BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2019

TAY HƯ KHÔNG NÊN NẮM ĐƯỢC RẤT NHIỀU - Thơ Trần Kiêm Đoàn


   


TAY HƯ KHÔNG NÊN NẮM ĐƯỢC RẤT NHIỀU

Người phàm nói: cho hết lấy gì để dùng
Người trí dạy: dùng hết còn gì để cho
Đem của đi cho
Đừng lo của mất
Đem của đi cất
Đừng tưởng của còn
Mất còn chằng phải không hay có
Trời đất mênh mông có lại không

Mất còn thế sự như sương tuyết
Sương tuyết chung nguồn nước đại dương
Mây tụ che trăng trăng biến mất
Thịnh suy còn mất thế xoay vần

Em đã già mùa xuân đã hết
Xuân về đâu
Xuân trở lại trong hồn
Hoa rất lạnh tiếng dương cầm đã cũ
Hoàng hôn rơi lớp lớp đọng mây chiều
Và cứ ngỡ bóng đêm dài lịm tắt
Soi gương cười hạnh phúc với cô liêu

Em sẽ gặp
những mùa xuân năm cũ
Cho đi em
còn mất có bao nhiêu
Buông xả hết xem đời là phấn thổ
Tay hư không nên nắm được rất nhiều

                                  Trần Kiêm Đoàn
                                       28-1-2019

LẮNG NGHE MÙA XUÂN VỀ- Thơ Như Thắm


   
                         Nhà thơ Như Thắm


LẮNG NGHE MÙA XUÂN VỀ

Bên hiên nhà rực vàng cúc pha lê
Em bỗng nghe xôn xao mùa xuân đến
Cuối chân trời, gió vờn mây lơ đễnh
Trải lụa vàng tô điểm mùa mênh mông

Tháng mười Hai, tháng nao nao đáy lòng
Nơi quê nhà ngóng trông người xa xứ
Tháng cuối năm chùn chân người lữ thứ
Lạc vào dòng người thờ thẩn phố đông

Khép ưu tư, chầm chậm những nhớ mong
Mùa qua mùa, trời xanh trong lơ lửng
Rưng rưng nắng trên nhành lộc hờ hững
Lá biếc xanh, ngập ngừng gọi xuân về !!!

                          Bình Thuận, 2/2/2019
                                   Như Thắm

Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2019

AO CŨ NGÀY XƯA NƯỚC VẪN ĐẦY - Thơ Nguyễn Khôi


         
                       Nhà thơ Nguyễn Khôi


AO CŨ NGÀY XƯA NƯỚC VẪN ĐẦY
 (Tặng Chu Vương Miện)
                      
 Cố nhân chẳng lại nơi vườn cũ
 còn Cố Hương này để cho ai ?
                        
"Ao cũ ngày xưa nước vẫn đầy" *
Người xưa đã đi khỏi nơi đây
Ta về soi bóng trên Ao cũ
Chẳng thấy Người đâu,  chỉ thấy mây...
                        
Mây trắng ngổn ngang nơi trời 
Kìa ai áo trắng mãi phương trời
Dấu chân ai dẫm rêu mờ tỏ
Tôi về tôi lại gặp mình tôi.
                        
Gió chơi thơ thẩn nơi vườn 
Hoa Xoan phới phới dáng hình ai
Người đi như thể không còn nhớ
Để ngõ trăng suông vọng nhớ hoài...
                       
"Ao cũ ngày xưa nước vẫn đầy"

              Quê, tết Kỷ Hợi 2018
                 NGUYỄN KHÔI



* Nhớ 1 câu thơ cũ...

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2019

TA VỚI MÙA XUÂN - Thơ Hồng Thúy, nhạc Thiên Anh, hòa âm Đặng Vương Quân, ca sĩ Tâm Thư


    


TA VỚI  MÙA XUÂN 

Vòm cây nắng, dài theo bước nhỏ
Mây cũ về, chim sáo ban trưa
Sông suối hát… thầm xưa nhắc nhở
Nghe một thời… thương nhớ đong đưa

Vành môi thắm, mùa xuân đắm mộng
Đôi mắt huyền xưa, nhìn lắm thân quen
Em cổ tích, bài thơ mở rộng
Thuở gió bồng thổi trắng hoa tiên

Êm nhung tóc đuôi gà xanh ngọn
Thơ hững hờ buộc giữa lưng ngoan
Sợ bay mất… lòng ta hối hả
Sợi hương nồng… bưởi ngát tháng năm

Đường trơn ướt, hàng mưa mới trổ
Giọt vô tình... dĩ vãng chưa quên
Hạt sóng sánh… bàn tay khép mở
Mảnh hồn ta… giữ đấy bình yên

Và ta thấy mình bỗng trẻ lại
Vòng xe quay… mưa nắng... gần xa
Em, tiếng nói... nguyên xuân hơi thở
Cho tình xưa, thơ mãi… thiết tha

                                  Hồng Thúy


       

Nhạc: Thiên Anh
Hòa âm: Đặng Vương Quân
Ca sĩ Tâm Thư
Trình bày: Nguyệt Nga

XUÂN XA XỨ NHỚ MẸ - Thơ Nhật Quang


       
                             Nhà thơ Nhật Quang

                                             
XUÂN XA XỨ NHỚ MẸ

Rì rào ngọn gió xuân lay
Con ngồi nhớ mẹ dáng gầy hanh hao
Đêm ba mươi tết năm nào
Mẹ ngồi nấu bánh đón giao thừa về

Xuân này con lại xa quê
Bao năm viễn xứ chưa về xóm thôn
Rặng tre nghiêng bóng lối mòn
Hương đồng lúa chín rập rờn cò bay

Thời gian tóc mẹ màu mây
Gió sương phủ bạc tháng ngày mong con
Dầm mưa, dãi nắng héo hon
Sớm khuya gồng gánh vẹt mòn đôi vai

Ngõ quê giờ thắm đào mai
Lòng con thổn thức đêm dài lệ vương
Quê người nhộn nhịp sắc hương
Nỗi lòng xa xứ nhớ thương mẹ già

Xuân này con ở rất xa
Rưng rưng khóe mắt nhạt nhòa dáng quê.

                                             Nhật Quang

***                                          
Tác giả: Nhật Quang (TP HCM)
Tel: 0975764469

NHÀ THƠ TƯỜNG LINH - Võ Phiến

Thi sĩ Tường Linh tên thật là Nguyễn Linh, sinh ngày 12.12.1931 tại làng Trung Phước, huyện Quế Sơn (nay là Quế Trung, Nông Sơn). Ông xa quê từ năm 1954, ra sống ở Huế, Quảng Trị. Đến năm 1956 thì ông vào ở hẳn tại 
Sài Gòn cho đến nay. Tường Linh thuộc lớp các thi sĩ Quảng Nam xuất hiện vào những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp. Bài thơ “Chị Điện Hòa” (1950) và “Năm Cụm Núi Quê Hương” (1954) của ông được nhiều người thuộc lòng, mãi cho đến nay.

Thơ Tường Linh đã xuất bản:

“Thơ Tập Làm Thuở Nhỏ” (in thạch bản, Tam Kỳ-1950)
“Mùa Di” (in thạch bản, Bồng Sơn – 1953)
“Mùa Hoa Cải” (Huế – 1955)
“Mây Cố Quận” (Tao Đàn, Sài Gòn -1962)
“Nghìn Khuya” (Tao Đàn, Sài Gòn – 1965)
“Thu Ơi Từ Đó” (Tao Đàn, Sài Gòn – 1972)
“Giọt Cổ Cầm” (Đà Nẵng-1998)
“Về Hỏi Lại” (Đà Nẵng – 2001)
“Thơ Tường Linh Tuyển Tập” (Văn học – 2011).


NHÀ THƠ TƯỜNG LINH

Tường Linh là một quân nhân. Tôi có gặp ông đôi lần, và nghĩ bâng quơ: Lính đâu có lính trông hiền lành đến thế!
Ngay đến cảnh đói khổ của mình, Tường Linh nói đến cũng không hề cay đắng, hằn học:

“Đất Quảng thân yêu, một thời tuổi nhỏ
Mẹ thèm cơm, còn thiếu áo long đong
Nhà bên sông năm tháng nước xuôi dòng
Vách nứa lung lay trưa nồm thổi mạnh.”
                             ("Vọng tình chim”)

THẢ - Thơ Hiệp Kim Áo Tím


   
    Nhà thơ Hiệp Kim Áo Tím


THẢ

Thả mơ
lại sợ mơ bay
Thả tình
lại sợ tình say em rồi
Tim rung
một chút bồi hồi
Nhớ ai tựa cửa
đứng ngồi không yên

Thả đi hết
những ưu phiền
Cho ta giấc ngủ
bình yên
mỗi ngày
Lời cầu nguyện
thả gió bay
An lành mang đến
lá lay hoa cười

Thả hồn
theo hạt sương rơi
Thả thương
thả nhớ tình ơi
vơi đầy
Trong veo
ánh mắt thơ ngây
Thả hình
nhớ bóng em gầy
dễ thương...

Hiệp Kim Áo Tím
Đalat, 30/1/2019

XUÂN VỀ CỚ SAO?, ĐÊM CUỐI NĂM, CHIỀU MƠ - Thơ Nguyên Lạc


       
                              Nhà thơ Nguyên Lạc


XUÂN VỀ CỚ SAO?

Mùa xuân đến rồi đó!
Thanhh xuân em để ngõ
Cành mai vàng nở đóa
Nắng nồng nàn... Cớ sao...?!

Xuân về ta vắng nhau!
Gió nhẹ thổi ngang đầu
Rộn rã ngàn chim hát
Sao lòng em nhói đau?!

Nói chi những lời đau?
Để em phải ưu sầu
Ngày chờ và đêm đợi
Xuân về không có nhau!

Mùa xuân đến rồi đó!
Riêng tình em vẫn sâu
Níu mây hồng nắng mới
Hỏi cố nhân nơi nào?

Mùa xuân đến rồi đó!
Sao ta đành mất nhau?!

TRONG SƯƠNG MÙ THẤY NẮNG ĐANG LÊN - Thơ Trần Kiêm Đoàn


     


TRONG SƯƠNG MÙ THẤY NẮNG ĐANG LÊN

Có một thuở sương mù che khuất:
Những ngày vui mờ nhạt ánh hồng.
Dưới ánh mặt trời như trong đêm tối,
Chẳng thấy gì trời đất mênh mông.

Là khi không nhìn đời bằng mắt,
Mà thấy bằng Tâm...
Tâm hoang vắng nên tinh cầu
hoang lạnh.
Tâm là ai có phải trái tim...
Trái tim đỏ nằm trong lồng ngực tối?

Tâm không phải là tim.
Bởi có người thay tim hay đeo tim máy,
Vẫn yêu thương hờn giận tuổi ban sơ,
Vẫn u mê và minh triết,
Anh kiệt và dại khờ...
Như những kẻ làm thơ:
Ngu ngơ mà bản lĩnh.

Nên Tâm là Tự Tánh.
Là bản lai diện mục nguyên sơ,
Là tình yêu rỗng không, im lặng như tờ,
Là rất phật thuở hồng hoang Phật chưa thị hiện.

Em là Huế phải không?
Đã giữ Huế trong ngần bằng Tâm Huế.
Cảnh thật mắt trần không đẹp bằng Huế trong Tâm.
Đi trên sông Hương mà nhớ sông Hương.
Vịn Trường tiền mà nhớ Trường Tiền tâm ảnh.
Nên Huế muôn đời là những cơn mưa lòng không tạnh:
Đi mà nhớ không phải ở để mà thương.
Nắng mai lên từ ngõ vắng trong sương.
Anh xa lắm mà tâm mình đang với Huế.

                              Sacramento 30-1-19
                                 Trần Kiêm Đoàn

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2019

XUÂN VẪN THẾ - Thơ Ngô Quý Lành


       
               Nhà thơ Ngô Quý Lành


XUÂN VẪN THẾ

Ngày tháng qua nhanh quá bất ngờ.
Thoáng sang năm mới tưởng lầm mơ.
Nhớ về quá khứ đầy hoa mộng.
Ngoảnh lại tương lai khói bụi mờ.
Cứ ngỡ xuân này âu đổi phận.
Đâu hay tết đến vẫn nghèo xơ.
Cũng bình rượu cũ thay hương vị.
Nhấm nháp men đời say ngẩn ngơ.

                             Ngô Quý Lành

NÓI VỚI MẸ - MÙA XUÂN / Thơ Trần Mai Ngân


    


NÓI VỚI MẸ - MÙA XUÂN

Chiều nay về con cùng ngồi với Mẹ
Con nói nhiều mà Mẹ chỉ lặng im
Khói hương bay qua năm tháng nỗi niềm
Con không khóc cho Mẹ vui trọn vẹn

Trong di ảnh mắt Mẹ nhìn xa lắm
Như mông mênh... con ở lại thế nào
Dẫu đắng cay xin vẫn lấy ngọt ngào
Trên mây trắng Mẹ yên tâm siêu thoát

Chiều nắng tắt chẳng muốn rời xa Mẹ
Đôi mắt con, đôi mắt Mẹ vẫn nhìn
Sao dưng không con lại khóc một mình
Năm sắp hết... chín Xuân liền vắng Mẹ!

Con về nhà đây- đường buồn quạnh quẽ
Dáng đơn côi con bước nốt cuộc đời
Năm sắp hết nhà mình sẽ đón Tết
Hoa đầy nhà hương tỏa mãi ngày xưa!

                                   Trần Mai Ngân

NĂM HỢI NÓI CHUYỆN HEO - Kha Tiệm Ly


         

           NĂM HỢI NÓI CHUYỆN HEO

1. Oan ôi con heo!
Không biết lý do gì mà trong mười hai con giáp, con heo (chi Hợi) được xếp đứng sau cùng; nói theo xếp hạng trong lớp học thì gọi là “đội sổ”! Dù “đội sổ” theo thứ tự, nhưng nếu bàn vể khía cạnh bị người đời rủa xả thì trong mười một con giáp nằm trên nó, thì chưa chắc ai đã hơn ai!
Đồ ở dơ như heo; ngu như heo; ham ăn như heo, thứ mặt heo, tồi tệ hơn nữa là cái mặt như cái l… heo!  … và bao lời rủa xả khác cứ nhằm con heo mà phóng tới tấp. Có phải con heo toàn là khuyết điểm, toàn là xấu xa hay không thì xin khoan tin vội nếu quý vị chưa đọc bài nầy!
Con người có “ưu điểm” là không ưa khen ai hơn mình, và “sở trường” là hay bươi móc những khuyết điểm của ngươi dở hơn mình để đem ra làm đề tài nói cạnh nói khóe  mua vui, hoặc nếu thấy người hơn mình  thì cố tìm khuyết điểm của những người ấy, dù nhỏ như hột tiêu – mà dìm xuống, để nâng mình lên!
Con heo gần gũi với con người từ thời đồ đá nên không tránh khỏi “kiếp nạn” nầy!
Nhớ rằng trong các loài động vật thì không có con vật nào ở dơ, ăn dơ cả: loài lông vũ, lông mao chúng đều dành nhiều thời gian trong ngày để chăm sóc bộ lông của mình. Con trâu, con heo thích dầm mình trong vũng sình không phải vì chúng “ở dơ”, mà vì chúng giải nhiệt cơ thể, đồng thời để diệt nhiều loại kí sinh trùng bám trên da chúng. Sau khi “nằm vũng”, con trâu thích được chủ tắm; con heo sau một ngày bị chủ nhốt trong một không gian chật hẹp: ăn môt chỗ, ngủ một chỗ, đại tiện một chỗ, thì làm sao mình mẩy không dơ? Nếu là con người gặp trường hợp như vậy, hỏi có được sạch hay không?

TÁO CHẦU TRỜI – Đức Hạnh và Thi Hữu


   


TÁO CHẦU TRỜI
"Thtk"
Dân trình đất Mẹ ngàn dông bão
Táo bẩm Thiên đình chuyện thế nhân..!

DÂN báo năm qua dưới cõi trần
TRÌNH lên Thượng cấp tỏ muôn phần
ĐẤT còn khổ nạn vùi nhà cửa
MẸ đã đau buồn hận cán cân
NGÀN cảnh thương tâm nào chỉnh lý
DÔNG nguồn ảm đạm chửa canh tân
BÃO bùng biển nói trừ ô nhiễm…
TÁO BẨM THIÊN ĐÌNH CHUYỆN THẾ NHÂN..!

28 01 2019
Đức Hạnh


BÀI HỌA:

TÁO BẨM THIÊN ĐÌNH
"Thtk"
DÂN chúng bao phen sợ cõi trần
TRÌNH lên thượng giới tỏ đôi phần
ĐẤT trời ước vọng ngời sông núi
MẸ nước mong chờ đẹp đĩa cân
NGÀN nỗi oan khiên đà sáng tỏ!
DÔNG mùa giá lạnh chửa thanh tân
BÃO còn dữ tợn bay nhà cửa…
TÁO BẨM THIÊN ĐÌNH CHUYỆN THẾ NHÂN..!

Thành Kha
28 01 2019

XUÂN TẠI SAO BUỒN?, ĐÓN XUÂN NHỚ THỜI ĐÃ MẤT - Thơ Nguyên Lạc


       
                             Nhà thơ Nguyên Lạc  


XUÂN TẠI SAO BUỒN?

Tại sao buồn hở. tôi ơi?
Mùa xuân đã đến. không vui cùng người?
Tại vì. trời lạnh tuyết rơi
Chạm tôi. tiềm thức. lâu rồi xuân nao

Trắng ngời dáng áo lụa nào
Điếng. ai mắt liếc dao cau. đắm tình
Bàng hoàng nhịp đập con tim
Ngẩn ngơ bục giảng. dõi hình bóng ai

Đón xuân xứ lạ. đơn côi!
Tuyết rơi bông trắng. bồi hồi trường xưa
Xuân về. lời hát tiễn đưa
Hai tuần xa cách. đủ vừa nhớ thương!

Mừng xuân. khúc hát rượu mừng
"Ước mơ hạnh phúc thanh bình an vui
Muôn lòng xao xuyến duyên đời
Rượu hân hoan chúc sáng trời tự do" [*]

Môi son. tròn nụ lời ca
Điếng hồn tôi đó em à. biết không?

Đón xuân. không tiếng pháo hồng
Chỉ băng tuyết lạnh. mênh mông nỗi sầu!
Xuân thu nhuộm trắng mái đầu
Thời gian ai bảo là liều thuốc hay?
..........
        [*] Lời ca bài hát "Ly Rượu Mừng"  - Phạm Đình Chương


HẬU DUỆ NHÀ TRẦN CỦA ĐẠI VIỆT THÀNH HOÀNG ĐẾ TRUNG HOA? - Trần Hưng

Nguồn:
https://trithucvn.net/van-hoa/hau-due-nha-tran-cua-dai-viet-tro-thanh-hoang-de-trung-hoa.html

       HẬU DUỆ NHÀ TRẦN CỦA ĐẠI VIỆT 
       THÀNH HOÀNG ĐẾ TRUNG HOA?

Mặc dù còn nhiều dấu hỏi xoay quanh thân thế của vị Hoàng đế Trung Hoa này, nhưng người ta không thể phủ nhận một khả năng lớn rằng ông là người mang dòng máu Đại Việt. Đánh bại quân Nguyên, và ngồi trên ngôi Hoàng đế trong vỏn vẹn 3 năm, ông là ai?

Hậu duệ nhà Trần của Đại Việt trở thành Hoàng đế Trung Hoa?
                        Hoàng đế Trung Hoa. (Ảnh minh họa qua kienthuc.net.vn)

Câu chuyện ly kỳ này phải bắt đầu kể từ vua Trần Thái Tông: Lúc bấy giờ, vua Trần Thái Tông đã có sáu hoàng tử là Trần Quốc Khang, Trần Hoảng (vua Trần Thánh Tông sau này), Trần Quang Khải, Trần Nhật Vĩnh, Trần Ích Tắc và Trần Nhật Duật; cùng hai công chúa là Thiều Dương và Thụy Bảo. Trong đó, Trần Ích Tắc là người đã đem cả gia quyến đầu hàng quân Nguyên Mông, nên thường bị các sử gia chê trách. Tuy nhiên nếu nhìn lại thì Trần Ích Tắc có lẽ không phải là một kẻ hèn nhát, mà là một kẻ sinh nhầm thời…

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019

CUỐI CÙNG ANH CŨNG NÓI - Thơ Quách Như Nguyệt


       
                 Nhà thơ Quách Như Nguyệt


CUỐI CÙNG ANH CŨNG NÓI

Cuối cùng anh cũng nói
Cũng tỏ tình đấy thôi
Rồi… tình cảm rối bời
Sau đó buồn vời vợi

Chẳng thà anh đừng nói
Viện lý do tình bạn
Mình nói chuyện hỏi han
Ta vẫn gặp được nhau
… “I love you” thương đau!
“I love you! I love you! I love you!”
I LOVE YOU nói nhanh
Tình đành chết tan tành

Em chẳng thể yêu anh
Vì em còn nặng gánh
Anh chưa có gia đình
Độc thân và vui tánh
Em không còn một mình
Sau khi anh tỏ tình
Sao có thể gặp anh?


Tình ta đành gẫy cánh
Đành bỏ đói tình mình
Tình bạn hết lình xình
Tình yêu thành mây khói…

Tại anh, tại anh nói
Tại anh nói ra thôi!
Tình bạn đang chói lói
Bỗng dưng tối âm u
Ba chữ : I LOVE YOU
Sao đau khổ thế này!

Hỡi anh chốn chân mây
Hỡi người trong quá khứ
Xin anh đừng trách cứ
Tình chẳng có tương lai

Bây giờ hồi tưởng lại
Chẳng tiếc nuối bi ai
Quyết định đúng, chẳng sai
Ta chia tay mãi mãi
Để tình đẹp hoài hoài!

  Quách Như Nguyệt
     April 1st, 2017

BÀI THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THUỴ CÙNG TÔI VÀ ÁNH TRĂNG THÁNG CHẠP... - Trần Mai Ngân


 


    BÀI THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THUỴ CÙNG TÔI 
    VÀ ÁNH TRĂNG THÁNG CHẠP...

Tháng Chạp con trăng cuối !
Ở trên tầng cao tôi đọc bài thơ NGHIÊNG của nhà thơ LA THUỴ .
Qua khung cửa sổ trước mặt tôi là con trăng trắng toát và rất tròn đầy. Trăng 16 - con trăng cuối của năm.
Tôi nhìn ánh trăng đăm đắm và cảm thấy “chông chênh rơi mất ánh trăng thề” xa xưa... Dường như vậy, một sự trống rỗng và lặng im đến ngạt thở nơi này. Phải vậy không. Không lên tiếng thì chắc là đã quên không còn nhớ nữa!
Không còn nhớ những “chắt lắng...hương mê” nữa. Tất cả đã rơi vào “hoài niệm” rồi sao ?
Tôi tiếc nuối xót xa , buồn đang “Len lỏi ngoằn ngoèo trong ký ức” giờ đã tan theo “mối tình xưa hẹn ước” ...

Con trăng lên cao, xa tôi hơn, ngút nhỏ dần và cô đơn giữa thành phố, nhạt nhoà giữa đèn sáng đêm nay. Chẳng ai nhớ tới trăng ở nơi này...
Đêm thật sâu thật lặng lẽ. Chỉ mình tôi cảm nhận khoảnh khắc cô đơn tuyệt đẹp này.
Bài thơ NGHIÊNG của nhà thơ LA THUỴ chỉ với ba mươi chữ trong một tứ mà đã làm tôi thao thức đêm nay !
Đêm NGHIÊNG cùng tôi và ánh trăng buồn tháng Chạp !

Xin được cảm ơn nhà thơ đã sáng tác.
                                                                                   Trần Mai Ngân


    


NGHIÊNG

Ai từng chao nghiêng
Chắt lắng hết hương mê
Chừ hoài niệm
Len lỏi ngoằn ngoèo trong ký ức
Tình xưa hẹn ước
Chông chênh rơi mất ánh trăng thề ?

                                          La Thuỵ 


* Trích trong tập thơ THƠ ĐỜI NGÂN VỌNG

TRÁNG SĨ HÀNH - Thơ Kha Tiệm Ly


        


TRÁNG SĨ HÀNH
(Viết tặng Vĩnh Thuyên)

Tạm dừng vó ngựa ở nơi đây,
Quán cũ phong sương phủ lớp dày.
Còn ta, nửa kiếp phiêu linh đó,
Gom vào bầu chưa đủ cuộc say!

Hàng liễu vật mình theo gió chướng,
Chợt nhớ quê nhà tóc liễu bay.
Hoa đào trước quán bâng khuâng rụng,
Chẳng biết người xưa má vẫn đầy?
Môi xưa còn mọng màu mận chín,
Tóc xưa còn thoảng chất hương lài?
Bóng xưa mờ nhạt lung linh chén,
Lá xưa buồn đón gió heo may?