BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2022

ĂN HÀNG, ĂN QUÁN Ở HÀ NỘI - Đỗ Duy Ngọc

Nguồn:
https://www.facebook.com/100011386501930/posts/1782452548810945/?d=n


Hà Nội có nhiều món ngon, chuyện ấy ít người cãi. Nhưng món ăn ngon Hà Nội tập trung ở Phố cổ, mà nhà ở Phố cồ thì bé tẻo teo, thế nên hàng quán bày bán đầy vỉa hè, muốn ăn thì ngồi ngay đường đi, ghế thấp lè tè, toàn ghế nhựa. Món ăn cũng bày tràn ra đường mặc cho bụi đường và vi trùng ồ ạt, mà Hà Nội nổi tiếng là thành phố ô nhiễm bậc nhất cho nên thức ăn cũng thế thôi.
 

GIÁO SƯ CAO HUY THUẦN: LÀM THẾ NÀO PHỎNG VẤN ĐỨC PHẬT – Tuấn Khanh giới thiệu



Bất kỳ ai là người có tín ngưỡng, nhìn về một nước Việt Nam ngổn ngang chuyện đáng buồn của thế hệ Phật giáo trong chế độ vô thần, cũng khắc khoải, thậm chí là hoang mang. Chùa hôm nay thật đẹp, Phật hôm nay thật nguy nga, và chúng sinh quỳ lạy cũng rộn ràng. Nhưng ngoảnh đầu nhìn lại, rồi vọng đến tương lai lại cảm thấy đời sống Việt Nam như ảo ảnh, có cả điều gì đó như xa rời chân lý.
 
Nhắm mắt, mà thấy như trong một buổi chiều tàn phai của ánh đạo. Trước năm mới lại về, tôi gửi cho Thầy – giáo sư Cao Huy Thuần những câu hỏi giận dữ và chất vấn của đời thường – những câu hỏi mà có lúc tôi như hoàn toàn bối rối trước sự nông cạn của mình. Tôi hỏi, như kêu đòi làm sao để nghe được Đức Phật trả lời như ngàn năm trước? Làm sao để thấy mình đang lạc lối? Làm sao để thấy mình được thanh thản như Chu Lợi Bàn Đặc của thành Xá Vệ, chỉ quét chổi đã sạch bụi tâm hồn?
 
Thật bất ngờ, Thầy không trả lời trực tiếp điều tôi muốn hỏi mà đáp lại bằng một câu chuyện dẫn giải. Và rồi, tôi thấy mình như đứa trẻ được ngồi dưới gần cội Bồ đề để nghe lại lời Phật từ ngàn năm trước. Công án lại mở, và Thầy lại để xuống một trang tĩnh lặng cho thế hệ tôi khao khát bình an, hoan hỉ nhận lấy sự tĩnh lặng bình an

                                                                        Tuấn Khanh giới thiệu.


 

DỊU DÀNG GIÊNG HAI, MƯA ĐẦU NĂM – Thơ Tịnh Bình


 
                        Nhà thơ Tịnh Bình
 

DỊU DÀNG GIÊNG HAI
 
Mưa xuân như rắc bùa mê
Giêng Hai dìu dặt én về đưa thoi
Đào phai ửng nụ tinh khôi
Thoáng hương khép nép xa xôi mảnh tình
 
Rụng bông hoa bưởi im thinh
Trăng treo vời vợi bóng hình tương tư
Lối về hoa cỏ hồ như
Tình tang ong bướm buồn... hư vô buồn...
 
Ru vần lục bát trôi suông
Giêng Hai thèn thẹn in tuồng nhớ ai
Nàng xuân lược giắt trâm cài
Treo lên cành mộng lộc đài thanh tân
 
Thoảng nghe khúc gió bâng khuâng
Tình xuân e ấp tần ngần trao thương
Dịu dàng chút nắng tơ vương
Giêng Hai chúm chím môi hường lời yêu...
 

ĐỌC LẠI HOÀNG CẦM - Nguyễn Đức Tùng



Thơ Hoàng Cầm cao quý. Thơ ông tưởng xa mà gần. Tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng tìm cách trò chuyện với người đọc, ngay cả khi đó không phải là ý định của người viết. Không phải nhà thơ nào cũng chủ trương mời gọi người đọc đi vào bài thơ của mình. Các nhà thơ siêu thực ở phương Tây có ngôn ngữ khó hiểu, cánh cửa vào bài thơ của họ không mở rộng. Bài thơ của Hoàng Cầm không nói với chúng ta, người đọc, mà trò chuyện với nhân vật của mình, trong thế giới riêng lẻ của mình. Một bài thơ thành công là khi những xúc cảm, thông qua ngôn ngữ, thiết lập được mối quan hệ với người đọc, khiến cho họ có thể tham dự vào quá trình sáng tạo. Việc đọc ngày càng nâng cao thì một ngôn ngữ chất phác trong thơ ngày càng bị loại bỏ. Những bài thơ của Hoàng Cầm viết sau Về Kinh Bắc rơi vào tình trạng hiện thực mộc mạc ấy. Cái còn lại của ông, cao điểm nhất của tài năng Hoàng Cầm, vẫn nằm ở tập Về Kinh Bắc, và cả Mưa Thuận Thành, một ngôn ngữ bàng hoàng siêu thực, mặc dù nhà thơ có thể không có chủ ý. Đó là chủ nghĩa siêu thực tự phát, hay như Hoàng Cầm nói, có tính tâm linh, từ giấc mơ. Khác với Thanh Tâm Tuyền ở miền Nam, có ý thức, cùng thời, nhưng xuất bản công khai, với sự tiếp nhận dè dặt của công chúng. Cố gắng của ông không phải là làm mới ngôn ngữ, và về phương diện này Hoàng Cầm đi sau Lê Đạt, Trần Dần, Đặng Đình Hưng, nhưng trong các nhà thơ thuộc nhóm Nhân Văn và Giai Phẩm, thành tựu trước mắt của ông có lẽ lớn nhất, không phải chỉ vì thơ ông phổ biến, được nhiều người yêu mến, mà vì Hoàng Cầm thực sự làm mới những xúc cảm của sự đọc. Ngay từ trước tập Về Kinh Bắc:
 
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay
 
Là ẩn dụ mới. Và do đó, câu thơ mới, đặc trưng của Hoàng Cầm, một ngôn ngữ hình ảnh. Hình ảnh trong thơ Hoàng Cầm có thể xuất hiện như ẩn dụ trong một câu thơ, cũng có thể là hình ảnh trung tâm của toàn bài thơ. Những hình ảnh ấy không phải chỉ là sự trang trí, có thì đẹp lên, không có thì câu thơ vẫn tồn tại, trái lại hình ảnh trung tâm ấy, cái mà người xưa gọi là tứ thơ, quyết định toàn bộ giá trị hay phần lớn giá trị của một bài.
 
Chị đưa Em đến bến này
Cheo leo mỏm đá
Trước vực, sau khe
Thòng lọng tơ gì cuốn gót
 

Thứ Tư, 16 tháng 2, 2022

NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ BẤT NGỜ: “THỜI TIẾT VÀ LỄ TIẾT”, “GIA TỘC TIÊN TỔ VÀ CỬU HUYỀN THẤT TỔ” – Đỗ Chiêu Đức


                                              Tác giả bài viết Đỗ Chiêu Đức                                                                                            

TỨ THỜI BÁT TIẾT canh chung thủy,                                           
Ngạn liễu đôi bồ dục điểm trang !        


Đó là đôi câu đối của Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến viết cho vợ chồng ông hàng thịt khi cận Tết; Vợ chồng nầy đã mang tặng cho cụ Nguyễn Khuyến một bát tiết canh và một đôi bồ dục (quả thận, miền Nam gọi là cật heo). Cụ đã xúc cảnh sinh tình viết đôi câu đối trên để tặng lại cho hai vợ chồng ông hàng thịt về treo trước của để mừng xuân đón Tết:
                  
四時八節更終始, TỨ THỜI BÁT TIẾT canh chung thủy,          
岸柳堆蒲欲點妝。 Ngạn liễu đôi bồ dục điểm trang.
 

VẪN CÒN MÙA XUÂN, VẪN THÁNG NĂM –Thơ Quách Như Nguyệt, nhạc Liên Bình Định, ca sĩ Tuyết Mai Ly trình bày


   

 
VẪN CÒN MÙA XUÂN, VẪN THÁNG NĂM
 
Anh ạ bây giờ là tháng Năm
Cho em nhắn gửi với tấm lòng
Anh về nhớ mang theo chút gió
Gió mát tình ta mát cả lòng
 
Vẫn còn mùa Xuân vẫn tháng Năm
Cho em nhắn gửi mấy vần thơ
Anh về nhớ mang theo chiếc lá
Lá vàng ướp tập thuở ươm mơ
 
Ngày cuối mùa Xuân vẫn tháng Năm
Mùa Xuân ngày tháng đợi chờ trông
Anh về nhớ mang theo chút nắng
Chút nắng hây hây má em hồng     
 
Hôm nay anh ạ cuối tháng Năm
Tình hồng ngây ngất tình xa xăm
Anh về mang theo chồng thơ cũ
Thơ em thơ nhớ mộng trăm năm
 
Hôm nay là ngày cuối tháng Năm
Ngày dài đêm ngắn thuở chờ mong
Anh về nhớ mang theo mây trắng
Mầu trắng em yêu, mầu thong dong
 
Hôm nay làm thơ cuối tháng Năm
Vườn nhà nở thắm những đóa hồng
Hồng đỏ như mầu môi em đỏ
Quên hết ưu tư chuyện não lòng
 
                   Quách Như Nguyệt


      

Thơ: Quách Như Nguyệt
Nhạc: Liên Bình Định
Ca sĩ: Tuyết Mai Ly

ĐÊM XUÂN B’LÁ – Thơ Trần Mai Ngân


  


ĐÊM XUÂN B’LÁ
 
Đêm B’Lá mưa xuân
Những hạt mưa lưng chừng thao thức
Nghĩ về anh - mơ về anh
Thảo nguyên xanh, bờ cỏ mượt xanh cũng nhớ anh!
 
Đêm B’Lá không vì sao
Dấu hài đêm nao còn đây
Rượu giao bôi đôi ta say
Đêm tình xuân - mây xuân lơi lả…
 
Đêm B’Lá chân trời nghiêng ngả
Em trượt chân thềm rêu
Đưa bàn tay chới với
Giữa không gian đụng phải thời gian…
 
Vội vã và hoang mang
Đêm B’Lá mộng tràn
Thao thức sợ tan đi
Vòng tay siết ghì… khép chặt!
 
                      Trần Mai Ngân

NHỮNG ÔNG VUA VIỆT LÊN NGÔI NGÀY MỒNG MỘT TẾT - Dương Tâm



Trong lịch sử Việt Nam, nhiều ông vua lên ngôi vào “mùa xuân, tháng giêng”, nhưng sách sử không ghi chính xác ngày nào. Chỉ một số được ghi chép rõ ràng ngày lên ngôi vào mùng 1 Tết.



Thứ Ba, 15 tháng 2, 2022

THỊT KHO TÔ ĐÔNG PHA, MÓN ẨM THỰC TRỨ DANH

Tết này vợ chồng con trai đầu của tôi mua nhiều món về nhà cha mẹ ăn Tết. Đặc biệt, chúng bỏ nhiều công sức trổ tài làm món thịt kho Tô Đông Pha cho cả nhà và bạn bè thưởng thức. Mời quý bạn đọc cùng thưởng thức nhé!

Nhà thơ, thi pháp và học giả nổi tiếng Tô Đông Pha. Ảnh: Internet

Thịt kho Đông Pha (Đông Pha nhục 東坡肉) là một món ăn trứ danh của Hàng Châu, ẩm thực Trung Quốc, đặt theo tên của nhà thơ, thi pháp và học giả nổi tiếng Tô Đông Pha của triều đại Bắc Tống. Ông còn được biết đến như một nhân vật có niềm đam mê nấu nướng khi trong các bài thơ ông viết đều có sự liên kết với các món ăn. Thịt kho Tô Đông Pha còn có tên gọi khác là hay thịt kho rượu (theo phương ngữ miền Bắc là kho riệu). Đây là một món ăn truyền thống vào ngày Tết của người Hoa và ngày nay cũng đã trở thành một trong những món ăn quen thuộc thường thấy trong những ngày Tết của người Việt, nhiều nhất là người miền Nam.
 

Thứ Hai, 14 tháng 2, 2022

TRÈO LÊN CÂY BƯỞI HÁI HOA - Thanh Tâm Tuyền



Thanh Tâm Tuyền (1936-2006), tên thật là Dzư Văn Tâm, là một nhà thơ, nhà văn người Việt nổi tiếng, được biết đến với những cách tân thơ ca táo bạo. Năm 1956, lúc tròn 20 tuổi, ông đã nổi tiếng với tập thơ “Tôi không còn cô độc”, và năm 1957, lúc 21 tuổi, với tiểu thuyết “Bếp lửa (viết năm 1954)mô tả khung cảnh Hà Nội trước 1954, với những người ra đi cũng như những người ở lại, cả hai đều bị giằng co bởi những chọn lựa miễn cưỡng, sự chia ly hay cái chết. Thanh Tâm Tuyền có ảnh hưởng lớn trên văn học Việt Nam giai đoạn 1956-1975 và cả những năm về sau này. Bút hiệu khác: Đỗ Thạch Liên.
 
 TRÈO LÊN CÂY BƯỞI HÁI HOA - Thanh Tâm Tuyền

Tôi nhận được thư của một người bạn yêu thơ - vừa thương vừa giận tôi lắm - trách móc và đòi tôi ít nhất hãy tự giảng lấy một bài thơ của mình để độc giả có thể theo dõi nổi mình. Hằng ngày tôi bắt gặp những câu hỏi tương tự như: “Thơ viết cái gì? Đọc không làm sao hiểu nổi”, ở những người bạn mới gặp lần đầu, những học sinh rất thân của tôi.
 

Tất nhiên là tôi không thể nào chối một phần cái sự “tối tăm” của thơ tự do. Vì như tôi đã có dịp trình bày: bản vị của một bài thơ tự do không nằm trên mỗi câu như ở thơ cũ (chữ cũ gồm cả cho thơ mới) mà đặt trên mỗi từ khúc. Đừng tìm ý nghĩa và tiết điệu của bài thơ theo mỗi câu mà hãy nắm trọn từng từ khúc một. Mỗi từ khúc là một toàn thể về ý nghĩa cũng như tiết điệu ở đấy người làm thơ liên kết những lớp hình ảnh xô đến - để diễn một ý lớn và một điệu trọn vẹn. Chính ở chỗ này - người làm thơ mở cửa tâm hồn tiếp đón rất nhiều hình ảnh cho một từ khúc - khiến thoáng ngó người đọc cảm thấy ý tưởng bị ngắt quãng vì những hình ảnh đứng bên nhau với cái lướt mắt sơ sài tưởng không liên lạc gì với nhau. Cho nên người đọc phải tìm được sự thống nhất khăng khít của những hình ảnh ấy.
 

VALENTINE 'S DAY, NGÀY CỦA YÊU THƯƠNG – Giáo sư Nguyễn Châu



 Ngày 14 tháng Hai là một ngày rất đặc biệt tại Âu châu và Mỹ châu. Trong ngày này người ta gởi những thiếp chúc mừng gọi là “Valentines” cho những người mình yêu quí, những bạn thân và những thành viên trong gia đình.
 
 Trên những tấm thiệp Valentines người ta thấy có nhiều nội dung với ý nghĩa khác nhau:
 
 – Những thiệp Valentines mang những câu thơ lãng mạn, tình tứ, thiết tha...
 – Những thiệp Valentines mang hình ảnh hài hước và lời chú thích tinh nghịch liên quan đến yêu thương....
 – Những thiệp Valentines với nội dung nhẹ nhàng: "Be My Valentine.”
 
 Tại Hoa Kỳ, vài tuần hay cả tháng trước ngày 14 tháng Hai, các loại thiệp Valentines và các đồ trang hoàng Valentine đã được bày bán khắp các cửa hàng...
 
 Học sinh tại các trường cũng trang hoàng lớp học với những mẫu giấy hìng trái tim, với dây hoa và những lời yêu thương cho thầy cô giáo và cho nhau trong dịp Valentine' s Day.
 
 Vào đúng ngày Valentine, nhiều người tặng hoa, kẹo bánh và quà cho bạn hữu và người thân.
 
 Ðây là một truyền thống rất dễ thương và mang rất nhiều thông điệp từ trái tim yêu thương. Trong ngày này mọi người sẽ nói với nhau, sẽ gửi đến nhau những lời yêu thương, những tình cảm nồng ấm, những tình yêu mặn mà, hoặc những nỗi niềm và ước mơ tha thiết nhất trong cuộc đời hướng về một người nào đó mà lòng mình hằng tưởng nhớ... không nguôi...
 
Phải chăng người ta phải dành cho TÌNH YÊU THƯƠNG phát động từ con tim thổn thức, từ niềm khao khát được yêu thương, được hiến dâng tình cảm... ít nhất là một ngày, để con người có dịp nói với nhau những lời dịu dàng âu yếm, những lời ấm nồng tha thiết hoặc hữu ái hòa vui... giữa biển đời đầy bão táp phong ba, gió thét mưa gào của bất trắc, của ích kỷ, của hận thù và cay đắng!?
 

NGÀY VALENTINE VÀ TÌNH GIÀ – Duy Anh, Đỗ Chiêu Đức, Lý Đức Quỳnh cùng thi hữu


   


XƯỚNG:


NGÀY VALENTINE VÀ TÌNH GIÀ
 
Ân cần trà rót, gọi... mình ơi!
Thêm đóa Hồng - Nhung tặng bạn đời
Chồng Vợ yêu thương, pha vật đổi
Uyên Ương gắn bó. mặc sao dời
Vòng tay thuở trước, tình nào nhạt
Ánh mắt giờ đây, nghĩa chẳng vơi
Ngày của lứa đôi, trời ấm áp
Kề vai, ta ngắm ánh trăng ngời!
                           
                          Duy Anh                         
Florida, Valentine's Day 02/14/2022
 

HỌA VẬN:
 
     
TÌNH GIÀ VALENTINE

Nhớ lúc gọi nhau ấy... "ấy ơi !",
Thoáng đà chồng vợ đến già đời.
Năm mươi tuế nguyệt không dời đổi,
Hai vạn ngày đêm chẳng đổi dời!
Ánh mắt thiết tha càng thắm thiết,
Vòng tay thân ái vẫn không lơi,
Càng già càng dẽo càng dai dẳng...
Ngày của TÌNH YÊU mãi rạng ngời !
                                
                                Đỗ Chiêu Đức
                           Houston Texas USA                                
                                 02-14-2022 


NHÂN NGÀY LỄ TÌNH NHÂN
 
Ngày Lễ Tình Nhân đến bạn ơi...!
Hoa hồng vạn đoá chúc yêu đời
Già gân quý vợ không thay đổi
Lão giả thương nhau chẳng thể dời
Từ thuở thanh xuân luôn gắn bó
Tới khi trắng tóc vẫn chưa lơi
Vợ chồng gắn bó tình đeo đẳng
Trúc mã thanh mai Đạo sáng ngời
 
                          Mai Xuân Thanh
                        February 13, 2022
                                      

  


XƯỚNG:

       
TÌNH GIÀ
 
Luống tuổi mà ta mãi đậm đà
Vì nhờ trân quý những Xuân qua
Thanh âm em hát còn say đắm
Điệu nhạc anh đàn vẫn thiết tha
Thuở ấy thân thương tình thấm mật
Bây giờ khắng khít nghĩa thăng hoa
Tháng hai mười bốn, ngày "đôi lứa"
Trổi dậy trong lòng khúc ái ca...
                     
Duy Anh                 
Valentine's Day
 
 
THƠ HỌA:
 

GỌI HẠT NGUYÊN XUÂN
 
Lơ đễnh, một khi tuột mất đà
Nao lòng hối tiếc tháng ngày qua
Đành như ngọn gió cầm tê tái
Bỏ mặc mây trời rụng thướt tha
Những tưởng sao dời… tim hóa đá
Đâu ngờ vật đổi… sỏi ra hoa
Sương khuya thẩm thấu qua mùa hạn
Gọi hạt nguyên xuân dậy hát ca…                               

                         Lý Đức Quỳnh
 

THƠ CHO NGÀY LỄ TÌNH NHÂN – Đặng Xuân Xuyến


   


VIẾT CHO NGÀY VALENTINE
 
Có lẽ xưa đường tu vụng dại
Vung vãi tình giờ nghẹn đắng chữ yêu
Ta nhìn người mà rậm rật bờ môi
Cứ da diết vòng tay tình chồng vợ.
 
Đêm rũ xuống. Ngằn ngặt niềm yêu đắng
Chăn gối đơn rệu rạo đêm trường
Ta rụt rè ngóng gió muôn phương
Mà ứa lệ. Mà bẽ bàng cay đắng...
 
Tình yêu ơi sao xa xỉ thế
Đến bao giờ thoát khỏi bến mê
Đến bao giờ hết rầu rĩ tái tê
Lại hối hả dệt mộng lành ân ái...
 
Ừ, đừng nói đạo người phải trái
Tình bán mua soi kỹ làm gì
Chót nhỡ nhàng phận hẩm duyên thiu
Thì cũng cố vê tròn chữ nghĩa.
 
Thôi, ta mặc lời người độc địa
Cố nín câm giữ biển lặng sóng ngầm
Ta gồng mình giữ chặt vẻ trầm ngâm
Chầm chậm bước giữ nhịp đời thật chậm.
 
San niềm vui gom vội niềm cay đắng
Ta cuộn mình sống hết kiếp nhân sinh.
 
          Hà Nội, đêm 14 tháng 02.2016
              ĐẶNG XUÂN XUYẾN
 

CHUYỆN THẬT NHƯ ĐÙA “DÂNG SAO GIẢI HẠN”, CƯỜI RA NƯỚC MẮT!!!



Nguồn: Pencti BLack

Đêm nay đúng 23h35 hai vợ chồng tôi mới về được đến nhà, vừa dắt xe vào nhà bà vợ tôi vội dâng lễ trên ban thờ. Miệng vừa lẩm nhẩm khấn vái vừa giục tôi:
- Chồng mau đem lộc ra để còn bày lên cho đủ lễ.
Vừa mệt, vừa buồn ngủ díp cả mắt, tôi thò tay vào áo đưa phần lộc cho vợ tôi sắp vào đĩa rồi tôi đi ngủ...chưa kịp ngả lưng, tôi thấy vợ tôi thét lên kinh hoàng:
- Giời ạ, các của nợ gì thế này?
Vội chống mắt ngó vào đĩa lộc, tôi tự dưng á khẩu và đứng hình trong giây lát.
 

Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2022

KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY SINH NHÀ THƠ HOÀNG CẦM (22/2/1922-22/2/2022) – Nguyễn Khôi

Bài trích đăng lại từ tập BẮC NINH THI THOẠI của Nguyễn Khôi (Đình Bảng)”
 


NHÀ THƠ HOÀNG CẦM
 
Thi sĩ sinh đêm 12 tháng giêng năm Nhâm Tuất (tháng 2 – 1922) đêm trước của hội Lim quan họ; mất lúc 9h sáng ngày mùng 6-5-2010 tại Hà Nội.
 
Tên khai sinh là Bùi Tằng Việt (Họ Bùi, ghép tên làng nơi sinh: Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Quên cha: thôn Lạc Thổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh(cụ thân sinh là đồ Nho có tham gia Đông du và Đông Kinh Nghĩa Thục). Mẹ là chị hai quan họ làng Bịu Xim, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh.
 
Hoàng Cầm nổi tiếng ngay từ năm 1942 với kịch thơ Kiều Loan; thời kháng chiến chống Pháp, nổi tiếng với bài thơ dài “Bên kia sông Đuống”(1948); và hình như câu thơ mở đầu thi phẩm tuyệt tác này (đầy chất quan họ và hồn quê Kinh Bắc) : “Em ơi buồn làm chi…” như một tuyên ngôn đời, tuyên ngôn thơ Hoàng Cầm, rất định mệnh, rất tiên chi của một đấng tài hoa xứ Kinh Bắc rất hiểu đời, vượt trên mọi cái trầm luân của đời thường, cứ “đường ta ta cứ đi”, đi dưới “mưa Thuận Thành”, đi tìm “lá diêu bông”… luôn đổi mới, cách tân thi pháp để có những vần thơ bất tử, đọc lên nghe xao xuyến lòng người như “váy Đình Bảng buông chùng cửa võng…” để “từ thuở ấy/em cầm chiếc lá/đi đầu non cuối bể/gió quê vi vút gọi… diêu bông hỡi… ới diêu bông!”
 

Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2022

TẾT TRONG KÝ ỨC VĂN THI SĨ “VŨ BẰNG, LAN MAN TẾT BẮC, TẾT NAM” - Trần Đình Ba


Hoa mai vàng rực là một đặc trưng riêng của Tết miền Nam, như hoa đào đặc trưng cho Tết Bắc
 

Nói tới Vũ Bằng (1913-1984), là nhớ tới Bốn mươi năm nói láo, Thương nhớ mười hai… Thuở thanh niên sống nơi đất Hà thành, quãng đời sau, là đất Sài thành. Chính vì thế, trong ký ức về Tết của Vũ Bằng, có cả Tết Bắc, Tết Nam.
 
Trong dòng ký ức miên man nhớ về Tết cả hai miền Bắc - Nam được ghi lại nơi tác phẩm Thương nhớ mười hai, Vũ Bằng cũng vì thế, có những ghi chép đứt đoạn, rời rạc những ấn tượng riêng có còn đọng lại về Tết hai miền.
 

NGÀY XUÂN HÁT “LY RƯỢU MỪNG” NHỚ NHẠC SĨ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG -Tiểu Vũ


Bài hát Ly rượu mừng được tái bản năm 1966 - Ảnh: Sách xưa

“Ly rượu mừng” là ca khúc nổi tiếng của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, với âm điệu rộn ràng vui tươi, truyền tải lời chúc tốt đẹp trong dịp tết đến xuân về.
 
Ly rượu mừng là bản nhạc xuân kinh điển, của nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Tính đến năm 2022 Ly rượu mừng đã tròn 70 làm say mê người yêu âm nhạc bởi giai điệu rộn ràng, tươi vui như một thông điệp, một lời chúc tết tốt đẹp nhất theo truyền thống của người Việt gửi tới mọi thành phần trong xã hội.
 
Ly rượu mừng được nhạc sĩ Phạm Đình Chương viết vào khoảng năm 1952, bài hát được ban hợp ca Thăng Long, gồm bốn anh chị em Hoài Trung (Phạm Đình Viêm), Hoài Bắc (Phạm Đình Chương), Thái Hằng (Phạm Thị Quang Thái) và Thái Thanh (Phạm Thị Băng Thanh) thể hiện, ở Sài Gòn vào những năm đầu thập niên 1950.
 

Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2022

AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ TRIỆU VŨ ĐẾ, NÊN THỜ AI? - Vũ Bình Lục

Nguồn:
https://trithucvn.org/van-hoa/an-duong-vuong-va-trieu-vu-de-nen-tho-ai.html?

(Ảnh minh họa: Boris1601050607, Wikipedia, CC BY-SA 3.0)

Xem thế đủ biết các cụ ta xưa không hề sai lầm. Các cụ vẫn xem Triệu Vũ Đế (Triệu Đà) là sự tiếp nối của vua Hùng, chứ không hề nói đến ngài Thục Phán An Dương Vương!

Chúng ta thường nói: Nước ta có lịch sử lâu dài, hơn bốn ngàn năm. Nói thế là đúng, nếu như cộng các đời vua Hùng hơn 2000 năm với các triều đại tiếp theo đến ngày nay, hơn 2000 năm nữa, mặc dù dân tộc ta đã trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc, nghĩa là phụ thuộc người phương Bắc, bị Bắc triều đô hộ. Phần đông dân ta chỉ là nghe nói thế thôi, nên nhiều người còn nửa tin nửa ngờ, đơn giản vì lịch sử nước ta hồi ấy có thấy chính sử ghi chép kỹ càng gì lắm đâu?
 
Khoảng hơn hai ngàn năm qua các đời vua Hùng, nếu “chia chác” chi ly ra thì phải là nhiều hơn 18 đời như ngày nay ta vẫn nói thế. Gạt bỏ những lớp vỏ huyền tích xa xưa, nếu tính từ vua Hùng thứ nhất là con trai của Lạc Long Quân và bà Âu Cơ, cháu nội Kinh Dương Vương, thì các đời vua Hùng quả thật có hơn hai ngàn năm lịch sử. Đọc bài Đại Việt thông giám tổng luận của quan Thiếu bảo Lễ bộ thượng thư Đông các đại học sĩ kiêm Quốc tử giám tế tửu tri Kinh diên sự là Đôn thư bá Lê Tung (Tên thật là Dương Bang Bản, quê Hà Nam) viết, thì các đời vua Hùng được ghi như sau:
 
“Hùng Vương nối nghiệp của Lạc Long, chăm ban đức huệ, để vỗ yên dân, chuyên nghề làm ruộng, chăn tằm, chẳng có can qua chinh chiến, con cháu nối dòng đều gọi là Hùng Vương, phúc gồm 18 đời, năm trải hơn 2000 năm; buộc nút dây mà làm chính trị, dân không thói gian dối, có thể thấy được phong tục thuần hậu quê mùa vậy. Đến vua sau (tức vua cuối cùng) đức kém, lười chính sự, bỏ việc vũ bị không sửa, ham mê tửu sắc làm vui, binh nước Thục vừa đến thì quốc thống mất”.