầm

  1941 tôi đã chính thức bước vào cái “nghiệp của văn chương” được vài năm. Cuối năm ấy tôi được xem vở kịch thơ đầu tiên công diễn trên sân khấu nhà hát lớn Hà Nội, do nhà đạo diễn Chu Ngọc dàn dựng. Việc được xem một vở kịch thơ tề chỉnh trên sân khấu có chuẩn mực lần ấy với tôi là một bước ngoặc quyết định trong công việc sáng tác kịch thơ của tôi

   Vở kịch thơ ấy có tên là “Bóng giai nhân”. Trong chương trình ghi là hai tác giả Nguyễn Bính và Yến Lan. Với Nguyễn Bính tôi đã quen. Đối với các bậc đàn anh nổi tiếng, tôi coi như cây cao bóng cả. Tôi chưa gặp Yến Lan bao giờ, chỉ biết anh là một thi sĩ đáng kính nể với bài Bến My Lăng, mà anh đang sánh vai đồng hành với đại thụ như Hàn Mặc Tử, Bích Khê…nhóm thơ Bình Định nổi tiếng trong phong trào thơ mới


Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2017

ĐI TÌM BẾN MY LĂNG TRONG THƠ YẾN LAN - Hồi ký của Lâm Bích Thủy


                       
                              Nhà thơ Yến Lan


       ĐI TÌM BẾN MY LĂNG TRONG THƠ YẾN LAN

Không biết tự bao giờ cái không gian mơ, thực đầy tình người của một bến sông tên là Bến My Lăng đến và lắng lại trong tôi...? Phải chăng một sáng nọ, khi tôi học lớp 10, thấy ông anh họ hí hoáy vẻ trên sổ tay cái tựa của một bài thơ là Bến My Lăng. Chữ Bến My Lăng anh viết bằng bút máy Trường Sơn, nét chữ thanh mảnh, mực xanh mờ dần rất nghệ thuật. Xa xa anh vẻ vài bụi cỏ có hoa nở đỏ li ti lã lướt …tôi thấy thinh thích; nhưng không biết mình thích nỗi gì?! chỉ nói: “Anh viết đẹp nhỉ!” Anh cười và hỏi: “Em biết bài thơ này của ai không?”. "Không"- tôi trả lời gọn lỏn. Vì lúc ấy bạn ơi, tôi không quan tâm đến công việc của cha mình - nhà thơ Yến Lan - đâu. Rồi sau đó, tôi lại được nghe chị cùng cơ quan - người Huế kể: "Bài thơ của ba em, trước đây, ở Huế, có một họa sĩ rất mê, anh ta đã thể hiện hình ảnh về cái Bến My Lăng bằng bức tranh vô cùng nên thơ, và lãng mạn! Bức tranh ấy hiện có thể ở đâu đó trong nhà của một gia đình thuộc dòng dõi quan lại ở Huế".  

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2016

THỦY CHUNG TÌNH BẠN SAU LINH CỮU, HAY "NGHĨA TỬ LÀ NGHĨA TẬN" - Hồi ký của Lâm Bích Thủy

Cô  Lâm Bích Thủy, trưởng nữ của nhà thơ tiền chiến Yến Lan (một nhà thơ trong nhóm Bàn Thành Tứ Hữu) viết hồi ký về người cha kính yêu của mình.

           
                          Tác giả Lâm Bích Thủy


   THỦY CHUNG TÌNH BẠN SAU LINH CỮU
          HAY "NGHĨA TỬ LÀ NGHĨA TẬN"
  
 Hãy quên đi quá khứ để rồi lại nhớ về quá khứ hơn bao giờ hết! Chiến tranh đã lùi sâu vào dĩ vãng, nhưng không dễ làm người ta quên được những năm tháng ấy. Ngoài nhng mất mát về thể chất do chiến tranh để lại còn mt nỗi đau về tinh thần của những người trí thức có nhân cách và lương tri. Họ từ nhiều miền đất nước, trong đó có những người từ Miền Nam theo tiếng gọi của Đảng, Bác ra Bắc, nhưng người cùng thời chưa nhìn nhận ra chân giá trị đích thc của họ. Họ không có nỗi khổ nào hơn nỗi khổ là bị chính đồng nghiệp của mình gán cho tội phản động, chống Đảng rồi bị xã hội ruồng rẫy hàng chục năm trời!  


Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016

GÓC KHUẤT TRONG THỜI NHÂN VĂN GIAI PHẨM - Hồi ký của Lâm Bích Thủy

Cô  Lâm Bích Thủy, trưởng nữ của nhà thơ tiền chiến Yến Lan (một nhà thơ trong nhóm Bàn Thành Tứ Hữu) viết hồi ký về người cha kính yêu của mình.

                        

              Tác giả Lâm Bích Thủy

    GÓC KHUẤT TRONG THỜI NHÂN VĂN GIAI PHẨM 

                                                                     Lâm Bích Thủy


  Từ nhiều ngày qua, trên báo, đài và web của các nhà mạng đăng tin ông này bị tù, ông kia bị thu hồi thẻ báo v.v…, khiến tôi nhớ và xót xa cho văn nghệ sĩ thời cha tôi. Thời mà người nào càng tài giỏi càng bị vùi dập, oan trái, như nhạc sĩ Văn Cao, Cụ  Phan Khôi, nhà thơ Quang Dũng v.v… Tôi thương họ vì đã sinh bất phùng thời, họ đa tài nên bị gọi là bọn phản động, là “Nhân văn giai phẩm”:   
  Vấn đề “Nhân văn giai phẩm” giờ đây người ta có nhắc đến thì cũng chỉ như nói về sự ấu trĩ của một thời. Bây giờ hồ dễ quay trở lại; vì được nhìn nhận với lý lẽ: “…trước đây, do thiếu kinh nghiệm và năng lực, vô tình người lãnh đạo đã kìm hãm và tước đi chân giá trị đích thực của nghệ thuật, tư tưởng và sáng tạo trong giới văn hóa văn nghệ, đã khiến không ít nghệ sĩ bị oan trái…”.

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

TẢN CƯ - Trần Kiêm Đoàn

   Nhân dịp trường TRUNG HỌC NGUYỄN HOÀNG QUẢNG TRỊ  sắp tổ chức họp mặt kỷ niệm  60 năm thành lập  trường. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài viết TẢN CƯ của thầy Trần Kiêm Đoàn -  cựu giáo sư của trường trước 1975

        

        TẢN CƯ

        Từ nhỏ, đi học ở Huế, tôi thường nghe người lớn than thở rằng, Huế là xứ sở đi để mà nhớ chứ không phải ở để mà thương. Thời đó tôi không tin vì mỗi tuổi thơ đều có một bầu trời xanh và một cồn nắng ấm cho ước mơ tuổi dại theo diều căng gió mà nghe tiếng hát của Thằng Cuội ngồi gốc cây đa. Những cơn mưa thâm trầm và những trận lụt trùng trùng nước bạc của Huế đã khiến tôi nghĩ rằng, Huế là đất "đi để mà sợ, ở để mà kinh!".