BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Đức Nhì. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Đức Nhì. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 19 tháng 9, 2021

TRẢ LỜI CHÂU THẠCH VỀ "BÌNH THƠ KHÔNG BÀN THI PHÁP" – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì

 
Nhận được bài Phản Biện Bài “Bình Thơ Không Thi Pháp” Của Phạm Đức Nhì – Bài viết của Châu Thạch - từ Đặng Xuân Xuyến, Phú Đoàn sau khi đã đọc được bài này từ rất sớm trên Facebook. Bài phản biện nhiều ý nên tôi sẽ trả lời từng ý một, từ trên xuống dưới. Ngay dưới đây tôi đưa vào 2 cái links của 2 bài viết liên quan để độc giả tiện theo dõi.
 

Thứ Năm, 8 tháng 7, 2021

BA CHIÊU THỨC MỞ ĐƯỜNG CHO THƠ ĐI TỚI BẾN – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì

 
Lời Nói Đầu
 
Vào cuối thập niên 30 của thế kỷ 20, khi phong trào Thơ Mới đang nở rộ, một thi sĩ trẻ tài năng vì hoàn cảnh trớ trêu, đã phải dai dẳng chất chứa trong lòng một nỗi tủi nhục buồn sầu sâu nặng. Nhưng chính nhờ cái tâm sự tủi nhục buồn sầu đó ông đã sáng tác 2 bài thơ trong đó có một bài được đánh giá rất cao về giá trị nghệ thuật. Đó chính là thi sĩ Vũ Hoàng Chương và hai bài thơ được đề cập đến là Phương XaSay Đi Em.
 

Chủ Nhật, 30 tháng 5, 2021

TÌNH CÀNG SÂU ĐẬM CÀNG NHIỀU ĐAU THƯƠNG – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


Vào trang Facebook của Vân Anh, một bạn thơ quen thuộc, tôi tình cờ đọc được bài thơ Lòng Thật Bình Yên Mà Sao Buồn Thế. Cái tâm sự buồn não nuột của một cô giáo gặp cảnh tình ngang trái đã chạm vào “chỗ hiểm” nào đó trong trái tim đa cảm nên tôi đã dừng lại khá lâu. Thêm vào đó, phần thi pháp của bài thơ cũng có vài điểm đáng nói, đáng bàn nên tôi đã “xăn tay áo” viết mấy lời bình phẩm.
 
LÒNG THẬT BÌNH YÊN 
                           MÀ SAO BUỒN THẾ
 
Em kê dọn, xếp lại những nhớ nhung
Thuở tóc xanh mình đã cùng ước nguyện
Ngăn bên này, ngổn ngang bao lưu luyến
Kệ bên kia, ẩn hiện nỗi vui buồn
 
Đang giữa đông, trời cứ đổ mưa tuôn
Chẳng trôi hết giùm muôn vàn mỏi mệt
Giá ngày xưa người đi mang theo hết
Thì hôm nay em chẳng có cớ sầu
 
Nắng bây giờ hạnh phúc ở nơi nao
Hay dâu bể cũng nghẹn ngào lên mắt
Ngôi sao cuối trời xa chầm chậm tắt
Chữ nhoà rồi, lạc mất cả âm vần....
 
                                           Vân Anh
 
P/S: Chiều chủ nhật đầu tiên 2021
 

Thứ Bảy, 24 tháng 4, 2021

CHÚT NHẬN XÉT VỀ CA KHÚC “THUYỀN VÀ BIỂN” CỦA NHẠC SĨ PHAN HUỲNH ĐIỂU PHỔ THƠ XUÂN QUỲNH – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


Lời Nói Đầu
 
Ca khúc Thuyền Và Biển phổ thơ Xuân Quỳnh của Phan Huỳnh Điểu nhận được rất nhiều lời khen của những người yêu thơ, thích nhạc, trong đó có cả một số khá đông những nhà phê bình văn học.
 
Sau đây là 2 lời khen đắt giá:
 
1/ “Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu là người đã phổ nhiều bài thơ thành những ca khúc hay, nhưng có lẽ Thuyền Và Biển là ca khúc phổ thơ hay nhất của ông. Bởi ông không chỉ lồng vào thơ một giai điệu trữ tình, lãng mạn mà còn tạo cho người nghe một cảm xúc dạt dào, mường tượng như mình đang ngồi trước biển và nhìn thấy từng lớp sóng bạc đầu xô nhau…
Và việc ông chọn Thuyền Và Biển làm nhan đề một tập nhạc của mình, đã được Nhà xuất bản Thanh Niên tái bản đến 3 lần, có lẽ cũng nói lên điều này.”
                                                                                         (Huy Miên)

https://www.sggp.org.vn/thuyen-va-bien-20171.html
 
2/ “… ca khúc Thuyền Và Biển, nhạc Phan Huỳnh Điểu, thơ Xuân Quỳnh ra đời năm 1981 và trở nên nổi tiếng khắp cả nước. Xuân Quỳnh viết bài thơ này - theo nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, bạn của Xuân Quỳnh kể lại - vào những năm 1960 khi đang yêu đắm đuối và đau khổ trong cuộc tình tuyệt vọng. Sau gần hai thập niên, bài thơ tình tuyệt vời của chị được chắp cánh bay cao, bay xa qua bút pháp âm nhạc tài hoa của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu”.

(Trương Quang Lục, Nhạc Sĩ Phan Huỳnh Điểu Và Cuộc ‘Hôn Phối’ Thơ - Nhạc)

https://www.sggp.org.vn/nhac-si-phan-huynh-dieu-va-cuoc-hon-phoi-tho-nhac-11309.html
 
Tôi đã từng viết lời bình cho bài thơ (1), nghe ca khúc (nhiều lần) qua giọng hát của nhiều ca sĩ khác nhau, nhưng về phương diện ca từ, lại có cái nhìn hơi khác. Xin được chia sẻ với bạn đọc.
 

Thứ Năm, 1 tháng 4, 2021

MỘT HIỂU LẦM ĐÁNG TIẾC VỀ BÀI THƠ "PHƯƠNG XA" CỦA VŨ HOÀNG CHƯƠNG – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


Một Bài Thơ Lạ
 
Tình cờ đọc được bài thơ của anh Trần Vấn Lệ trên Facebook. Bài thơ có cái tựa hơi “điệu”: Bạn Có Thể Xé Quăng Bài Thơ Này Không Ạ?  Điểm chính của tứ thơ là 2 câu thơ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương:
 
“Lũ chúng ta lạc loài dăm bảy đứa                                            
Bị quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh”
 
Thi sĩ họ Trần có vẻ không hài lòng với cách phát biểu “đụng chạm” của thi sĩ họ Hoàng.
 
Đây là nguyên văn bài thơ:
 
BẠN CÓ THỂ XÉ QUĂNG BÀI THƠ NÀY KHÔNG Ạ?
 
Vũ Hoàng Chương cầm bút
Viết hai câu thế này:
 
"Lũ chúng ta lạc loài dăm bảy đứa
Bị Quê Hương ruồng bỏ giống nòi khinh!"
Ai đọc không giật mình?
Dân ta không thình lình
Chịu một cơn nội chiến!
 
Bốn Ngàn Năm Văn Hiến
Thành một con số không!
Vũ Hoàng Chương chắc ngông?
Chúng ta đều chắc dại?
 
Ai nhận phần sai trái
Làm Đất Nước tan hoang?
Cuôc chiến nào vinh quang?
Bắc Nam chăng? Giải Phóng!
 
Lá cờ bay gió lộng.
Đồng vọng tiếng chuông ngân...
Những cánh buồm gió căng.
 Những lòng người xẹp lép!
 
Ôi chao một đôi dép,
Một đôi mà chia hai...
Lũ chúng ta lạc loài,
Anh em nhìn lạ hoắc!
 
Vũ Hoàng Chương người Bắc
Mà không về Cố Hương!
Bao nhiêu người lạc đường
Chạy vào Nam trú ẩn?
 
Hoàng Giác tìm tổ ấm
Bằng bài ca Chiêu Hồi!
Đã qua chưa một thời...
bốn phương thành tám hướng?
 
Nguyễn Cao Kỳ biết ngượng
Về chết không chỗ chôn!
Phạm Duy có gây ồn,
Về, ngậm cười vĩnh viễn...
 
Bốn ngàn năm văn hiến
Bốn ngàn năm... một ngày!
Vũ Hoàng Chương loay hoay
Viết hai câu đứt ruột!
 
"Lũ chúng ta lạc loài dăm bảy đứa
Bị Quê Hương ruồng bỏ giống nòi khinh"
 
Một giang sơn tan tành 
Đếch có ai trách nhiệm!
Niềm vui ngày một hiếm
Nỗi buồn ngày thênh thang!
 
Bạn có thể xé quăng
bài thơ này, không ạ?
Cho tôi hôn trên má
một miếng... buồn lê thê!
 
                   Trần Vấn Lệ
 

Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2021

TẬP THƠ “CHA KHÓC CON” CỦA NHÀ THƠ PHẠM NGỌC THÁI VÀ GIẢI NOBEL VĂN CHƯƠNG – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


Lời Nói Đầu
 
Cách đây vài tuần tôi có nhận được email của cô giáo Nguyễn Thị Hoàng (do Phú Đoàn - chủ trang web Bâng Khuâng - chuyển) nhờ “phổ biến rộng rãi” để tìm người dịch tập thơ Cha Khóc Con của nhà thơ Phạm Ngọc Thái sang Anh Ngữ đồng thời “chỉ đường, vạch lối cho nhà thơ gửi tác phẩm đi tham dự giải Nobel quốc tế.”
 
Tôi đã tra cứu và viết bài Phạm Ngọc Thái Và Giải Nobel Văn Chương để góp một phần nhỏ trong việc “chỉ đường” để nhà thơ Phạm Ngọc Thái thực hiện ý nguyện của mình. Độc giả có thể đọc bài viết theo link sau đây:

http://phamnhibinhtho.blogspot.com/2021/03/pham-ngoc-thai-va-giai-nobel-van-chuong.html
 
Tập thơ Cha Khóc Con của Phạm Ngọc Thái (phiên bản Phú Đoàn chuyển cho tôi - được copy từ Việt Nam Thư Quán) có 38 bài thơ (CHÚ THÍCH 1) ở dạng e-book. Để độc giả tiện theo dõi, ở cuối bài viết có phần PHỤ LỤC gồm 38 tựa đề theo đúng thứ tự và cái link dẫn đến e-book. Con số trong ngoặc đơn sau câu thơ được trích dẫn chính là số thứ tự của bài thơ có câu thơ đó.



Thứ Ba, 2 tháng 3, 2021

PHẠM NGỌC THÁI VÀ GIẢI NOBEl VĂN CHƯƠNG – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì

 
Cách nay khá lâu tôi nhận được email của cô giáo Nguyễn Thị Hoàng (do Phú Đoàn - chủ trang web Bâng Khuâng - chuyển) nhờ “phổ biến rộng rãi” để tìm người dịch tập thơ Cha Khóc Con của nhà thơ Phạm Ngọc Thái sang Anh Ngữ đồng thời “chỉ đường, vạch lối cho nhà thơ gửi tác phẩm đi tham dự giải Nobel quốc tế.” Nhưng vì lúc ấy đang dính líu tình cảm với em Covid (khá sâu đậm), rồi Texas lại bị bão tuyết nên dù lúc đầu đã có ý góp mấy lời bình phẩm cũng đành nhắm mắt cho qua.
 
Mấy hôm nay trời Texas nắng ấm, em Covid đã dứt tình “đành đoạn chia tay” nên người khỏe khoắn, nhớ đến email của cô giáo Nguyễn Thị Hoàng bèn viết mấy dòng gọi là góp mặt với làng văn.
 

Thứ Tư, 13 tháng 1, 2021

TRẢ LỜI ANH NGUYÊN LẠC VỀ SHOW, DON’T TELL – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


Trong bình luận của tôi về bài viết của anh Nguyên Lạc tôi chỉ giới hạn nhận xét của mình vào một phần “không ổn”:
 
Trong 3 truyện ngắn anh Nguyên Lạc đưa vào làm thí dụ cho thủ pháp Show, Don’t Tell trong bài Vài Điều Về Cao Xuân Huy Và Lâm Chương thì nhận xét của tôi chỉ nhắm vào truyện ngắn Bùa Ếch của nhà văn Lâm Chương. Truyện ngắn này có đoạn kết như sau:
 
Lương Mập phân trần: “Tôi thương cô ta thiệt tình. Chứ đâu phải vì cái đó.” Lão (thầy bùa) lắc đầu: “Cậu lầm rồi. Nếu cô ta không có cái đó, cậu có thương không?” Lương Mập cứng họng.
 
Trên đường về, nghiệm lại lời của lão thầy bùa, hắn hiểu ra rằng tình cảm trai gái đều bắt nguồn từ cái đó khác nhau mà thôi…
 

Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2021

VÀI LỜI VỚI PHẠM ĐỨC NHÌ VỀ BÀI: "CÁI SIÊU VÀ CÁI VỤNG..." - Nguyên Lạc


Nhà thơ Nguyên Lạc

Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì đã nhiều lần "sờ gáy" tôi, tôi sợ nên "chạy làng"; thế mà cũng không yên, vẫn bị "truy lùng". Chi vậy? Luận tội?
Trong bài cảm nhận văn phong của 2 nhà văn tôi thích vừa đăng:
 
VÀI ĐIỀU VỀ CAO XUÂN HUY VÀ LÂM CHƯƠNG - Nguyên Lạc
 
http://phudoanlagi.blogspot.com/2020/12/vai-ieu-ve-cao-xuan-huy-va-lam-chuong.html
 
http://t-van.net/?p=47155
 

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2021

CÁI SIÊU VÀ CÁI VỤNG CỦA NGUYỄN BÍNH TRONG MỘT BÀI THƠ – Phạm Đức Nhì

 
Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


Lời Nói Đầu
 
Đọc bài viết VÀI ĐIỀU VỀ CAO XUÂN HUY VÀ LÂM CHƯƠNG của Nguyên Lạc (từ trang web PHUDOANLAGI có link trên Facebook) muốn bình luận một câu nhưng lại ngại tranh cãi dây dưa nên tôi đành phải viết hẳn một bài làm nền rồi mới đưa ra một nhận xét ngắn. Độc giả không chơi FB có thể đọc bài viết của Nguyên Lạc theo links sau:
 
https://phudoanlagi.blogspot.com/2020/12/vai-ieu-ve-cao-xuan-huy-va-lam-chuong.html
 
 http://t-van.net/?p=47155
 
Bài thơ tôi muốn nói đến là Giấc Mơ Anh Lái Đò – tâm sự của tác giả về mối tình đơn phương, vô vọng. Cái “siêu” và cái vụng đều ở phần thi pháp – nói rõ ra là thủ pháp nghệ thuật “Gợi, Không Kể” (Show, Don’t Tell) trong bài thơ.
 

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2020

“GIÓ DẬY THÌ”, MỘT BẤT NGỜ THÍCH THÚ - Phạm Đức Nhì

 
       

                                    Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


Thơ Của Một Người Chưa Nổi Tiếng

Tán tỉnh rồi ngao du với các nàng trâm anh, đài các nơi phố thị mãi cũng chán nên thỉnh thoảng tôi cũng mò xuống xóm nhà lá dưới miệt vườn làm quen với mấy em có tâm hồn chất phác chân quê, cung cách ứng xử ít “màu mè, hoa hòe hoa sói”

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2020

VỀ THĂM LẠI “BIỂN ĐÊM” THƠ NGUYÊN LẠC – Phạm Đức Nhì



                     Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


Vài Lời Phi Lộ

Đọc bài thơ Biển Đêm của Nguyên Lạc tôi đã nổi hứng viết mấy lời nhận xét. Không phải bình mà là nhận xét, và nhận xét chỉ giới hạn ở cách gieo vần của bài thơ. Tác giả không hài lòng với cách nhận xét của tôi đã viết một bài “phản biện”.

Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2020

VẦN QUẨN TRONG TRUYỆN KIỀU – Phạm Đức Nhì


                 

                                 Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


Đọc kỹ Truyện Kiều vài lần tôi ghi nhận được 121 đoạn vần quẩn. Đoạn ngắn nhất 7 câu, đoạn dài nhất 15 câu. Tổng Cộng 937 câu.

Vậy vần quẩn là gì?

Mở Đầu Bằng Một Đoạn Kiều Có Vần Quẩn

Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào

Lựa chi những bậc tiêu tao

Dột lòng mình cũng nao nao lòng người

Rằng: Quen mất nết đi rồi

Tẻ vui thôi cũng tính trời biết sao!

Lời vàng vâng lĩnh ý cao,

Họa dần dần bớt chút nào được không!   

                                (Câu 490 đến 496) 

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2020

VẦN NGANG CÂU BÁT TRONG TRUYỆN KIỀU - Phạm Đức Nhì


     
                 Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì

               
Mở Đầu Bằng Một Bài Thơ Đương Đại

ĐỜI
Đắng cay này gửi vào thơ
Để đêm chia bóng, ngày chờ ước mơ
Tằm ơi! Sao chẳng nhả tơ
Cho ta vá lại hồn thơ nát nhàu!
(Trần Trọng Giá, FB Lục Bát Việt Nam)

Đây là bài thơ mà câu bát của cặp đầu tiên có chữ thứ 6 và chữ thứ 8 ăn vần với nhau (vần ngang câu bát) (chờ mơ). Tôi không nghĩ là tác giả chủ ý tạo cặp vần này. Nó tuôn ra theo dòng chảy của tứ thơ và vì “không phạm luật” nên ngài không để ý. Rồi chữ “chờ” vần với chữ “thơ” ở câu lục trên, chữ “mơ” vần với chữ “tơ” ở câu lục kế tiếp và dính líu, dây nhợ với chữ “thơ” ở câu bát dưới.
Hậu quả là độc giả phải nghe âm điệu của một chuỗi 5 chữ (thơ chờ mơ tơ thơ) từ 4 câu thơ liên tiếp trùng vần – mà lại toàn là chính vận mới đáng sợ. Vần quá ngọt. Có một tô chè mà nêm đến mấy lạng đường, ngọt lợ đến gắt cổ.

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2020

VÀI NHẬN XÉT VỀ LUẬT VÀ VẦN TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU – Phạm Đức Nhì


                   

                Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


Lời Nói Đầu


Nhận xét về vần luật trong Truyện Kiều dễ dẫn đến tranh luận. Mà đề tài tranh luận ngoài chuyện đúng sai có tính học thuật cũng thường khi liên quan đến độ khả tín của văn bản cũng như uy tín của người khảo dị và hiệu đính. Bài viết này dựa vào 2 bản nôm Truyện Kiều Liễu Văn Đường (Kiều 1866 và Kiều 1871) được ông Nguyễn Quảng Tuân phiên âm và khảo dị. Ông Nguyễn Quảng Tuân cũng kết hợp với 3 bản nôm khác - Kiều 1870, Kiều 1872 và Kiều 1902 - để cho độc giả một “dụng cụ” tra cúu rất tiện lợi, có thể so sánh từng câu giữa 5 bản Kiều”.

Ngoài ra ông cũng có trong tay bản Kiều 1874 do Đàm Quang Hưng sưu tầm nhưng chưa kết hợp với 5 bản Kiều trên.

Sau đây là danh sách 6 bản nôm Truyện Kiều được làm tư liệu.

(http://www.nomfoundation.org/nom-project/tale-of-kieu/tale-of-kieu-version-1866?uiLang=vn)


Thứ Ba, 1 tháng 9, 2020

NHẬN XÉT VỀ LUẬT VÀ VẦN TRONG BÀI THƠ “BIỂN ĐÊM” CỦA NGUYÊN LẠC - Phạm Đức Nhì


      


BIỂN ĐÊM

Biệt ly từ cuộc bể dâu
Mất nhau từ thưở ba đào quê hương
Người về tìm lại mùi hương
Người về tìm lại thân thương đã rồi...

Biết rằng sương khói mà thôi
Thịt da trên cát hằn tôi nỗi sầu
Biển chiều trời vội trốn mau
Cô đơn lặng nhớ tình đau một thời

Biển xưa bãi cũ tôi ngồi
Hồn nghe sóng vỗ đôi mươi tình nào
Tay ôm thân ngất quyện nhau
Môi thơm ngực ngải cho nhau lần đầu

Đêm nay biển vắng người đâu?
Vầng trăng khuyết tật trên đầu đưa tang
Rì rào lớp sóng kêu than
Gió ngàn thông réo gọi oan khiên về

Cát luồn tuôn sợi tay mơ
Tình luồn ngăn nhớ hương mê thân nào
Thịt da nhung mượt đêm nao
Hằn trong ký ức biết làm sao đây?

Biển ơi có biết tình tôi?
Sóng ơi sao xóa dấu người tôi yêu?
Bãi xưa còn lại gì đâu?
Về chi nghe tiếng khóc gào sóng đau?

Vời kia một bóng trăng sầu
Nghìn trùng xa cách biết đâu dõi tìm?

                                        Nguyên Lạc


          Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


NHẬN XÉT VỀ LUẬT VÀ VẦN TRONG BÀI THƠ “BIỂN ĐÊM” CỦA NGUYÊN LẠC

Đây không phải là bài bình thơ mà chỉ là vài nhận xét về “kỹ thuật” được thi sĩ áp dụng trong lúc sáng tác bài thơ. Mà trong phần “kỹ thuật” cũng chỉ bó gọn trong 2 điểm: Luật (bằng trắc) và vần.

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2020

VÀI NHẬN XÉT VỀ VẦN TRONG THƠ LỤC BÁT - Phạm Đức Nhì


               
                         Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì

Vần Thơ Lục Bát Liên Tục Không Ngừng.

Thể thơ lục bát có lối gieo vần bài bản, nguyên tắc, vừa yêu vận, vừa cước vận. Tất cả những chữ vần với nhau đều là thanh bằng. Chữ thứ 6 câu lục vần với chữ thứ 6 câu bát, rồi chữ thứ 8 câu bát vần với chữ thứ 6 câu lục kế tiếp - cứ thế cho đến hết bài (1).

Thí dụ:

TRE VIỆT NAM

Tre xanh xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu

Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều

…………………………………………….
(Nguyễn Duy)

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2020

LUẬT BẰNG TRẮC TRONG THƠ LỤC BÁT - Phạm Đức Nhì


             
                          Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


Người làm thơ Đường Luật phải biết và chấp nhận bó mình trong niêm luật vần đối của nó. Thơ lục bát chỉ có luật, vần nên thi sĩ không bị niêm, đối “kềm kẹp”. Trong bài viết ngắn này tôi chỉ bàn về luật.

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2020

CÓ NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ NHƯ THẾ - Phạm Đức Nhì


                 
                              Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


MÓN QUÀ TRÊN FACEBOOK

Tôi kết bạn FB với Trần Thị Ngọc Hồng - giáo viên về hưu - được khoảng 1 tuần thì trong một lần trao đổi trên messenger chị có nhã ý gởi cho tôi mấy bài thơ để… đọc chơi. Tôi có tật mê thơ còn hơn mê gái nên ngừng trò chuyện là lấy ra đọc ngay. Và tôi hết sức kinh ngạc khi lướt qua đoạn đầu của Người Đàn Bà Trong Ngôi Nhà Có Đàn Ông. Tôi khoái bài thơ ngay sau lần đọc đầu tiên. Đọc đi đọc lại vài lần thì từ “khoái” chuyển thành “mê” lúc nào không biết.

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2020

CUỘC TRANH LUẬN VỀ VĂN PHẠM - Phạm Đức Nhì


                 
                               Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


CUỘC TRANH LUẬN VỀ VĂN PHẠM

Tựa đề tập thơ của Phạm Hồng Ân: ‘Đã Đến Lúc Thơ Anh Sẽ Cạn’

- Phạm Đức Nhì bình luận:
Chữ ‘đã’ và chữ ‘sẽ’ ‘tréo cẳng ngỗng’.

- Phạm Hồng Ân:  không ‘tréo cẳng ngỗng’ đâu bạn. ĐÃ ĐẾN LÚC = thời gian tới rồi. Còn THƠ SẼ CẠN = tương lai gần, thơ sẽ cạn. Hai vế khác nhau rõ rệt.

- Nhi Pham: Sau cụm từ ‘Đã đến lúc’ không thể có thì tương lai. Chữ ‘sẽ’ ‘trật đường rầy’.

- Phạm Hồng Ân: điều này chỉ là điều anh nghĩ.
Những ví dụ khác:
Đã đến lúc chúng ta sẽ chia tay, Đã đến lúc tôi sẽ không làm việc với anh nữa, Đã đến lúc chúng ta sẽ rời khỏi quán cà phê này... Những câu nói này có "trật đường rầy" không?

- Nhi Pham:
1/ “Đã đến lúc chúng ta sẽ chia tay.”
Thừa chữ “sẽ”.

2/ “Đã đến lúc chúng ta sẽ rời khỏi quán cà phê này”
Thừa chữ “sẽ”

3/ “Đã đến lúc tôi sẽ không làm việc với anh nữa”
Đổi nhóm chữ “Đã đến lúc” thành “Từ giờ trở đi” hoặc “từ nay”, “từ giờ”
“Từ giờ trở đi” tôi sẽ không làm việc với anh nữa.

Những câu nói này có “trật đường rầy” không?
Câu trả lời là Có. Nhưng chỉ làm xe không chạy tiếp được.
Còn “ĐÃ ĐẾN LÚC THƠ ANH SẼ CẠN” thì vừa “trật đường rầy” vừa “đổ cả toa xe”
     
-  Phạm Hồng Ân:
Tôi đã nói: Đó là điều anh nghĩ. Vì tất cả những câu anh nêu ra đều ở thì tương lai (dù là tương lai gần). Câu không có chữ “sẽ”, vẫn là ngụ ý “sẽ”. Vâng “Đã đến lúc chúng ta ‘sẽ’ hoặc ‘phải’ chia tay”...
       
- Nhi Pham: Cám ơn anh. Tôi xin ngừng ở đây.

                                                                                 Phạm Đức Nhì