BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Bảy, 22 tháng 1, 2022

DÒNG SÔNG CÒN TRONG MẮT EM – Thơ Vĩnh Thuyên


                     
                                  Nhà thơ Vĩnh Thuyên


DÒNG SÔNG CÒN TRONG MẮT EM
 
Người đàn bà đợi mưa
Có dòng sông chảy trong đôi mắt
Còn…bên kia dốc đợi
Thương ngày nắng về
thương con nước ngược-xuôi
 
Dòng sông nào mà chẳng có tên
Chỉ tại người quên…
hay tại đời thay đổi ?
Một mai nữa khoảng sông tôi lặng mất
Thì cầm bằng như con sóng mù khơi
 
Cho đến khi nào biết có còn không
Dòng sông chảy trong mắt em
chảy đến cuối dòng
Bỏ lại một anh loanh quanh…
mòn mỏi
Bỏ lại con đò bến vắng…
hoài mong
 
Thôi thì đừng khóc nữa dòng sông
Em cũng nín đi
không ai làm nước mắt
Chiều ngỡ buông xuôi
cánh đồng vô tận
Đàn cò đứng nhìn lặng lẽ…
chưa bay
 
                                        Vĩnh Thuyên

*

Tên thật: DƯƠNG VĂN THẠNH
STK: 050003147761
NH • SACOMBANK Chi Nhánh PGD TX HOÀ THÀNH TỈNH TÂY NINH
ĐT:0913955275
CTY TÂY NINH COSINCO
610 Long Yên Long Thành Nam-Hoà Thành-Tây Ninh
 

THÁNG CHẠP VÀ THÁNG GIÊNG - Lê Nghị

Sắp ăn cơm năm mới nói chuyện cũ.
Bài viết tham gia nhân đáp từ ông anh Lạc Nguyên nêu ý: "nghĩ gì khi giáo sư Nguyễn Tài Cẩn giảng từ nguyên của tháng Chạp và tháng Giêng" (đã đăng 17/01/19)


Tác giả Lê Nghị
 
Tiếng Việt có từ "tháng chạp" để chỉ tháng cuối của năm Âm Lịch và "tháng giêng" chỉ tháng đầu tiên của năm Âm lịch. (Còn gọi là Âm - dương lịch hoặc xưa gọi Nông Lịch, để phân biệt một loại lịch gốc Trung Đông vẫn dịch là Âm lịch vì cũng dựa vào chu kỳ của mặt trăng) Tương ứng tiếng Hoa có: "lạp nguyệt""chinh nguyệt".
Còn gọi theo dương lịch thì người Việt vẫn gọi tháng 12 và tháng một; tương ứng tiếng Hoa là thập nhị nguyệtnhất nguyệt. 
Liệu có quan hệ từ nguyên nào giữa chạp với lạp, giêng với chinh trong Âm Lịch không?
Theo giáo sư Nguyễn Tài Cẩn thì chạp do đọc trại chữ lạp, và giêng đọc trại chữ chinh. Nói cách khác người Việt mượn tiếng Hoa để đặt tên hai tháng cuối và đầu năm.
 

Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2022

PHỎNG VẤN NHÀ THƠ PHẠM ĐỨC NHÌ VỀ BÌNH THƠ - Phan Võ Hoàng Nam


Tác giả bài viết Phan Võ Hoàng Nam


Tôi là một người rất yêu thích thơ và cũng đã in cho mình một tập nho nhỏ mươi bài để thỏa chút đam mê văn chương. Mặc dù rất yêu thích, nhưng đối với Lý luận phê bình thì tôi chỉ là người ngoại đạo và khả năng cảm thụ văn chương có hạn, nên tôi thường xuyên đọc các bài bình thơ hầu mong có thêm hiểu biết.

ĐỌC TẬP THƠ “PHÚT GIÂY VĨNH CỬU” CỦA TẦN HOÀI DẠ VŨ - Châu Thạch



Thật bất ngờ, vừa vui vừa hãnh diện, khi nhận được tập thơ “Phút Giây Vĩnh Cửu” của nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ gởi tặng tôi, do nhân viên bưu điện đem dến. Nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ đã từng tặng tôi nguyên bộ sách “Văn Học Dân Gian Quảng Nam- Đà Nẵng” gồm 4 tập, mỗi tập dày trên 500 trang và một số tập thơ mà ông đã xuất bản trong những năm gần đây. Tôi không ngần ngại khoe ra và nói thật lòng mình, bởi vì tôi chỉ là một cây bút nghiệp dư vô danh, mà ông là một cây đại thụ từ lâu trong nền văn học nước nhà. 
  

Thứ Năm, 20 tháng 1, 2022

NGUYỄN HƯNG QUỐC, GÂY SỰ VỚI HƯ KHÔNG - Nguyễn Đức Tùng


Nhà văn Nguyễn Hưng Quốc


Giữa thiên đàng và địa ngục
Tôi chọn cái ở giữa:
Trần gian
(20)
 
Trần gian cũng là chọn lựa của nhiều nhà thơ. Ngôn ngữ Nguyễn Hưng Quốc giản dị, mạch lạc, các bài thơ của anh có ý tứ rõ ràng. Sự rõ ràng ấy làm cho bài thơ sáng lên, có sức thuyết phục, mặc dù có thể không gây ra ám ảnh. Đọc thơ ba câu của anh, tôi nghĩ đến các nhà thơ hình tượng của Mỹ, như Ezra Pound, những người chịu ảnh hưởng ít nhiều từ truyền thống Nhật Bản, nhưng thơ anh không hẳn là haiku. Chỉ đôi khi có khuynh hướng ấy:
 
Con quạ đen
Mổ nắng
Giữa chiều quạnh hiu
(251)
 

TÙY BÚT KHÁNH LY

 


Tôi không bao giờ nghĩ rằng có một lúc nào đó như lúc này, cuộc sống của ca sĩ hải ngoại và VN lại được mang ra mổ xẻ rạch ròi, tới tấp như thế. Có lẽ, trong đầu óc đơn giản của tôi, ca sĩ ở đâu cũng là ca sĩ… Âm nhạc là một thứ ngôn ngữ đặc biệt chung cho mọi người, ở mọi nơi, mọi phía. Không có biên giới… Nhạc đã được khẳng định như vậy, lẽ nào người hát lại bị loại ra ngoài. Tôi không hề phân biệt ca sĩ trong hay ngoài nước. Có chăng, điều bị chỉ trích là cách sống của những người cùng chung một nghiệp dĩ ở hai bờ đại dương.
 

Thứ Tư, 19 tháng 1, 2022

NHỮNG CÂU ĐỐI THÚ VỊ, LIỄN XUÂN – Đỗ Chiêu Đức


                     Thầy đồ dõm Đỗ Chiêu Đức (theo lời tự trào của tác giả)                                    
     
Mỗi năm gom giấy bút,                                                                  
Tạo dáng ông đồ già.                                                                      
Nhưng lòng người không cũ,                                                          
Dửng dưng lại đi qua!
     
Để mở đầu cho câu đối đón Tết trong mùa đại dịch đang chìm trong biến thể Omicron kỳ nầy, xin kính chúc mọi người đều được như câu đối mừng xuân dưới đây:
               
日日日日平安日,   Nhựt nhựt nhựt nhựt bình an nhựt,              
春春春春如意春。   Xuân xuân xuân xuân như ý xuân !

 

     Thầy Đồ dõm và Bà Xã (theo lời tự trào của tác giả)    
 
- NHỰT : là Ngày; 4 chữ NHỰT đi liền nhau có nghĩa là : Hết ngày này qua ngày khác, hết ngày nọ đến ngày kia. Tương tự...   
 - XUÂN : là Mùa Xuân; 4 chữ XUÂN đi liền nhau có nghĩa là : Hết xuân nầy qua xuân khác, hết xuân nọ đến xuân kia. Nên, câu đối trên có nghĩa:     
 - Hết ngày này qua ngày khác đều là những ngày bình an,      
- Hết xuân nọ đến xuân kia đều là những mùa xuân như ý !           
Cầu mong cho mọi người đều có được một cái Tết, một mùa Xuân bình an như ý !   
 
Chuyện kể, có một ông họ Vương nọ, ngày thường tiêu pha hoang phí vô độ, nên đến Tết đâm ra túng quẩn. Đêm ba mươi Tết, để "ăn năn" cho sự hoang phí của mình ông ta đã viết đôi liễn Tết như sau để dán lên trước cổng:
                
 行節儉劃,  Hành tiết kiệm hoạch,                 
過淡泊年  Quá đạm bạc niên.   

HẠNH PHÚC KHÔNG NGỪNG KHỞI SINH – Thơ Khaly Chàm




 
hạnh phúc không ngừng khởi sinh
 
tháng giêng
tia sáng mặt trời xuyên vào những hiện thể
có thể, chỉ là giấc mơ tương thích của những ý nghĩ được hình thành
sự thăng hoa là cánh buồm no gió mất hút bên kia vòng cung ánh nhìn
 
hôm nay, mầm sống cứ rạo rực trong thanh quản
khi người đời chắng dám đến gần thân thiện để nắm bắt tay nhau
dường như, những gì chúng ta nhìn thấy đều đang chuyển hóa
xâu chuỗi niềm tin vòng quanh cổ tay được nhuộm thẫm nâu màu phúng dụ tồn sinh 
chẳng ai can đảm thở ra mùi buồn để đốt cháy hiện thực
 
em và tôi đến khi nào là dấu hóa bất thường cổ điển
thăng hay giáng mãi nhấp nhô cùng thực dụng hình dung sinh tử
những niệm từ không là một ví dụ đấy chứ
những tia nắng chầm chậm bung tràn hạt lượng tử tái sinh
chúng ta là bóng hình thuộc sự ngẫu nhiên chăng
và hôm nay, niềm tin yêu không thể dài hơn nỗi đau đời
 
tháng giêng
cỏ và lá biếc lan tỏa hương thơm hòa lời gió hát
chúng ta hãy gieo nụ hôn vào niềm thương khó
hạnh phúc không ngừng khởi sinh khái niệm đẹp trong tâm thức
 
                                                                           tptayninh 1/2022
                                                                               khaly chàm

BỨC TRANH XUÂN, THÁNG CHẠP VỀ– Thơ Tịnh Bình


  


BỨC TRANH XUÂN
 
Đọng gì trong mắt biếc
Tinh khôi tà áo hoa
Thì thầm lời hương phấn
Đất trời đoản xuân ca
 
Chút tương tư mùa cũ
Về đâu giấc mơ thầm
Đã xôn xao cánh én
Phía trời cao xa xăm
 
Gió trêu bầy lá nõn
Mưa xuân giăng bụi mờ
Vẽ tranh xuân câu chữ
E ấp xếp thành thơ
 
Lối về thơm hương cỏ
Nắng vàng hoe lên chiều
Dệt xuân làn khói mỏng
Trên mái rạ bồng phiêu...
 

Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2022

TUỔI DẦN ÔNG CỌP QUÁ GHÊ – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức




Tuổi DẦN ông cọp quá ghê                               
Bắt người ăn thịt tha về non cao
       
Tý Sửu Dần... DẦN là ngôi thứ 3 của Thập nhị Địa Chi là... Ông Cọp, như 2 câu ca dao Nam bộ trong bài vè về 12 con giáp nêu trên. Ngoài việc được gọi là ÔNG CỌP, cọp còn được giới bình dân xưa gọi là Ông Hổ, Ông Hùm, hay Ông Ba Mươi nữa. CỌP chữ Nho là HỔ , theo “Chữ Nho Dễ Học” Hổ thuộc dạng chữ Tượng Hình theo diễn tiến của chữ viết như sau:
 
             
   Giáp Cốt Văn    Kim Văn      Đại Triện     Tiểu Triện         Lệ Thư
                   
Ta thấy:
           
Giáp Cốt Văn là hình tượng của một con cọp được vẽ đầy đủ từ đầu cho đến đuôi, Kim Văn (còn gọi là Chung Đĩnh Văn) và Đại Triện thì được đơn giản hóa, chỉ giữ lại các nét tiêu biểu, 
đến Tiểu Triện thì các nét vẽ được kéo thẳng hay uốn cong theo như hình chữ viết và đến Chữ Lệ  đời nhà Tần thì chữ viết đã hình thành hoàn chỉnh như chữ viết hiện nay. HỔ là Cọp.
 

Thứ Năm, 13 tháng 1, 2022

NĂM DẦN 2022 NÓI CHUYỆN CỌP - Gs Nguyễn Châu



Cọp đứng ở vị trí thứ ba trong vòng Tử Vi Trung Hoa, sau Chuột và Trâu. Nói theo sách, thì Dần là Chi thứ ba trong 12 địa chi (Tý-Sửu-DẦN-Mão-Thìn-Tỵ-Ngọ-Mùi-Thân-Dậu-Tuất-Hợi), tượng hình là con cọp.
Trên La bàn Trung Hoa, về không gian, Dần ở phương vị Ðông Bắc, về thời gian Dần là tháng Giêng (trong âm lịch hiện nay), về ngày Dần khởi đầu từ 3 giờ sáng, đến 5 giờ sáng.
 

ĐỢI XUÂN – Thơ Trần Mai Ngân


    


ĐỢI XUÂN
 
Trải chiếu trên cánh đồng
Ngồi đợi mùa xuân đến
Vườn đào bừng nở hoa
Bàn chân ai đi qua…
 
Trong khoảnh khắc đất trời
Đã ghi lời yêu dấu
Đẹp tựa cánh hoa đào
Nhuộm màu chiều nơi đây…
 
Mùa xuân đem sum vầy
Không gian và thời gian
Ôm xiết ghì vách ngực
Hơi thở nào miên man…
 
Xuân ơi xuân đầy tràn
Trên cánh đồng chiều nay
Trải chiếu tôi ngồi đợi
Ta cùng ngã vào xuân…
 
          Trần Mai Ngân

THƠ ĐƯỜNG CỦA ÔNG VUA TRIỀU ĐƯỜNG ĐÓN TẾT – Đỗ Chiêu Đức

 
Đường Thái Tôn Lý Thế Dân


LÝ THẾ DÂN 李世民 (599-649) là Đường Thái Tôn, ông vua thứ hai của đời Đường. Tổ quán ở đất Thành Kỷ Lũng Tây thuộc tỉnh Cam Túc ngày nay. Ông là con thứ của Đường Cao Tổ Lý Uyên, lúc trẻ chinh chiến bốn phương, có công diệt nước Tùy để chiếm lấy thiên hạ. Năm Võ Đức nguyên niên (618) được phong là Tần Vương. Sau phát động binh biến ở Huyền Võ Môn (626) chiếm lấy ngôi Thái Tử, rồi đăng cơ làm hoàng đế. Ông ở ngôi 23 năm, đất nước thái bình thịnh trị, văn tài võ lược đều không tiền khoáng hậu. Sử tôn xưng là "Trinh Quan Chi Trị 貞觀之". Có nghĩa là : "Những năm Trinh Quan thái bình thịnh trị". Ngoài võ công, Ông còn xem trọng văn nghệ, lập Văn Học Quán, Hoằng Văn Quán, chiêu đãi văn thi sĩ, tự thân chấp bút soạn sử, thơ văn của ông đều có thành tích tốt, còn lưu lại 30 quyển "Đường Thái Tôn tập 唐太宗集", "Tân Đường Thư, Nghệ Văn Chí 新唐書·藝文志" 40 quyển.

CÓ VẺ - Thơ Quách Như Nguyệt


   

 
CÓ VẺ
 
Có vẻ như trời sẽ mưa to
Mây xám đen ủ dột nhìn buồn thảm
Có vẻ như tình mình đang u ám
không thể nào cứu vớt tình ảm đạm
 
Có vẻ, hình như chúng ta hết yêu nhau
Nên chia tay anh ạ, dẫu đau lòng
 
Tình hai ta đã cạn
Níu kéo có ích gì?
Mỗi người đi mỗi ngả
Nếu biết rõ vô thường
Sẽ thấy bớt xót xa
 
Em sẽ cố không khóc như mưa gió
Chúc mừng anh được thoải mái, tự do
Anh vui nhé, vui với đời sống mới
Đừng buồn phiền, đừng hụt hẫng, chơi vơi!
 
Mình chúc phúc cho nhau
Vẫn xem nhau là bạn
Ta chia tay - an ủi, cảm thông nhau
Em rất muốn luôn là người bạn tốt
Không còn yêu nhưng em vẫn thương nhiều 
  
Có vẻ như ta chia tay êm đẹp
Có vẻ như, dẫu hết yêu, em trân trọng tình này
 
                                         Quách Như Nguyệt
                                           Jan 14th, 2022

TƯỞNG NIỆM NHÀ THƠ VĂN THANH TRƯƠNG, ĐỌC “KHOẢNH KHẮC ĐỜI TÔI” TẬP THƠ ĐƯỜNG LUẬT - Châu Thạch

   

Nhà thơ Văn Thanh Trương tên thật là Trương Văn Thanh, ông còn có bút danh là Văn Thanh, trên dòng facebook của ông lấy tên là Văn Thanh Trương. Nhà thơ sinh năm 1934, vừa qua đời vì dịch Covid ngày 17/12/2021, hưởng thọ 88 tuổi.
  
Văn Thanh Trương ở độ tuổi trên thất thập cổ lai hy khoảng mười tám niên nhưng còn rất đa tài và minh mẫn. Ông thường tạo dựng những tập video thơ nhạc đầy màu sắc và âm thanh tuyệt vời, gây nhiều ấn tượng cho người thưởng thức. 

NGÔN NGỮ NAM BỘ: CHÂN QUÊ VÀ GIẢN DỊ - Nguyễn Hữu Hiệp


 
Cũng như người Nam Bộ, ngôn ngữ Nam Bộ rất chân quê, giản dị, nhưng lại cực kỳ phong phú, đa dạng. Nó phong phú và đa dạng đến mức không ai tài nào kể ra cho hết được cả trăm, thậm chí nhiều trăm từ/tiếng riêng biệt, mà mới nghe qua, người ta tưởng chừng như dân gian đã sử dụng một cách tùy tiện, hoặc dư thừa không cần thiết, song nếu có để tâm tìm hiểu, người ta mới nhận ra rằng, ở mỗi một trường hợp, mỗi một tình tiết, dân gian đã sử dụng ngôn từ rất tinh tế, hình tượng và tất nhiên vô cùng chính xác.
 

TẢN MẠN VỀ TỪ “TẤM MẲN” - Trần Hoàng Vy



“Tấm mẳn” vốn xuất phát từ Nam bộ, thuở người Việt tìm xuống phía Nam mở cõi... Thuở ban đầu, lúc chưa khai phá, gạo thóc khó khăn, người ta phải gom những hạt gạo gãy, bể thay vì để nuôi gia súc, lại để dành nấu cơm ăn sáng. Hạt gạo đó được gọi là “tấm”, tức hạt gạo khi sàng, giã bị bể đôi hay gãy nát, và người ta cũng có thể hiểu là gạo tấm là hạt gạo bị lọt xuống giần, sàng... Riêng từ “mẳn”, theo Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Paulus Của và Tự điển Tiếng Việt thì có hai nghĩa là: hạt gạo gãy nát và hơi mặn (vị), suy diễn thêm còn có nghĩa “người hẹp hòi”“món canh nấu mặn”! Gọi người “mẳn tính” là người hẹp hòi hay để bụng những điều nhỏ nhặt”? Đó cũng là những từ Nôm mà người đi khai hoang mở cõi thường dùng, đến nay cũng đã dần bị mai một và thuộc từ “cổ” hay bản ngữ, ít người sử dụng.
 

XUÂN ĐOÀN TỤ - Thơ Nguyễn Thiện


  

 
XUÂN ĐOÀN TỤ
         
Có một mùa xuân vui xuân đoàn tụ
Con cái cháu chắt về từ phương xa,
Ríu rít chim ca yến anh nhảy múa:
“Chào mừng ông bà ! chào mừng mẹ cha!”
 
Có một mùa xuân vui như ngày hội
Nắng tắm mai vàng gió chuyển đưa hương.
Gia đình đoàn viên tiếng cười rộn rã
Trên dưới thuận hòa ngập tràn yêu thương.
 
Có một mùa xuân vui xuân sum họp,
Tất cả gia đình xúm xít vây quanh
Bữa cơm tất niên chiều ba mươi tết
Mừng cho năm cũ đã qua an lành.
 
Có một mùa xuân linh thiêng đang tới
Lễ đón giao thừa chào mừng Xuân mới
Câu mong mang đến Phúc, Lộc, An-bình
Gia đạo yên vui, cháu con mạnh khoẻ.
 
Có một mùa xuân ngập tràn hương hoa:
Hương mai nhè nhẹ, dìu dịu hoa hồng,
Nguyệt Quế hăng hắc, Ngọc Lan thoang thoảng,
Gió xuân lan toả hương xuân mênh mông...
 
                                           Nguyễn Thiện

PHẠM NGỌC THÁI VỚI BÀI THƠ TRĂNG TRỐI - Việt Phương

   
   


CHẾT CŨNG CHỈ NHƯ GIẤC NGỦ
 
Không than vãn, lòng chẳng hề hối tiếc
Nắm tro tàn. Thôi thế, đã là xong!
Cũng chỉ như giấc ngủ mơ màng
Đời sống vậy, đủ rồi! Em yêu mến.
 
Nghiệp đã làm xong, chẳng còn chi vương vấn
Tình cũng tàn, năm tháng kiếp phôi pha
Thì em ơi! Ta nằm xuống dưới mồ
Thanh thản chết, có gì đâu phải nghĩ.
 
Hồn thi sĩ, xin mang thơ gửi đời làm tri kỷ
Chốn trần gian sẽ ngợp áng thơ ta
Chỉ chia tay có thân xác thôi mà
Tình yêu ta còn muôn đời bất tử!
 
Cõi thế gian: Âu cũng kiếp đoạ đày phận số
Tiếc làm chi? Sống mãi chỉ mệt thân
Mãn nguyện rồi, cần chi nữa phân vân
Ta nằm xuống hoá mình vào “kinh thánh”!
 
Ta đã yêu em suốt đời trong hư ảnh
Dù có thời cũng sung sướng, đê mê
Nhưng tình em khác gì những chiếc lá bay kia?
Để năm tháng dài, hoang ru ta nơi bến lạnh.
 
"Tình và tiền"!
Tiếng nói đó làm trái tim đàn bà hưng phấn
Phụ nữ cả thế giới này, họ quí như nhau
Nhưng nếu ít tiền, tình cũng hóa cô liêu
Giọt lệ thi nhân,
           anh rỏ lên những trang thơ đời, làm liều thuốc ngủ.
                               
                                                                 Phạm Ngọc Thái
 *

   


       PHẠM NGỌC THÁI VỚI BÀI THƠ TRĂNG TRỐI
                                                                            Việt Phương   
 
Trước khi từ giã cõi đời ở Gành Ráng (Qui Nhơn), thi nhân Hàn Mặc Tử đã để lại những lời trăng trối:
              
Ta trút linh hồn giữa lúc đây              
Gió sầu vô hạn nuối trong cây              
Còn em sao chẳng hay chi cả              
Xin để tang anh đến vạn ngày                                
                      (Trút linh hồn)

Thứ Tư, 12 tháng 1, 2022

NHỚ VỀ BAN NHẠC TRÀO PHÚNG AVT MỘT THỜI LỪNG LẪY – Đông Kha (Nhạc xưa)

Nguồn:
https://nhacxua.vn/nho-ve-ban-nhac-trao-phung-avt-mot-thoi-lung-lay/
 

Những người yêu nhạc ở Sài Gòn trước năm 1975 vẫn luôn nhớ về Ban kích động nhạc AVT (sau đó thành Ban tam ca trào phúng AVT) có lối trình diễn độc đáo và gần như là duy nhất ở Miền Nam xưa, với những bản nhạc có lời ca dí dỏm, châm biếm tại Sài Gòn trước năm 1975. Ban nhạc AVT xuất hiện lần đầu vào năm 1958, gồm ba nghệ sĩ còn rất trẻ đều là tân binh của Tiểu đoàn 1 CTCT, tên là Anh Linh, Vân Sơn và Tuấn Đăng, chuyên trình bày những bản nhạc vui tươi, lối trình diễn rộn ràng và khuấy động sân khấu. Họ lấy 3 chữ đầu của tên 3 thành viên trong ban nhạc để ghép lại thành tên ban nhạc AVT.
 

ĐÊM ĐỘC ẨM – Thơ Nguyên Lạc


  

 
ĐÊM ĐỘC ẨM
 
Đêm đất khách tìm đâu tri kỷ
Say cùng ta thất chí hồ trường
Bao năm cuộc đó tang thương
Trăng chìm đáy chén tha hương uống sầu!
Cố nhân sương khói về đâu?
Nghiêng sầu chếnh choáng trăng màu phôi phai
 
Rượu sầu ta uống với ai?
Nhạt nhòa sương lệ ánh trăng phai
Thiên hạ ai người lòng lớn rộng?
Nâng chén sơn hà cùng ta say
 
Mình ta say, mình ta say
Mình ta cùng với nỗi tình hoài
Sầu tràn ta uống sầu không cạn
Rượu uống mình ên chẳng chịu say!
 
Chẳng chiụ say, chẳng chịu say!
"Em ơi lửa tắt bình khô rượu
Đời vắng em rồi say với ai?" *
 
Say với ai, say với ai?
Thất chí hoa niên vội bạc đầu!
 
Bạc đầu thật, bạc đầu sao?
Thanh xuân khát vọng còn đâu!
Cuối đời nát mộng còn sầu lưu vong!
 
                                      Nguyên Lạc
 
..................
 
* Câu thơ Vũ Hoàng Chương
 

Thứ Ba, 11 tháng 1, 2022

VUI CA XANG - Phạm Xuân Đài

Tác giả xin cám ơn Giáo sư Trần Huy Bích đã giúp nhiều tài liệu cần thiết cho bài viết này.


Gần đây tôi có dịp xem video của Thúy Nga Paris trình diễn ba bài Hòn Vọng Phu 1, 2 và 3 của Lê Thương. Sự dàn dựng cảnh trí, các màn phụ diễn đều công phu, tạo nên một không khí chinh chiến ngày xưa, và nhất là giọng hát của các ca sĩ đều hay, diễn tả thành công chủ đề mà mình trình diễn.