BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn VĂN HÓA - ẨM THỰC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn VĂN HÓA - ẨM THỰC. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2022

NƯỚC MẮM – Sông Thao


Tác giả bài viết Sông Thao

Mỗi khi đi chợ Á đông, tôi thường la cà vào quầy nước mắm. Thấy có nhãn nước mắm mới là đứng… nghiên cứu. Dân nước mắm mà lỵ! Dân Mít ta vẫn cừ đùa giỡn với nhau là dân nước mắm nhưng thực ra dùng nước mắm không phải là chỉ dấu của người Việt. Trên thế giới có tới 500 triệu người sử dụng nước mắm trong nấu nướng. Toàn vùng Đông Nam Á là dân nước mắm. Thái Lan có nam-pla, Malaysia có budu, Indonesia có ketjap-ikem, Hàn Quốc có aek jeot, Kampuchia có toeuk trey, Philippine có patis. Tôi đã có thời gian gần một năm phải dùng patis của Philippine khi ngụ tại Quezon City vào năm 1973. Dở ẹc. Cũng phải thôi vì patis chỉ là phụ phẩm của mắm nêm bagoong. Nhưng nói đi cũng phải nói lại. Thời gian đó có patis cũng đỡ khổ cho cái miệng đã quen với nước mắm. Mới đây, khi vào một chợ Á đông ở Montreal, tôi chợt nhìn thấy patis. Nhớ lại một thời, cũng bồi hồi ra gì!


Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc cũng dùng nước mắm nhưng ít hơn. Hai nước đậm mùi nước mắm là Việt Nam và Thái Lan. Nhưng có một chút khác biệt. Không biết các nước khác ra sao nhưng dân Thái chỉ dùng nước mắm để nấu nướng chứ không dùng để chấm trên bàn ăn. Nếu dân các nước khác cũng chỉ để chai nước mắm trong bếp như Thái Lan thì chỉ có dân Việt ta thượng nước mắm trên bàn ăn. Vậy thì dân Mít tự cho là dân nước mắm là đúng chỉ số!

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2022

5 MÓN ĂN TỪNG ĐƯỢC COI LÀ “VƯƠNG GIẢ” NHƯNG THỰC CHẤT LÀ “MAN RỢ” Ở TRUNG QUỐC, MÓN CUỐI CÙNG NGAY CẢ ĐẦU BẾP CŨNG KHÔNG DÁM THỬ

Những món ăn kinh dị này khiến cho người ta phải sợ hãi nếu được biết nguồn gốc và cách chế biến, nhiều người sẽ thấy mức độ tàn nhẫn của CHÚNG
 
1. CỪU SỮA NƯỚNG THAN

Nếu bạn đang nghĩ đây chỉ là một con cừu non được nướng trên lửa than thì đã nhầm, sự thật tàn nhẫn gấp nhiều lần. Người ta sẽ đem nướng con cừu mẹ đang mang thai gần tới ngày sinh. Khi cừu mẹ được nướng chín tới, người ta mới mổ bụng lấy cừu non ra. Cách nướng kiểu này được cho rằng thịt cừu non sẽ thơm và mềm.
 

Nhiều người sao khi biết nguồn gốc món ăn này đều cảm thấy rất kinh khủng, họ tự hỏi tại sao người xưa lại có thể nghĩ ra cách chế biến tàn nhẫn đến vậy.
 

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2022

ĂN HÀNG, ĂN QUÁN Ở HÀ NỘI - Đỗ Duy Ngọc

Nguồn:
https://www.facebook.com/100011386501930/posts/1782452548810945/?d=n


Hà Nội có nhiều món ngon, chuyện ấy ít người cãi. Nhưng món ăn ngon Hà Nội tập trung ở Phố cổ, mà nhà ở Phố cồ thì bé tẻo teo, thế nên hàng quán bày bán đầy vỉa hè, muốn ăn thì ngồi ngay đường đi, ghế thấp lè tè, toàn ghế nhựa. Món ăn cũng bày tràn ra đường mặc cho bụi đường và vi trùng ồ ạt, mà Hà Nội nổi tiếng là thành phố ô nhiễm bậc nhất cho nên thức ăn cũng thế thôi.
 

Thứ Ba, 15 tháng 2, 2022

THỊT KHO TÔ ĐÔNG PHA, MÓN ẨM THỰC TRỨ DANH

Tết này vợ chồng con trai đầu của tôi mua nhiều món về nhà cha mẹ ăn Tết. Đặc biệt, chúng bỏ nhiều công sức trổ tài làm món thịt kho Tô Đông Pha cho cả nhà và bạn bè thưởng thức. Mời quý bạn đọc cùng thưởng thức nhé!

Nhà thơ, thi pháp và học giả nổi tiếng Tô Đông Pha. Ảnh: Internet

Thịt kho Đông Pha (Đông Pha nhục 東坡肉) là một món ăn trứ danh của Hàng Châu, ẩm thực Trung Quốc, đặt theo tên của nhà thơ, thi pháp và học giả nổi tiếng Tô Đông Pha của triều đại Bắc Tống. Ông còn được biết đến như một nhân vật có niềm đam mê nấu nướng khi trong các bài thơ ông viết đều có sự liên kết với các món ăn. Thịt kho Tô Đông Pha còn có tên gọi khác là hay thịt kho rượu (theo phương ngữ miền Bắc là kho riệu). Đây là một món ăn truyền thống vào ngày Tết của người Hoa và ngày nay cũng đã trở thành một trong những món ăn quen thuộc thường thấy trong những ngày Tết của người Việt, nhiều nhất là người miền Nam.
 

Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2022

GIỚI THIỆU "QUÁCH CẤY" - MÓN ĂN NGON ĐĂNG TRÊN FACEBOOK CỦA NHÀ THƠ TRẦN MAI NGÂN KHÚC THỤY DU


 
QUÁCH CẤY là món ăn của người Hoa chỉ món gà quay, gà rán đọc theo âm Quảng Đông. Còn đọc theo âm Hán Việt là KHẢO KÊ
 * QUÁCH (âm Quảng Đông) là quay, rán, chiên, nướng,...
 * CẤY (Kê): Âm Quảng Đông là gà
- Quách cấy (âm Quảng Đông) đọc theo từ Hán Việt là KHẢO KÊ  : Gà quay, gà rán
 - Xáo cấy (tsảo cấy - âm Quảng Đông) đọc theo từ Hán Việt là  SAO KÊ  :  gà xào.
 


CÁCH LÀM:
 
Gà làm sạch mổ moi rút ruột ra, không mổ banh bụng. Ướp gà với xì dầu, rượu gừng, chút bột ngọt cùng Kim Châm và Mộc Nhĩ đen...
Dồn vào bụng gà các món trên, khâu bụng gà lại.
Dầu sôi bỏ gà vào chiên, lửa nhỏ đậy lại, lâu lâu mở ra xối nước ướp lên gà và trở cho vàng chín đều.
Gà chín chặt ra đĩa và làm nước sốt chế lên. Ngon tuyệt!



                                                                                 Trần Mai Ngân

Thứ Hai, 10 tháng 1, 2022

MAI VÀNG VÀ MÂM NGŨ QUẢ NGÀY TẾT QUÊ TÔI - Phạm Quang Tân



Khách phương xa lần đầu đến du xuân An Giang quê tôi nói riêng, Tây Nam bộ nói chung, chắc chắn sẽ ngỡ ngàng trước màu vàng rực rỡ và mùi hương nhè nhẹ, khắp từ đầu làng đến cuối xóm, khắp phố chợ náo nhiệt đến thôn quê hẻo lánh, khắp ngài sân, trong nhà. Đó là sắc hương của mai vàng. Sắc hương đặc trưng của Tết Nguyên Đán nơi này.
 

Thứ Hai, 3 tháng 1, 2022

“NHẬU” VỚI NGHĨA CỦA TỪ - Ngô Đình Miên

Đầu năm nói chuyện nhậu...
 

“Nhậu” là một từ đơn, thuần Việt, nó sống động trong vốn từ của người Phương Nam. Cho tới bây giờ, tôi không biết có từ nào hay hơn, đủ nghĩa hơn có thể thay thế được từ “nhậu” “hoành tráng” này.
 
“Mời anh uống rượu”, lời người phương Bắc nói. Cụm từ “uống rượu” khá nghèo nàn về ngữ nghĩa, chỉ nói được một nghĩa đơn thuần là uống một thứ chất lỏng được gọi là rượu. Trong đó, từ “uống” chỉ đơn giản biểu đạt động tác uống, như uống nước, vậy thôi ! Trong khi đó từ “nhậu” chỉ rõ cho ta biết một lúc nhiều điều (nghĩa). Thứ nhứt, muốn có sự “nhậu”, trước hết phải có rượu (hoặc bia). Thứ hai, nhậu dứt khoát phải có mồi nhậu (thức nhắm, đồ nhắm của người phương Bắc), vì nếu chỉ uống rượu suông (như uống rượu nghiện) thì không ai gọi là nhậu. “Uống rượu” của người Bắc không nhất thiết phải có mồi (thức ăn), giống như ngồi trước quầy bar gọi một ly wisky để uống không. Thứ ba, nhậu không thể chỉ có mình êng mà nhậu được, vì vây phải có nhiều người (ít nhất là hai) mới gầy cuộc nhậu được. Thứ tư, nhậu đậm chất vui chơi hơn mang tính ngoại giao. Trong quan hệ ngoại giao, người ta có thể chạm ly (cốc) và uống rượu trong một tiệc đứng, nhưng dứt khoát không thể gọi đây là tiệc nhậu được. Thứ năm, khi nhậu phải có một vị trí cố định phù hợp để bày cuộc nhậu, không thể là vừa đi vừa "nhậu" như Chí Phèo nốc rượu. Thứ sáu, mục đich của nhậu là để vui, không phải để buồn, nên ở phương Nam, trong đám tang thường bày nhậu để lấy vui làm vơi bớt nỗi buồn. Trong khi “uống rượu” có thể là để “dục phá thành sầu...” Cuối cùng, người phương Nam chỉ dùng từ một âm tiết để biểu đạt cái sự “nhậu”, trong khi người phương Bắc phải dùng tới 2 từ gồm động từ “uống” và danh từ “rượu” để tạo thành cụm từ cố định, mà vẫn chưa phong phú nghĩa như từ “nhậu” đơn âm tiết mà đa nghĩa.
 
Với sự tổng hợp 7 ý nghĩa sống động trên đây, đã làm cho từ “nhậu” của phương Nam, từ sau 1975 liền hội nhập rất êm với dân nhậu toàn quốc. Lúc này, nếu ai ra Hà Nội sẽ nghe được tiếng “nhậu” quen thuộc khi các bạn bè ngoài đó hẹn gặp nhau ở quán nhậu. À, mà cũng có không ít tiệm nhậu bình dân, vỉa hè có bảng tên ghi “Quán nhậu...”.
 
                                                                                Ngô Đình Miên

Thứ Tư, 29 tháng 12, 2021

XƯA EM GẮP MIẾNG THỊT GÀ ! – Đoàn Xuân Thu



Thưa bà con! Giống như người Tàu ở Hong Kong, ở Macau, người Tàu ở miền Nam Việt Nam mình, nhứt là ở Chợ Lớn, đa số nói tiếng Quảng Đông (Cantonese), kế đến mới tới tiếng Triều Châu; chứ không nói tiếng Quan Thoại (Mandarin) - tiếng Phổ Thông, trừ ra những ai có đi học trường Tàu mới biết...
 
Dân Sài Gòn thường chê những người ưa nói Thánh nói Tướng; nói Trời nói Đất; nói không đâu vào đâu là: “Đồ nói Quảng nói Tiều!”
Bà con người Việt rặt ri mình vốn tánh xởi lởi, không xét nét nhỏ mọn, chi li: ai là người Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam hay Khách Gia (người Hẹ) gì hết ráo. Mà gọi chung là: Các Chú, Chệt hoặc Ba Tàu.
(Đất lành chim đậu mà! Đến đây thì ở lại đây… Bao giờ bén rễ xanh cây… hết về…)

Đàn ông thì mình gọi là Chú Ba; đàn bà thì mình gọi là Thiếm Xẩm. Chú và Thiếm hết ráo, coi như ai cũng bà con hết trơn hết trọi hè!
 

Thứ Tư, 22 tháng 12, 2021

ĂN THEO LỐI HUẾ - Bs Bùi Minh Đức




Lưu lạc qua xứ Hoa Kỳ, hàng ngày vẫn được gia đình cho ăn nhiều món Huế khác nhau, tôi đã tưởng văn hoá ẩm thực xứ Huế mình chắc chắn sẽ còn tồn tại mãi trên đất nước người ta. Tuy nhiên, vừa rồi được mời đi ăn đồ ăn Huế tại nhà của một con dân xứ Huế khác, tôi mới ngớ người ra khi chạm mặt với sự thật phũ phàng, khi nhận thức ra rằng văn hoá ẩm thực Huế tại xứ người đã có nhiều đổi thay nhiều hơn là mình tưởng.

Thứ Bảy, 6 tháng 11, 2021

ĂN MÌ QUẢNG VỚI THẦY NGUYỄN VĂN XUÂN - Trần Đức Anh Sơn

- Tháng 11, nhớ đến người thầy của thế hệ học sinh chúng tôi những năm trước1975 dưới mái trường trung học Phan Thanh Giản, tp Đà Nẵng, nhà văn NGUYỄN VĂN XUÂN.
- Mì Quảng được thầy NGUYỄN VĂN XUÂN chiêu đãi bằng lời rất hấp dẫn như bài viết của TS Trần Đức Anh Sơn

 


          ĂN MÌ QUẢNG VỚI THẦY NGUYỄN VĂN XUÂN
                                                                     Trần Đức Anh Sơn

     (Báo Quảng Nam cuối tuần, số 2894, ngày 18 và 19.2.2011)
 
Tôi ăn mì Quảng lần đầu tiên trong đời vào tháng 4 năm 1996.
Mì Quảng, nhưng ăn ở tận… Sài Gòn, dưới sự “hướng dẫn” nhiệt tình của nhà “Quảng Nam học” Nguyễn Văn Xuân.

Dịp đó, trường Đại học Dân lập Hùng Vương phối hợp với Saigon Tourist tổ chức hội thảo “Bản sắc Việt Nam trong ăn uống” tại khách sạn Majestic. Tham gia hội thảo, ngoài các chuyên gia ẩm thực còn có các nhà nghiên cứu văn hóa, các cây bút chuyên viết về đề tài ẩm thực ở khắp ba miền Bắc - Trung - Nam. Tôi được mời tham gia hội thảo với tham luận Bún bò Huế xưa và nay, “khảo” về món bún bò của cố đô.

Thứ Tư, 3 tháng 11, 2021

QUÁN CƠM BÀ CẢ ĐỌI, NƠI LƯU DẤU CHÂN NHỮNG LÃNG TỬ SÀI GÒN - Hoàng Phương Anh


Bà Cả Đọi khi còn sống và con cháu. Ảnh: Người lao động

Quán cơm Bà Cả Đọi vẫn được các thực khách kể lại trên bàn tiệc với nhiều thêu dệt. Và đọng lại trong đó, ta biết được sự tương kính, tôn trọng nhau giữa vị khách và người chủ ngày ấy, nét ứng xử nhân văn của người Sài Gòn xưa.
Những cư dân sống lâu năm ở Sài Gòn thích ẩm thực hương vị đồng quê Kinh Bắc với thịt kho, dưa chua, trứng đúc, cà bung… thì Tiệm cơm ĐỒNG NHÂN - Cơm Bà Cả luôn được nhắc đến. Nhiều người đi xa mấy chục năm trở về cũng được bạn bè nhắn: “Nhớ ăn giùm tôi bát canh cua rau đay của Bà Cả nha”.
 
Bà Cả được nhiều người biết đến không chỉ do tài nấu nướng khéo léo của bà. Thương hiệu Quán cơm Bà Cả Đọi được các lãng tử, thành viên các ban nhạc trẻ ở Sài Gòn truyền tai nhau cách đây 53 năm, rồi lan rộng ra nhiều giới đã trở thành huyền thoại đối với những người sành ẩm thực Sài Gòn.
 

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2020

BÍ ẨN VỀ KHO BÁU CỦA VUA HÀM NGHI - Nguyễn Hồng Lam

Kho báu vua Hàm Nghi không chỉ tồn tại như một huyền thoại. Ít ra, những dấu tích, cứ liệu còn sót lại cũng chứng minh hùng hồn: Sự tồn tại của, không chỉ một mà có thể là nhiều kho báu vua Hàm Nghi là điều có thật. Nó đủ hấp dẫn để đốt lên khát vọng tìm kiếm ở không ít người.


Mặt trên và mặt dưới của Ấn Quốc gia tín bảo bằng vàng, đúc năm Gia Long, cao 9,50 cm, cạnh 10,70 x 10,70 cm, dày 1,65 cm - một báu vật triều Nguyễn.


         BÍ ẨN VỀ KHO BÁU CỦA VUA HÀM NGHI
                                                                  Nguyễn Hồng Lam

 Xâu chuỗi tư liệu lịch sử và cứ liệu thực tế từng xảy ra trong hàng chục năm qua, chúng tôi cho rằng sự thật không hẳn đáng phải kết thúc bi thảm và cực đoan như cuộc kiếm tìm của người xấu số.
Trong hành trình bôn tẩu của Vua Hàm Nghi và phong trào Cần Vương quả thật đã có một lượng châu báu, tài sản khổng lồ được mang theo.
Nhiều văn bản lịch sử của triều Nguyễn đã nhắc đến và khẳng định điều đó. Thỉnh thoảng một vài dấu tích vật chất liên quan đến kho báu lại có dịp phát lộ ở một số địa phương thuộc 3 tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình và Hà Tĩnh, những nơi Vua Hàm Nghi và đạo quân Cần Vương từng có thời gian lưu lại.

Thứ Hai, 9 tháng 3, 2020

NGƯỜI CHÀM TRONG MẮT TÔI - Nguyễn Ngọc Chính

Nguồn:
https://www.nguoicham.com/blog/1920/ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%C3%A0m-trong-m%E1%BA%AFt-t%C3%B4i/


      
                           Tác giả Nguyễn Ngọc Chính


          NGƯỜI CHÀM TRONG MẮT TÔI
                                              Nguyễn Ngọc Chính
      
  Một ngày biếc thị thành ta rời bỏ
  Quay về xem non nước giống dân Chàm
                                         (Chế Lan Viên)

Ngoài tên gọi “Chàm” ta còn dùng các danh xưng như “Chăm”, “Hời”, “Chiêm Thành”… để chỉ một dân tộc đã từng có một quốc gia độc lập, hùng mạnh trong lịch sử, có nền văn hóa phát triển và là hậu duệ của các cư dân nền văn hóa Sa Huỳnh thời kì đồ sắt.

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2018

CÁC LOẠI RƯỢU TRUNG HOA - Phạm Đình Khuê

Nguồn:
https://nghiathuc.wordpress.com/2011/03/12/cac-lo%E1%BA%A1i-r%C6%B0%E1%BB%A3u-trung-hoa-ph%E1%BA%A1m-dinh-khue/


      
                 Rượu Mao Đài, một loại rượu trắng của Trung Hoa

      CÁC LOẠI RƯỢU TRUNG HOA
                                          Phạm Đình Khuê

Một trong những bài thơ nổi tiếng có nói về rượu nho, Bồ Đào Tửu, là bài Lương Châu Từ [凉州] của Vương Hàn.  Bài thơ như sau:

凉州
葡萄美酒夜光杯,
欲飲琵琶馬上催.
醉臥沙場君莫笑,
古來征戰幾人回?

LƯƠNG CHÂU TỪ
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
Dục ẩm tì bà mã thượng thôi.
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi?

Đây là một bài thơ Thất Ngôn Tứ Tuyệt [thể thơ 4 câu và mỗi câu có 7 chữ] được sáng tác theo một điệu hát cổ của người Trung Hoa.
Theo ý của bài thơ thì rượu Bồ Đào ngon được rót và trong ly dạ quang, và người tướng sĩ đang muốn uống rượu thì chợ tiếng đàn tỳ bà vang lên thôi thúc người binh sĩ xông ra sa trường.  Và do vậy, nếu cho say ngoài trận mạc cũng xin mọi người đừng cười chê vì trong chiến trận có mấy người xưa nay còn sống để trở về.
Tửu [Rượu – ] là chữ Trung Hoa được sử dụng đển gọi rượu.  Chữ này thường được diễn dịch sai trong ngôn ngữ tiếng Anh như chữ rượu Nho; với ý nghĩa gần với rượu cồn hay rượu mạnh.  Đây là một cách gọi sai trong vấn đề ngôn ngữ.  Chữ Tửu gần với chữ Rượu Mạnh [Liquor] hơn là với chữ Rượu Nho. Cái sai này cũng nằm cả trong tiếng Việt, tiếng Nhật, và tiếng Hàn. Cái sai này có lẽ  bắt nguồn từ gốc tiếng Việt, tiếng Nhật, tiếng Hàn đều dịch từ chữ Tửu trong tiếng Hán vào trong ngôn ngữ của mình như người Việt gọi là Rượu, người Nhật gọi là Sake hay Shu, và người Đại Hàn gọi là Ju.  Các chữ đó để chỉ chữ Rượu Mạnh Liquor chứ không phải để chỉ chữ Rượu Nho.

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2018

RƯỢU SOJU, THIÊU TỬU BÀI - Phạm Đình Khuê


              
                        Một chai rượu Thiêu Tửu Chamisul 
                           cùng với loại ly của cùng hãng sản xuất.

             RƯỢU SOJU - THIÊU TỬU BÀI 
                                                  Phạm Đình Khuê

Có một điều gằn như chắc chắn rằng là khi nền kinh tế của một quốc gia phát triển, vươn ra khỏi giới hạn biên giới của chính nó, thì đi liền với cái sức mạnh kinh tế đó chính là những ảnh hưởng tác động trực tiếp của văn hóa sẽ theo bước chưn tiếp theo sau mà ra ngoài.  Hàn Quốc, thực sự chỉ là phần đất Nam Hàn ngày nay, đang là một ngôi sao sáng về phát triển kinh tế trên vòm trời quốc tế, và do đó những ảnh hưởng văn hóa của họ cũng đã và đang phát triển mạnh ra thế giới bên ngoài.

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2018

HỦ TIẾU VIỆT NAM TỪNG LÊN CẢ SÓNG TRUYỀN HÌNH MỸ VÀ ĐƯỢC ĐẦU BẾP LỪNG DANH GORDON RAMSAY KHEN NGON HẾT LỜI


     
                          Đầu bếp lừng danh Gordon Ramsay

Xưa nay chỉ thấy món phở Việt Nam nổi danh, thế nhưng món hủ tiếu cũng được khen không kém cạnh bạn nhé!
Gordon Ramsay là một đầu bếp người Anh nổi tiếng thế giới với thành tựu đã từng nhận đến 16 ngôi sao Michelin danh giá. Ngoài ra, Gordon Ramsay còn sở hữu nhiều chuỗi nhà hàng cao cấp trên thế giới và là nhân vật truyền hình xuất hiện thường xuyên trên các chương trình ẩm thực nổi tiếng.
Hủ tiếu Việt Nam từng lên cả sóng truyền hình Mỹ và được đầu bếp lừng danh Gordon Ramsay khen ngon hết lời